SKKN Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học bài “cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi theo định hướng phát triển năng lực của học sinh

SKKN Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học bài “cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi theo định hướng phát triển năng lực của học sinh

Văn thơ trung đại Việt Nam là bộ phận văn học gắn liền với một giai đoạn cực kì quan trọng trong lịch sử đất nước - giai đoạn nhà nước phong kiến Việt Nam được thành lập, phát triển tới cực thịnh rồi suy thoái dần đến hết vai trò lịch sử. Có thể nói, giai đoạn văn học này là một di sản vô cùng quý báu, đồ sộ về số lượng, phong phú, đa dạng về nội dung và đạt tới nhiều đỉnh cao về nghệ thuật. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu di sản này, chúng ta càng thêm gắn bó với truyền thống cao đẹp của dân tộc. Bởi lẽ “Mỗi tác giả với thiên tài của mình và giới hạn của thời đại, phản ánh một thời kì lịch sử, đánh dấu một bước tiến của văn học, làm giàu thêm cho tư tưởng, tình cảm và tiếng nói Việt Nam” (Phạm Văn Đồng). Những di sản văn học này giúp ta nhìn lại quá khứ vinh quang nhưng không ít phần gian khó của dân tộc, để rồi từ đó có thể nhìn nhận hiện tại thấu đáo hơn và hướng về tương lai một cách tin tưởng hơn. Đối với nhà trường THPT, Di sản văn học này đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, quan điểm, lí tưởng thẩm mĩ. cho học sinh, thông qua những thành quả nổi bật của người xưa trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, kết tinh trong các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu.

 Việc dạy văn học ở nhà trường nói chung và dạy thơ trữ tình trung đại theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một vấn đề đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học văn cũng như nhiều giáo viên giảng dạy văn học quan tâm.

 

doc 22 trang thuychi01 11253
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học bài “cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi theo định hướng phát triển năng lực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC BÀI “ CẢNH NGÀY HÈ” CỦA NGUYỄN TRÃI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
MỤC LỤC
Tên đề mục
Trang 
1. Mở đầu
2
1.1. Lí do chọn đề tài
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
2. Nội dung sáng kiến
3
2.1. Cơ sở lí luận
3
2.1.1 Thơ trung đại trong chương trình lớp 10
3
2.1.2. Phương pháp dạy học tích cực
4
2.2. Thực trạng vấn đề
7
2.3. Các giải pháp đã vận dụng để giải quyết vấn đề
8
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
20
3. Kết luận, kiến nghị
21
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
22
1. MỞ ĐẦU
 	Văn thơ trung đại Việt Nam là  bộ phận văn học gắn liền với một giai đoạn cực kì quan trọng trong lịch sử đất nước - giai đoạn nhà nước phong kiến Việt Nam được thành lập, phát triển tới cực thịnh rồi suy thoái dần đến hết vai trò lịch sử. Có thể nói, giai đoạn văn học này là một di sản vô cùng quý báu, đồ sộ về số lượng, phong phú, đa dạng về nội dung và đạt tới nhiều đỉnh cao về nghệ thuật. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu di sản này, chúng ta càng thêm gắn bó với truyền thống cao đẹp của dân tộc. Bởi lẽ “Mỗi tác giả với thiên tài của mình và giới hạn của thời đại, phản ánh một thời kì lịch sử, đánh dấu một  bước tiến của văn học, làm giàu thêm cho tư tưởng, tình cảm và tiếng nói Việt Nam” (Phạm Văn Đồng). Những di sản văn học này giúp ta nhìn lại quá khứ vinh quang nhưng không ít phần gian khó của dân tộc, để rồi từ đó có thể nhìn nhận hiện tại thấu đáo hơn và hướng về tương lai một cách tin tưởng hơn. Đối với nhà trường THPT, Di sản văn học này đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, quan điểm, lí tưởng thẩm mĩ... cho học sinh, thông qua những thành quả nổi bật của người xưa trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, kết tinh trong các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu.
 	Việc dạy văn học ở nhà trường nói chung và dạy thơ trữ tình trung đại  theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một vấn đề đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học văn cũng như nhiều giáo viên giảng dạy văn học quan tâm.
