SKKN Vận dụng vấn đề thời sự trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử ở trường phổ thông. Xin được góp phần nhỏ bé của mình về việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay

SKKN Vận dụng vấn đề thời sự trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử ở trường phổ thông. Xin được góp phần nhỏ bé của mình về việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay

Vấn đề đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy học nói

riêng được xem là yêu cầu cấp thiết trong cải cách giáo dục. Trong đó, đổi mới

về phương pháp dạy học Lịch sử cần phải được tiến hành mạnh mẽ hơn nữa

vừa để nâng cao chất lượng bộ môn, đồng thời để đáp ứng ngày càng tốt hơn

công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.

 Thực hiện Nghị Quyết 29 của TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

và đào tạo để nâng cao chất lượng giáo dục của bộ môn Lịch sử thì giáo viên phải chịu trách nhiệm rất lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học, làm sao để phát huy hơn nữa tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Thiết nghĩ, để làm được điều đó bản thân người giáo viên cần làm một cuộc “ cách mạng” phải thay đổi cách dạy học “ nhồi nhét sự kiện”, khắc phục tình trạng làm cho học sinh thụ động trong nghe giảng, ghi chép và trả lời đúng

như thầy giảng bởi vì chính cách dạy và cách học như vậy đã làm tê liệt sự thông minh, sáng tạo của học sinh và quan trọng là làm mất đi sự hứng thú của các em trong quá trình học Lịch sử. Như vậy, bên cạnh việc dạy học theo chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng thì người giáo viên phải có phương pháp bởi phương pháp được ví như ngọn đèn lớn, soi sáng cho con người. Một trong những phương pháp quan trọng để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử đó là việc vận dụng vấn đề thời sự vào quá trình dạy học . Với phương pháp này vừa giúp các em nắm vững tri thức lịch sử để liên hệ với thực tế ngày nay, vừa giúp các em có cái nhìn mới về bộ môn này bởi đây không chỉ là môn học thuộc lòng với những “sự kiện và sự kiện” hay đó chỉ là môn học thuộc “ thì quá khứ”. từ đó các em sẽ hứng thú khi học bộ môn này. Với phương pháp này sẽ góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục là gắn “học với hành”, “ quá khứ với thực tiễn”. Để làm được điều này đòi hỏi phải có một cuộc “cách mạng” đối với bộ môn trong đó người giáo viên phải có sự đầu tư nhất định và quan trọng là dám thay đổi lối dạy “nhồi sọ”, trên cơ sở giữ lại những cái hay của lối dạy truyền thống và tích cực đổi mới phương pháp.

 

