SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực để rèn luyện kỹ năng tự chủ cho học sinh lớp chủ nhiệm

SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực để rèn luyện kỹ năng tự chủ cho học sinh lớp chủ nhiệm

Công tác chủ nhiệm lớp ở bậc học phổ thông là một công tác rất cần thiết và rất

quan trọng đối với bất cứ nền giáo dục thuộc một quốc gia nào trên thế giới, đặc biệt là đối với nền giáo dục đang phát triển trong thời mở cửa với nền kinh tế thị trường như Việt Nam hiện nay. Trong công tác chủ nhiệm lớp thì việc xây dựng được một tổ chức lớp có khả năng tự chủ là yêu cầu đầu tiên để xây dựng một tập thể lớp duy trì và phát huy được tinh thần đoàn kết, giúp học sinh chủ động trong việc học tập đến chủ động trong cuộc sống của mình, đông thời đó cũng là cách giáo viên khơi gợi cho mỗi cá nhân học sinh có điều kiện thuận lợi để phát huy năng lực bản thân, phát triển toàn diện, đặc biệt là với học sinh ở bậc học THPT. Vì đây là bậc học mà học sinh ở lứa tuổi từ 16 – 18, lứa tuổi cận kề sự trưởng thành, những nhận thức và định hướng của cuộc đời được hình thành và quyết định chủ yếu ở giai đoạn này. Việc giáo dục khả năng tự chủ cho học sinh là điều vô cùng quan trong và phù hợp với tình hình phát triển của xã hội hiện nay.

 Tuy nhiên nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác xây dựng, tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động để rèn luyện được cho các em kỹ năng tự chủ chưa phải bao giờ, ở đâu, với ai cũng được đề cao coi trọng, vì theo quan điểm giáo dục từ xưa tới nay mọi sự phát triển của học sinh ở nhà thì do cha mẹ định hướng, ở trường thì do thầy cô vì thế các em gần như thụ động từ trong học tập đến cuộc sống. Để giúp lớp học sinh lớp chủ nhiệm hình thành tự chủ là một kỹ năng góp phần hình thành môi trường giáo dục toàn diện cho học sinh đòi hỏi nhiều tâm huyết, công sức, trí tuệ của giáo viên chủ nhiệm lớp. Thực tế cần có sự thay đổi trong quan điểm giáo dục từ cấp quản lý, sự trao đổi, bàn bạc trong đội ngũ giáo viên phổ thông về kinh nghiệm làm chủ nhiệm lớp nói chung và kinh nghiệm phát huy hiệu quả của việc rèn luyện khả năng tự chủ cho học sinh trong lớp chủ nhiệm nói riêng.

 

doc 23 trang thuychi01 8291
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực để rèn luyện kỹ năng tự chủ cho học sinh lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGA SƠN
 ----------***----------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ CHỦ CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM
Họ và tên:
Chức vụ:
: Nguyễn Thị Hà
: Giáo viên 
SKKN thuộc lĩnh vực: Chủ nhiệm
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
I. Mở đầu..1
1.1. Lý do chọn đề tài1
1.2. Mục đích nghiên cứu..2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.3
1.4. Phương pháp nghiên cứu5
1.5. Những điểm mới của SKKN..5
II. Nội dung..5
2.1. Cơ sở lí luận6
2.1.1 Phương pháp dạy học tích cực..6
2.1.2 Kỹ năng tự chủ.7
2.2. Thực trạng vấn đề..7
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề...8
2.3.1 Phương pháp “trao quyền" ..8
2.3.2 Phương pháp “nghiên cứu tình huống” .11
2.2.3 Phương pháp làm việc nhóm..14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.17
III. Kết luận, kiến nghị..19
3.1. Kết luận19
3.2 Kiến nghị.......19
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
I. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Công tác chủ nhiệm lớp ở bậc học phổ thông là một công tác rất cần thiết và rất 
quan trọng đối với bất cứ nền giáo dục thuộc một quốc gia nào trên thế giới, đặc biệt là đối với nền giáo dục đang phát triển trong thời mở cửa với nền kinh tế thị trường như Việt Nam hiện nay. Trong công tác chủ nhiệm lớp thì việc xây dựng được một tổ chức lớp có khả năng tự chủ là yêu cầu đầu tiên để xây dựng một tập thể lớp duy trì và phát huy được tinh thần đoàn kết, giúp học sinh chủ động trong việc học tập đến chủ động trong cuộc sống của mình, đông thời đó cũng là cách giáo viên khơi gợi cho mỗi cá nhân học sinh có điều kiện thuận lợi để phát huy năng lực bản thân, phát triển toàn diện, đặc biệt là với học sinh ở bậc học THPT. Vì đây là bậc học mà học sinh ở lứa tuổi từ 16 – 18, lứa tuổi cận kề sự trưởng thành, những nhận thức và định hướng của cuộc đời được hình thành và quyết định chủ yếu ở giai đoạn này. Việc giáo dục khả năng tự chủ cho học sinh là điều vô cùng quan trong và phù hợp với tình hình phát triển của xã hội hiện nay.
