SKKN Vận dụng thực tiễn vào giảng dạy bài: Hooc môn thực vật (bài 35 – Sinh học 11, cơ bản) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh trường THPT Ngọc Lặc

SKKN Vận dụng thực tiễn vào giảng dạy bài: Hooc môn thực vật (bài 35 – Sinh học 11, cơ bản) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh trường THPT Ngọc Lặc

 Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục theo quan điểm của Đại hội khóa VIII - Nghị quyết 29 là vấn đề cấp bách và cần thiết. Trong đó thay đổi cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh như thế nào là vấn đề cốt lõi cho sự thành công.

 Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn với phương châm “ trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm” . Đó là mục tiêu hướng tới của Nghị quyết.[11]

 Sinh học là môn khoa học có nhiều kến thức thực tế và gắn liền với thực tiễn đặc biệt là thực tiễn sản xuất nông nghiệp. Từ kiến thức học được trong sách giáo khoa các em có thể vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tiễn ở gia đình và địa phương. Trong chương trình Sinh học 11, nội dung bài “Hooc môn thực vật”, nội dung đề cập tới vai trò của các loại hooc môn gắn liền với quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật, liên quan tới năng suất cây trồng và môi trường. Qua đó học sinh vận dụng vào giải quyết vấn đề cấp bách hiện nay là: năng suất - sức khỏe con người và môi trường.

 Tuy nhiên dạy học Sinh học trong trường phổ thông vẫn còn nhiều bất cập, đa số giáo viên có hướng muốn đổi mới nhưng lại ngại đổi mới, kiến thức giáo viên đưa ra còn đè nặng truyền thụ, ít có tính ứng dụng nên học sinh không mấy hứng thú với môn học dẫn đến chất lượng dạy học còn thấp. Từ đó dẫn đến học sinh có thể ứng dụng, vận dụng hiểu biết của mình vào giải quyết thực tiễn còn kém, học sinh đè nặng lí thuyết, sợ học môn Sinh học, xem môn Sinh học như là môn học xa vời với cuộc sống của các em.

 

docx 34 trang thuychi01 13034
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng thực tiễn vào giảng dạy bài: Hooc môn thực vật (bài 35 – Sinh học 11, cơ bản) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh trường THPT Ngọc Lặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
2
1.1.
Lí do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1
Cơ sở lí luận
3
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2.1
Tình hình dạy học môn Sinh học hiện nay ở trường THPT 
4
2.2.2
Nguyên nhân 
4
2.2.3
Kêt quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài
5
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.3.1
Các giải pháp 
5
2.3.2
Các biện pháp thực hiện 
6
2.3.2.1
Khởi động và giao nhiệm vụ 
6
2.3.2.2
Giáo án minh họa
7
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
17
3
Kết luận và kiến nghị.
19
3.1
Kết luận
19
3.2
Kiến nghị
20
Tài liệu tham khảo
21
DANH MỤC VIẾT TẮT
Học sinh.
HS
Giáo viên
GV
Cơ bản.
CB
Học sinh giỏi
HSG
Phương pháp dạy học
PP DH
Thiết bị dạy học
TBDH
Phương tiện dạy hoc
PTDH
Sách giáo khoa
SGK
Phiếu học tập
PHT
Hoocmôn thực vật
HMTV
Hoocmôn sinh trưởng
HMST
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục theo quan điểm của Đại hội khóa VIII - Nghị quyết 29 là vấn đề cấp bách và cần thiết. Trong đó thay đổi cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh như thế nào là vấn đề cốt lõi cho sự thành công.
 Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn với phương châm “ trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm” . Đó là mục tiêu hướng tới của Nghị quyết.[11]
 Sinh học là môn khoa học có nhiều kến thức thực tế và gắn liền với thực tiễn đặc biệt là thực tiễn sản xuất nông nghiệp. Từ kiến thức học được trong sách giáo khoa các em có thể vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tiễn ở gia đình và địa phương. Trong chương trình Sinh học 11, nội dung bài “Hooc môn thực vật”, nội dung đề cập tới vai trò của các loại hooc môn gắn liền với quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật, liên quan tới năng suất cây trồng và môi trường. Qua đó học sinh vận dụng vào giải quyết vấn đề cấp bách hiện nay là: năng suất - sức khỏe con người và môi trường. 
