SKKN Vận dụng phương pháp đàm thoại gợi mở và sử dụng phần mềm microsoft powerpoint trong dạy học Địa lí 10 – Tiết 43 bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu phấn đấu Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa là nguồn lực con người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao.Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông, mà trước hết là phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu đào tạo như là xác định những gì cần đạt được sau một quá trình đào tạo.
Nhiều năm nay, trong quá trình cải cách và phát triển giáo dục ở nước ta, mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đã dược thay đổi nhiều lần cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đã đạt được những tiến bộ đáng khích lệ. Khi nội dung thay đổi đòi hỏi phương pháp dạy và học của học sinh cũng phải thay đổi cho phù hợp với nội dung giáo dục.
Môn Địa lí là một trong những môn học có giá trị đặc biệt trong chương trình phổ thông, nó là chìa khóa để học sinh tiến vào mọi lĩnh vực khoa học, mọi hoạt động xã hội. Nó có tác động sâu sắc và lâu bền đến đời sống, trí tuệ của các em. Vậy làm sao giáo viên có thể vừa cung cấp trang bị tri thức cho học sinh vừa khai thác được hiểu biết của học sinh về các vấn đề đang diễn ra trong thực tế cuộc sống. Với mục tiêu này giáo viên sẽ vận dụng phương pháp đàm thoại gợi mở và sử dụng phần mềm Microsoft powerpoint tương đối nhiều trong các tiết học.
Trong chương trình dạy học sử dụng phương pháp này đặt ra nhiều vấn đề và yêu cầu để phát huy được những ưu điểm khắc phục những hạn chế góp phần mang lại hiệu quả cao cho quá trình dạy học.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI GỢI MỞ VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT POWERPOINT TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 – TIẾT 43 BÀI 35 : VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ. Người thực hiện: Đặng Thị Thủy Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Địa lí THANH HÓA NĂM 2018 MỤC LỤC Trang 1. MỞ ĐẦU: 1 1.1. Lý do chọn đề tài: 1 1.2. Mục đích nghiên cứu: 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu: 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu: 2 2. NỘI DUNG: 2 2.1. Cơ sở lý luận: 2 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 5 2.3. Giải pháp thực hiện: 6 2.4. Hiệu quả của việc “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học bài “Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ”nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và tạo hứng thú cho học sinh” trong dạy học lịch sử ở trường THPT Cẩm Thủy 1. 16 3- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 18 3.1. Kết luận 18 3.2. Kiến nghị 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN 21 1. MỞ ĐẦU 1.1.Lí do chọn đề tài Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu phấn đấu Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa là nguồn lực con người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao.Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông, mà trước hết là phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu đào tạo như là xác định những gì cần đạt được sau một quá trình đào tạo. Nhiều năm nay, trong quá trình cải cách và phát triển giáo dục ở nước ta, mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đã dược thay đổi nhiều lần cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đã đạt được những tiến bộ đáng khích lệ. Khi nội dung thay đổi đòi hỏi phương pháp dạy và học của học sinh cũng phải thay đổi cho phù hợp với nội dung giáo dục. Môn Địa lí là một trong những môn học có giá trị