SKKN Vận dụng tính chất của tứ diện vuông để giải lớp các bài toán tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11

SKKN Vận dụng tính chất của tứ diện vuông để giải lớp các bài toán tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11

Hình học không gian (HHKG) là một nội dung quan trọng trong chương trình toán học phổ thông, nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực tư duy cho học sinh. Chính vì vậy HHKG thường có mặt trong các kỳ thi đánh giá năng lực của học sinh và đặc biệt là kỳ thi THPT Quốc Gia.

 HHKG nói chung và các bài toán tính khoảng cách nói riêng là một nội dung khó đối với đa số học sinh nói chung và đặc biệt là các em học sinh trường THPT Triệu Sơn 6 nói riêng.

 Tiếp nối SKKN của năm học 2015 - 2016, trên cơ sở đã đạt được những kết quả nhất định trong những năm học vừa qua với kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy và học hỏi đồng nghiệp tôi mạnh dạn chọn và tiếp tục phát huy đề tài "Vận dụng tính chất của tứ diện vuông để giải lớp các bài toán tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11" làm đề tài SKKN của năm học 2016 - 2017.

 Điểm mới trong đề tài SKKN lần này là: Đề xuất áp dụng tính chất của tứ diện vuông để tính một lớp các bài toán về khoảng cách, một số kinh nghiệm xác định và dựng tứ diện vuông một cách đơn giản và đặc biệt là một hệ thống các ví dụ, các bài tập có chọn lọc. Với mục đích chia sẻ bớt những khó khăn với các học trò. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, sẻ chia của các thầy cô, các bạn đồng nghiệp và độc giả để đề tài áp dụng có hiệu quả trong việc dạy và học về bài toán khoảng cách trong HHKG lớp 11.

 

doc 24 trang thuychi01 19613
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng tính chất của tứ diện vuông để giải lớp các bài toán tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG TÍNH CHẤT CỦA TỨ DIỆN VUÔNG ĐỂ GIẢI LỚP CÁC BÀI TOÁN TÍNH KHOẢNG CÁCH TRONG HÌNH HỌC KHÔNG GIAN LỚP 11
Người thực hiện: Nguyễn Thị An
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
	 Trang
I. MỞ ĐẦU 	
 	1. Lý do chọn đề tài 3
	2. Mục đích nghiên cứu	 3
	3. Đối tượng nghiên cứu	 3
	4. Phương pháp nghiên cứu	 4
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.	 4
	2. Thực trạng của vấn đề	 4
	3. Giải pháp tổ chức thực hiện 5
	3.1 Tóm tắt các kiến thức cơ bản	 5
	3.2 Các ví dụ mở đầu	 7
	3.3 Các bài toán về tính khoảng cách từ một điểm	 9
 đến một mặt phẳng
	3.4 Các bài toán về tính khoảng cách giữa hai đường thẳng 
 chéo nhau	 15
	3.5 Một số bài tập chọn lọc	 19
 	4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động 
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 20
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
	1. Kết luận	 21
	2. Kiến nghị	 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO	 23
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
	Hình học không gian (HHKG) là một nội dung quan trọng trong chương trình toán học phổ thông, nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực tư duy cho học sinh. Chính vì vậy HHKG thường có mặt trong các kỳ thi đánh giá năng lực của học sinh và đặc biệt là kỳ thi THPT Quốc Gia.
	HHKG nói chung và các bài toán tính khoảng cách nói riêng là một nội dung khó đối với đa số học sinh nói chung và đặc biệt là các em học sinh trường THPT Triệu Sơn 6 nói riêng.
	Tiếp nối SKKN của năm học 2015 - 2016, trên cơ sở đã đạt được những kết quả nhất định trong những năm học vừa qua với kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy và học hỏi đồng nghiệp tôi mạnh dạn chọn và tiếp tục phát huy đề tài "Vận dụng tính chất của tứ diện vuông để giải lớp các bài toán tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11" làm đề tài SKKN của năm học 2016 - 2017.
