SKKN Vận dụng phương pháp lập bảng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

SKKN Vận dụng phương pháp lập bảng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

Công cuộc đổi mới của đất nước đang diễn ra mạnh mẽ, sôi động trên mọi lĩnh vực, vấn đề đào tạo con người toàn diện để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước đang trở nên cấp thiết.Đây là trách nhiệm của toàn xã hội, nhưng trong đó ngành Giáo dục đóng vai trò quan trọng.Trong các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước cũng đã quan tâm đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Môn lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình cũng đã và đang góp phần tích cực vào việc giáo dục con người cho sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Ngày nay do sự bùng nổ của cách mạng khoa học kỹ thuật, những biến đổi về tình hình chính trị cùng với sự hợp tác khu vực ngày càng trở nên phổ biến thì việc học lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc càng trở nên cần thiết trong các trường phổ thông.Những năm gần đây, công tác giáo dục lịch sử trong các trường phổ thông cũng đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần làm cho học sinh hiểu hơn về quá khứ, tạo hành trang để các em bước vào tương lai.

Tuy nhiên bên cạnh những việc đã làm được, thì một thực tế cho thấy chất lượng dạy học lịch sử hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu đạo tạo những con người toàn diện cho xã hội.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, ví như: quan niêm xã hội, điều kiện dạy học ở trưòng phổ thông và phương pháp dạy học của ngưòi thầy.Vì vậy trong công tác giáo dục nói chung và trong trường học nói riêng đòi hỏi phải có sự thay đổi phương pháp dạy- học cho phù hợp.Tuy nhiên do đặc trưng môn Lịch sử khác các môn học khác trong chương trình dạy học ở phổ thông ,đó là: học sinh không được chứng kiến sự kiện lịch sử một cách trực tiếp vì lịch sử không lặp lại, các sự kiện lịch sử phải tuân theo lôgíc sự kiện, sự thật khách quan chứ không phải tùy theo trí tưởng tượng của từng người. Vì vậy mỗi tác động của giáo viên đều ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh.

 

doc 19 trang thuychi01 8450
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp lập bảng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
 TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢNG HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.
 Người thực hiện: Đỗ Thị Thủy
 Chức vụ: Giáo viên Lịch Sử
 Đơn vị công tác: Trường THPT Thiệu hóa
 SKKN thuộc môn: Lịch sử
Thanh hóa: 05/ 2019
 MỤC LỤC
TRANG
A.PHẦN MỞ ĐẦU.
3
1. Lí do chọn đề tài.
3
2 Mục đích nghiên cứu.
3
3.Đối tượng nghiên cứu.
3
4.Phương pháp nghiên cứu.
2
B. PHẦN NỘI DUNG.
5
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
5
1. cơ sở lý luận.
5
2. Thực trạng vấn đề.
5
II. Các biện pháp để giải quyết vấn đề.
6
1. Khái quát về lập bảng...
6
2. Vận dụng phương pháp lập bảng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
7
3.Vận dụng phương pháp lập bảng trongkiểm tra,đánh giá dạy học lịch sử ở trường phổ thông
13
III. Hiệu quả của SKKN
14
1.Kết quả đối chứng chất lượng bộ môn khi áp dụng SKKN
14
2.Kết quả đối chứng chất lượng kiểm tra, đánh giá khi áp dụng SKKN
15
3.Một số bài học kinh nghiệm rút ra khi áp dụng SKKN
16
4.Khả năng ứng dụng của đề tài
16
C. PHẦN KẾT LUẬN
17
1.. Kết luận.
17
2.Kiến nghị,đề xuất.
17
Tài liệu tham khảo
19
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.Lí do chọn đề tài:
Công cuộc đổi mới của đất nước đang diễn ra mạnh mẽ, sôi động trên mọi lĩnh vực, vấn đề đào tạo con người toàn diện để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước đang trở nên cấp thiết.Đây là trách nhiệm của toàn xã hội, nhưng trong đó ngành Giáo dục đóng vai trò quan trọng.Trong các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước cũng đã quan tâm đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Môn lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình cũng đã và đang góp phần tích cực vào việc giáo dục con người cho sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Ngày nay do sự bùng nổ của cách mạng khoa học kỹ thuật, những biến đổi về tình hình chính trị cùng với sự hợp tác khu vực ngày càng trở nên phổ biến thì việc học lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc càng trở nên cần thiết trong các trường phổ thông.Những năm gần đây, công tác giáo dục lịch sử trong các trường phổ thông cũng đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần làm cho học sinh hiểu hơn về quá khứ, tạo hành trang để các em bước vào tương lai.