đặc biệt trong chương trình phổ thông, nó là chìa khóa để học sinh tiến vào mọi lĩnh vực khoa học, mọi hoạt động xã hội. Nó có tác động sâu sắc và lâu bền đến đời sống, trí tuệ của các em. Vậy làm sao giáo viên có thể vừa cung cấp trang bị tri thức cho học sinh vừa khai thác được hiểu biết của học sinh về các vấn đề đang diễn ra trong thực tế cuộc sống. Với mục tiêu này giáo viên sẽ vận dụng phương pháp đàm thoại gợi mở và sử dụng phần mềm Microsoft powerpoint tương đối nhiều trong các tiết học. Trong chương trình dạy học sử dụng phương pháp này đặt ra nhiều vấn đề và yêu cầu để phát huy được những ưu điểm khắc phục những hạn chế góp phần mang lại hiệu quả cao cho quá trình dạy học. Từ việc nhận thức về tính cấp thiết cả về mặt lí luận và thực tiễn, bản thân là giáo viên giảng dạy môn Địa Lí đã gần 20 năm, tôi lựa chọn đề tài“Vận dụng phương pháp đàm thoai gợi mở và sử dụng phần mềm Microsoft powerpoint trong dạy học địa lí lớp 10” – Tiết 43 bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và dặc điểm phân bố các ngành dịch vụ. Một mặt là nhằm có đề tài sáng kiến kinh nghiệm đảm bảo được cả những yêu cầu về mặt lí luận, sư phạm, bên cạnh đó là xuất phát và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giảng dạy đang đặt ra. Mặt khác thôi thúc bản thân tìm tòi để có những định hướng đúng đắn và xây dựng những biện pháp có hiệu quả đáp ứng những yêu cầu vân dụng phương pháp đàm thoại gợi mở trong quá trình dạy học. 1.2. Mục đích nghiên cứu Vì vậy, về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ, cần “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, các bậc học” cần “Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Theo định hướng này việc đổi mới phương pháp giáo dục phải nhằm phát huy tính tích cực chủ động của người học, phải thường xuyên khơi dạy rèn luyện và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực nghĩ và làm một cách tự chủ. Năng lực đặt và giải quyết vấn đề ngay trong quá trình học tập ở nhà trường, đi đôi với vai trò của người thầy, làm người hướng dẫn cho người học biết tự mình tìm ra kiến thức, giải đáp những câu hỏi. Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục, của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá, trường THPT Cẩm Thuỷ I đã triển khai việc thực hiện giảng dạy theo phương pháp tích cực ở tất cả các môn học. Đối với nhóm bộ môn Địa lí việc áp dụng các phương pháp dạy học theo xu hướng đổi mới đã tạo ra một bước chuyển biến trong quá trình dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện chủ trương của nhà trường, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm và đã thành công việc sử dụng phương pháp mới cụ thể là phương pháp đàm thoai gợi mở. Trong khuôn khổ đề tài này, tôi xin giới thiệu nội dung và các bước tiến trình sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để dạy một bài trong chương trình địa lí lớp 10 nâng cao đó là “Vận dụng phương pháp đàm thoai gợi mở và sử dụng phần mềm Microsoft powerpoint trong dạy học địa lí lớp 10” – Tiết 43 bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và dặc điểm phân bố các ngành dịch vụ. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Để thực hiện được đề tài, tôi chọn các lớp 10 mà tôi đang trực tiếp dạy để thực nghiệm ( TN), đó là các lớp : 10A6, 10A7 và đối chứng ( ĐC) đó là các lớp 10A8, 10A9. Nghiên cứu nội dung của bài 35- lớp 10: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ. Các phương tiện dạy học cần thiết, tình hình học sinh các lướp 10 nói trên về tinh thần học tập, đồ dung học tập, chất lượng học tập, nghiên cứu các tài liệu, hình ảnhcó liên quan đén việc sử dụng thiết bị kĩ thuật hiện đại và máy tính trong học tập. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Xuất phát từ mục tiêu của đề tài, tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, thu thập thông tin, phương pháp thống kê, sử lý số liệu, phương pháp điều tra khảo sát thực tế. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. Sáng kiến kinh nghiệm phát triển từ sáng kiến kinh nghiệm cùng chủ đề của năm học 2014-2015, tuy nhiên sáng kiến này có những điểm mới sau: Cấu trúc mới, đề tài được vận dụng vào bài mới ( bài 35 - Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ.) 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Để phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức nhằm thực hiện mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, các phương pháp dạy học mới được khuyến khích sử dụng nhiều trong quá trình dạy học. Để phù hợp với nội dung sách giáo khoa, phù hợp với từng đối tượng học sinh và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường chúng tôi đã áp dụng một trong những phương pháp đem lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy đó là phương pháp đàm thoại gợị mở và sử dụng phần mềm. Microsoft powerpoint Đây là phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm và có nhiều hình thức sử dụng. Phương pháp này được sử dụng hầu hết trong các bài học và các tiết học. Vì vậy, những vấn đề vận dụng phương pháp đàm thoại và sử dụng phần mềm Microsoft powerpoint trong giảng dạy môn Địa Lí đang và luôn là vấn đề được giáo viên quan tâm tìm hiểu. Phương pháp đàm thoại gợi mở trong dạy học dạy học địa lí * khái niệm - Phương pháp đàm thoại gợi mở là phương pháp giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho học sinh sáng tỏ những vấn đề mới, tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích lũy được trong cuộc sống, nhằm giúp học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hóa những tri thức đã tiếp thu được và nhằm mục đích kiểm tra đánh giá, giúp học sinh tự kiểm tra đánh giá việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình dạy học. * Phân loại các hình thức đàm thoại - Căn cứ vào mục đích sư phạm của phương pháp đàm thoại người ta phân biệt đàm thoại gợi mở, đàm thoại tổng kết, đàm thoại củng cố, đàm thoại kiểm tra. - Căn cứ vào tính chất nhận thức của người học, người ta phân biệt đàm thoại tái hiện, đàm thoại giải thích –minh họa, đàm thoại tìm tòi-phát hiện. Trong phương pháp đàm thoại gợi mở, hệ thống câu hỏi của người giáo viên giữ vai trò chủ đạo chỉ có tính chất quyết định đối với chất lượng lĩnh hội của cả lớp. Hệ thống câu hỏi của người giáo viên vừa là kim chỉ nam, vừa là bánh lái hướng tư duy của học sinh đi theo một lô gíc hợp lí, nó kích thích cả tính tìm tòi, trí tò mò khoa học và cả sự ham muốn giải đáp của học sinh. Vì thế khi kết thúc đàm thoại, học sinh có vẻ như tự lực tìm ra chân lý và chính khía cạnh này đã tạo ra niềm vui sướng của nhận thức, một tình cảm rất tốt đẹp ở học sinh. * ý nghĩa Phương pháp đàm thoại nếu được giáo viên vận dụng khéo léo và có hiệu quả sẽ có tác dụng kích thích tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập, bồi dưỡng cho người học năng lực diễn đạt những vấn đề khoa học bằng lời nói, bồi dưỡng hứng thú học tập, làm cho không khí lớp học sôi nổi. Mặt khác, phương pháp đàm thoại còn giúp giáo viên thường xuyên thu được những tín hiệu ngược từ kết quả học tập của người học để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học nhằm đạt chất lượng, hiệu quả học tập ở mức độ cao hơn. Khi tiến hành phương pháp đàm thoại, chúng ta cần chú ý thực