doc 23 trang thuychi01 5830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng vấn đề thời sự trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử ở trường phổ thông. Xin được góp phần nhỏ bé của mình về việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU 
1.1. Lí do chọn đề tài
	Vấn đề đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy học nói 
riêng được xem là yêu cầu cấp thiết trong cải cách giáo dục. Trong đó, đổi mới 
về phương pháp dạy học Lịch sử cần phải được tiến hành mạnh mẽ hơn nữa
vừa để nâng cao chất lượng bộ môn, đồng thời để đáp ứng ngày càng tốt hơn 
công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam. 
	Thực hiện Nghị Quyết 29 của TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục 
và đào tạo để nâng cao chất lượng giáo dục của bộ môn Lịch sử thì giáo viên phải chịu trách nhiệm rất lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học, làm sao để phát huy hơn nữa tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Thiết nghĩ, để làm được điều đó bản thân người giáo viên cần làm một cuộc “ cách mạng” phải thay đổi cách dạy học “ nhồi nhét sự kiện”, khắc phục tình trạng làm cho học sinh thụ động trong nghe giảng, ghi chép và trả lời đúng 
như thầy giảng bởi vì chính cách dạy và cách học như vậy đã làm tê liệt sự thông minh, sáng tạo của học sinh và quan trọng là làm mất đi sự hứng thú của các em trong quá trình học Lịch sử. Như vậy, bên cạnh việc dạy học theo chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng thì người giáo viên phải có phương pháp bởi phương pháp được ví như ngọn đèn lớn, soi sáng cho con người. Một trong những phương pháp quan trọng để phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử đó là việc vận dụng vấn đề thời sự vào quá trình dạy học . Với phương pháp này vừa giúp các em nắm vững tri thức lịch sử để liên hệ với thực tế ngày nay, vừa giúp các em có cái nhìn mới về bộ môn này bởi đây không chỉ là môn học thuộc lòng với những “sự kiện và sự kiện” hay đó chỉ là môn học thuộc “ thì quá khứ”... từ đó các em sẽ hứng thú khi học bộ môn này. Với phương pháp này sẽ góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục là gắn “học với hành”, “ quá khứ với thực tiễn”. Để làm được điều này đòi hỏi phải có một cuộc “cách mạng” đối với bộ môn trong đó người giáo viên phải có sự đầu tư nhất định và quan trọng là dám thay đổi lối dạy “nhồi sọ”, trên cơ sở giữ lại những cái hay của lối dạy truyền thống và tích cực đổi mới phương pháp.
	Kiến thức Lịch sử là sự tổng hoà của Qúa khứ - Hiện tại - Tương lai, để giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam hiểu được điều này cũng là góp phần giải quyết bài
toán về chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng, bản thân là 
một giáo viên trẻ, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều song tôi xin được mạnh 
dạn trình bày sáng kiến : Vận dụng vấn đề thời sự trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử ở trường phổ thông. Xin được góp phần nhỏ bé của mình về việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đồng thời trang bị kiến thức cần thiết và kĩ năng liên hệ kiến thức lịch sử với một số vấn đề thời sự hiện nay phát huy tính tích cực và gây hứng thú cho học sinh ở trường THPT. Qua đó cũng góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước, khí phách của dân tộc trong thế hệ trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ áp dụng cho đối tượng học sinh khối 12 và ôn thi học sinh giỏi ở khối 11.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu hổ trợ và cập nhật thông tin thời sự.
Phương pháp dạy học vấn đề.
Thao giảng, dự giờ trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình dạy.
Áp dụng kinh nghiệm phương pháp mới trên lớp.
Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh để từ đó có điều chỉnh và bổ sung.
Ôn thi đội tuyển học sinh giỏi của trường.
1.5. Những điểm mới của SKKN 
	Trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng ở mỗi bài học. Tôi đã dựa vào nguồn thông tin thời sự có chọn lọc một cách chính xác nhất trên báo, đài vận dụng vào dạy học ở bộ môn Lịch sử để giúp các em xâu chuỗi các vấn đề lịch sử của quá khứ với hiện tại thực hiện mục tiêu “ học gắn với hành”, “ quá khứ gắn thực tiễn”, phát huy tính tích cực và hứng thú của các em trong học tập bộ môn, đồng thời sẽ giúp các em bắt nhịp với việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá hiện nay trong môn lịch sử. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Có một điều không thể phủ nhận đó là bản thân môn Lịch sử, đặc biệt là 
lịch sử dân tộc có vai trò rất lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ về tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào với dân tộc và trách nhiệm của bản thân trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước...
	Xét về mục tiêu của bài học lịch sử là phải đảm bảo các yếu tố: giáo 
dưỡng ( kiến thức), giáo dục ( tư tưởng đạo đức) và phát triển ( các năng lực nhận thức, thực hành , trong đó quan trọng là tư duy). Như vậy trong quá trình dạy học lịch sử ở trường, bên cạnh công việc chính là giáo viên phải đảm bảo kiến thức khoa học, chính xác, làm rõ vấn đề trọng tâm của bài học thì vấn đề cũng không kém phần quan trọng là phải đầu tư về phương pháp dạy học làm thế nào để phát triển tư duy gây hứng thú học tập cho học sinh, gợi mở cho học sinh tìm thấy sự logic giữa kiến thức lịch sử quá khứ - hiện tại, để các em thực 
sự là người làm chủ kiến thức. 
Như vậy, ngoài vấn đề cốt yếu là bài học phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng thì một vấn đề đặt ra là giáo viên phải biết thu thập, xử lí thông tin thời sự trên quan điểm lập trường chính trị của nhà nước XHCN, của Đảng Cộng sản Việt Nam để đưa vào bài giảng với phương châm của giáo dục “ gắn học với hành”, “ nhà trường gắn liền với xã hội”. Đồng thời nguồn thông tin phải hợp với đối tượng học sinh, tránh hiện tượng làm loãng kiến thức trọng tâm của bài học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Một thực trạng cần phải nhìn thẳng vào thực tế, đó là học sinh hiện nay 
rất “ ngại”, thậm chí là “chán” học lịch sử. Vây thì vấn đề đặt ra đó là làm thế nào để nâng cao chất lượng môn lịch sử? Làm thế nào để học sinh hứng thú với bộ môn lịch sử? Vấn đề này đã khiến cả xã hội nói chung và những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là bản thân những giáo viên giảng dạy bộ môn vô cùng trăn trở để tìm câu trả lời cho bài toán về chất lượng bộ môn lịch sử. Chính vì vậy, phần đông giáo viên đều rất hưởng ứng đổi mới phương pháp dạy - học . Tuy nhiên, thực tế chưa mang lại hiệu quả cao, điều này có rất nhiều lí do một phần do sách giáo khoa lịch sử còn nặng về kiến thức, phần nữa do bản thân giáo viên bộ môn còn “ngại” thay đổi thói quen dạy học, “ngại” tìm tòi kiến thức thời sự để lồng ghép vào bài giảng nên dẫn đến học sinh ngại học, bản thân học sinh nghĩ bộ môn Lịch sử không có kiến thức thời sự mà chỉ toàn là quá khứ nên dẫn đến chất lượng và kết quả bộ môn qua các kì thi ở các năm còn thấp. 
Ở trường THPT Thiệu Hoá đa số các em theo học khối KHTN, vì vậy đối với các môn thuộc khối KHXH đặc biệt là môn Lịch sử các em chỉ học mang tính đối phó, chưa thực sự say mê và hứng thú. Một thực tế nữa là các em rất ít quan tâm, thậm chí là không biết các vấn đề “nóng” của thế giới cũng như trong nước. Vì vậy để khắc phục thực trạng trên và cũng để góp phần nhỏ bé của bản thân nhằm vừa đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng cung cấp cho học sinh, vừa nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh tích cực và hứng thú với môn học trong quá trình học tập nhằm góp đào tạo những công dân có tinh thần dân tộc đáp ứng sự nghiệp xây dựng - bảo vệ tổ quốc hiện nay, hoà nhập với xu thế toàn cầu hoá của quốc tế. Tôi xin đưa ra sáng kiến : Vận dụng vấn đề thời sự trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử ở trường phổ thông .
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Lồng ghép vấn đề thời sự vào bài giảng lịch sử để phát huy hứng thú cho học sinh ở phần lịch sử thế giới từ năm 1945- 2000 
