SKKN Vận dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giảng dạy bài “Trung Quốc thời phong kiến” sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 THPT

SKKN Vận dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giảng dạy bài “Trung Quốc thời phong kiến” sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 THPT

 Nhà chính trị Rô-ma cổ đại Xi-ê-rông cho rằng: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Trong hệ thống giáo dục của bất cứ quốc gia nào thì Lịch sử cũng là một môn học bắt buộc và có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, tư tưởng và tinh thần của mỗi con người. Nếu Văn học giúp học sinh thấy cái hay, cái đẹp trong thơ ca, học Địa lí thấy được cái hay cái đẹp của đất nước Việt Nam thì thông qua việc học Lịch sử các em không chỉ thấy được quá trình phát triển của một đất nước, một dân tộc mà rộng hơn cả là của xã hội loài người, đồng thời nó còn góp phần quan trọng trong việc hình thành, bồi dưỡng thế giới quan khoa học. Như vậy, so với các môn học khác thì Lịch sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đối với thế hệ trẻ. Những kiến thức Lịch sử không chỉ đơn thuần dạy cho các em biết yêu, ghét trong đấu tranh giai cấp, biết yêu quý lao động mà còn góp phần định hình cho học sinh cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Bởi “Bắt nguồn từ một sự thực là trong khoa học Lịch sử có những yếu tố nghệ thuật”.

 Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ, nhưng hiện nay, việc dạy học Lịch sử chưa hoàn thành tốt vai trò của mình và một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn Lịch sử, xem nhẹ môn Lịch sử. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống. Vì đa phần các em cho rằng học Lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan, Lịch sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quá khứ là cái đã qua không thể thay đổi nên chỉ học cho qua chứ không có gì vận dụng vào thực tế.

 

doc 24 trang thuychi01 8933
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giảng dạy bài “Trung Quốc thời phong kiến” sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
	Nhà chính trị Rô-ma cổ đại Xi-ê-rông cho rằng: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Trong hệ thống giáo dục của bất cứ quốc gia nào thì Lịch sử cũng là một môn học bắt buộc và có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, tư tưởng và tinh thần của mỗi con người. Nếu Văn học giúp học sinh thấy cái hay, cái đẹp trong thơ ca, học Địa lí thấy được cái hay cái đẹp của đất nước Việt Nam thì thông qua việc học Lịch sử các em không chỉ thấy được quá trình phát triển của một đất nước, một dân tộc mà rộng hơn cả là của xã hội loài người, đồng thời nó còn góp phần quan trọng trong việc hình thành, bồi dưỡng thế giới quan khoa học. Như vậy, so với các môn học khác thì Lịch sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đối với thế hệ trẻ. Những kiến thức Lịch sử không chỉ đơn thuần dạy cho các em biết yêu, ghét trong đấu tranh giai cấp, biết yêu quý lao động mà còn góp phần định hình cho học sinh cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Bởi “Bắt nguồn từ một sự thực là trong khoa học Lịch sử có những yếu tố nghệ thuật”.
	Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ, nhưng hiện nay, việc dạy học Lịch sử chưa hoàn thành tốt vai trò của mình và một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn Lịch sử, xem nhẹ môn Lịch sử. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống. Vì đa phần các em cho rằng học Lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan, Lịch sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quá khứ là cái đã qua không thể thay đổi nên chỉ học cho qua chứ không có gì vận dụng vào thực tế.
	Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên song cơ bản không phải do bản thân môn Lịch sử mà do quan niệm, phương pháp dạy học chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu môn học đề ra. Giáo viên dạy Lịch sử chưa phát huy được thế mạnh của bộ môn, chưa chỉ ra cho các em nhận thức được đây là bộ môn khoa học, cần phải có sự học tập, nghiên cứu nghiêm túc. Giáo viên chưa tái hiện được không khí của lịch sử trong giờ học nên để học sinh rơi vào tình trạng thụ động, chưa có sự kết hợp liên môn với các môn học khác, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh làm cho không khí học tập mệt mỏi, làm cho giờ học trở nên khô khan, nặng nề.