	Điểm mới trong đề tài SKKN lần này là: Đề xuất áp dụng tính chất của tứ diện vuông để tính một lớp các bài toán về khoảng cách, một số kinh nghiệm xác định và dựng tứ diện vuông một cách đơn giản và đặc biệt là một hệ thống các ví dụ, các bài tập có chọn lọc. Với mục đích chia sẻ bớt những khó khăn với các học trò. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, sẻ chia của các thầy cô, các bạn đồng nghiệp và độc giả để đề tài áp dụng có hiệu quả trong việc dạy và học về bài toán khoảng cách trong HHKG lớp 11. 
2. Mục đích nghiên cứu
	Trong giới hạn của một sáng kiến kinh nghiệm tôi xin đề xuất áp dụng tính chất của tứ diện vuông để tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng, khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau, trình bày một số kinh nghiệm của mình được đúc kết trong quá trình giảng dạy cho học sinh trong việc xác định và dựng tứ diện vuông đảm bảo tính đơn giản trong tư duy thuật giải và dễ áp dụng trong tính toán.
	Tôi không có tham vọng giúp học sinh giải được tất cả các bài toán về tính khoảng cách mà chỉ mong muốn trang bị thêm cho các em một cách nhìn, một phương pháp, một hướng tư duy... từ đó để các em có thể tự tin hơn khi tiếp cận các bài toán về tính khoảng cách. Hy vọng đây là một tài liệu hữu ích cho các em học tập và các thầy cô tham khảo. 
3. Đối tượng nghiên cứu
	Bài toán tính khoảng cách là một trong những bài toán quan trọng trong chương trình hình học không gian lớp 11. Bản chất của đa số các bài toán tính khoảng cách lại là bài toán tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng và trong đề tài này tôi sẽ nghiên cứu tìm cách tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt một cách đơn giản và nhẹ nhàng nhất. Đó là cách chuyển các bài toán khoảng cách về áp dụng tính chất của tứ diện vuông và một số kinh nghiệm, một số cách xác định và dựng tứ diện vuông một cách đơn giản cho từng loại, dạng bài cụ thể.
4. Phương pháp nghiên cứu
	Xây dựng cơ sở lý luận, tóm lược các kiến thức cơ bản, xây dựng hệ thống bài tập và tổ chức triển khai thực hiện.
	Kiểm tra, đánh giá và đúc rút các kinh nghiệm thu được từ thực tiễn giảng dạy, báo cáo chuyên môn ở tổ, tranh thủ các ý kiến đóng góp của tổ chuyên môn được tổ chuyên môn đánh giá cao từ đó bổ sung để có sở lý luận hoàn thiện và tổ chức triển khai áp dụng. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận 
	Mục tiêu của giáo dục là phải lấy người học làm trung tâm, khơi dậy đam mê, hứng thú và khát vọng của học sinh. Phải đào tạo được những con người lao động tự chủ, sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề thường gặp.
	Phải đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học.
	Trong các mục tiêu của bộ môn Toán, mục tiêu phát triển năng lực tư duy được đặt lên hàng đầu.
	Để làm được những mục tiêu trên vai trò của người thầy, người cô là vô cùng quan trọng. Ở đó mỗi thầy cô phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, thực sự tận tụy và tâm huyết với học trò và không ngừng đổi mới phương pháp và tìm tòi các phương pháp mới, cách tiếp cận mới sao cho đơn giản, hiệu quả tạo tinh thần phấn khởi và hứng thú ở người học.
2. Thực trạng của vấn đề
	Hình học nói chung và HHKG nói riêng đòi hỏi ở người học khả năng trừu tượng hóa, tư duy lôgic chặt chẽ ... chính vì vậy HHKG là một nội dung khó đối với các em học sinh lớp 11.
	HHKG mà đặc biệt là các bài toán về tính khoảng cách là một vấn đề khó đối với học sinh, các bài toán thường đòi hỏi khả năng trừu tượng hóa, khả năng nhạy bén, tư duy chặt chẽ và khả năng tính toán chính xác. Vì vậy các bài toán về tính khoảng cách và các bài toán liên quan thường có mặt trong các kỳ thi đặc biệt là kỳ thi THPT Quốc Gia.
