SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy một số nội dung cụ thể của môn GDCD lớp 10
Từ xưa đến nay, giáo dục bao giờ cũng được coi trọng trong tất cả mọi thể chế xã hội và là điều kiện tiên quyết nếu xã hội ấy muốn thịnh vượng và phát triển. Sách Lễ ký viết: “ Ngọc không giũa không thành đồ, người không học không thành đạo ”. Kinh Lễ viết : “ dựng nước, giữ dân lấy học làm đầu ” ; Quản tử nói : “ Kế hoạch 1 năm không gì bằng trồng lúa, kế hoạch 10 năm không gì bằng trồng cây, kế hoạch trọn đời không gì bằng trồng người”. Tùy theo điều kiện hoàn cảnh lịch sử, điều kiện phát triển thực lực của mình mà quốc gia nào cũng xây dựng cho mình một chiến lược giáo dục gốc rễ và lâu dài.
Nước ta chỉ một tháng sau ngày độc lập, tháng 10/1945 theo chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ giáo dục đã tuyên bố nêu rõ mục đích cao cả, phương pháp của nền giáo dục mới là: “ Tôn trọng nhân phẩm, rèn luyện ý chí, phát triển tài năng của mọi người để phụng sự đoàn thể và góp phần vào cuộc tiến hóa chung của nhân loại. Phương pháp của nền giáo dục mới là xóa bỏ lối học nhồi sọ, hình thức, chú trọng phần thực học, phần học về chuyên môn nghề nghiệp chiếm một vị trí quan trọng, hết sức đề cao tinh thần khoa học nhằm giúp cho học sinh (HS) có lối nhận thức khoa học, phát triển óc phê bình, óc phân tích và “ tổng hợp”, tinh thần sáng tạo và óc thực tế ”. Từ đó, trải qua rất nhiều những biến động của lịch sử, thăng trầm của đất nước, nền giáo dục của nước ta đã thực hiện nhiều chương trình cải cách lớn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Trong đó ngành giáo dục và đào tạo đã chú trọng nhiều hơn đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên (GV), thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy các môn ở trường phổ thông, trong đó môn giáo dục công dân (GDCD) đang từng bước được coi trọng.
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT NGUYỄN HOÀNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO GIẢNG DẠY MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA MÔN GDCD LỚP 10 Người thực hiện: Phạm Ngọc Sơn Chức vụ: Giáo viên SKKN môn: GDCD THANH HÓA NĂM 2018 NỘI DUNG TRANG I. Phần mở đầu 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN 4 2.3. Các giải pháp vận dụng để giải quyết vấn đề 5 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 9 III. Kết luận, kiến nghị 11 3.1. Kết luận 11 3.2. Kiến nghị 11 Tài liệu tham khảo 13 Danh mục các đề tài SKKN đã được xếp loại 14 I. MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài. Từ xưa đến nay, giáo dục bao giờ cũng được coi trọng trong tất cả mọi thể chế xã hội và là điều kiện tiên quyết nếu xã hội ấy muốn thịnh vượng và phát triển. Sách Lễ ký viết: “ Ngọc không giũa không thành đồ, người không học không thành đạo ”. Kinh Lễ viết : “ dựng nước, giữ dân lấy học làm đầu ” ; Quản tử nói : “ Kế hoạch 1 năm không gì bằng trồng lúa, kế hoạch 10 năm không gì bằng trồng cây, kế hoạch trọn đời không gì bằng trồng người”. Tùy theo điều kiện hoàn cảnh lịch sử, điều kiện phát triển thực lực của mình mà quốc gia nào cũng xây dựng cho mình một chiến lược giáo dục gốc rễ và lâu dài. Nước ta chỉ một tháng sau ngày độc lập, tháng 10/1945 theo chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ giáo dục đã tuyên bố nêu rõ mục đích cao cả, phương pháp của nền giáo dục mới là: “ Tôn trọng nhân phẩm, rèn luyện ý chí, phát triển tài năng của mọi người để phụng sự đoàn thể và góp phần vào cuộc tiến hóa chung của nhân loại. Phương pháp của nền giáo dục mới là xóa bỏ lối học nhồi sọ, hình thức, chú trọng phần thực học, phần học về chuyên môn nghề nghiệp chiếm một vị trí quan trọng, hết sức đề cao tinh thần khoa học nhằm giúp cho học sinh (HS) có lối nhận thức khoa học, phát triển óc phê bình, óc phân tích và “ tổng hợp”, tinh thần sáng tạo và óc thực tế ”. Từ đó, trải qua rất nhiều những biến động của lịch sử, thăng trầm của đất nước, nền giáo dục