 Tuy nhiên nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác xây dựng, tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động để rèn luyện được cho các em kỹ năng tự chủ chưa phải bao giờ, ở đâu, với ai cũng được đề cao coi trọng, vì theo quan điểm giáo dục từ xưa tới nay mọi sự phát triển của học sinh ở nhà thì do cha mẹ định hướng, ở trường thì do thầy cô vì thế các em gần như thụ động từ trong học tập đến cuộc sống. Để giúp lớp học sinh lớp chủ nhiệm hình thành tự chủ là một kỹ năng góp phần hình thành môi trường giáo dục toàn diện cho học sinh đòi hỏi nhiều tâm huyết, công sức, trí tuệ  của giáo viên chủ nhiệm lớp. Thực tế cần có sự thay đổi trong quan điểm giáo dục từ cấp quản lý, sự trao đổi, bàn bạc trong đội ngũ giáo viên phổ thông về kinh nghiệm làm chủ nhiệm lớp nói chung và kinh nghiệm phát huy hiệu quả của việc rèn luyện khả năng tự chủ cho học sinh trong lớp chủ nhiệm nói riêng.
 Đó chính là lí do khiến tôi chọn đề tài:“ Vận dụng phương pháp dạy học tích cực để rèn luyện kỹ năng tự chủ cho học sinh lớp chủ nhiệm”
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Sáng kiến kinh nghiệm này cung cấp kinh nghiệm riêng trong việc tổ chức, hướng dẫn, quản lý và phát huy được khả năng của học sinh để làm tốt và có hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp.
- Giúp giáo viên chủ nhiệm lớp ở bậc học phổ thông nhận hiểu rõ hơn vì sao phải rèn luyện tính tự chủ bởi đó là yếu tố đầu tiên chìa khóa cho việc dạy người để dạy chữ. Đồng thời tôi muốn qua sáng kiến kinh nghiệm này nói lên những kinh nghiệm của bản thân khi tổ chức, hướng dẫn, cho học sinh phát huy tính tự chủ đã mang lại hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp để các thầy cô giáo đồng nghiệp cùng xem xét, bàn bạc trao đổi những mong có thể ứng dụng thực tiễn góp phần nhỏ bé làm tăng chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và làm cho công tác chủ nhiệm lớp đạt hiểu quả cao hơn. 
- Rèn luyện kỹ năng tực chủ để học sinh có cơ hội để phát huy năng lực bản thân, tự chủ trong học tập cũng như trong cuộc sống phù hợp với xu hướng giáo dục hiện đại “tự chủ - tự tin – tự học”.
- Người viết cũng mong muốn nhận được những ý kiến phản hồi, những đánh giá, trao đổi của quý thầy cô đồng nghiệp để cùng hoàn thiện hơn nữa đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài thực hiện cụ thể trên công tác chủ nhiệm của bản thân tôi trong nhiều năm liên tục trên cương vị một giáo viên bậc học phổ thông. 
- Việc vận dụng và khảo sát kết quả cụ thể được thực hiện ở các lớp mà tôi đã chủ nhiệm, các lớp của các thầy cô giáo đồng nghiệp tại trường THPT Nga Sơn.
- Đề tài này tôi vận dụng cụ thể cho công tác chủ nhiệm lớp 11C năm học 2018 – 2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm này, người viết đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: 
- Phương pháp thực nghiệm: trực tiếp vận dụng phương pháp tổ chức, hướng dẫn, cho học sinh quyền tự chọn và xử lý các tình huống.
- Phương pháp khảo sát: khảo sát việc vận dụng phương pháp tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào vào việc chủ nhiệm lớp của một số đồng nghiệp cùng trường. 