 Tuy nhiên dạy học Sinh học trong trường phổ thông vẫn còn nhiều bất cập, đa số giáo viên có hướng muốn đổi mới nhưng lại ngại đổi mới, kiến thức giáo viên đưa ra còn đè nặng truyền thụ, ít có tính ứng dụng nên học sinh không mấy hứng thú với môn học dẫn đến chất lượng dạy học còn thấp. Từ đó dẫn đến học sinh có thể ứng dụng, vận dụng hiểu biết của mình vào giải quyết thực tiễn còn kém, học sinh đè nặng lí thuyết, sợ học môn Sinh học, xem môn Sinh học như là môn học xa vời với cuộc sống của các em.
 Chính vì vậy tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Vận dụng thực tiễn vào giảng dạy bài: Hooc môn thực vật (bài 35 – sinh học 11 , cơ bản ) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh trường THPT Ngọc Lặc.”. Học sinh sẽ tự sưu tầm các hình ảnh hoặc thu tập thông tin về các loại hooc môn đang sử dụng tại gia đình hoặc địa bàn đang sinh sống. Sau đó học sinh sẽ làm việc theo nhóm và tương tác giữa các nhóm và cho ra sản phẩm cuối cùng là cái đích cần hướng tới, nó giúp học sinh chủ động hơn, tích cực làm việc hơn từ đó các em hứng thú với môn học hơn.
 Qua đề tài này giáo dục cho học sinh yêu lao động và vận dụng kiến thức học được để giải quết vấn đề liên quan tới sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và hướng đến phát triển một nền nông nghiệp bền vững ở địa phương. Và hy vọng được đóng góp ý kiến nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới phương pháp giảng dạy với phương châm:“học sinh chủ động, giáo viên là người hướng dẫn” mà toàn ngành giáo dục đã đề ra .
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Đề xuất phương pháp dạy học mới, định hướng năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn ở học sinh. Nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giảng dạy môn sinh học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Bài 35 – Hooc môn thực vật - Sinh học 11.
- Học sinh lớp 11A1, 11A2
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
- Nghiên cứu nội dung: Sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học 11(CB), Công nghệ 10. 
- Quan sát sư phạm: 
+ Dự giờ, học hỏi kinh nghiệm các thầy cô giáo về phương pháp dạy học vận dụng.
+ Kiểm tra đánh giá, phiếu điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Chọn 2 lớp có số lượng HS và lực học tương đương nhau:
+ 01 lớp dạy theo phương pháp truyền thống.
+ 01 lớp dạy theo nội dung đề tài nghiên cứu (dạy học theo chủ đề vận dụng)
 Thống kê và phân tích hiệu quả của đề tài qua điều tra kết quả của HS. Từ đó chứng minh cho tính đúng đắn của đề tài.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong xu hướng đổi mới về nội dung và phương pháp giáo dục hiện nay, việc hình thành và phát triển năng lực thực tiễn cho người học trở thành một trong những mục tiêu giáo dục hàng đầu. Năng lực thực tiễn là khả năng hiểu biết thực tiễn ở góc độ tư duy, nhận thức và được trải nghiệm trong thực tế trên cơ sở tư duy, nhận thức đó. Để đáp ứng mục tiêu trên, giáo viên cần chú trọng đưa kiến thức thực tiễn vào trong dạy học, định hướng cho học sinh tiếp cận, kiểm chứng kiến thức thông qua các hình ảnh trực quan và hoạt động trải nghiệm thực tế. Phương pháp dạy học này sẽ tạo hứng thú cho học sinh với bộ môn, khắc sâu kiến thức và vận dụng sáng tạo kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.[10]
Vận dụng thực tiễn vào bài giảng là chúng ta đưa những thông tin có thật vào bài giảng thông qua thông tin tư liệu, hình ảnh, băng video , thí nghiệm để học sinh có sự liên hệ, so sánh giữa thực tiễn và kiến thức đang được học, kiến thức đang học với thực tế thông qua các phương tiện dạy học (PTDH), thiết bị dạy học (TBDH). Sử dụng PTDH, TBDH phải coi đó là phương tiện để nhận thức không chỉ thuần tuý là sự minh hoạ. [11]
	Khi dạy học chủ đề: Hoocmôn thực vật (Sinh học 11, Chương III, bài 35 - SGK cơ bản), tôi nhận thấy đây là nội dung tương đối khó, mang tính thực tiễn cao. Để hiểu được cơ chế tác động của các loại hoocmôn thực vật đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt và ứng dụng kiến thức trên vào thực tiễn thì học sinh cần tìm hiểu nội dung kiến thức rộng hơn rất nhiều so với nội dung được cung cấp trong sách giáo khoa hiện hành.