hiện những yêu cầu đối với việc nêu câu hỏi và tổ chức, điều khiển việc trả lời đối với học sinh. Các câu hỏi thường đòi hỏi người học so sánh, giải thích các hiện tượng, các sự kiện nảy sinh trong thực tiễn ở trên lớp. Sự giao tiếp giáo viên và học sinh bằng lời diễn ra có chu kỳ, gọi là chu kỳ sư phạm. Bao gồm: Kiến tạo - Giáo viên cung cấp thông tin định hướng giới thiệu chủ đề học tập; Hỏi - Giáo viên nêu câu hỏi; Đáp - Học sinh trả lời câu hỏi, hoặc cố gắng trả lời thử nhưng chưa đạt; Phản ứng - Giáo viên tỏ thái độ trước câu trả lời của học sinh. Sau khi nhận xét, bổ sung câu trả lời của học sinh, giáo viên tiếp tục gợi ra vấn đề mới. * Những yêu cầu cơ bản trong việc sử dụng phương pháp đàm thoại Để phát huy mặt mạnh và hạn chế mặt yếu của phương pháp cần phải đảm bảo những yêu cầu khi đề ra câu hỏi và việc vận dụng các câu hỏi trong quá trình dạy học địa lí như sau: - Phân loại câu hỏi Dựa theo nội dung, người ta phân ra câu hỏi đơn giản và câu hỏi phức tạp Dựa vào mục đích dạy học, phân ra câu hđịnh hướng, gợi mở Dựa theo chức năng phân ra câu hỏi phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu Dựa vào mức độ tính chất hoạt động nhận thức của học sinh - Kỹ thuật đặt câu hỏi Kỹ thuật đặt câu hỏi phải đảm bảo những yêu cầu sau: Giáo viên đặt câu hỏi như thế nào để đòi hỏi học sinh phải tích cực hóa tài liệu đã lĩnh hội trước đây, vạch ra ý nghĩa cơ bản của tri thức đã học. Câu hỏi không đơn thuần đòi hỏi học sinh tái hiện tài liệu đã lĩnh hội mà phải hướng trí tuệ của học sinh vào mặt bản chất của sự vật hiện tượng; phải đặt chúng theo quy tắc lô gic, việc diễn đạt câu hỏi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi,đặc điểm cá nhân và trình độ học sinh; phải có nội dung chính xác, rõ ràng,dễ hiểu Trong quá trình sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở kỹ thuật đặt câu hỏi của giáo viên là rất quan trọng .. Biết đặt câu hỏi tốt là diều kiện cốt lõi để dạy tốt. - Yêu cầu đối với giáo viên trong việc vận dụng phương pháp đàm thoại gợi mở: + Cần đặt câu hỏi cho toàn lớp rồi mới chỉ định cho học sinh trả lời. Khi một học sinh trả lời xong, cần yêu cầu học sinh khác nhận xét, bổ sung. Qua đó kích thích hoạt động chung của cả lớp; + Cần lắng nghe khi học sinh trả lời, nếu cần đặt thêm câu hỏi phụ, câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi chính tốt; + Cần có thái độ bình tĩnh khi học sinh trả lời, chú ý đến cách diễn đạt câu trả lời của học sinh; + Cần thúc đẩy học sinh mạnh dạn phát biểu bằng việc tạo ra không khí thoải mái trong lớp học, khuyến khích, động viên sự cố gắng của học sinh, trân trọng mỗi tiến bộ nhỏ của học sinh * Cách tổ chức hoạt động của học sinh trong công tác đàm thoại gợi mở - Phương án 1: Giáo viên đặt ra những câu hỏi nhỏ riêng rẽ, chỉ định tong học sinh trả lời, mỗi học sinh trả lời một câu .Tổng hợp câu hỏi và đáp là nguồn cung cấp thông tin mới cho cả lớp. - Phương án 2: Giáo viên nêu trước lớp một câu hỏi tương đối lớn, kèm theo những gợi ý liên quan đến câu hỏi. Giáo viên để học sinh lần lượt trả lời câu hỏi lớn, người sau bổ sung, hoàn chỉnh thêm câu trả lời cho người trước. - Phương án 3: Giáo viên nêu ra một câu hỏi chính kèm theo gợi ý. Nhằm tổ chức cho học sinh thảo luận hoặc đặt cho nhau những câu hỏi phụ để giúp nhau tìm tòi giải đáp. Phương pháp đàm thoại gợi mở và sử dụng phần mềm Microsoft powerpoint có tác dụng tích cực đến việc tổ chức cho học sinh những kiến thức cơ bản dựa trên cơ sở phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Đây là phương pháp hiện đang phổ biến trong dạy học địa lí trong trường phổ thông. Muốn