Từ thực trạng của vấn đề trên, tôi chọn giải pháp "Vận dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giảng dạy bài “Trung Quốc thời phong kiến” sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 THPT " để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình với mong muốn nhằm trao đổi với đồng nghiệp về việc vận dụng phương pháp trên để giải quyết một vấn đề lịch sử cụ thể. Nhằm giúp giáo viên lịch sử có thể áp dụng vào giảng dạy môn lịch sử một cách sinh động, giúp cho học sinh hứng thú hơn với bộ môn lịch sử trong chương trình lịch sử cấp THPT.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Trong dạy học lịch sử, ngoài việc giúp cho HS nắm được kiến thức cơ bản, giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, GV còn phái giúp cho HS phát triển năng lực nhận thức, khả năng tư duy, biết cách tự lĩnh hội tri thức, độc lập, sáng tạo
Trong giảng dạy bộ môn Lịch sử, người giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc làm sống lại các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào những kiến thức trong sách giáo khoa thì khó có thể tạo dựng lại không khí lịch sử cần thiết để thu hút các em đi sâu tìm hiểu, khám phá quá khứ của dân tộc, của thế giới. Để tạo nên những cảm xúc thực sự trước những sự kiện thì việc vận dụng kiến thức tích hợp liên môn với các môn học khác như Văn học, Địa lí, Toán học Tiếng Anh vào giảng dạy lịch sử là điều cần thiết, nó góp phần làm cho bài giảng trở nên sinh động và hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
Vì vậy chúng ta cần thay đổi cách dạy và học theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS, giúp HS có hứng thú học tập môn Lịch sử, ngoài ra từ việc học Lịch sử mà các em còn liên hệ được với một số môn học khác. Từ đó các em sẽ thấy Lịch sử không còn là môn học khô khan, nhàm chán nữa mà sẽ yêu thích, say mê hơn trong mỗi giờ Sử học. Chính vì mục đích đó nên tôi mạnh dạn chọn đề tài " Vận dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong giảng dạy bài “Trung Quốc thời phong kiến” sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 THPT " làm đề tài nghiên cứu với mục đích phát triển năng lực tư duy tổng hợp và thực sự yêu thích đối với môn học Lịch sử. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	- Với đề tài này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu và đưa vào bài dạy những dữ liệu có liên quan đến bài các môn học khác và sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực để nâng cao hứng thú học tập cho HS 
	- Đối tượng để thực hiện đề tài là HS các lớp 10A2, 10A4, 10A6, 10A7 Trường THPT Triệu Sơn 5 – Triệu Sơn – Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp sưu tầm sử liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát.
- Dạy thử nghiệm trên lớp.
- Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn đề
- Phương pháp định hướng hoạt động
- Phương pháp thuyết trình
2. NỘI DUNG
	2.1. Cơ sở lí luận: 
Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học luôn là một trong những vấn đề quan trọng của tất cả các GV đứng lớp trong đó có GV Lịch sử. Dạy như thế nào, học như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo. Muốn thế phải đổi mới phương pháp biện pháp dạy và học. Người GV phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động của HS từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc giờ học, từ cách ổn định lớp, kiểm tra bài cũ đến cách học bài mới, củng cố, dặn dò. Những hoạt động đó giúp HS tái hiện các sự kiện các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử nhằm lĩnh hội kiến thức, bản chất lịch sử một cách tự giác, chủ dộng, tích cực, sáng tạo và ngày càng yêu thích say mê môn học. Đặc biệt trong quá trình dạy học hiện nay từng bước đổi mới theo định hướng phát triển năng lực người học. hơn thế nữa trong dạy học lịch sử hiện nay nhiều GV còn coi nhẹ việc hình thành năng lực tái hiện các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Vậy làm thế nào dể phát huy năng lực học sinh? Đây là câu hỏi khiến nhiều GV hết sức quan tâm, trăn trở. Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề định hướng phát triển năng lực cho HS nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng dưới sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã tổ chức cho GV tập huấn về chuyên đề này.
Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. 
Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội” [1]. Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Lịch Sử nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
 	Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với môn Lịch Sử, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau  “Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này”[ 2 ]
Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được thực hiện, triển khai từ hơn 30 năm qua. Hầu hết giáo viên hiện nay đã được trang bị lí luận về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng, tập huấn hàng năm. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực trong thực tiễn còn chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. Nguyên nhân là chương trình hiện hành được thiết kế theo kiểu “xoáy ốc” nhiều vòng nên trong nội bộ mỗi môn học nói chung và môn Lịch sử nói riêng có những nội dung kiến thức được chia ra các mức độ khác nhau để học ở các cấp học khác nhau. Việc trình bày kiến thức trong sách giáo khoa theo định hướng nội dung, nặng về lập luận, suy luận, diễn giải hình thành kiến thức, hình thức dạy học chủ yếu trên lớp theo từng bài, từng tiết nhằm “truyền tải” hết những gì được viết trong SGK, chủ yếu là hình thành kiến thức, ít thực hành, vận dụng kiến thức
	2.2. Thực trạng vấn đề
Môn lịch sử là bộ môn có vai trò quan trọng, qua đó học sinh có thể hiểu biết về lịch sử dân tộc và thế giới, từ đó hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Tuy nhiên, thực trạng của việc dạy và học lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện còn những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan với nhiều sự kiện lịch sử nặng về chiến tranh cách mạng, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, chưa xen kẽ với văn học, khoa họcnên chưa tạo được sự hứng thú học sử đối với học sinh. Học sinh còn hiểu một cách rời rạc, không nắm được mối quan hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn. 