	Mặt khác, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp, người ta đã sản xuất nhiều chế phẩm điều hòa sinh trưởng có chứa các loại hoocmôn thực vật để sử dụng trong trồng trọt, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho nền nông nghiệp nước nhà. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là hầu hết người tiêu dùng lo sợ và không dám sử dụng các sản phẩm từ cây trồng có sử dụng chất điều hòa sinh trưởng. Do đó, việc tìm hiểu thực tế, nắm bắt kiến thức về hoocmôn thực vật để sử dụng hợp lí các chế phẩm trên nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, tránh tâm lí hoang mang cho người tiêu dùng trở thành vấn đề cần thiết hơn bao giờ hết.
	Để tạo hứng thú cho học sinh với bộ môn Sinh học, giúp các em ghi nhớ kiến thức tốt hơn, vận dụng kiến thức đã học về hoocmôn thực vật vào đời sống và góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn nêu trên, tôi đã lựa chọn giải pháp thay thế là vận dụng thực tiễn vào trong các hoạt động dạy học chủ đề: Hooc môn thực vật. Với phương pháp này, giáo viên định hướng cho học sinh tìm hiểu những vấn đề có liên quan trong đời sống để các em chủ động tiếp cận kiến thức, đồng thời khắc sâu kiến thức thông qua các hình ảnh trực quan và câu hỏi về ứng dụng của HMTV.
 Phương pháp mới này sẽ góp phần đem đến niềm say mê với nghề cho đội ngũ nhà giáo, hứng thú trong học tập của học sinh, đem đến một phong cách dạy mới, học mới cho nền giáo dục hiện đại.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng dạy và học môn Sinh học hiện nay ở trường THPT Ngọc Lặc trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.           
Hiện tại nền giáo dục của Việt Nam nói chung vẫn chưa thoát khỏi nền giáo dục “ứng thí” nên mục tiêu dạy và học môn Sinh học vẫn chưa định hướng đúng với vị trí của nó, việc dạy môn này chủ yếu theo yêu cầu trước mắt của học sinh là để thi tốt nghiệp, tuyển sinh vào đại học. Số lượng trường đại học tuyển sinh khối B ít, số ngành liên quan đến môn sinh học chưa thực sự cuốn hút nên số học sinh ham mê môn sinh học là ít, do vậy việc dạy học môn Sinh học mới dừng lại ở mức trang bị kiến thức. 
Qua thực tế giảng dạy tại trường THPT Ngọc Lặc và qua trao đổi với 1 số giáo viên giảng dạy sinh học ở các trường THPT thì thấy số học sinh thích, ham học và chọn môn sinh học trong các kì thi Đại học, học sinh giỏi là rất ít đặc biệt là học sinh khu vực miền núi. Có những em đang theo đuổi môn sinh tương lai thi vào ngành y và cũng tham gia kì thi HSG có giải mà các em còn nói “ em rất ngại học lí thuyết môn sinh”. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến thực trạng này ?
2.2.2. Nguyên nhân
2.2.2.1. Giáo viên: Giáo viên có đổi mới dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm kết quả học tập có khả quan. Tuy nhiên giáo viên còn đè nặng lí thuyết, chưa dạy nhiều đến phần ứng dụng, chưa định hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết thực tiễn, giữa lý thuyết và thực còn rời rạc chưa gắn kết, học sinh không chủ động tiếp cận kiến thức, nên không gây hứng thú cho học sinh.
2.2.2.2. Học sinh: Học sinh chưa chủ động để tự mình tìm lấy kiến thức, cứ cho rằng môn Sinh học lí thuyết nhiều, nặng nề, khó học nên học sinh không mấy mặn mà với môn học. Từ đó dẫn đến kết quả học tập chưa cao, học sinh học lí thuyết rồi nhưng về ở gia đình, địa phương không biết vận dụng vào thực tiễn như thế nào? Do các em chưa đọc ,nghiên cứu kỹ đề bài ,chưa tập trung suy nghĩ về những gì thuộc về bản chất ,thuộc điểm nút của vấn đề,các em chưa phát hiện được mối liên hệ giữa các dữ kiện của bài với các kiến thức đã học.	