đạt hiệu quả cao, giáo viên phải dày công suy nghĩ, chuẩn bị chu đáo. Bởi vì “mức độ hiệu quả của phương pháp này hay phương pháp kia và tác dụng của các phương pháp đó đến tính tích cực, tư duy của học sinh như thế nào thì lại hoàn toàn phụ thuộc vào nghệ thuật của người giáo viên” Khi đã chọn được vấn đề, bài thảo luận đúng yêu cầu, giáo viên cho học sinh chuẩn bị ý kiến phát biểu của học sinh phải ghi ra giấy. Từ đó, học sinh hiểu được yêu cầu, nội dung của vấn đề, các nguồn tài liệu, phương pháp tiến hành, kế hoạch thực hiện và nhiệm vụ của tập thể cũng như của từng cá nhân. Trước khi thảo luận giáo viên kiểm tra lại chi tiết những nội dung đã được phổ biến. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông, một công việc được tiến hành hơn một thập kỷ, phương pháp được sử dụng nhiều nhất là phương pháp đàm thoại gợi mở và sử dụng phần mềm Microsoft powerpoint. Đổi mới dạy học hiểu một cách ngắn gọn là giáo viên không thuyết giảng mà tổ chức cho học sinh học tập theo hệ thống câu hỏi. Khi học sinh phải suy nghĩ để trả lời câu hỏi thì các em thoát khỏi tình trạng thụ động trước đây, và như thế các em là một chủ thể tích cực, chủ động trong học tâp. Tuy nhiên trong thực tế, phương pháp này đạt hiệu quả chưa cao, đặc biệt đối với đối tượng học sinh là học sinh miền núi. Trong vận dụng phương pháp đàm thoại gợi mở và sử dụng phần mềm Microsoft powerpoint giáo viên sau khi đặt câu hỏi thường chỉ gọi một học sinh đứng dạy trả lời, giáo viên hầu như không nhận xét cụ thể nội dung trả lời của học sinh mà chỉ dùng những từ “ đúng” hay “ được” rồi sau đó trình bày đáp án đã chuẫn bị sẵn. Đối với học sinh miền núi tính tích cực trong học tập chưa cao nên gây khó khăn cho giáo viên khi sử dụng phương pháp này. Trong giờ dạy giáo viên đặt câu hỏi và sau đó giáo viên lại là người trả lời câu hỏi, học sinh chỉ ngồi chờ giáo viên nói rồi ghi vào vở. Sau đó giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi khác và rồi lại tự trả lời - vẫn dạy học theo lối áp đặt, sự tích cực chủ động của học sinh không phát huy được bao nhiêu, sử dụng phương pháp mới nhưng lại theo tinh thần cũ. Đứng trước tình trạng đó trong những năm học gần đây chúng tôi đã suy nghĩ và tìm cách giải quyết khắc phục. Nhờ sự tìm tòi học hỏi của giáo viên, phát huy tính tích cực của học sinh, nhóm bộ môn chúng tôi đã áp dụng phương pháp đàm thoại gợi mở và sử dụng phần mềm Microst Powerpoint trong dạy học môn Địa Lí đạt hiệu quả cao hơn. 2.3. Các giải pháp dã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Các giải pháp Xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi thực hiện Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ quan trọng của đề tài là: Tìm hiểu cơ sở lí luận và việc thực tiễn vận dụng phương pháp tích cực trong môm địa lí lớp 10; dự kiến và vận dụng một số phương pháp cụ thể vào thực tiễn giảng dạy địa lí lớp 10THPT ở trường THPT cẩm thủy1. Theo thiết kế của mình, tôi đã chọn các lớp 10 tôi đang trực tiếp giảng dạy để thực nghiệm, đó là: 10A6, 10A7 ( Năm học 2017-2018), và hai lớp đối chứng 10A8, 10A9 (Năm học 2017-2018). Trong đó lớp 10A6 là có chất lượng cao hơn, lớp còn lại là lớp trung bình. Xác định phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu lí thuyết: Chủ yếu là nghiên cứu lí luận dạy học, nội dung chương trình, nghiên cứu SGK, SGV địa lí lớp 10 và các tài liệu có liên quan về mặt kiến thức. - Nghiên cứu thực tế; Tìm hiểu về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học bộ môn, đặc điểm học sinh khối 10 và tình hình học tập bộ môn địa lí. - Phương pháp toán học; Sủ dụng phương pháp toán học được thống kê, tổng hợp và xử lí kết quả các bài kiểm tra của học sinh. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng và kết hợp cùng với việc xử lí kết quả các bài kiểm tra của học sinh để khẳng định sự phù hợp của phương pháp đã xác định. Lựa chọn kiến thức và kĩ năng cơ bản của bài học. Trong giảng dạy việc lựa chọn kiến thức và kĩ năng cơ bản của bài học là rất cần thiết. Lựa chọn kiến thức, kĩ năng cơ bản vừa đảm bảo tính khoa học lại phải vừa sức đối với học sinh, đảm bảo cho học sinh lĩnh hội kiến thức và phát triển toàn diện. Bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ với nội dung kiến thức và kĩ năng cụ thể như sau: Về kiến thức: - Trình bày được cơ cấu, vai trò của các ngành dịch vụ và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. Về kĩ năng: - Biết đọc và phân tích lược đồ về tỉ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước trên thế giới. Xác định và lựa chon đồ dùng dạy học. Để bài dạy đạt được hiệu quả cao, bên cạnh việc xác định nội dung kiến thức cơ bản giáo viên phải lựa chọn đồ dùng dạy học thích hợp. Đồ dùng dạy học góp phần nâng cao năng lực tư duy của học sinh, giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn. Dựa vào nội dung kiến thức và kĩ năng của bài, tôi xác định bài cần có các phương tiện cần thiết sau: Tranh ảnh , các sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê. Xác định các hình thức tổ chức dạy học. Đối với bài này, tôi chọn hình thức chủ yếu là dạy học theo đơn vị lớp. 2.3.2. Trình bày sáng kiến kinh nghiệm cụ thể . ( Dạy Tiết 43 - Bài 35: Vai trò, nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ.) *Tình huống xuất phát Giáo viên chiếu lên màn hình cho học sinh xem một số bức ảnh về chợ, hoạt động của ngành giao thông vận tải, các hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động của ngành y tế ( Phần phụ lục 1) Quan sát các bức ảnh trên các em hãy cho biết các bức ảnh này nói về hoạt động gì thuộc ngành kinh tế nào nào ? Học sinh sẽ trả lời được – đó là những hoạt động của ngành dịch vụ. GV chuẩn kiến thức và đi vào bài mới:: Để biết và hiểu được về vai trò, nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay. GV cho học sinh quan sát sơ đồ khái quát nội dung chính bài học (Phần phụ lục 2) *Hình thành kiến thức mới Tiết 43 - Bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ. I.Cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ 1. Cơ cấu: Bước 1: GV chiếu lên màn hình cho học sinh quan sát một số bức ảnh: Ngành giao thông vận tải Ngành Ngân Hàng Ngành Viễn Thông Trung tâm Giới Thiệu Việc Làm Trung Tâm Thương Mại Ngành Du Lịch Ngành Thể Dục Thể Thao Ngành Giáo Dục Đài Truyền Hình Việt Nam Tòa Án Hoạt Động Của Đoàn Thanh Niên Phòng Công Chứng Giáo viên giao nhiệm vụ yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi? + Kể tên các ngành dịch vụ mà em biết ? + Các ngành dịch vụ đó được chia thành mấy nhóm? Bước 2. HS trả lời, các học sinh khác bổ sung. Bước 3. GV nhận xét và chuẩn kiến thức Dịch vụ có cơ cấu ngành hết sức phức tạp, gồm 3 nhóm: -Dịch vụ kinh doanh : vận tải, thông tin liên lạc, tài chính -Dịch vụ tiêu dùng: các hoạt động bán buôn , bán lẻ, du lịch. -Dịch vụ công : dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể. GV cho học sinh quan sát một số bức ảnh: Ngành Công Nghiệp Ngành Nông Nghiệp Ngành Giao Thông Vận Tải Ngành Du Lịch GV đặt câu hỏi : Dịch vụ khác ngành công nghiệp và nông nghiệp ở chỗ nào ? Dịch vụ là ngành không trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất.
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_phuong_phap_dam_thoai_goi_mo_va_su_dung_phan_m.doc