Yêu cầu hiểu biết lịch sử, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt cho giáo viên lịch sử nhiệm vụ: Làm thế nào nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử, kích thích sự hứng thú học sử cho học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên dạy sử không chỉ có kiến thức vững vàng về bộ môn lịch sử mà còn phải có những hiểu biết vững chắc về các bộ môn địa lý, văn học, nghệ thuật, khoa họcđể vận dụng vào bài giảng lịch sử làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng.
Qua điều tra về mức độ hứng thú học tập của HS đối với môn Lịch sử ở khối 10 trường THPT Triệu Sơn 5
Lớp
Số HS
HS yêu thích vì môn học bổ ích
Vì GV giảng bài hấp dẫn
Vì kiến thức khô khan, khó hiểu
Vì thầy giảng bài không hấp dẫn
Lí do khác
10A2
40
10
15
11
4
0
10A4
42
11
14
12
4
0
10A6
47
12
16
12
6
2
10A7
37
10
12
10
3
2
Tổng
166
43=25,9%
57=34,3
45= 27,3
17=10,2
4=2,4
Như vậy, qua kết quả điều tra ta nhận thấy có 25,9% HS cảm thấy thích môn học, 34,3% HS thích vì GV giảng bài hấp dẫn, 27,3% HS thấy kiến thức khó hiểu; 10,2% HS cho rằng GV giảng bài không hấp dẫnNhiều HS chưa nhận thức đúng được vị trí, vai trò của môn Lịch sử, HS không hứng thú với môn học, thậm chí nhiều HS còn chán không chịu học.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như tôi đã trình bày. Vì vậy để nâng cao hứng thú học tập cho HS trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, tìm tòi, học hỏi để tìm ra biện gây hứng thú học tập cho HS bằng cách tích hợp, liên môn với các môn học khác để bài học trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn và giúp HS tiếp thu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn. 
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm và các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	Có rất nhiều sáng kiến knh nghiệm và đề tài nghiên cứu về phát huy năng lực của HS, đổi mới hương pháp dạy học, tích hợp liên môn  Nhưng chưa có sáng kiến nào được áp dụng cụ thể vào bài 5 “Trung Quốc thời phong kiến” nên tôi mạnh dạn chọn đề tài này làm sáng kiến kinh nghiệm cua mình.
2.4. Vận dụng cụ thể vào giáo án khi dạy bài 5 “Trung Quốc thời phong kiến” SGK Lịch sử lớp 10 hiện hành. 
2.4.1. Một số yêu cầu chuẩn bị:
	* Đối với GV:
	- GV phải nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy
	- GV phải chuẩn bị những kiến thức liên quan đến các môn học khác
	- Chuẩn bị hệ thống cau hỏi cho HS
	- Giành thời gian phù hợp cho HS chuẩn bị bài
	* Đối với HS:
	- Chuẩn bị bài ở nhà, nghiên cứu trước nội dung SGK 
2.4.2. Giáo án.
Tiết 8 Bài 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: 
- Những đặc điểm về kinh tế Trung Quốc thời phong kiến: Nông nghiệp là chủ yếu, hưng thịnh theo chu kỳ, mầm mống kinh tế TBCN dưới thời Minh Thanh đã xuất hiện nhưng còn yếu ớt.
- Văn hoá Trung Quốc thời phong kiến phát triển rực rỡ.
2. Thái độ 
- Giúp HS thấy được tính chất phi nghĩa của các cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
- Quý trọng các di sản văn hoá, hiểu được các ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc đối với Việt Nam.
3. Kỹ năng: 
- Trên cơ sở các sự kiện lịch sử, giúp HS biết phân tích và rút ra kết luận.
- Biết vẽ sơ đồ hoặc tự vẽ được lược đồ để hiểu được bài giảng.