Tuy nhiên bên cạnh những việc đã làm được, thì một thực tế cho thấy chất lượng dạy học lịch sử hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu đạo tạo những con người toàn diện cho xã hội.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, ví như: quan niêm xã hội, điều kiện dạy học ở trưòng phổ thông và phương pháp dạy học của ngưòi thầy.Vì vậy trong công tác giáo dục nói chung và trong trường học nói riêng đòi hỏi phải có sự thay đổi phương pháp dạy- học cho phù hợp.Tuy nhiên do đặc trưng môn Lịch sử khác các môn học khác trong chương trình dạy học ở phổ thông ,đó là: học sinh không được chứng kiến sự kiện lịch sử một cách trực tiếp vì lịch sử không lặp lại, các sự kiện lịch sử phải tuân theo lôgíc sự kiện, sự thật khách quan chứ không phải tùy theo trí tưởng tượng của từng người. Vì vậy mỗi tác động của giáo viên đều ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh.
Hơn nữa, với chương trình sách giáo khoa lịch sử hiện hành, sự quá tải bởi dung lượng kiến thức được đưa vào nhiều, có qúa nhiều các sự kiện, ngày tháng, số liệu làm cho cả giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn trong dạy-học. Nhất là trong xu thế hiện nay, đa phần học sinh học khối A, nên việc học các bài học Lịch sử nặng về số liệu, ngày tháng đã trở thành nỗi "sợ hãi" đối với các em. Chính vì vậy, tư tưởng chán học, né tránh môn Lịch sử đang là một thực trạng phổ biến ở các trường phổ thông. Do đó, việc đổi mới phương pháp daỵ- học của giáo viên Lịch sử đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để góp phần làm cho học sinh không còn cảm thấy "sợ" môn lịch sử, từ đó tạo cho các em sự hứng thú trong việc tiếp thu bài học trên lớp. Thông qua đó để giúp các em hoàn thiện về nhận thức tránh nhiệm của bản thân với xã hội và với đất nước.
Nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy- học lịch sử ở trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu của ngành và của xã hội, tôi xin được mạnh dạn đưa ra một số biện pháp, ý kiến để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo. Đó là: Vận dụng phương pháp lập bảng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp bản thân nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy, năng lực chuyên môn của bản thân.
- Chia sẻ kinh nghiệm của bản thân với các đồng nghiệp trong nhà trường.
3.Đối tượng nghiên cứu:
Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng cho cả ba khối lớp ở trường trung học phổ thông,tuy nhiên vì thời lượng có hạn nên trong phần trình bày này tôi chỉ áp dụng ở một số bài học trong chương trình lịch sử Lớp 10 và 11ở trường trung học phổ thông( chương trình cơ bản).
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Tìm hiểu, nghiên cứu các tác phẩm của các tác giả lớn viết về giáo dục.
- Tìm hiểu, nghiên cứu các công trình ngjuiên cứu của các nhà giáo dục nói chung, các nhà giáo dục lịch sử nói riêng viết về vấn đề sử dụng bảng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
-Tìm hiểu thực tế ở trường phổ thông để nắm được tình hình giảng dạy và chất lượng dạy học bộ môn lịch sử.
- Việc sử dụng phương pháp hệ thống hóa kiến thức lịch sử qua việc lập niên biểu không phải là một phương pháp mới. Vấn đề này đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu khoa học.Đó là những công trình nghiên cứu chung về phương pháp dạy học lịch sử, nên mặc dù các tác giả đã chú trọng tới vị trí và tầm quan trọng của vấn đề lập niên biểu hệ thống kiến thức nhưng chưa chuyên sâu.
Ngoài ra vấn đề này còn được đề cập tới trong một số sách tham khảo, các tạp chí nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu Lịch sử. Trong mỗi bài viết, các nhà nghiên cứu cũng đã đi vào từng khía cạnh của vấn đề, song nói chung họ đều cho rằng nhận thức Lịch sử là một vấn đề rất khó khăn, phức tạp. vì vậy để làm cho bài giảng phong phú, đa dạng và chính xác, người giáo viên cần phải biết kết hợp giữa sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, có như vậy mới đảm bảo được chất lượng giờ học.