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Để dạy – học Văn trong nhà trường đạt hiệu quả cao có nhiều phương pháp truyền thống đã được vận dụng có hiệu quả. Nhưng theo xu thế phát triển của xã hội hiện đại, dạy học môn Văn cũng đặt ra vấn đề đó là phải phát huy sự năng động, năng lực sáng tạo của mỗi chủ thể học sinh. Để đạt được mục tiêu xây dựng được những con người năng động và có năng lực sáng tạo, một trong những PPDH hiện đại được vận dụng đó là PPDH tích cực.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ II BCH TW Đảng khóa VIII cũng đã nêu rõ: “Đổi mới phương pháp GD-ĐT, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”; “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và chí vươn lên”. Vì thế trong những năm gần đây việc đổi mới PPDH luôn được các cấp quản lí quan tâm, đặc biệt ở các trường THPT đang tiến hành thực hiện khá mạnh mẽ. Nhưng trên thực tế việc đổi mới phương pháp dạy học đang gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt với bộ môn Văn, đổi mới phương pháp đặt ra với nhiều yêu cầu, trong đó có thể nói việc vận dụng các PPDH mới bên cạnh các PP dạy truyền thống để có hiệu quả vào một trường miền núi như THPT Cẩm Thủy 3 không phải dễ. 
Ở trường THPT Cẩm Thủy 3 chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình đổi mới phương pháp. Một trong những bài khó dạy hay và hiệu quả là các bài thơ trữ tình thời trung đại như các bài: Tỏ lòng, Cảnh ngày hè, Đọc Tiểu Thanh Kí” .... bởi do khoảng cách về thời gian, ngôn ngữ - chữ viết và ý thức hệ tư tưởng... trong khi thời gian dành cho các tiết đó thường ngắn, chỉ có 1 tiết để Đọc –hiểu. Do vậy GV khá lúng túng và thường là sa vào thuyết giảng, hoặc sẽ dạy lướt qua không khắc sâu được ấn tượng về cái hay cái đẹp của những tác phẩm đó càng không thấy hết được vẻ đẹp tâm hồn của cha ông qua các tác phẩm trên. Bởi vậy, tôi xác định muốn dạy tốt bài Đọc văn “ Cảnh ngày hè” cuả Nguyễn Trãi cũng như các bài thơ trữ tình trung đại ngoài cần nắm chắc kiến thức, có phương pháp kết hợp các phương tiện dạy học hiệu quả để giúp HS chủ động có cái nhìn bao quát về vị thế của tác giả, giá trị của tác phẩm trong một giai đoạn văn học nhất định, chủ động tái hiện, bổ xung và mở rộng kiến thức về tác giả - tác phẩm được học cần phải có phương pháp hiệu quả kích thích được sự chủ động tích cực của học sinh. Chính vì lí do trên mà tôi đã lựa chọn đề tài này nhằm chia sẻ một kinh nghiệm nhỏ trong thực tế của bản thân trong việc giảng dạy tiết 37 Đọc văn “ Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi.
1.2. Mục đích nghiên cứu. Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc tập môn Ngữ văn, nhất là các văn bản thơ thữ tình trung đại; để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy – học môn Ngữ văn của nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng học sinh lớp 10A trường THPT Cẩm Thủy 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu và xử lí tài liệu.
- Phương pháp thực nghiệm
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN.
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
2.1.1. Thống kê các văn bản thơ trữ tình trung đại lớp 10:
Dạy Đọc- hiểu thơ trữ tình, đặc biệt thơ trữ tình trung đại đòi hỏi một cách tiếp cận riêng khác với dạy các văn bản tự sự hay nghị luận. Cho nên, trước khi dạy, người thầy cần nắm được hệ thống các văn bản thơ trữ tình trung đại trong chương trình Ngữ văn 10 để từ đó có định hướng, cách khai thác riêng cho từng cụm bài, từng bài. Ta có thể hệ thống lại các tác phẩm thơ trữ tình trung đại lớp 10 như sau:
STT
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
1
Tỏ lòng
Phạm Ngũ Lão
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
2
Cảnh ngày hè
Nguyễn Trãi
Thất ngôn xen lục ngôn
3
Nhàn
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Thất ngôn bát cú Đường luật
4
Đọc “Tiểu Thanh kí”
Nguyễn Du
Thất ngôn bát cú Đường luật
5
Bài đọc thêm: Vận Nước
Đỗ Pháp Thuận
Ngũ ngôn tứ tuyệt
6
Bài đọc thêm: Cáo bệnh bảo mọi người
Mãn Giác thiền sư
Thể kệ
7
Bài đọc thêm: Hứng trở về
Nguyễn Trung Ngạn
Thất ngôn tứ tuyệt
Như vậy, phần lớn các bài  thơ Trung Đại Việt Nam thời kì này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thi pháp thơ Đường của Trung Quốc. Chính vì vậy, trong quá trình dạy, cần bám sát đặc trưng thể loại, các tín hiệu nghệ thuật (chủ yếu là các thể thơ cổ điển, nghệ thuật đối, hình ảnh ước lệ, cách sử dụng từ ngữ) để trên cơ sở đó, dẫn dắt học sinh đi tìm cái hay, cái đẹp trong tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.