của nước ta đã thực hiện nhiều chương trình cải cách lớn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Trong đó ngành giáo dục và đào tạo đã chú trọng nhiều hơn đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên (GV), thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy các môn ở trường phổ thông, trong đó môn giáo dục công dân (GDCD) đang từng bước được coi trọng. Vấn đề đặt ra ở đây là phải tìm mọi phương pháp tối ưu nhất, để thông qua môn GDCD sẽ góp phần bồi dưỡng nguồn lực con người phát triển cao về mặt trí tuệ, cường tráng về thể chất, hướng các em thấy được cơ sở, cách thức hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa (XHCN) “ vừa hồng vừa chuyên”. Việc phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm cho HS là một quá trình được tiến hành một cách lâu dài và thường xuyên. Vì vậy, phẩm chất và năng lực người thầy cùng với phương pháp giáo dục phù hợp đóng vai trò quan trọng có tác dụng tích cực đối với quá trình giáo dục HS. Nhưng hiện nay, chất lượng dạy và học môn GDCD ở trường phổ thông còn chưa cao. Có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân cơ bản là do đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm còn yếu. Phương pháp giảng dạy môn GDCD lại chủ yếu là phương pháp truyền thống, truyền đạt một chiều, thầy đọc trò chép, HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của HS. Ngày nay, đất nước ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ từng ngày, từng giờ, đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải đào tạo lớp người trẻ năng động, sáng tạo, nhạy bén, thích ứng nhanh. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy học, giáo dục của người thầy. Thực hiện những chủ trương của Đảng và nhà nước, phương pháp dạy học tích cực được đưa vào giảng dạy trong các môn học ở trường phổ thông nói chung và môn GDCD nói riêng như là một yếu tố quan trọng trong cải cách giáo dục ở nước ta. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn GDCD dưới sự hướng dẫn, gợi ý, tổ chức của người thầy sẽ giúp cho HS tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới, hình thành phát triển nhân cách, phẩm chất tốt đẹp. Đó sẽ là những công dân tương lai, những người lao động mới phát triển hài hoà trên tất cả các mặt Đức dục, Trí dục, Mỹ dục, Thể dục, lao động; những người sẽ xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD ở trường phổ thông. Quá trình vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn GDCD lớp 10 nói riêng và môn GDCD nói chung ở trường phổ thông cần được tìm hiểu, nghiên cứu, từ đó có những nhận xét, đánh giá, tổng kết rút ra kinh nghiệm và được sử dụng rộng rãi. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “ Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy một số nội dung cụ thể của môn GDCD lớp 10”. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần làm rõ hơn lý luận về một số phương pháp dạy học tích cực và vận dụng nó trong dạy học môn GDCD lớp 10. Mong muốn tìm ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD lớp 10 nói riêng và môn GDCD nói chung ở trường trung học phổ thông . Mục đích nghiên cứu. Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu các phương pháp dạy học thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề vào tổ chức dạy học một số nội dung cụ thể của môn GDCD lớp 10, góp phần nâng cao việc vận dụng các phương pháp dạy học vào tổ chức dạy và học môn GDCD; đồng thời làm tư liệu tham khảo cho cho quá trình dạy học môn GDCD lớp 10. 1.3 Đối tượng nghiên cứu. - Nghiên cứu lý luận chung về một số phương pháp dạy học tích cực. Từ đó rút ra nhận xét, đánh giá góp phần nâng cao công tác giảng dạy môn GDCD lớp 10 ở trường THPT. - Vận dụng các phương pháp : thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề vào giảng dạy một số nội dung cụ thể của chương trình môn GDCD lớp 10 gồm: Phần kiến thức “Nhân phẩm” trong “bài 11. Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học”; đơn vị kiến thức “Hôn nhân” và “ Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm các thành viên” trong “bài 12. Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình”; đơn vị kiến thức “ cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với dời sống con người” và phần kiến thức “ Hòa nhập” trong “ bài 13. Công dân với cộng đồng”. 1.4 Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp: được thể hiện qua việc tổng hợp các tài liệu, sách báo có liên quan đến nội dung đề tài. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục : thế hiện ở việc tìm hiểu, nghiên cứu rút ra những nhận xét, đánh giá, kinh nghiệm. - phương pháp logic II- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Là một môn khoa học xã hội, môn GDCD cùng với tất cả các môn học khác, nó góp phần hình thành và phát triển dần dần nhân cách, năng lực, phẩm chất. Khác với môn khoa học khác môn GDCD góp phần đào tạo những người lao động mới, vừa có tri thức khoa học, vừa có đạo đức, vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, có phẩm chất chính trị, tư tưởng, vừa có ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, với gia đình và đối với bản thân mình, nó gắn liền với đường lối xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Môn GDCD có nhiệm vụ góp phần đào tạo học sinh thành những người lao động mới, hình thành những phẩm chất tốt đẹp, tích cực của người công dân tương lai có thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tiên tiến, có đạo đức trong sáng, ra sức thực hiện đường lối, nhiệm vụ cách mạng đúng đắn của Đảng và nhà nước, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Việc giáo dục phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức cho học sinh do tất cả các môn học, các hình thức giáo dục của nhà trường thực hiện. Song môn GDCD có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc giáo dục đó, nó có thể trực tiếp giáo dục cho học sinh những tri thức về thế giới quan một cách tương đối có hệ thống, toàn diện. Giúp cho học sinh hiểu đúng quy luật phát triển tất yếu của tự nhiên, của xã hội và của tư duy; giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn cuộc sống của cá nhân và cộng đồng phải phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển của lịch sử xã hội, biết sống trong điều kiện cụ thể của bản thân, gia đình và xã hội, luôn có ý thức vươn tới những cái đẹp. Trên cơ sở những tri thức đó, học sinh sẽ dần hình thành những quan điểm mới, những khuynh hướng tư tưởng mới, động cơ, hoài bão, lòng tin và hành vi tốt đẹp của con người. Đồng thời, thông qua tri thức của môn GDCD sẽ hình thành từng bước phương pháp nhận thức, tư duy khoa học và phương pháp hành động đúng quy luật khách quan. Đặc biệt trong thời đại ngày nay việc định hướng đúng đắn suy nghĩ và do đó, việc định hướng đúng trong hành động có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi cá nhân. -Với phương pháp dạy học truyền thống là những cách dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản, phương pháp dạy học này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là “kho tri thức “ sống, học sinh là người lắng nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Với phương dạy học truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Như vậy, phương pháp dạy học truyền thống chủ yếu là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học, do đó kỹ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế. - Ngược lại, phương pháp dạy học tích cực xuất hiện ở các nước phương tây từ đầu thế kỷ XX và được phát triển mạnh từ sau nửa thế kỷ, ảnh hưởng sâu rộng tới các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đó là cách thức dạy học theo lối phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Ở đó giáo viên là người giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm, giải quyết các vấn đề, các bài toán, những thực tế thường gặp trong cuộc sống. - Dạy học theo phương pháp