2.2.3. Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài 
	Khi giáo viên đưa ra câu hỏi đặc biệt là câu vận dụng học sinh thường làm bài qua loa ,sơ sài và giải thích rất chung chung chủ yếu nêu lại kiến thức sách giáo khoa mà chưa biết cách khai thác nội dung kiến thức đã học để vận dụng vào giải quyêt các tình huống cụ .Kết quả bài kiểm tra như sau 
	Lớp
Tổng số
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
Kém
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
11A1
45
0
0
12
26,7%
23
51,1%
8
17,7%
2
4,4%
11A2
45
2
4,4%
18
40%
23
51,1%
2
4,4% 
0
0
Đây là hai lớp mũi nhọn của trường lớp 11A1 (chọn A) , 11A2 ( chọn B) nhưng kết quả điểm khá ,giỏi ít đặc biệt lớp 11A1 còn không có điểm giỏi chính vì vậy trong giờ học sinh các em có cảm giác nhàm chán thậm chí còn mang cả môn học khác ra làm . Từ thực trạng trên tôi đã trăn trở , suy nghĩ làm thế nào để các em phải yêu thích môn sinh và vui vẻ học cũng như các môn khối của các em giúp các em tự tin giải quyết được mọi tình huống có liên quan trong cuộc sống . Và tôi buộc phải thay đổi phương pháp dạy 
 Dạy học theo hướng lồng ghép , vận dụng thực tiễn vào một bài giảng với lớp thực nghiệm là 11A1 và lớp đối chứng là 11A2.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
2.3.1. Giải pháp.
Để thực hiện đề tài này tôi đã đề ra các giải pháp như sau:
- Đầu tiên tôi nghiên cứu kỹ nội dung bài học để xác định được các nội dung có thể tiến hành các thí nghiệm, sưu tầm hình ảnh, thu thập mẫu sản phẩm chất điều hoà sinh trưởng. Sau đó sẽ dự kiến chia các nhóm HS tuỳ theo năng lực để giao nhiệm vụ và hướng dẫn cụ thể bằng văn bản ( viết các nội dung cần thực hiện ) 
- Trao đổi chuyên môn ở trong tổ nhóm để xác định: mục tiêu dạy học, mục đích và mức độ vận dụng, phương tiện dạy học, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học.
- Xây dựng quy trình và tổ chức các hoạt động dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh, nội dung và mức độ dạy học vận dụng đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học, được thể hiện cụ thể ở các hoạt động của học sinh, hoạt động của giáo viên và thời gian tổ chức cho từng hoạt động (Thiết kế giáo án)
- Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, qua thực tế giảng dạy tôi đã mạnh dạn thực nghiệm để kiểm tra hiệu quả của phương pháp mới.
- Tổ chức dạy học theo phương mới và rút kinh nghiệm.
- Sau cùng là bài kiểm tra tương ứng để đánh giá kết quả dạy và học.
2.3.2. Các biện pháp thực hiện.
2.3.2.1. Giao nhiệm vụ (thực hiện trước 1 tuần)
2.3.2.1.1. Mục tiêu
Xây dựng được các chủ đề cần tìm hiểu
Thành lập được các nhóm theo trình độ
Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm
Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm
2.3.2.1.2. Cách thức tổ chức hoạt động
Bước 1: GV và HS cùng thảo luận chủ đề sau 
Chủ đề 1: Khái niệm và đặc điểm chung của hooc môn thực vật.
Chủ đề 2: Tìm hiểu nhóm hooc môn kích thích.
Chủ đề 3: Tìm hiểu nhóm hooc môn ức chế. 
Chủ đề 4: Thực trạng việc sử dụng các loại hooc môn hiện nay và những hậu quả do lạm dụng chúng.
Chủ đề 5: Giải pháp nhằm khuyến cáo nông dân sử dụng hooc môn hiệu quả nâng cao năng suất bảo vệ sức khoẻ và môi trường môi trường.
Bước 2: Thành lập nhóm
- Nhóm được thành lập dựa theo năng lực, trình độ của học sinh: mỗi nhóm 10 học sinh.