2.1.2. Phương pháp dạy học tíc cực.
Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
	Một số phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy –học bài “Cảnh ngày hè” (và có thể vận dụng trong dạy- học Văn ở trường THPT Cẩm Thủy 3)
a. Phương pháp vấn đáp
Vấn đáp ( đàm thoại ) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp:
- Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Vấn đáp tái hiện không được xem là phương pháp có giá trị sư phạm. Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học.
- Vấn đáp giải thích – minh hoạ : Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe – nhìn.
- Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơxrixtic): giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận – giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định. Trong vấn đáp tìm tòi, giáo viên giống như người tổ chức sự tìm tòi, còn học sinh giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại, học sinh có được niềm vui của sự khám phá trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy.
b. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
Có thể phân biệt bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề:
Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Mức 4 : Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.
Trong dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh.
c. Phương pháp hoạt động nhóm
Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau.
Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu bết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp.
Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành :
· Làm việc chung cả lớp :
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ
- Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm
· Làm việc theo nhóm
- Phân công trong nhóm
- Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm
- Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm
· Tổng kết trước lớp
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
- Thảo luận chung
- Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài
Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.
Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp cùng tham gia. Tuy nhiên, phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiết học, cho nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lý và học sinh đã khá quen với phương pháp này thì mới có kết quả. Cần nhớ rằng, trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động.Cần tránh khuynh hướng hình thưc và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH và hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới.
d.  Kĩ thuật “khăn trải bàn”?
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS
Cách tiến hành kĩ thuật “Khăn trải bàn”
- Hoạt động theo nhóm (4 người / nhóm) (có thể nhiều người hơn)
- Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa
- Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...)
- Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút
- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời
- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
Chương trình Ngữ Văn 10 có khá nhiều những văn bản thuộc thể loại thơ trữ tình trung đại. Đó là các văn bản nghệ thuật được các nhà thơ Việt Nam sáng tác trong thờ kì phong kiến. Các tác giả thơ trữ tình trung đại đó phần lớn là của các thi nhân nổi tiếng, tâm hồn mang nặng những nỗi đau đời. Làm thơ đối với họ là mượn cảnh, mượn việc để kí thác tâm sự, bày tỏ nỗi lòng nhân thế.
Qua thực tế giảng dạy các tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở THPT tôi nhận thấy, đây là thể loại Văn học rất hay nhưng cũng rất khó dạy cho học sinh thấy hết cái hay ấy. Hơn nữa các tác phẩm văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX đã cách chúng ta hơn mười thế kỉ, đến với thế hệ trẻ trong nhà trường phổ thông thế kỉ XXI này đã có một khoảng cách rất xa về thời gian, về ý thức hệ tư thưởng và khác biệt về cả ngôn ngữ, chữ viết. Vì thế, giáo viên gặp khó khăn trong soạn giảng, nhiều HS không mấy hứng thú, không tích cực trong giờ học những tác phẩm văn học cổ. Vấn đề đặt ra là phải có được phương pháp hiệu quả để giúp GV và HS hứng thú ttrong dạy – học thơ trữ tình trung đại.
Với điều kiện của nhà trường Cẩm Thủy 3 còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học, tài liệu tham khảo, băng đĩa, tranh ảnh còn rất ít, nên giáo viên dạy văn chủ yếu là dạy “chay”; PPDH cũng thường là truyền thụ kiến thức một chiều, chủ yếu là PP truyền thống như thuyết trình hoặc có vấn đáp xong chủ yếu chỉ là vấn đáp tái hiện. Chính vì vậy hiệu quả giảng dạy chưa cao, học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ động máy móc. 
Các tác phẩm thơ trữ tình trung đại đều viết bằng ngôn ngữ Hán văn cổ hay chữ Nôm có phần xa lạ với ngôn ngữ Tiếng Việt hiện đại ngày nay. Vì vậy tìm hiểu, phân tích một tác phẩm văn học Trung đại là việc làm không đơn giản. Trong những năm vừa qua đội ngũ giáo viên dạy văn của trường cũng đã được trang bị nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, đã tiến hành áp dụng vào thực tế giảng dạy có hiệu quả. Mặc dù vậy vẫn còn rất hạn chế trong cách vận dụng các phương pháp mới. Vì  đa dạng và phức tạp của văn học Trung đại thì hiệu quả dạy phần văn học này vẫn không tránh khỏi những hạn chế.
Về phía HS: chủ yếu thuộc các dân tộc thiểu số, ít được tiếp xúc với các loại sách vở, tài liệu, độ nhanh nhạy còn hạn chế khiến các em rất thụ động. 
Thể loại, thi pháp văn học cổ có nhiều xa lạ với thi pháp văn học hiện đại nên đó là điều khó khăn cho học sinh tiếp nhận. Vốn sống kinh nghiệm thực tế học sinh còn ít, học sinh khó khăn khi tái hiện hoàn cảnh xã hội, hiểu các điển tích, điển cố được sử dụng trong tác phẩm văn học cổ.