dạy học tích cực , giáo viên là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của học sinh; từ đó hệ thống hóa các vấn đề, tổng kết bài học, khắc sâu những tri thức cần nắm vững. Ưu điểm của phương pháp dạy học này là rất chú trọng kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học. - Phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy giáo viên không chỉ nhằm mục đích truyền thụ tri thức mới cho người học mà thông qua đó xây dựng phương pháp tư duy khoa học, hình thành và phát triển năng lực nắm bắt những thành tựu mới của khoa học và vận dụng chúng vào thực tiễn. Đó chính là việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy cho học sinh tìm ra chân lý. Cốt lõi của phương pháp dạy học tích cực là hướng đến hoạt động học tập một cách chủ động chống lại thói quen học tập theo lối thụ động. Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đang có những biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc; khi mọi mặt của đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa sâu sắc thì tri thức khoa học của loài người nhờ đó cũng được bổ sung, nhận thức của con người cũng ngày càng phát triển. Đất nước ta hiện nay đang có những biến đổi toàn diện thì vị trí của môn GDCD ngày càng trở nên quan trọng, chính vì thế nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy trong nhà trường phải ngày càng đổi mới. Vì vậy, nếu nhà giáo dục chỉ sử dụng phương pháp dạy học truyền thống trong giảng dạy các môn học nói chung và môn GDCD nói riêng, sẽ không thể giúp người học có đầy đủ năng lực tiếp thu những tri thức khoa học mới và ngày càng nhiều; học sinh rất khó có thể áp dụng những tri thức khoa học được học vào thực tiễn đời sống xã hội. Do đó, việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào môn GDCD là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình nâng cao chất lượng dạy và học. 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi luôn tìm tòi, suy nghĩ vận dụng những kinh nghiệm từ thực tiễn , những phương pháp những cách thứclàm thế nào để dạy học đạt kết quả cao nhất, gây hứng thú cho HS nhằm giúp các em khắc sâu kiến thức đã học đồng thời biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Tôi nhận thấy rằng, trong những năm học trước đây,người giáo viên dạy theo phương pháp truyền thống “ Thầy đọc trò chép” .Với cách học như vậy sẽ không đem lại kết quả như mong muốn, không khắc sâu được kiến thức cơ bản nên khi áp dụng vào kiểm tra các em sẽ mau quên, kết quả làm bài thấp. Xuất phát từ thực tiễn dạy học như vậy và từ chính kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy rằng với sự phát triển như vũ bão của KHCN hiện nay cần đào tạo con người một cách toàn diện. Muốn vậy,các em phải hứng thú say mê trong học tập. Để làm được điều đó, bản thân giáo viên phải kích thích năng lực tư duy sáng tạo của HS qua các bài học bằng các phương pháp mới. Chính vì vậy, tôi đã chọn phương pháp giảng dạy này làm đề tài nghiên cứu của mình. 2.3 Các giải pháp đã vận dụng để giải quyết vấn đề. Bài 11. Một số phạm trù đạo đức cơ bản của đạo đức học (2 tiết) Vận dụng phương pháp giải quyết vấn đề vào giảng dạy phần kiến thức “ Nhân phẩm”. + Đặc trưng kiến thức. Đây là một trong những khái niệm đạo đức căn bản của đạo đức học, gần gũi với học sinh. Tuy nhiên để phát huy tính tích cực của học sinh giáo viên nên dẫn dắt học sinh tiếp cận kiến thức cụ thể bằng phương pháp giải quyết vấn đề, từ đó giúp học sinh giải quyết vấn đề cụ thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. + Vận dụng như sau: - Giáo viên chuyển ý từ phần kiến thức trước sang phần kiến thức “ nhân phẩm”. Giáo viên nêu tình huống có vấn đề: “ Tan học ra cổng trường A và B nhặt được một chiếc cặp trong đó có tiền và một số giấy tờ, sách vở. Bạn A đưa ra ý kiến là mang chiếc cặp nộp lại cho cô hiệu trưởng để cô tìm người trả lại. Bạn B lại cho rằng không cần đưa đi nộp cho cô, mình lấy tiền rồi vứt cặp đi ai mà tìm