	Là một nội dung khó và mới nên trong chương trình hình học lớp 11 có ba chương thì dành hai chương cuối cho nội dung này. Điều đó khẳng định vị trí của hình học không gian trong chương trình hình học. Tuy nhiên với lượng kiến thức rất nhiều nên với khoảng thời gian trên nếu giáo viên không biết cách tổng hợp, khái quát bản chất của các dạng toán thì sẽ lan man gây ra hiện tượng " rối kiến thức " cho học sinh.
	Thực tế đa số học sinh yếu kém và trung bình thường sợ các bài toán hình, đặc biệt là hình học không gian và đặc biệt nữa là các bài toán về tính khoảng cách.
	Mặt khác không ít các thầy cô khi dạy về HHKG và đặc biệt là các bài toán về tính khoảng cách còn sử dụng phương pháp truyền thống tức là thuyết trình, giảng giải... mà ít quan tâm đến việc tìm tòi phương pháp mới ngắn gọn, dễ hiểu và mối quan hệ giữa các bài toán...
	Trong quá trình giảng dạy, qua các tiết dự giờ, qua trao đổi chuyên môn tôi thấy rất ít các thầy cô vận dụng tính chất của tứ diện vuông vào giải các bài toán tính khoảng cách.
	Rất nhiều bài toán về HHKG lớp 11 khi giải bằng phương pháp hình học tổng hợp thì tương đối phức tạp, gây nhiều khó khăn cho học sinh khi phải vẽ thêm đường và có nhiều phép toán phức tạp. Tuy nhiên khi vận dụng kết quả của tứ diện vuông thì lời giải của bài toán trở nên ngắn gọn, đẹp, tạo hứng thú cho học sinh và đặc biệt phù hợp với tinh thần đổi mới thi như hiện nay. Đặc biệt bài toán tính khoảng cách trong các đề thi trung học phổ thông quốc gia nếu áp dụng kết quả của tứ diện vuông sẽ rất đơn giản và dễ hiểu cho học sinh.
3. Giải pháp tổ chức thực hiện 
3.1 Tóm tắt các kiến thức cơ bản
a) Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng
	- Trong không gian cho mặt phẳng (P) và một điểm M, gọi H là hình chiếu vuông góc của điểm M trên mặt phẳng (P). Khi đó khoảng cách từ điểm M đến mặt phẳng (P) là độ dài đoạn MH . 
M
H
P
.
	- Ký hiệu: d(M,(P)) = MH
.
b) Khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song
	- Trong không gian cho đường thẳng (d) và mặt phẳng (P) song song với nhau. Khi đó khoảng cách giữa đường thẳng (d) và mặt phẳng (P) là khoảng cách từ một điểm bất kỳ trên đường thẳng (d) đến mặt phẳng (P) .
	- Ký hiệu: d((d),(P)) = d(M,(P))
 (trong đó M là điểm bất kỳ trên đường thẳng (d))
M
H
P
(d)
c) Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau
	- Trong không gian cho hai đường thẳng chéo nhau (d1) và (d2). Gọi AB là đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng trên. Khi đó khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau (d1) và (d2) là độ dài đoạn AB. 
 Ký hiệu: d((d1),(d2)) = AB .
	- Để tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau ta có nhiều cách nhưng các cách được dùng nhiều hơn cả là:
	+) Xác định và tính độ dài đoạn vuông góc chung (dùng định nghĩa);
	+) Gọi mặt phẳng (P) là mặt phẳng chứa đường thẳng (d2) và song song với đường thẳng (d1). Khi đó: d((d1),(d2))=d((d1),(P))=d(M,(P)) với M là điểm bất kỳ trên đường thẳng (d1) .