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh, đối chiếu kết quả của hai khóa chủ nhiệm gần nhất, một khóa giáo viên chủ nhiệm định hướng mọi nhiệm vụ với một khóa giáo viên chủ nhiệm để học sinh được tự chủ
- Phương pháp điều tra, thống kê : thực hiện điều tra thái độ,cảm nhận và đánh giá của học sinh khi các em được tự chủ với khi các em bị sắp đặt theo định hướng.
1.5. Những điểm mới của SKKN
- Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này trên cơ sở của việc thay đổi quan điểm giáo dục, từ truyền thống sang hiện đại: Lấy người học làm trung tâm của quá trình giáo dục.
- Giáo dục cho học sinh có kỹ năng tự chủ từ trong cuộc sống đến trong học tập, học sinh là người quyết định và tự chịu trách nhiệm trước quyết định của mình.
- Khuyến khích và tìm ra được ưu thế của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện.
II. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1 Phương pháp dạy học tích cực
 Phương pháp dạy học tích cực ( PPDH tích cực ) là một thuật ngữ rút gọn , được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo của người học.
“Tích cực” trong PPDH – tích cực được dùng với tức là hoạt động , chủ động , trái nghĩa với không hoạt động , thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.
 Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong công tác chủ nhiệm nghĩa là phát huy tính chủ động, tôn trọng quyền làm chủ của học sinh trong quá trình hình thành nhân cách và năng lực ở đó giáo viên là người cố vấn, gia sư hoặc dẫn dắt và gợi mở chứ không áp đặt lấy suy nghĩ và quan niệm của mình để ép học sinh phải làm theo. Vì vậy vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong công tác chủ nhiệm sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc giáo dục toàn diện, là chìa khóa mở “dạy Người để dạy chữ” đồng thời giúp học sinh chủ động trong học tập cũng như trong cuộc sống, trở thành những con người của thời đại mới: “Tự chủ - tự tin – tự học” đáp ứng yêu cầu xã hội.
Mô hình giáo dục truyền thống và hiện đại:
2.1.2 Kỹ năng tự chủ
- Khái niệm tự chủ: Tự chủ là làm chủ bản thân.
Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống.
- Ví dụ: Chẳng hạn khi ai đó khiêu khích, chọc bạn nóng giận thì tính tự chủ của bạn được thể hiện ở việc biết kiềm nén cảm xúc để cư xử bình tĩnh.
+ Nói không với bất kì sự rủ rê làm những hành vi xấu nào như nhận hối lộ , ăn trộm khi đang gặp hoàn cảnh khó khăn, không số đông để ăn hiếp kẻ khác....
+ Có bản lĩnh trước mọi thử thách , khó khăn...
 Nhấn mạnh vai trò làm chủ lớp học của học sinh, tôi cho rằng mỗi học sinh cần được phát huy tính dân chủ của mình, tự thảo ra những quy tắc cần thiết để duy trì môi trường mong đợi (hòa bình, yêu thương, đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau) Học sinh được tập luyện lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác, cùng chia sẻ, phân tích, tìm hiểu nguyên nhân, lựa chọn các giải pháp và thống nhất hệ quả tương ứng cho những hành vi không phù hợp. Trong xu thế xã hội ngày càng phát triển, vấn đề tự chủ cho học sinh trong nhà trường lại càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Tự chủ cần phải trở thành một trong những kỹ năng quan trọng số một của giáo dục, năng lực trong mỗi cá nhân. Bản thân học sinh cần phải làm quen và hình thành một năng lực làm chủ chủ động xử lý trước mọi tình huống từ đơn giản đến phức tạp và hoàn toàn thích nghi với thời đại. Cho nên, việc rèn luyện khả năng tự chủ cho HS THPT là một vấn đề cần thiết mang tính chiến lược lâu dài trong công tác giáo dục.
2.2. Thực trạng vấn đề 
 Bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay với những tác động tích cực và tiêu cực đan xen khiến trẻ luôn luôn phải có sự lựa chọn, phải đương đầu với những áp lực, thử thách, nếu không được hướng dẫn, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực như nghiện hút, bạo lực, ăn chơi sa đoạ. Giáo dục kĩ năng sống giúp các em ứng phó với những vấn đề của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông như phòng tránh lạm dụng game, phòng tránh rủi ro trong quan hệ giới tính, phòng tránh sử dung chất gây nghiện, phòng tránh bạo lực học đường. Mục tiêu giáo dục kĩ năng tự chủ cho học sinh trung học thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông theo yêu cầu mới gắn 4 trụ cột của thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống. 