-Trong vấn đề này tôi chủ yếu sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc.
B.PHẦN NỘI DUNG:
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lập bảng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học lịch sử.
1. Cơ sở lý luận:
-Quá trình dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng đều phải tuân thủ nguyên tắc thống nhất giữa vai trò tự giác, tích cực, độc lập của học sinh với vai trò chủ đạo của người thầy. 
- Lịch sử loài người là một quá trình phát triển không ngừng từ thấp đến cao: từ chế độ nguyên thủy mông muội đến xã hội văn minh. Nhận thức của học sinh cũng không dừng lại ở cảm tính mà là nhận thức lý tính. Nhận thức là cơ sở để hình thành tư tưởng tình cảm đúng đắn, tốt đẹp. Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhận thức để hình thành thế giới quan, nhân sinh quan cho học sinh.
 - Việc lập bảng hệ thống kiến thức trong dạy học lịch sử giúp nhìn nhận đúng về vị trí, vai trò của phương pháp này trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học nói chung. Từ đó, có thể tăng cường đưa loại câu hỏi lập bảng niên biểu vào việc đánh giá kết quả học tập của học sinh để rèn cho các em kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, đánh giá trình độ và kỹ năng thực hành của học sinh.
2.Thực trạng của vấn đề:
-Vấn đề thực tế còn tồn đọng nhiều năm trong công tác giảng dạy lịch sử ở trưường phổ thông là giáo viên dành nhiều thời gian cho việc đầu tư giảng dạy mà ít tìm tòi sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học.Giáo viên phần lớn chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức hơn là tập cho học sinh tự học,chủ động tìm hiểu kiến thức một cách có hệ thống và vận dụng một vấn đề lịch sử vào bài làm có hiệu quả cao, kích thích sự say mê nghiên cứư, tìm tòi của các em. 
- Là giáo viên có thời gian dạy học lịch sử cũng đã lâu năm, bản thân tôi cũng đã cố gắng tìm tòi những phương pháp khác nhau để áp dụng trong dạy học lịch sử nhằm giúp học sinh ôn thi và làm bài thi đạt kết quả. Tôi đề cao việc hướng dẫn học sinh phương pháp nắm kiến thức nhanh, nhớ lâu bằng những cách càng đơn giản càng tốt, nhờ đó học sinh có thể vận dụng làm bài thi đạt kết quả cao.Qua thực tế giảng daỵ, tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức bằng cách lập niên biểu cá tác dụng rất lớn, nhất là với một môn học có nhiều sự kiện như môn Lịch sử.đó là:
- Đối với giáo viên: Giúp nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học, nâng cao năng lực chuyên môn.
- Đối với học sinh:
+ Giúp học sinh nắm được một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về lịch sử để dễ nhớ, nhớ lâu, hiểu sâu sắc lịch sử và vận dụng làm bài thi hiệu quả.
+ Rèn luyện các kỹ năng tư duy, thực hành như: tổng hợp, khái quát kiến thức, kỹ năng lập bảng biểu...
+ Giáo dục các em lòng say mê, yêu thích môn lịch sử, có ý thức học tập chủ động và tích cực.
II. Các biện pháp để giải quyết vấn đề.
1.Khái quát về lập bảng hệ thống hóa kiến thức lịch sử.
1.1 Các loại niên biểu hệ thống hóa kiến thức.
Bảng hệ thống kiến thức lịch sử còn được gọi là bảng niên biểu. Thực chất đó là bảng hệ thống kiến thức theo thứ tự thời gian, hoặc nêu các mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước trong một thời kỳ. Hệ thống kiến thức bằng bảng niên biểu giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản, tạo điều kiện cho tư duy lôgíc, liên hệ tìm ra bản chất của sự kiện, nội dung lịch sử.trên cơ sở đó vận dụng làm các bài tập đòi hỏi kỹ năng thực hành hoặc yêu cầu tổng hợp kiến thức.
- Niên biểu tổng hợp: Bảng liệt kê những sự kiện lớn xảy ra trong thời gian dài. Loại niên biểu này giúp học sinh không chỉ ghi nhớ những sự kiện chính mà còn nắm được các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện quan trọng.Ví dụ niên biểu về các cuộc chiến tranh thế giới, các giai đoạn lịch sử lớn của dân tộc...