	+) Gọi mặt phẳng (P) và mặt phẳng (Q) là hai mặt phẳng song song với nhau lần lượt chứa đường thẳng (d1) và đường thẳng (d2). Khi đó: d((d1),(d2))=d((P),(Q))=d(M,(Q)) với M là điểm bất kỳ trên mặt phẳng (P) .
d) Tứ diện vuông: Cho tứ diện OABC có OA, OB và OC đôi một vuông vuông góc với nhau tại O (tứ diện OABC như trên được gọi là tứ diện vuông đỉnh O). Gọi H là hình chiếu vuông góc của O lên mặt phẳng (ABC), khi đó:	
	 a) d(O, (ABC)) = OH (*) 
 	 b) (2*) 
A
B
I
.
.
.
P
e) Tính chất: Cho mặt phẳng (P) và hai điểm A, B. Nếu I là giao điểm của đường thẳng AB và mặt phẳng (P). Khi đó:
Hay: (3*)
3.2 Các ví dụ mở đầu
Ví dụ 1(Trích đề thi khối A và khối A1 năm 2014).
	Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, , hình chiếu vuông góc của S lên mặt phẳng (ABCD) là trung điểm của cạnh AB. Tính theo a khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (SBD) .
D
S
A
B
C
H
K
E
Cách giải 1 (cách giải thông thường)
	- Gọi H là trung điểm của AB, suy ra SH(ABCD). Do đó SHHD.
	- Ta có
 .
	- Gọi K là hình chiếu vuông góc của H trên BD và E là hình chiếu vuông góc của H lên SK. 
	- Ta có BDHK và BDSH, nên BD(SHK).
	- Suy ra BDHE mà HESK, do đó: HE(SBD).
	- Ta có , suy ra 
	- Do đó: d(A, (SBD)) = 2d(H, (SBD)) = 2HE = .
Cách giải 2 (Áp dụng tính chất của tứ diện vuông)
	- Gọi H là trung điểm của AB, suy ra SH(ABCD). Do đó SHHD, Khi đó: .
	- Gọi O là trung điểm của BD, khi đó O là tâm của hình vuông ABCD. Suy ra HB, HO, HS đôi một vuông góc tại H nên tứ diện HSBO là tứ diện vuông 
D
S
A
B
C
H
O
đỉnh H và .
	- Mà d(A, (SBD)) = 2d(H, (SBD))
 = 2d
	- Mặt khác trong tứ diện HSBO vuông tại H, ta có:
	- KL: d(A, (SBD)) = 2d(H, (SBD))
 = 2d = .
Ví dụ 2(Trích đề thi THPT Quốc Gia năm 2015).
	Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, SA vuông góc với mặt phẳng (ABCD), góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng (ABCD) bằng 450. Tính theo a khoảng cách giữa hai đường thẳng SB và AC .
C
S
A
B
D
M
H
(d)
Cách giải 1 (cách giải thông thường)
	- Ta có: 
 Suy ra SA = AC = .
	- Kẻ đường thẳng (d) qua B và song song với AC. Gọi M là hình chiếu vuông góc của A trên (d); H là hình chiếu vuông góc của A trên SM.
	- Ta có: MBSA, MBMA nên MB(SAM) do đó MBAH. 
	- Mặt khác AHSM nên AH(SMB).
	- Do AC//BM nên AC//(SBM) do đó: d(AC,SB) = d(AC,(SBM)) = AH
	- Tam giác SAM vuông tại A, có đường cao AH, nên
	- KL: d(AC,SB) = d(AC,(SBM)) = AH = 
Cách giải 2 (Áp dụng tính chất của tứ diện vuông)
	- Ta có: . Suy ra SA = AC = .
	- Gọi E là điểm đối xứng với D qua A, khi đó AC//BE nên AC//(SBE).