- Nắm vững các khái niệm cơ bản.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: tái hiện sự kiện; thực hành khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học; liên hệ, so sánh, đối chiếu, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử...
- Khả năng thuyết trình
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
- Máy vi tính kết nối với máy chiếu 
- Bản đồ Trung Quốc qua các thời kỳ.
- Sưu tầm tranh ảnh như: Vạn lý trường thành, Cố cung, đồ gốm sứ của Trung Quốc thời phong kiến. Các bài thơ Đường hay.
 - Các tài liệu tham khảo có liên quan.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP/KHỞI ĐỘNG/GIỚI THIỆU/DẪN DẮT/NÊU VẤN ĐỀ
1. Mục tiêu: 
- Sử dụng âm thanh của bài hát trong phim “Tây du kí”, hình ảnh Vạn lí trường thành, để tạo ra sự tò mò và kính thích ham muốn chiếm lĩnh kiến thức của học sinh. 
2. Phương thức: 
- GV cho HS nghe bài hát trong phim “Tây du kí”, quan sát hình ảnh Vạn Lí Trường Thành và trả lời các câu hỏi: Em có biết đây là quốc gia nào không?
`
3. Gợi ý sản phẩm: 
- Tôi tin chắc rằng với cách dẫn dắt, nêu vấn đề trên thì sẽ tạo cho sự vui vẻ, phấn khởi, cảm thấy thoải mái, thư thái khi bước vào tiết học và sẽ rất hứng thú với môn Sử mà trả lời ngay câu hỏi GV đặt ra đó là Trung Quốc.
- Sau khi HS trả lời, GV dẫn dắt: Tây du kí bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết Minh Thanh và đến nay vẫn còn sức sống đối với lớp lớp thế hệ người Viêt Nam và các nước khu vực.
- Vạn lí trường thành - một trong những kì quan của thế giới cổ đại, người Trung Quốc đã mất tới khoảng 2500 năm để xây dựng nó. Vạn lí trường thành dài 21.196 km cao trung bình 7 m rộng 5- 6 m.
Hay khi giới thiệu về dất nước Trung Quốc GV có thể tích hợp với một số môn học để gây hứng thú học tập cho HS như: 
Tích hợp với môn Địa Lí: 
GV giới thiệu hoặc gọi HS hỏi về vị trí địa lí, diện tích, dân số, của Trung Quốc thì HS sẽ liên hệ với môn Địa lí lớp 11 bài 10 “Tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc” mà trả lời rằng: Trung Quốc thuộc châu Á, có diện tích đứng thứ 4 thế giới (sau Liên Bang Nga, Canađa, Hoa Kỳ).. 
Tích hợp với môn Anh văn: Khi dạy GV có thể hỏi HS “Trung Quốc” Tiếng Anh đọc thế nào?
- HS sẽ dễ dàng trả lời là “CHINA” 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Hoạt động tập thể và cá nhân:
* Mục tiêu: 	Trình bày quá trình thành lập, phát triển kinh tế, chính trị nhà Minh - Thanh
* Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS sử dụng phương pháp làm việc với SGK, phương pháp trực quan, đọc SGK trang 30, 31 trả lời câu hỏi. 
GV đặt câu hỏi cho cả lớp: Nhà Minh, nhà Thanh được thành lập như thế nào?
- Cho HS tìm hiểu SGK và trả lời, gọi một HS trả lời, HS khác bổ sung.
- GV nhận xét và chốt ý: Sau nhà Đường đến nhà Tống, nhà Nguyên.
- Phong trào khởi nghĩa nông dân của Chu Nguyên Chương đã thành lập nhà Minh (1368 - 1644). Khởi nghĩa của Lý Tự Thành làm cho nhà Minh sụp đổ, giữa lúc đó bộ tộc Mãn Thanh ở phía Bắc Trung Quốc đã đánh bại Lý Tự Thành lập ra nhà Thanh (1644 - 1911).
- GV đặt câu hỏi: Dưới thời Minh kinh tế có điểm gì mới so với các triều đại trước? Biểu hiện?
- GV cho cả lớp thảo luận và gọi một HS trả lời, các HS khác có thể bổ sung cho bạn.
- GV nhận xét và chốt lại: Các vua triều Minh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục, phát triển kinh tế. Đầu thế kỷ XVI quan hệ sản xuất TBCN đã xuất hiện ở Trung Quốc, biểu hiện trong các ngành nông nghiệp, thủ công, thương nghiệp. Các thành thị mọc lên nhiều và rất phồn thịnh. Bắc Kinh, Nam Kinh không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm kinh tế lớn.