- Học sinh có mức độ tư duy cao sẽ được phân công vào nhóm riêng. 
 Bước 3: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn thực hiện
Nhóm
Nội dung nhiệm vụ
Điều chỉnh nhiệm vụ và ghi chú
1
Tìm hiểu nhóm hooc môn kích thích (nguồn gốc, tác dụng sinh lý) .
- Siêu tầm các mẫu sản phẩm chất điều hoà sinh trưởng ở địa phương
- Siêu tầm các hình ảnh tác dụng sinh lí trên mạng internet
- Soạn hệ thống câu hỏi đồng thời nghiên cứu nội dung các chủ đề khác để trả lời hay đặt câu hỏi phản biện.
2
Tìm hiểu nhóm hooc môn ức chế. (nguồn gốc, tác dụng sinh lý) .
3,4
Tìm hiểu : Ứng dụng của chúng trong sản xuất nông nghiệp; Tình hình sử dụng; tác hại do lạm dụng và những giải pháp khuyến cáo sử dụng .
 Viết bài thuyết trình đồng thời nghiên cứu nội dung của các chủ đề của các nhóm để trả lời hay đặt câu hỏi. 
2.3.2.2. GIÁO ÁN: HOOCMÔN THỰC VẬT (1 tiết) Tiết PPCT- 37.
I. MỤC TIÊU	
1. Kiến thức
Sau khi học xong chủ đề này, học sinh cần nắm được những vấn đề:
- Trình bày được khái niệm hoocmôn thực vật, đặc điểm chung của hoocmôn thực vật.
	- Phân biệt được nơi tổng hợp và tác dụng sinh lí của các loại hoocmôn thực vật thuộc hai nhóm: hoocmôn kích thích (auxin, gibêrelin, xitôkinin) và hoocmôn ức chế (axit abxixic, êtilen, chất diệt cỏ) .
	- Giải thích được sự tương quan hoocmôn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật.
	- Nêu được ứng dụng của các chất điều hòa sinh trưởng trong sản xuất nông nghiệp và những lưu ý khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng.
2. Kỹ năng.
Rèn luyện năng lực tư duy phân tích tổng hợp, kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập, tổng hợp kiến thức từ tài liệu tham khảo và các hiện tượng thực tế. 
Rèn luyện kĩ năng làm mẫu vật thí nghiệm, quan sát thu thập tài liệu, thông tin và thuyết trình. 
- Ứng dụng kiến thức về HMTV vào sản xuất nông nghiệp.
- Rèn kỹ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống 
3. Thái độ
- Củng cố niềm tin của học sinh với khoa học, tạo hứng thú và đam mê cho các em với bộ môn Sinh học.
- Nâng cao ý thức về đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường.
- Tuyên truyền đến mọi người xung quanh về các giải pháp nâng cao năng suất kinh tế và khắc phục ô nhiễm môi trường.
4. Nội dung trọng tâm
- Khái niệm và đặc điểm chung của HMTV.
- Phân biệt nơi tổng hợp và tác dụng sinh lí của các loại HMTV.
- Tương quan hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây.
- Ứng dụng của chất điều hòa sinh trưởng trong sản xuất nông nghiệp.
II. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực:
- Hợp tác nhóm, thuyết minh, quan sát, phân tích,thu thập thông tin, xử lí tình huống, vấn đáp
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phiếu học tập.
- Máy chiếu, máy ảnh, các slide, bút dạ, giấy A4.
- Các tài liệu tham khảo về HMTV
- Bộ câu hỏi định hướng về nội dung HMTV.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị nội dung như đã được phân công. 
	- Sưu tầm các loại sản phẩm chứa chất điều hòa sinh trưởng ở thực vật được sử dụng tại gia đình hoặc các hộ gia đình khác ở địa phương em và hoàn thành nội dung phiếu học tập sau: (phiếu học tập số 1)
-Tìm các hiểu các ứng dụng của hooc môn và những tác hại của việc lạm dụng chúng bằng những hình ảnh trên internet, sách báo làm thành các video trình chiếu qua powerpoint
- Nội dung kiến thức, phiếu học tập.