- Niên biểu chuyên đề: Đi sâu vào trình bày nội dung một vấn đề quan trọng nổi bật nào đó của một thời kỳ lịch sử nhất định nhờ đó mà học sinh hiểu được bản chất sự kiện một cách toàn diện, đày đủ. Ví dụ niên biểu về chiến dịch Việt bắc 1947, họăc tổng tiến công và nổi dạy mùa xuân 1975...
- Niên biểu so sánh: dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc trong lịch sử, hoặc ở thời gian khác nhau nhưng có những điểm tương đồng, khác biệt nhằm làm nổi bật bản chất, đặc trưng của các sự kiện ấy, hoặc để rút ra một kết luận khái quát . bảng so sánh là một dạng của niên biểu so sánh nhưng có thể dùng số liệu và cả tài liệu sự kiện chi tiết để làm rõ bản chất, đặc trưng của các sự kiện cùng loại hoặc khác loại. 
1.2Cách thức lập bảng niên biểu hệ thống hóa kiến thức.
*Giáo viên có thể tiến hành theo các bước sau:
- Thứ nhất, giáo viên tìm hoặc hướng dẫn học sinh tìm những vấn đề, những nội dung có thể hệ thống hóa bằng cách lập bảng trong từng mục, từng bài, từng chương hay cả một giai đoạn lịch sử.Đó là các sự kiện theo trình tự thời gian, các lĩnh vực...Tuy nhiên chỉ nên chọn các vấn đề tiêu biểu giúp việc nắm kiến thức tốt nhất, đơn giản nhất, không nên đưa ra quá nhiều các lọại bảng làm cho việc hệ thống kiến thức trở nên phức tạp và làm loãng vấn đề cần khắc sâu.
- Thứ hai,lựa chọn hình thức lập bảng với các tiêu chí phù hợp.
+ Với bảng niên biểu tổng hợp: Tùy vấn đề mà xác định tiêu chí phù hợp. Ví dụ , với bảng niên biểu về những thành tựu văn hóa của Việt Nam trong thời kỳ phong kiến, ta có thể lập bảng với các tiêu chí: Lĩnh vực, thành tựu, ý nghĩa: niên biểu những thắng lợi to lớn trên lĩnh vực quân sự trong kháng chiến chống Mỹ với các tiêu chí thời gian, chiến thắng quyết định, kết quả, ý nghĩa...
+ Với bảng niên biểu sự kiện: có thể lập theo theo các tiêu chí thời gian, sự kiện, kết quả, ý nghĩa...
+ Niên biểu so sánh: Các nội dung so sánh càng cụ thể thì ý nghĩa khoa học càng cao, có thể so sánh ở các vấn đề:
 . Tích cựcvới tích cực.
 . Tích cực, tiến bộ với tiêu cực, phản động
 . Tiêu cực, phản động với tiêu cực, phản động.
Nhờ đó, giúp học sinh nhận thức được vấn đề lịch sử một cách cụ thể, có tính thuyết phục. Nếu là bảng so sánh hai phong trào cách mạng có thể lập với các tiêu chí hoàn cảnh, nhiệm vụ, lãnh đạo , lực lượng, kết quả, ý nghĩa...
-Thứ ba,lựa chọn kiến thức, đảm bảo các yêu cầu cơ bản, chính xác, ngắn gọn.
Có rất nhiều sự kiện lịch sử, vì vậy phải biết chọn lọc những gì cơ bản nhất, sử dụng từ ngữ chính xác, cô đọng. Không nên ôm đồm quá nhiều kiến thức khiến việc lập bảng trở nên nặng nề, khó theo dõi nội dung và lôgíc vấn đề. điều kiện lập bảng hệ thống kiến thức càng cụ thể, phong phú thì kết quả giáo dục, giáo dưỡng , phát triển càng cao.Đó là: 
+ Sự kiện hình thành phải rõ ràng, chân thực.
+ Số liệu phải chính xác ,đầy đủ, có chọn lọc.
+ Vấn đề đưa ra cần được phân tích, đối chứng để rút ra được nhận xét chính xác, khoa học.
2. Vận dụng phương pháp lập bảng hệ thống hóa kiến thức trong một số bài học cụ thể ở lớp 10 và 11 thuộc chương trình lịch sử ở trường phổ thông. 