	- Khi đó: d(AC,SB) = d(AC,(SBE)) = d(A,(SBE)) = d
S
A
B
C
D
E
	- Do tứ diện ASBE là tứ diện vuông đỉnh A nên:
 - KL: d(AC,SB) = 
Nhận xét: Vậy qua hai ví dụ đại diện cho hai dạng bài và mỗi bài hai cách giải khác nhau như trên ta thấy được
	10) Đối với các em học sinh có học lực trung bình và yếu thì cách giải 1 có một số khó khăn sau:
	- Dựng thêm nhiều đường phụ và chứng minh đường vuông góc với mặt để khẳng định khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng. Thao tác này rất tốt đối với các em học sinh khá giỏi nhưng đối với đa số học sinh thuộc diện trung bình và yếu đặc biệt là các em học sinh trường THPT Triệu Sơn 6 nơi tôi công tác thì thao tác trên gây rất nhiều khó khăn.
	- Tính toán quá nhiều bước, nhiều thao tác và chính từ nhiều thao tác tư duy, học sinh dễ nhầm lẫn, khó tiếp thuvà gặp nhiều khó khăn khi giải các bài tương tự.
	- Từ những khó khăn ban đầu đó mà nhiều em đã vấp ngã ngay từ những thao tác đầu tiên.
 	20) Đối với cách giải 2 có hai bước rõ rệt đó là: Xác định và tạo một tứ diện vuông (thông thường đỉnh của tứ diện vuông là hình chiếu của đỉnh lên mặt đáy hoặc đỉnh góc vuông...) và chuyển khoảng cách cần tính về khoảng cách từ đỉnh của tứ diện vuông tới mặt đối diện.
	30) Ta có thể áp dụng cách giải 2 cho nhiều bài toán tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng hoặc khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau. Tư duy mạch lạc, hình vẽ đơn giản, kết quả quen thuộc dễ nhớ và dễ vận dụng và đặc biệt hiệu quả với hình thức thi trắc nghiệm đó là những điểm mạnh của cách giải 2 mà ta sẽ áp dụng trong SKKN này.
	Do khuôn khổ của SKKN nên tôi chỉ lựa chọn hai bài toán khoảng cách tiêu biểu cho phương pháp trên và trong mỗi bài toán tôi không nêu hai cách giải như trên để so sánh mà ở mỗi dạng bài toán tôi xây dựng hệ thống ví dụ từ đơn giản đến phức tạp để học sinh tự khám phá, phát hiện ra phương pháp giải nhằm phát triển năng lực tư duy cho học sinh.
3.3 Các bài toán về tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng
	- Bài toán tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng là bài toán rất quan trọng trong các bài toán tính khoảng cách, vì nếu các em hiểu và vận dụng được cũng như làm tốt bài toán tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng sẽ là cơ sở để làm tốt các bài toán tính khoảng cách khác.
	- Các ví dụ minh họa sau đây được xây dựng tăng dần về mức độ và đặc trưng cho các loại hình thường gặp (tuy nhiên để thuận tiện cho quá trình tiếp thu các ví dụ đi tuần tự từ hình chóp đến lăng trụ) với mục đích để các em tự nhận thấy và phát hiện ra đỉnh của tứ diện vuông, từ đó có thể áp dụng kết quả của tứ diện vuông vào để tính. 
Ví dụ 1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O, cạnh a, = 60, SO vuông góc với mặt phẳng (ABCD) và SO =. Tính theo a
	a) d(O,(SBC)); 	b) d(A,(SBC)).
GV:	10) Trong bài toán trên điểm O có gì đặc biệt? Tứ diện OBCS là tứ diện gì, vì sao?
 20) Để tính khoảng cách từ điểm O đến mặt phẳng (SBC) ta cần tính những yếu tố nào?
	30) Tính các khoảng cách trên bằng cách áp dụng kết quả của tứ diện vuông.
	a) - Theo bài ra ta có tam giác ABD là tam giác đều cạnh a nên:
OB = và OC 
	 - Do tứ diện OSBC vuông tại O, đặt: d(O,(SBC)) = d. Khi đó:
 =
 - KL: d(O,(SBC)) = 
	b) Ta có:
GV: Ta thấy điểm O trong ví dụ trên là một điểm rất " đặc biệt" mà các điểm khác không có được. Điểm O là đỉnh của rất nhiều tứ diện vuông, vì vậy việc tính khoảng cách từ điểm O đến các mặt bên không quá khó khăn. Do đó để tính khoảng cách từ một điểm tùy ý đến một mặt trong bài toán trên ta thường chuyển về khoảng cách từ điểm O mà điểm A trong bài toán trên là một ví dụ.