thấy được”. - Sau đó giáo viên nêu câu hỏi: Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao? Nếu em là người nhặt được chiếc cặp đó, em sẽ làm gì? Học sinh cả lớp phát biểu đưa ra các ý kiến trả lời. Sau đó giáo viên nhận xét các ý kiến. Từ đó tạo biểu tượng về khái niệm Nhân phẩm bằng cách giải thích từ. Giáo viên kết hợp giảng giải khái niệm Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi người có được. Nó là phạm trù nói đến giá trị làm người, con người nhân phẩm là con người có đạo đức, là sản phẩm của quá trình giáo dục và tự giáo dục. Trong thức tế, nhìn chung mọi người đều có ý thức quan tâm và giữ gìn nhân phẩm của mình, trừ một số kẻ xấu xa coi thường nhân phẩm của chính mình để đạt được một mục đích thấp hèn nào đó. Khi giảng giải khái niệm, giáo viên cần chú ý nhấn mạnh tính khách quan và chủ quan của nhân phẩm. Giáo viên chỉ cho học sinh thấy rõ người có nhân phẩm bao giờ cung là người có văn hóa, do đó được xã hội, cộng đồng đánh giá cao và kính trọng. Giáo viên có thể nêu một số câu ca dao, tục ngữ thể hiện con người có nhân phẩm và biết giữ gìn nhân phẩm. Giáo viên tiếp tục giảng giải cho học sinh hiểu người có nhân phẩm là người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần, luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và mọi người, biết tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tốt đẹp, tiến bộ. Vận dụng phương pháp đóng vai vào giảng dạy phần kiến thức “ Danh dự ”. - Trước hết GV tạo biểu tượng bằng cách giải thích từ “danh” và “dự”. Khi giảng giải khái niệm GV nhấn mạnh cho HS hiểu được Danh dự giống như tờ giấy chứng nhận giá trị làm người của con người. Người có danh dự luôn chịu trách nhiệm trước mọi người, các hành vi của bản thân. Để có Danh dự thì mỗi cá nhân phải rèn luyện, kiên trì để tạo ra giá trị cho bản thân mình, khi được xã hội công nhận thì cá nhân phải biết giữ gìn. - GV nhấn mạnh khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ Danh dự của mình thì người đó được coi là có lòng tự trọng. - GV dẫn dắt HS đi đến khái niệm tự trọng và tự ái, phân biệt 2 khái niệm này, sau đó yêu cầu HS lấy ví dụ. - Để khắc sâu kiến thức phần này, GV cho các em tham gia trò chơi đóng vai. Tình huống đóng vai như sau: Tình huống 1: Trong giờ kiểm tra toán, bạn A loay hoay không tìm ra kết quả. Bạn B đã đưa bài cho bạn A chép, bạn A suy nghĩ không biết có nên chép hay không? Tình huống 2: từ chiến trường trở về chú A được phân công làm cán bộ tổ chức. Có người đã biếu chú tiền để xin việc làm - GV chia nhóm đóng vai, HS chuẩn bị lời thoại, phân vai sau đó tiến hành diễn kịch. - Cả lớp theo dõi, nhận xét, sau đó Gv đặt câu hỏi: 1) Em có đồng tình với cách xử lý trong tình huống trên không? Vì sao? 2) Nếu là em, em sẽ xử lý như thế nào trong tình huống đó? Em học được gì qua 2 tình huống trên? GV nhận xét, bổ sung qua các ý kiến của HS. GV đánh giá, tuyên dương các vai diễn và giúp HS rút ra bài học. GV chuyển ý sang phần kiến thức tiếp theo. Bài 12. Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (2 tiết) Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào giảng dạy đơn vị kiến thức “ Hôn nhân”. + Đặc trưng kiến thức Đây là phần kiến thức tuy chưa thật gần gũi với học sinh nhưng các em đang ở độ tuổi tiền hôn nhân. Vì vậy, sử dụng phương pháp thảo luận nhóm sẽ giúp trang bị cho các em những kiến thức về hôn nhân, chế độ hôn nhân của nước ta quy định như thế nào? + Vận dụng như sau: Giáo viên chuyển ý từ nội dung kiến thức “tình yêu chân chính”: tình yêu chân chính sẽ dẫn tới hôn nhân, hôn nhân được đánh dấu bằng sự kiện kết hôn. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thảo luận. Giáo viên chia nhóm thảo luận, vị trí ngồi, thời gian thảo luận, sau đó đưa câu hỏi, tình huống cho học sinh thảo luận. Nhóm 1: Chưa tốt nghiệp phổ thông, 16 tuổi An đã lên xe hoa về nhà chồng, chồng An là T
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_vao_giang_day_mot.doc