 Bức tranh toàn cảnh về công tác chủ nhiệm ở trường phổ thông nói chung, trường THTP Nga Sơn nói riêng có vai trò rất quan trọng cho chất lượng giáo dục toàn diện. Nhận thức rõ tầm quan trọng nhiều giáo viên chủ nhiệm rất tận tâm tận tụy với công tác chủ nhiệm song vẫn chưa nhận được kết quả như mong muốn nhất là ở các lớp có nhiều đối tượng học sinh thường yếu về học lực cũng như yếu về các kỹ năng khác.
 Thêm vào đó xuất phát từ việc giáo dục đối tượng học sinh THPT, các em đang ở giai đoạn 2 của tuổi thanh niên, về đặc điểm tâm sinh lý rất phức tạp, thích thể hiện, làm ngược, thậm chí là nổi loạn Nếu người làm giáo dục không hiểu về đặc điểm lứa tuổi càng áp đặt quan điểm của mình thì càng nhận được sự thất vọng. Vì vậy rất nhiều giáo viên đã gặp khó khăn khi làm công tác chủ nhiệm ở bậc THPT không như giáo viên mong muốn thậm chí dẫn đến sự mâu thuẫn giữa giáo viên và học sinh, dễ có tâm lý buông xuôi, còn ở học sinh sẽ có tâm lý chán nản bởi lúc nào cũng bị ép buộc sẽ dẫn đến sự thụ động, ỷ lại phụ thuộc vì các em luôn bị “đặt đâu phải ngồi đấy”
 Xuất phát từ thực trạng này tôi muốn thay đổi cách làm từ công tác chủ nhiệm của mình rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự chủ, tự chủ ra quyết định, tự chủ lựa chọn giải pháp, tự chủ chịu trách nhiệm trong học tập cũng như trong cuộc sống.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Phương pháp “trao quyền" 
 Trao quyền nghĩa là “đưa quyền lực vào tay ai đó”, đồng thời có nghĩa là “thu hút sức lực và nhiệt huyết” từ họ.
 Lý thuyết giáo dục hiện nay, một khái niệm nổi bật: trao quyền cho trò – trò đóng vai tích cực chủ động trong quá trình học, trong tiếp cận tri thức, trò làm chủ tri thức để phát triển, để khẳng định bản thể của mình. 
 Trong công tác chủ nhiệm trao quyền có ý nghĩa như thế nào? Đó là cách tốt nhất để đạt tới mục đích “dạy học” – chữ dạy học ở đây được để trong dấu ngoặc vì dần dần, với trào lưu giáo dục mới trường không là nơi thầy dạy trò mà là nơi trò học với sự tiếp tay của thầy – thầy là người giúp trò đi tới đích. Chính vì vậy công tác chủ nhiệm đặc biệt cần tới phương pháp này hãy trao quyền cho học sinh: quyền đưa ý kiến, quyền quyết định, quyền góp ý, quyền tham mưuGiáo viên chủ nhiệm tuyệt đối không áp đặt khi đưa ra một quyết định hãy trao cho học sinh quyền tự chủ để tự quyết, thể hiện niềm tin bằng sự động viên khích lệ để học sinh thấy rằng mình được tôn trọng, được thể hiện chính kiến riêng của mình và ngược lại giáo viên sẽ nhận lại được rất nhiều ý kiến tạo môi trường dân chủ. Đó là sự hợp tác có ý nghĩa cho quá trình giáo dục. 
 Ví dụ cụ thể: Trong đợt hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11 tôi đã khá đau đầu để chọn một tiết mục văn nghệ cho học sinh lớp chủ nhiệm biểu diễn nhưng khi tôi đưa ra các bài hát thì ngay lập tức các em có vẻ không hào hứng với các bài hát đã tôi chọn và các em buộc phải tập luyện theo ý của GVCN, tôi quan sát sau một vài buổi tập văn nghệ và thấy học sinh không hứng thú với tiết mục mình đã chọn, tập luyện khiên cưỡng, tâm lý uể oải. Tôi băn khoăn về tiết mục chỉ định của mình chọn: hay và đúng chủ đề nhưng vì sao các em không hào hứng? Sau đó tôi họp đội văn nghệ và quyết định thay đổi. Các em hãy tự chọn một tiết mục phù hợp với chủ đề chủ đề vừa phù hợp với lứa tuổi và thời đại của các em, lập tức nhiều tiết mục được giới thiệu và tôi khá bất ngờ vì sự hiểu biết âm nhạc của học sinh lớp mình và kết quả là lớp tôi đã có một tiết mục văn nghệ ấn tượng, xuất sắc trong đợt thi đua. 