Ví dụ 2. Cho hình chóp S.ABCD, có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và B, có BA = BC = a, AD = 2a. Cạnh bên SA = và SA vuông góc với mặt đáy (ABCD). Gọi H là hình chiếu vuông góc của A trên SB. Tính theo a
	a) d(A,(SBD))	b) d(A,(SCD))	c) d(H,(SCD)) 
GV: 	10) Trên hình vẽ dưới đây từ điểm nào ta có thể dựng được các tứ diện vuông một cách đơn giản nhất.
	20) Giải bài toán trên bằng cách áp dụng kết quả của tứ diện vuông.
	a) - Xét tứ diện vuông ASBD đỉnh A, ta đặt: d(A,(SBD)) = d. Khi đó:
 - Suy ra: . 
	b)- Gọi M là giao điểm của AB với CD. Khi đó tứ diện ASDM là tứ diện vuông đỉnh A, ta đặt: d(A,(SCD)) = d. Khi đó:
 - Suy ra: 
	c)- Gọi K là giao điểm của AH với SM, mà B là trung điểm của AM. Mặt khác: . Suy ra H là trọng tâm của tam giác SAM.
	 - Mà: 
 	 - KL: d( H,(SCD)) = 
GV: 10) Trong bài toán trên ta thấy điểm A có một vị trí quan trọng trong các bài toán tính khoảng cách.
	20) Nhiều bài toán tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt nào đó ta thường đưa về tính khoảng cách từ điểm A đến mặt đó.
	30) Tương tự học sinh tự lấy một điểm và áp dụng tính khoảng cách...
	40) Qua hai ví dụ trên điểm H trong ví dụ 1 và điểm A trong ví dụ 2 đều là hình chiếu vuông góc của điểm S trên mặt đáy và hai điểm H và A khá "lộ". Trong các ví dụ tiếp theo ta sẽ thấy các điểm "đặc biệt" đó sẽ được "dấu kín " hơn. Để rõ hơn điều đó ta nghiên tiếp ví dụ sau.
Ví dụ 3. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh 2a, tam giác SAB là tam giác vuông tại S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt đáy (ABCD). Tính khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (SBD) theo a, biết SA = a.
GV: 10) Đỉnh nào ta có thể dễ xây dựng được các tứ diện vuông?
	20) Hai mặt phẳng vuông góc với nhau cho ta điều gì? 
	- Gọi H là hình chiếu vuông góc của S trên cạnh AB. Do mặt phẳng (SAB) vuông góc với mặt đáy (ABCD) nên SH với mặt phẳng (ABCD).
	- Qua H dựng đường thẳng song song với AD cắt BD tại K. Khi đó tứ diện HSBK là tứ diện vuông đỉnh H. 
S
A
H
B
C
D
K
	30) Giải bài toán bằng phương pháp áp dụng tính chất của tứ diện vuông.
 - Ta có: 
 Mà 
 Mặt khác 
	- Suy ra: .
GV: Qua các ví dụ trên cho phép ta "nghĩ tới" đỉnh của tứ diện vuông "hầu như" là hình chiếu của đỉnh S trên mặt đáy. Trong các ví dụ trên vị trí hình chiếu đã thay đổi từ một đỉnh đến một điểm trên một cạnh và tiếp theo sẽ là một điểm tùy trên mặt đáy. Để rõ hơn ta nghiên cứu tiếp ví dụ sau.
Ví dụ 4. Cho hình chóp S.ABCD có SA = SB = SD, đáy ABCD là hình thoi cạnh a, góc và tam giác SAC vuông tại S. Tính theo a khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (SBC) .
GV: 10) Từ giả thiết SA = SB = SD cho ta điều gì? Hình chiếu của đỉnh S lên mặt đáy (ABCD) nằm ở đâu?