Về phía phụ huynh điều kiện sống còn nhiều khó khăn, nhiều gia đình bố mẹ đi làm ăn xa nên cũng không quan tâm được nhiều đến việc học của con em.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUẾT VẤN ĐỀ:
Thiết kế tiết dạy: Đọc văn “ Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi.
Chuẩn kiến thức kỹ năng
- Hiểu được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ trong chủ đề thơ trung đại từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX
- Qua bài thơ học sinh hiểu một số đặc điểm cơ bản của thơ trung đại từ thế kỷ X đến nửa đầu TK XIX.
- Qua bài thơ học sinh nhận biết một số phương diện như đề tài, cảm hứng, thể loại, ngôn ngữ văn học trung đại.
- Qua đọc hiểu bài thơ học sinh biết cách đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình trung đại tương tự ngoài chương trình SGK.
- Phát triển các năng lực:
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản.
+ Năng lực đọc hiểu thơ trung đại theo đặc điểm thể loại.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản
Bảng mô tả các mức độ đánh bài “ Cảnh ngày hè” theo định hướng năng lực.
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Nêu thông tin về tác giả (cuộc đời, con người), đặc trưng thi pháp nghệ thuật, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời).
- Hiểu được đặc điểm nội dung, nghệ thuật sáng tác của nhà thơ
- Vận dụng hiểu biết về tác giả (cuộc đời, con người), hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để lí giải nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Vận dụng đặc điểm thi pháp nghệ thuật của các tác phẩm thơ vào hoạt động tiếp nhận văn bản.
- Nhận ra đề tài cảm hứng và thể thơ.
- Hiểu được cội nguồn nảy sinh cảm hứng; Hiểu được đặc điểm cơ bản của thể thơ.
- Vận dụng hiểu biết về đề tài cảm hứng thể thơ vào phân tích, lí giải giá trị nội dung và nghệ thuật.
- Từ đề tài, cảm hứng, thể thơtự xác định được cách phân tích một văn bản mới cùng thể tài (thể loại, đề tài).
- Hiểu tâm trạng, tinh cảm của tác giả trong bài thơ.
- Phân tích được ý nghĩa của ngôn ngữ trong thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.
- Biết đánh giá tâm trạng, tình cảm của nhân vật, tác giả.
- Khái quát hoá về đời sống tâm hồn nhân cách của nhà thơ.
- So sánh tìm trạng của các nhà thơ cùng và khác thời.
- Giải thích được tâm trạng, cảm xúc của tác giả.
- Biết bình luận, đánh giá đúng đắn những ý kiến nhận định về các tác phẩm đó được học.
- Liên hệ với những giá trị sống hiện tại của bản thân và những người xung quanh.
- Biết cách tự nhận diện, phân tích và đánh giá thế giới tâm trạng của nhân vật trong những bài thơ khác tương tự cùng thể loại.
- Nhận biết được các chi tiết và hình ảnh, biện pháp nghệ thuật đặc sắc (từ ngữ, biện pháp tu từ, câu thơ, hình ảnh, nhịp điệu, bút pháp)
- Lí giải ý nghĩa, tác dụng của biện pháp nghệ thuật.
- Đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩm
- Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật, những đóng góp của tác phẩm đối với thể loại, nghệ thuật thơ.
- So sánh với các đặc trưng nghệ thuật của thơ ca cùng thời và khác thời.
- Tự phát hiện và đánh giá, giá trị nghệ thuật của các tác phẩm tương tự không có trong chương trình.
- Đọc diễn cảm toàn bộ tác phẩm (thể hiện được tỡnh cảm, cảm xúc của nhà thơ trong tác phẩm).
- Đọc sáng tạo (không chỉ thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả mà cũng bộc lộ những cảm nhận, cảm xúc, trải nghiệm riêng của bản thân).
Câu hỏi/Bài tập 
 Văn bản : Cảnh ngày hè ( Nguyễn Trãi)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
-Số lượng tác phẩm của tập thơ Quốc âm thi tập?
- Các phần của tập thơ trên?
- Nội dung và nghệ thuật của nó?
- Nhan đề Cảnh ngày hè do ai đặt? Nó thuộc mục nào trong phần Vô đề?
- Bài thơ tác giả đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào?
- Bức tranh cảnh ngày hè được cảm nhận trong khoảng thời gian nào?
- Những hình ảnh nào, âm thanh nào được Nguyễn Trãi miêu tả trong bức tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày hè?
- Tác giả dùng nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè. Đó là những động từ nào, trạng thái của cảnh được diễn tả ra sao?
- Phân tí

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_mot_so_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_trong_day.doc