 (Ảnh tham gia hội diễn văn nghệ 20.11.2018 lớp 11C)
 Bài học: Tôi nhận ra rằng GVCN không nên giữ quan điểm cũ của giáo dục là lấy người thầy là trung tâm thay vào đó hãy trao quyền cho học sinh trong những phạm vi có thể, đó là sự tôn trọng đồng thời cũng có nghĩa là sự thu hút sức lực và nhiệt huyết. Ở lớp chủ nhiệm của mình tôi luôn “trao quyền”, đặt niềm tin vào mỗi học sinh, chính vì tạo được môi trường bình đẳng và thấy mình được tôn trọng nên các em luôn có ý thức tự giác trong các hoạt động chung, sẵn sàng đưa ra ý kiến của mình nếu thấy hợp lý sẽ được các bạn thống nhất và lựa chọn, khi GVCN không đến lớp các em vẫn chủ động với các công việc chung của lớp.
 Tuy nhiên “trao quyền” không có nghĩa là GVCN không kiểm soát các hoạt động của học sinh hoặc là chấp nhận mọi ý kiến mà GV phải lựa chọn tìm ra điểm chung nhất, đúng nhất.
 Hãy tạo ra một môi trường học tập mà để học sinh có thể giao tiếp hai chiều với GV bằng cách lắng nghe. Học sinh sẽ biết cách tự tìm cho mình câu trả lời hay tự đưa ra các giải pháp. Khi học sinh trình bày một vấn đề khó khăn, hãy hỏi các em nên giải quyết vấn đề này như thế nào hoặc có đề xuất gì. Có vậy học sinh sẽ có cơ hội để thể hiện sự hiểu biết của mình và phát triển bản thân.
2.3.2 Phương pháp “nghiên cứu tình huống” 
 “Tình huống là một câu chuyện, có cốt chuyện và nhân vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và thường là hành động chưa hoàn chỉnh. Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết, chuyển nét sống động và phức tạp của đời thực vào lớp học” 
 Phương pháp rèn luyện kỹ năng tự chủ bằng tình huống là đưa ra các tình huống (có thật hoặc hư cấu) chứa đựng mục đích giáo dục để học sinh có bối cảnh trải nghiệm, có điều kiện đưa ra các ý kiến cá nhân, qua đó phát huy tính tích cực của học sinh trong việc tự phân tích tìm đường đi đến chân lý, kỹ năng, tình cảm, thái độ mà học sinh thu nhận được trở thành chính kiến của các em tự nhận thức, không bị áp đặt bởi giáo viên.
 Các tình huống được đặt ra do GVCN lựa chọn hoặc giao cho các tổ xây dựng và sau đó cho các em tự thảo luận. Yêu cầu của các tình huống là phải có tính thực tế sát thực với cuộc sống của các em, theo chủ đề giáo dục, các tình huống đặt ra theo mức độ phức tạp tăng dần, không trùng lặp. Hãy sử dụng thời gian các buổi sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần cho học sinh thảo luận và giải quyết tình huống. Đây là một phương pháp rèn luyện kỹ năng tự chủ cho học sinh rất hiệu quả. 
 Những tình huống như là: 
- Giả sử em rất thích thi vào trường đại học mà em thích, nhưng bố mẹ em không đồng ý. Em sẽ làm gì? Tại sao em lại quyết định như vậy.
- Khi em nói dối?.
- Vào ngày của mẹ, em lướt trên Facebook, Zalo em thấy rất nhiều lời chúc mừng mẹ trên Facebook. Vậy còn em, em sẽ làm gì? Cách thể hiện tình cảm của em với mẹ như thế nào?
 Phương pháp trên được tiến hành theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Nhận biết vấn đề
Trong bước này GV đặt tình huống, giúp HS nhận biết được vấn đề để đạt yêu cầu, mục đích đặt ra. Do đó, vấn đề ở đây cần được trình bày rõ ràng, dễ hiểu phù hợp đối với HS.