	Vận dụng vấn đề thời sự để đưa vào bài giảng nhằm nâng cao hiệu quả của bài học tạo hứng thú cho các em, góp phần hình thành kĩ năng liên hệ thực tế, vận dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống của học sinh. Nhưng quan trọng là giáo viên phải biết lựa chọn các vấn đề phù hợp với bài học và với mỗi mục của bài học, đảm bảo tính vừa sức với học sinh, giúp các em xâu chuỗi các vấn đề của quá khứ và hiện tại để có cái nhìn bao quát. 
* Đối với Bài 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949)
- GV có thể đưa 2 vấn đề thời sự :
+ Ở Hội nghị Ianta ( 2.1945) và những thoả thuận của ba cường quốc: Sau khi làm rõ ý nghĩa của Hội nghị Ianta và những thoả thuận của ba cuờng quốc đã dẫn tới sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai- Trật tự 2 cực Ianta. Tôi sẽ cung cấp cho các em một vấn đề đang được thế giới quan tâm đó là : Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng một trật tự thế giới mới đang hình thành?
	Để giúp các em giải quyết được vấn đề này, GV sẽ gợi ý cho các em về vị trí, địa vị của các nước lớn có sự thay đổi bao gồm Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc... và sự xuất hiện của các nước có nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Brazil, Xingapo... cũng như sự tham gia xây dựng trật tự thế giới của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
 	Trên cơ sở vừa nhận thức được đặc điểm cơ bản của trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai - Trật tự 2 cực Ianta. Học sinh sẽ thảo luận về vấn đề GV đưa ra để hình dung được diện mạo của một trật tự thế giới mới đang phát triển hiện nay theo hướng Đa cực, nhiều trung tâm. 
 	 Như vậy, vấn đề thời sự giáo viên đưa ra giúp các em có cái nhìn tổng quan về trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai - Trật tự hai cực và hiện nay - Trật tự đa cực.
+ Sự thành lập của Liên Hợp Quốc: Liên hợp quốc là tổ chức lớn nhất hành tinh , có vai trò to lớn trong việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới song còn tồn tại một số hạn chế nhất định. GV có thể cung cấp một vấn đề đang được quan tâm hiện nay đó là vấn đề cải tổ của Liên Hợp Quốc đã và đang dặt ra một cách cấp thiết nhưng để thực hiện được là điều không dễ.
* Đối với Bài 2. Liên xô và các nước Đông Âu ( 1945-1991) Liên bang Nga (1991-2000)
- Đưa vấn đề thời sự của Nga hiện nay.
Sau khi trình bày xong những nét chính của Liên Bang Nga về kinh tế, chính trị và đối ngoại
+ GV đưa ra một vấn đề rất nóng hiện nay là tình hình đối ngoại của Nga có điểm gì mới?
+ Cho hs hoạt động trao đổi và thảo luận vấn đề này
+ GV hướng hs tới vấn đề được cả thế giới quan tâm và làm thế giới “ nóng’ hơn bao giờ hết ở năm 2014 đó là việc: Nga sáp nhập Crưm và quan hệ Nga - phương tây hiện nay mà trọng tâm là quan hệ giữa 2 cường quốc Nga - Mĩ có ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ quốc tế hiện nay. 
* Ở bài 9. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh
- Sau khi trình bày những xu thế của thế giới sau Chiến tranh lạnh, tôi đưa ra 2 vấn đề đang tác động rất lớn đến thế giới hiện nay 
- Quan hệ Nga - Mỹ đang rất căng thẳng, có thể nói là căng thẳng nhất từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Liệu một cuộc Chiến tranh lạnh thứ hai có diễn ra không?
+ HS sẽ thảo luận và cho ý kiến vừa để các em xâu chuỗi được mối quan hệ của Liên xô - Mỹ trong quá khứ với cuộc chiến tranh lạnh, chi phối tình hình chính trị và mối quan hệ quốc tế trên thế giới kéo dài hơn 4 thập kỉ và Nga - Mỹ ở thời điểm hiện tại.
- Xu thế chính vẫn là hoà bình song ở nhiều nơi vẫn đang rất bất ổn. 
+ GV có thể gợi ý để hs căn cứ vào nguồn thông tin thời sự để thảo luận vấn đề này: GV có thể lật lại hồ sơ về sự kiện khủng bố ở Mĩ 11.9.2001 để nhắc học sinh tới một vấn đề thời sự hiện nay là chủ nghĩa khủng bố đã và đang đe doạ nhiều quốc gia trên thế giới.
+ HS dễ dàng đưa ra các biểu hiện căng thẳng, đang là điểm “nóng” của thế giới như ở Trung Á, Trung Đông...đặc biệt là những hành động của Lực lượng Hồi giáo cực đoan ( IS), vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên và những hàng động ngang nhiên, vi phạm Luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong đó, cả thế giới đang “nín thở” để lắng nghe vấn đề khủng hoảng hạt nhân ở bán đảo Triều tiên . Từ vấn đề hạt nhân ở bán đảo triều tiên GV cần định hướng cho học sinh một cái nhìn tổng quát và hướng đi của cộng đồng quốc tế để tránh một cuộc chiến tranh huỷ diệt. 