 Đối với những bài có khối lượng kiến thức dài trong nhiều tiết, đặc biệt là những bài có nhiều mốc thời gian, sự kiện khó nhớ, giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh lập bảng niên biểu hệ thống hóa kiến thức nhằm "tiết kiệm" thời gian học trên lớp,giảm sự "quá tải" trong tiếp thu kiến thức của học sinh, giúp các em hệ thống kiến thức và dễ nhớ.Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh đọc SGK trước ở nhà, thống kê các mốc thời gian, sự kiện cơ bản sau đó đến lớp tiếp tục tìm hiểu và đối chứng với bảng niên biểu của giáo viên hướng dẫn, điều này sẽ phát huy được tinh thần tự giác trong học tập cũng như khả năng tìm tòi,khám phá kiến thức của học sinh.
Khi vận dụng kỹ năng lập bảng hệ thống kiến thức trong dạy học Lịch sử, giáo viên nên sử dụng máy chiếu để trình chiếu về bảng hệ thống kiến thức đã chuẩn bị, nhằm tiết kiệm thời gian ghi bảng, tạo điều kiện cho học sinh đối chiếu, ghi chép một cách dễ dàng, qua đó tạo hứng thú cho các em trong qua trình học.
2.1. Đối với bảng hệ thống niên biểu sự kiện : 
*Ví dụ 1: Ở lớp 10( chương trình cơ bản) khi dạy Phần Lịch sử thế giới cận đại: Chương I- Các cuộc cách mạng tư sản từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII. Ở chương này, học sinh phải học một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Châu Âu và Bắc Mỹ, đặc điểm nổi bật của các bài học là học sinh phải tiếp thu và ghi nhớ qua nhiều ngày tháng, sự kiện ở phần diễn biến. Vì vậy để giảm sự quá tải trong tiếp thu kiến thức và tiết kiệm thời gian học trên lớp, giáo viên có thể vận dụng kỹ năng lập bảng niên biểu sự kiện để hướng dẫn cho học sinh lập bảng về diễn biến của các cuộc cách mạng tư sản theo bảng mẫu sau: 
Bảng hệ thống niên biểu diễn biến cách mạng tư sản Pháp:
Giai đoạn
Sự kiện chính
Kết quả
Giai đoạn I( 14/7/1789-10/8/1792)
Giai đoạn II(10/8/1792-2/6/1793)
Giai đoạn III(2/6/1793-27/7/17940
Giai đoạn IV(27/7/1794-1815)
Với bảng niên biểu về diễn biến của cách mạng tư sản Pháp, giáo viên sẽ giúp cho học sinh tiếp thu một cách ngắn gọn, súc tích về diễn biến của cách mạng qua 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn xác định được sự kiện trọng tâm, có ảnh hưởng đến cục diện của cách mạng. Việc lập bảng cũng giúp cho các em không bị rối khi tiếp thu kiến thức, cũng giảm được tư tưởng "sợ' khi đối diện với một bài học mà có tới 6 trang trong sách giáo khoa trình bày về diễn biến với các con số, ngày tháng, sự kiện dày đặc. 
* Ví dụ 2:Khi dạy bài 21 trong chương trình Lịch sử lớp 11( chương trình cơ bản): Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX.
Bài này học trong 2 tiết với khối lượng kiến thức nhiều: đó là học về các giai đoạn của phong trào Cần Vương, các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần Vương và phong trào nông dân Yên Thế. Nội dung bài học chủ yếu là học về các cuộc khởi nghĩa với phần trình bày về diễn biến chiếm thời lượng lớn, nên giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập bảng niên biểu sự kiện về phong trào Cần Vương và phong trào nông dân Yên Thế. Cụ thể:
- Bảng 1: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần vưong.
STT
Tên cuộc khởi nghĩa
Thời gian
Người lãnh đạo
Hoạt động nổi bật
Ý nghĩa, bài học kinh nghiệm
1
Khởi nghĩa Bãi Sậy
2
Khởi nghĩa Ba Đình
3 
Khởi nghĩa Hương Khê
- Bảng 2: Tóm lược các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
Giai đoạn
Người lãnh đạo
Hoạt động chính
Kết quả
Giai đoạn từ 1884-1892
Giai đoạn từ 1893-1897
Giai đoạn từ 1898-1908
Giai đoạn từ 1909-1913
2.2.Dạng bảng hệ thống hóa kiến thức tổng hợp:
Dạng niên biểu này thường áp dụng cho những bài có nhiều tiết học trải dài theo từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử, hoặc theo từng chương. Bảng hệ thống kiến thức tổng hợp sẽ giúp cho học hệ thống được lượng kiến thức trong thời gian dài, sâu chuỗi được các sự kiện với nhau, từ đó thấy được mối liên hệ giữa các sự kiện, tạo cơ sở để các em có được những nhận xét ,đánh giá đúng đắn về bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử,qua đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và liên hệ đuợc với thực tiễn. 