- GV có thể giải thích thêm: Sự thịnh trị của nhà Minh còn biểu hiện ở lĩnh vực chính trị: ngay từ khi lên ngôi, Minh Thái Tổ đã quan tâm đến xây dựng chế đô quân chủ chuyên chế TW tập quyền (quyền lực ngày càng tập trung vào tay nhà vua, bỏ chức thừa tướng, thái úy, giúp việc cho vua là 6 bộ, vua tập trung mọi quyền hành trong tay, trực tiếp chỉ huy quân đội).
GV đặt câu hỏi: Tại sao nhà Minh với nền kinh tế và chính trị thịnh đạt như vậy lại sụp đổ?
- Gọi HS trả lời và GV nhận xét và phân tích cho HS thấy: Cũng như các triều đại phong kiến trước đó, cuối triều Minh ruộng đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp quí tộc, địa chủ, còn nông dân ngày càng cực khổ ruộng ít, sưu cao, thuế nặng cộng với phải đi lính phục vụ cho các cuộc chiến tranh xâm lược, mở rộng lãnh thổ của các triều vua, vì vậy mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ ngày càng gay gắt và cuộc khởi nghĩa nông dân của Lý Tự Thành làm cho nhà Minh sụp đổ.
GV đặt câu hỏi: Chính sách cai trị của nhà Thanh?
Gọi một HS trả lời, các HS khác bổ sung sau đó GV nhận xét, chốt ý: Người Mãn Thanh khi vào Trung Quốc lập ra nhà Thanh và thi hành chính sách áp bức dân tộc, bắt người Trung Quốc ăn mặc và theo phong tục người Mãn, mua chuộc địa chủ người Hán, giảm thuế cho nông dân nhưng mâu thuẫn dân tộc vẫn tăng dẫn đến khởi nghĩa nông dân khắp nơi.
- Đối ngoại: Thi hành chính sách "bế quan tỏa cảng" trong bối cảnh bị sự nhòm ngó của tư bản phương Tây dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã làm cho nhà Thanh sụp đổ.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu: 	học sinh thảo luận thống nhất rồi đưa ra kết quả lên bảng trình bốn sản phẩm của nhóm mình. 
* Phương thức:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS sử dụng phương pháp làm việc với SGK, thảo luận thống nhất đưa ra kết quả 
GV chia cả lớp làm 4 nhóm chính và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
- Nhóm 1: Những thành tựu trên lĩnh vực tư tưởng.
- Nhóm 2: Những thành tựu trên lĩnh vực Sử học.
- Nhóm 3: Những thành tựu trên các lĩnh vực Văn học.
+ Ở phần này GV tích hợp liên môn với phần kiến thức văn học Trung Quốc với các nhà thơ nổi tiếng như: Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Lý Bạch. 
+ GV cho HS liên hệ với đoạn trích: 
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
(Trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa)                                 
1. La Quán Trung (1330? - 1400?), nhà văn Trung Quốc, tên là La Bản, tự Quán Trung, hiệu Hồ Hải tản nhân, người Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, sống vào khoảng cuối Nguyên, đầu Minh.
“La Quán Trung với các tác phẩm của mình, đặc biệt là Tam quốc chí diễn nghĩa, đã trở thành người mở đường cho tiểu thuyết lịch sử sau này.” 
Về tác phẩm, ngoài Tam quốc chí diễn nghĩa, ông còn viết Tuỳ đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện, và vở tạp kịch Tống Thái Tổ long hổ phong vân hội.
2. Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết được viết theo kết cấu chương hồi.
“Tiểu thuyết chương hồi: một thể thuộc loại tác phẩm tự sự dài hơi của Trung Quốc, thịnh hành vào đời Minh, Thanh....
- Nhóm 4: Những thành tựu trên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và nghệ thuật kiến trúc?
 GV cho đại diện nhóm trình bày, và bổ sung cho nhau, sau đó GV nhận xét và chốt ý:
- Khoa học kỹ thuật: Người Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực hàng hải như bánh lái, la bàn, thuyền buồm nhiều lớp. Nghề in, làm giấy, gốm, dệt, luyện sắt, khai thác khí đốt cũng được người Trung Quốc biết đến khá sớm (GV có thể cho HS quan sát các tranh sưu tầm về đồ gốm, sứ, hàng dệt, cho HS nhận xét và GV phân tích cho HS thấy trìn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien.doc