Bước 2: Tìm phương án giải quyết
Để tìm ra các phương án GQVĐ, HS cần so sánh, liên hệ với cách GQVĐ tương tự hay kinh nghiệm đã có cũng như tìm phương án giải quyết mới. Các phương án giải quyết đã tìm ra cần được sắp xếp, hệ thống hóa để xử lí ở giai đoạn tiếp theo. Khi có khó khăn hoặc không tìm được phương án giải quyết thì cần quay trở lại việc nhận biết vấn đề để kiểm tra lại và hiểu vấn đề.
Bước 3: Quyết định phương án giải quyết
HS cần quyết định phương án GQ, khi tìm được phải phân tích, so sánh, đánh giá xem có thực hiện được việc GQVĐ hay không. Nếu có nhiều phương án giải quyết thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu. Nếu các phương án đã đề xuất mà không giải quyết được vấn đề thì tìm kiếm phương án giải quyết khác. Khi quyết định được phương án thích hợp là đã kết thúc việc GQVĐ.
 Rèn luyện kỹ năng tự chủ cho học sinh bằng việc sử dụng phương pháp “nghiên cứu tình huống” trong công tác chủ nhiệm, đây là phương pháp có thể kích thích ở mức cao nhất sự tham gia tích cực của học sinh, phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đánh giá, dự đoán, kỹ năng giao tiếp như nghe nói trình bàycho phép phát hiện ra những giải pháp cho những tình huống phức tạp từ đó chủ động điều chỉnh được các nhận thức, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh mà các em sẽ gặp trong cuộc sống. Như vậy phương pháp này hoàn toàn phát huy được tính dân chủ, năng động và tập thể của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện.
(Các buổi sinh hoạt theo chủ đề - nghiên cứu giải quyết tình huống)
2.2.3 Phương pháp làm việc nhóm
 Làm việc theo nhóm nhỏ là phương pháp tổ chức dạy học - giáo dục, trong đó, GV sắp xếp HS thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, từ đó HS trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.
Làm việc nhóm có ý nghĩa rất lớn trong việc rèn luyện tính tự chủ bởi:
- Phát huy cao độ vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của HS, tạo cơ hội cho các em tự thể hiện, tự khẳng định khả năng, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.
- Giúp HS hình thành các KN xã hội và phẩm chất nhân cách cần thiết như: KN tổ chức, quản lí, GQVĐ, hợp tác, có trách nhiệm cao, tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và khuyến khích tinh thần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết.
- Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và nhân văn: tạo cơ hội bình đẳng cho mỗi cá nhân người học được khẳng định và phát triển. Nhóm làm việc sẽ khuyến khích HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những em nhút nhát, thiếu tự tin có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học,....
- Đảm bảo trách nhiệm của cá nhân: Để cá nhân có trách nhiệm với công việc của mình ở nhóm các em phân chia nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên trong nhóm, thường xuyên thay đổi nhóm trưởng cũng như người đại diện nhóm báo cáo để mỗi thành viên trong nhóm thấy trách nhiệm phải hoàn thành khi được giao nhiệm vụ
Để phương pháp làm việc nhóm thực sự phát huy hiệu quả, GV cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Các nhiệm vụ đòi hỏi sự phụ thuộc lẫn nhau: Có một số cách sau đây để tạo ra sự phụ thuộc giữa HS trong nhóm với nhau như: Tạo ra mục tiêu nhóm; Cho điểm chung cả nhóm; Phân công các vai trò bổ trợ và có liên quan lẫn nhau để thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm, từ đó tạo ra sự phụ thuộc tích cực.
- Tạo ra những nhiệm vụ phù hợp với KN và khả năng làm việc nhóm của HS
- Phân công nhiệm vụ công bằng giữa các nhóm và các thành viên
GV cố gắng xây dựng nhiệm vụ như thế nào để mỗi thành viên trong nhóm đều có công việc và trách nhiệm cụ thể, từ đó tạo ra vị thế của họ trong nhóm, lớp. Muốn vậy, các nhiệm vụ phải được thiết kế cụ thể, giao việc rõ ràng và mỗi thành viên phải tiếp nhận nhiệm vụ đó, có trách nhiệm giải quyết vì tập thể, nhóm.
 Vận dụng phương pháp làm việc nhóm là yếu tố quyết định thành công để rèn luy

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_de_ren_luyen_ky_n.doc