* Ở bài 10. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau thế kỉ XX
- Căn cứ vào bản chất và biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá, GV có trao đổi với hs về vấn đề Việt Nam cần phải làm gi để hội nhập với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, với nhiều vấn đề rất được quan tâm là
+ Cải cách thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống thủ tục hành chính tinh gọn, đơn giản nhưng hiệu quả
+ Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
+ Ngăn chặn tác động tiêu cực của toàn cầu hoá với chủ quyền quốc gia...
2.3.2. Lồng ghép vấn đề thời sự vào bài giảng lịch sử để học sinh có được khí phách dân tộc 
	Lồng ghép các vấn đề thời sự giúp HS có khả năng nhìn nhận và đánh giá mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử dựa trên những cứ liệu xác thực và tự liên hệ với thực tiễn để rút ra bài học. Vì vậy, bên cạnh việc truyền thụ kiến thức, GV phải cân nhắc bổ sung, cập nhật các thông tin mang tính thời sự để HS nhìn nhận đúng bản chất của vấn đề, đúng quan điểm và lập trường của Việt Nam đó là giải quyết các vấn đề bằng hoà bình nhưng kiên quyết bảo vệ chủ quyền, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
* Ở bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời.
- Sau khi trình bày bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám. Tôi sẽ đưa ra vấn đề rất nóng hiện nay để xâu chuỗi vấn đề giành và bảo vệ chủ quyền của nước ta ở quá khứ - hiện tại. 
+ Từ bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám, GV cung cấp vấn đề biển, đảo hiện nay mà phương tiện truyền thông đưa tin đó là sự kiện ngày 1.05.2014, Trung Quốc cho giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu bảo vệ ngang nhiên hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được quy định bởi Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 ( DOC). Năm 2016 Bắc Kinh đã hoàn thành việc nạo vét và bồi đắp để tạo ra 7 thực thể nhân tạo mới tại quần đảo Trường Sa và đang mở rộng việc mở rộng các thực thể đại lý tại quần đảo Hoàng Sa. Tham vọng của Trung Quốc là rất lớn, năm 2018 tưởng rằng Biển Đông đã “lặng sóng” nhưng có lẽ “sóng ngầm” thì lại mạnh hơn những năm trước.
+ GV đưa ra câu hỏi để hs cả lớp thảo luận: Từ tình hình trên ta có thể vận dụng được bài học gì từ cách mạng tháng Tám để giải quyết vấn đề biển, đảo hiện nay?
+ Sau khi hs thảo luận và phát biểu ý kiến
+ GV đưa ra các cơ sở pháp lí và chứng cứ lịch sử tiêu biểu như: 
Bản đồ đường qua xứ Quảng Nam đời Lê, theo Thiên Nam lộ đồ vẽ lại năm 1741(bản sao chép của Dumoutier, có chữ quốc ngữ). Bãi cát vàng trên bản đồ tức là Hoàng Sa.
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thể hiện trong Đại Nam nhất thống toàn đồ năm 1838.
Ngay cả các tác giả người Trung Quốc trước đây cũng từng viết sách nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Nhà sư Thích Đại Sán trong cuốn Hải ngoại ký sự viết năm 1696 đã xác nhận các chúa Nguyễn hàng năm cho thuyền khai thác các sản vật từ các tàu bị đắm ở vùng Vạn lý Trường Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam). Tập tài liệu của Trung Quốc “Ngã quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hội biên” do Hàn Chấn Hoa chủ biên, trang 115 thiên thứ nhất, cũng ghi chép dấu vết trên đảo Vinh Hưng (Phú Lâm) ở Hoàng Sa có miếu gọi là Hoàng Sa tự. (Hoàng Sa tự được vua Minh Mạng triều Nguyễn cho xây dựng).
Giáo viên khẳng định quan điểm của Đảng và Nhà nước về chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thềm lục địa ở Biển Đông, đồng thời nêu rõ chủ trương của Đảng, Nhà nước là giả quyết bàng hoà bình nhưng phải kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, 
Xuất phát từ tình hình Biển Đông rất phức tạp đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân phải đoàn kết....để giải quyết vấn đề. Đây là bài học trong quá khứ nhưng lại có giá trị vĩnh viễn.
* Ở bài 17. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà từ sau ngày 2.9.1945 đên ngày 19.12.1946. 