Sản phẩm chứa HMTV
Tác dụng sinh lí
Phân loại
Hoocmôn kích thích
Hoocmôn ức chế
1. Sản phẩm chứa hoocmôn thuộc nhóm Auxin (AIA, NAA, IBA,):
2. Sản phẩm chứa hoocmôn thuộc nhóm Gibêrelin (GA1, GA2, GA3,):
3. Sản phẩm chứa hoocmôn thuộc nhóm Xitôkinin (zeatin, kinetin, BA,):
4. Sản phẩm chứa hoocmôn Axit abxixic (AAB, Paclobutrazol,):
5. Sản phẩm chứa hoocmôn Êtilen (Ethephon,):
Sưu tầm hình ảnh và tìm hiểu các ứng dụng của HMTV trong đời sống và sản xuất.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, nề nếp.
2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong lúc giảng bài.
3. Bài mới : GV đưa hệ thống câu hỏi 
- Trong phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật bằng nuôi cấy mô tế bào, loại HMTV nào thường được sử dụng để kích thích tạo cây con hoàn chỉnh?
- Trong trồng trọt, để kích thích chồi bên phát triển, người ta thường làm gì?
- Quan sát các hình ảnh sau, [11] cho biết mục đích của những việc làm trong hình là gì?
Gợi ý trả lời:
- Trong phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật bằng nuôi cấy mô tế bào, loại HMTV thường được sử dụng để kích thích tạo cây con hoàn chỉnh là auxin và xitôkinin.
- Trong trồng trọt, để kích thích chồi bên phát triển, người ta thường bấm ngọn thân chính.
- Mục đích của các việc làm trong những hình ảnh trên là sử dụng HMTV để thúc chín trái cây sau thu hoạch.
GV kết luận và vào bài mới: Chúng ta thấy hiện nay hooc môn được bà con sử dụng rất nhiều trong đời sống . Vậy theo các em hooc môn đã mang lại cho bà con những lợi ích gì mà lại được ưa chuộng thế ? Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta nghiên cứu bài hôm nay (ghi bảng ).
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm chung của HMTV.
Mục tiêu: Hiểu được khái niệm và đặc điểm chung của HMTV.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
- GV: Chiếu cấu tạo hoá học của các loại HMTVvà hình ảnh nơi sản sinh hoocmôn trong cây qua máy chiếu và đưa câu hỏi vấn đáp trực tiếp HS. 
Câu 1: Hãy cho biết chúng là chất vô cơ hay hữu cơ? Chúng được sinh ra từ đâu? Tác dụng gì? 
Câu 2: HMTV là gì ? Nêu các đặc điểm chung của HMTV ?[5]
Câu 3: Tùy theo mức độ biểu hiện tính kích thích hay ức chế sinh trưởng, HMTV được chia thành mấy nhóm?
- HS: Theo dõi ,quan sát trên máy chiếu kết hợp thông tin SGK rồi trao đổi ,thảo luận và đưa ra câu trả lời.
GV: Nhận xét câu trả lời của các nhóm và chốt kiến thức.
GV: Đưa câu hỏi mở rộng và liên hệ (cho HS về nhà nghiên cứu tiết sau giải đáp)
Câu 4: Khi sử dụng HMTV ta cần lưu ý điều gì? Vì sao?
Câu 5: Tại sao tính chuyên hoá của chúng lại thấp hơn hooc môn động vật?
Câu 6: Các bạn sẽ vận dụng như thế nào vào thực tiễn sản xuất sau khi học xong phần này?
I. Khái niệm HMTV:
1. Khái niệm:
 HMTV (còn gọi là phitohoocmôn) là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.
2. Đặc điểm:
- Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác trong cây. HMTV được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
- Với nồng độ thấp, gây biến đổi mạnh trong cơ thể.
- Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm các loại hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế và tương quan giữa các loại hooc môn.	
Mục tiêu: Học sinh phân biệt và nêu được đặc điểm, vai trò sinh lí của các loại hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế, biết được một số loại hoocmôn tự nhiên và hoocmôn nhân tạo thường được sử dụng trong thực tiễn.
Hoạt động của GV và HS
Nội Dung 
Phần này có 2 nhóm chuẩn bị
GV: Mời nhóm 1 lên trình bày trước
 Nhóm 1: Trưng bày sản phẩm chất điều hòa sinh trưởng đã sưu tầm được theo nhó

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_thuc_tien_vao_giang_day_bai_hooc_mon_thuc_vat.docx