*Ví dụ 1: Ở lớp 10( chưong trình cơ bản), khi học phần những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XVIII, học sinh phải học ở ba bài 16, 19 và 23. Khoảng cách gữa các bài học khá xa về số tiết, thời gian kéo dài gần nửa học kỳ II, do vậy sẽ xảy ra tình trạng học sinh "quên" kiến thức của bài trước khi học bài sau. Vậy nên giáo viên sử dụng bảng niên biểu tổng hợp để giúp cho học sinh hệ thống được những kiến thức cơ bản về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỷ X-XVIII. Từ đó giúp các em hiểu một cách hệ thống theo trình tự thời gian của lịch sử Việt Nam trong thời kỳ phong kiến về một số vấn đề: 
 - Trong suốt chiều dài của thời kỳ phong kiến, nước ta luôn bị các thế lực pkong kiến Phương Bắc xâm lược.
 - Các triều đại phong kiến Việt Nam đã kết hợp với sức mạnh của nhân dân anh dũng chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược , bảo vệ đất nước.Qua đó hình thành cho các em lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và ý thức được trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong hiện tại. Kính trọnh và biết ơn các anh hùng dân tộc ( Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...), chính họ là những "giấy thông hành" để dân tộc Việt Nam đi ra thế giới, là niềm tự hào để thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha làm rạng danh non sông, đất nước.Cụ thể:
- Bảng hệ thống các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỷ X- XVIII.
STT
Tên cuộc kháng chiến(khởi nghĩa)
Thời gian
Người lãnh đạo
Trận quyết chiến chiến lược
Kết quả,ý nghĩa
1
Kháng chiến chống Tống( Tiền Lê)
2
Kháng chiến chống Tống( Thời Lý)
3
Kháng chiến chống Mông Nguyên
4
Khởi nghĩa Lam Sơn
5
Kháng chiến chốngXiêm
6
Kháng chiến chống Thanh
*Ví dụ 2:Khi học về sự phát triển văn hóa của Việt Nam trong thời kỳ phong kiến(từ thế kỷ X-XVIII) ở chương trình lớp 10, học sinh học ở hai bài 20 và 24. Cả hai bài cung cấp cho học sinh một khối lượng lớn kiến thức về các thành tựu văn hóa trên các lĩnh vực: Giáo dục, Văn học, Nghệ thuật, Khoa học- kỹ thuật, học sinh sẽ gặp kho khăn trong việc ghi nhớ các thành tựu văn hóa. Vậy nên trong phần này, giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh lập bảng hệ thống hóa kiến thức nhằm giúp các em thống kê các thành tựu văn hóa một cách đầy đủ nhưng ngắn gọn, xúc tích. Cụ thể:
-Bảng thống kê các thành tựu văn hóa Việt Nam trong thời kỳ phong kiến từ thế kỷ X-XVIII.
Tên thành tựu
Giai đoạn từ thế kỷ X-XV
Giai đoạn từ thế kỷ XVI-XVIII
Giáo dục
Văn học
Nghệ thuật
Khoa học-kỹ thuật
Với bảng thống kê này, học sinh vừa nắm được kiến thức một cách hệ thống nhưng ngắn gọn, xúc tích, vừa so sánh được thành tựu văn hóa ở hai giai đoạn, qua đó thấy được sự phát triển đa dạng của văn hóa Việt Nam trong thopừi kỳ phong kiến. Điều đó sẽ góp phần giúp cho các em biết trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, có ý thức hơn trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đó, nhất là trong thời kỳ hiện nay, khi xu thế hội nhập về văn hóa đang trở nên mạnh mẽ trên toàn cầu.
Ví dụ 3: Khi học Chương I: Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX trong chương trình Lịch sử 11( cơ bản), học sinh phải 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_phuong_phap_lap_bang_he_thong_hoa_kien_thuc_tr.doc