	20) Dựng tứ diện vuông như thế nào? Áp dụng tính chất của tứ diện vuông để tính khoảng cách.
S
A
B
C
D
O
H
E
	- Do SA = SB = SD nên hình chiếu vuông góc H của đỉnh S lên mặt phẳng (ABCD) trùng với tâm đường tròn ngoại tiếp của tam giác ABD. Mà tam giác ABD là tam giác đều nên H là trọng tâm của tam giác ABD.
	- Tam giác ABD đều cạnh a nên và , 
	- Mà tam giác SAC vuông tại S nên 
ta có: 
	- Từ H dựng đường thẳng song song với BD, cắt BC tại E. Khi đó tứ diện HSCE là tứ diện vuông đỉnh H và , , 
	- Mà: d(A,(SBC)) = 
	 Mặt khác ta có: 
 Do đó: d(A,(SBC)) = 
GV: 10) Qua ví dụ trên một lần nữa khẳng định vị trí quan trọng của hình chiếu vuông góc của đỉnh lên mặt đáy và vị trí của hình chiếu hầu hết phản ánh độ khó của bài toán chính vì vậy vị trí hình chiếu đã lần lượt từ các vị trí rất quen thuộc đến các vị trí bất kỳ.
	20) Cũng qua đó ta có được một số kinh nghiệm dựng tứ diện vuông và áp dụng tính chất của tứ diện vuông để đơn giản bài toán tính khoảng cách.
	30) Tương tự như trên các em có thể tự ra đề và kiểm nghiệm. Chẳng hạn, tính d(D,(SBC)) hay d(O,(SBC))... yêu cầu các em tính khoảng của các điểm còn lại.
	40) Phát triển bài toán qua các bài toán liên quan đến lăng trụ. Vậy cách xây dựng tứ diện vuông trong hình lăng trụ sẽ như thế nào? Đỉnh của tứ diện vuông nằm ở đâu? Chúng ta nghiên cứu qua ví dụ sau.
Ví dụ 5 (Khối B năm 2014). Cho lăng trụ ABC.A'B'C' có đáy là tam giác đều cạnh a. Hình chiếu vuông góc của đỉnh A' lên mặt phẳng (ABC) là trung điểm của cạnh AB, góc giữa đường thẳng A'C và mặt đáy bằng 600. Tính theo a khoảng cách từ điểm B đến mặt phẳng (ACC'A') .
GV: 	10) Điểm nào sẽ là đỉnh của tứ diện vuông định xây dựng?
 	20) Vận dụng tính chất của tứ diện vuông để tính d(B,(ACC'A'))
B
A'
B'
C'
A
H
C
	- Gọi H là trung điểm của cạnh AB, suy ra và . Do đó: .
	- Do tam giác ABC đều cạnh a nên , .
	- Ta có: 
 d(B,(AA'C'C)) = 2d(H,(A'AC)) = 2d
	- Mà trong tứ diện vuông HACA' đỉnh H ta có:
 	- Do đó: d(B,(AA'C'C)) = 2d(H,(A'AC)) = 2d = .
GV: Nâng tầm bài toán khi thay đổi vị trí hình chiếu trên mặt đáy. Ta nghiên cứu tiếp một ví dụ mà vị trí hình chiếu là một điểm nằm trong mặt đáy, khi đó tứ diện vuông sẽ dựng như thế nào?
Ví dụ 6 (trích đề thi HSG Tỉnh Bắc Giang 2015).
	Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C' có đáy ABC là tam giác đều tâm O. Hình chiếu vuông góc của đỉnh C' lên mặt phẳng (ABC) trùng với O. Biết khoảng cách từ điểm O đến đường thẳng CC' bằng a, góc giữa hai mặt phẳng (ACC'A') và (BCC'B') bằng 600. Tính theo a khoảng cách từ điểm B' đến mặt phẳng (ACC'A') . 
GV:	10) Áp dụng tính chất của tứ diện vuông vào tính khoảng cách.
	20) Tứ diện vuông cần xây dựn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_tinh_chat_cua_tu_dien_vuong_de_giai_lop_cac_ba.doc