. - Sau khi học xong mục III. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng.
+ GV nhấn mạnh sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà trong việc giải quyết mối quan hệ Việt - Trung Hoa Dân Quốc và Việt - Pháp: Lúc thì hoà hoãn, nhân nhượng nhưng cũng rất kiên quyết.
+ GV đưa ra câu hỏi để các em trao đổi, thảo luận về chính sách ngoại giao của Việt Nam trong đó có quan hệ Việt - Trung?
+ Chốt lại vấn đề GV cần cung cấp quan điểm của Đảng tại Đại hội XI về đường lối ngoại giao của Việt Nam là Độc lập, tự chủ vì hoà bình và phát triển. Đồng thời có thể trích dẫn câu trả lời của Cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc Hội về mối quan hệ Việt - Trung là : “ Vừa hợp tác, vừa đấu tranh” được cả xã hội nhất trí cũng là để các em hiểu hơn về chính sách ngoại giao của Đảng, Nhà nước ta hiện nay trong việc giải quyết mối quan hệ Việt - Trung.
	Tinh thần, khí phách của lịch sử dân tộc là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần “ thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”....được viết nên từ những mất mát, hi sinh và sương máu của cha ông.
* Ở Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất ( 1965-1973).
	Khi học đến mục Cuộc tiến công chiến lược năm 1972, Tôi sẽ đề cập đến một vấn đề mà SGK không đề cập đó là máu xương của hơn 1 vạn người lính nằm xuống ở Thành cổ Quảng Trị đã góp phần làm cho mùa xuân đại thắng 1975.
Năm 2017, Đảng và Nhà nước tổ chức nhiều hoạt động cấp nhà nước kỉ niệm 45 năm sự kiện 81 ngày đêm - Thành cổ Quảng Trị ( 1972-2017) . Mỗi mét vuông đất tại Thành cổ Quảng Trị là một mét máu và sự hi sinh của các anh hùng là bất tử. Trong 81 ngày đêm từ ngày 28.6 đén 16.9.1972, Thành cổ Quảng Trị đã phải hứng chịu 328.000 tấn bom đạn ... Mỗi ngày có 1 đại đội vượt dòng Thạch Hãn để tiếp viện quân số, nhưng đêm nay một đại đội tiến vào thì ngày mai chỉ còn lại vài người sống sót
	Thông qua vấn đề tôi nêu HS sẽ hiểu được sự khốc liệt của chiến tranh, sự hi sinh mất mát của dân tộc ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc để từ đó HS nhìn nhận chân thực nhất về cuộc chiến tranh của Việt Nam - Thắng lợi nhưng phải trả giá rất nhiều. HS sẽ tự hào về dân tộc, biết ơn những người đã hi sinh vì dân tộc.
* Hiểu được tinh thần và khí phách dân tộc HS sẽ biết phải làm gì để xây dựng và bảo vệ tổe quốc, vì vậy đối với bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam ( 1973-1975)
- Để củng cố bài học, GV sẽ hướng các em về một hoạt động được tất cả các nước yêu chuộng hoà bình và đặc biệt là dân tộc Việt Nam mong đợi đó là : Kỉ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2018)
Tôi sẽ đưa ra vấn đề để các em thảo luận vừa để phát huy tính tích cực của các em , vừa để giáo dục truyền thống đạo đức cho các em : Ngày nay thế hệ trẻ cần làm gì để phát huy tinh thần, ý chí và trí tuệ của dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc?
- GV có thể định hướng cho các em quan điểm, chỉ đạo của Đảng như: Kiên định mục tiêu CNXH, sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết toàn dân, nêu cao tinh thần cảnh giác....
2.3.3.Vận dụng các vấn đề thời sự để đưa vào các đề kiểm tra, đánh giá học sinh lớp 12
	Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh có vị trí, ý nghĩa quan trong đối với dạy học lịch sử. Việc đổi mới quá trình này ở trường phổ thông hiện nay là cần thiết và có tác động rất lớn góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Kết quả đạt được mức độ như thế nào phụ thuộc nhiều vào sự vận dụng, linh hoạt của giáo viên trong việc lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp kiểm tra. Tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá cũng phải phát huy tư duy và hứng thú cho học sinh. Vì vậy, căn cứ vào các phương châm nguyên lý của giáo dục “ gắn học với hành”, cũng là để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tôi sẽ đem một số vấn đề thời sự hiện nay vào các đề kiểm tra, đánh giá học sinh. 
* Đối với dạng tự luận
Câu 1. Nêu mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. Anh ( chị) h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_van_de_thoi_su_trong_day_hoc_va_boi_duong_hoc.doc