SKKN Vận dụng một số phương pháp dạy học gây hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh để giảng dạy môt số bài trong chương trình Địa lí bậc THPT ở trường THPT Bá Thước

SKKN Vận dụng một số phương pháp dạy học gây hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh để giảng dạy môt số bài trong chương trình Địa lí bậc THPT ở trường THPT Bá Thước

 Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội, của chính sách mở cửa và nền kinh tế thị trường đang tác động và làm thay đổi mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có giáo dục.

Thực tế cho thấy xu hướng của giáo dục ngày nay đang có sự thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng thực dụng của nền kinh tế và yêu cầu xã hội, chính vì lẽ đó trong hệ thống giáo dục có nhiều môn học không đáp ứng được nhu cầu của điều kiện nền kinh tế xã hội nên phần lớn học sinh không chú ý đến việc học tập các môn học đó, trong đó có môn Địa lí.

Mặt khác, cũng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội đã tác động vào ý thức của con người, đặc biệt là học sinh tạo cho các em có những nhận thức cao, cũng như tính sáng tạo trong học tập và tiếp cận kiến thức. Vì thế trong quá trình dạy học có nhiều giáo viên không tiếp cận, không đổi mới, sáng tạo mà vẫn giữ lối dạy học thụ động (đọc chép, thuyết trình) đã gây ra sự nhàm chán trong môn học, đặc biệt là với môn học Địa lí.

Việc tìm ra các phương pháp dạy học gây hứng thú và phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh là rất cần thiết đối với môn Địa lí trong điều kiện giáo dục hiện nay. Nhưng để áp dụng thành công các phương pháp này đòi hỏi cả người dạy và người học phải có một vốn kiến thức nhất định để tiếp cận và thực hiện phương pháp.

Với đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình sách giáo khoa địa lí trung học phổ thông và tình hình thực tế của trường THPT Bá Thước, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng trong nhiều năm đã cho thấy tính tích cực và hiệu quả trong quá trình “Vận dụng một số phương pháp dạy học gây hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh để giảng dạy môt số bài trong chương trình Địa lí bậc THPT” ở trường THPT Bá Thước. Hôm nay bản thân tôi mạnh dạn đưa ra để đồng nghiệp cùng tham khảo.

 

doc 24 trang thuychi01 5350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng một số phương pháp dạy học gây hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh để giảng dạy môt số bài trong chương trình Địa lí bậc THPT ở trường THPT Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN
MỤC LỤC
TRANG
1
MỞ ĐẦU
	2 
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 3
	2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận chung của các vấn đề liên quan.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
5
2.3. Kinh nghiệm sử dụng phương pháp: thảo luận; Đặt vấn đề; Đóng vai để soạn giảng một số bài Địa lý.
6
2.4. Kết quả thăm dò và thực nghiệm phương pháp.
20
	3
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
21 
3.1. Kết luận.
3.2. Đề xuất.
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
23
	PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
ày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội, của chính sách mở cửa và nền kinh tế thị trường đang tác động và làm thay đổi mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có giáo dục.
Thực tế cho thấy xu hướng của giáo dục ngày nay đang có sự thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng thực dụng của nền kinh tế và yêu cầu xã hội, chính vì lẽ đó trong hệ thống giáo dục có nhiều môn học không đáp ứng được nhu cầu của điều kiện nền kinh tế xã hội nên phần lớn học sinh không chú ý đến việc học tập các môn học đó, trong đó có môn Địa lí.
Mặt khác, cũng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội đã tác động vào ý thức của con người, đặc biệt là học sinh tạo cho các em có những nhận thức cao, cũng như tính sáng tạo trong học tập và tiếp cận kiến thức. Vì thế trong quá trình dạy học có nhiều giáo viên không tiếp cận, không đổi mới, sáng tạo mà vẫn giữ lối dạy học thụ động (đọc chép, thuyết trình) đã gây ra sự nhàm chán trong môn học, đặc biệt là với môn học Địa lí. 
Việc tìm ra các phương pháp dạy học gây hứng thú và phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh là rất cần thiết đối với môn Địa lí trong điều kiện giáo dục hiện nay. Nhưng để áp dụng thành công các phương pháp này đòi hỏi cả người dạy và người học phải có một vốn kiến thức nhất định để tiếp cận và thực hiện phương pháp.
Với đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình sách giáo khoa địa lí trung học phổ thông và tình hình thực tế của trường THPT Bá Thước, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng trong nhiều năm đã cho thấy tính tích cực và hiệu quả trong quá trình “Vận dụng một số phương pháp dạy học gây hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh để giảng dạy môt số bài trong chương trình Địa lí bậc THPT” ở trường THPT Bá Thước. Hôm nay bản thân tôi mạnh dạn đưa ra để đồng nghiệp cùng tham khảo. 
1. 2. Mục đích nghiên cứu.
iệc nghiên cứu đề tài nhằm tạo ra một cái nhìn mới về sự thay đổi phương pháp giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, đồng thời tạo ra sự hứng thú, tích cực trong quá trình học tập bộ môn địa lí, cũng như đem lại những hiệu quả tốt cho công tác giảng dạy của giáo viên trong thời kì mới.
Nghiên cứu đề tài còn nhằm thúc đẩy sự phát triển tư duy, trí tuệ của học sinh trong quá trình tự vận động để tiếp cận, tìm tòi và khám phá đối tượng nghiên cứu môt cách chủ động nhất, tích cực.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
o thời gian có hạn nên đề tài chỉ đề cập đến những nội dung cơ bản nhất của ba phương pháp dạy học gây hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh đó là (Phương pháp thảo luận, phương pháp đặt vấn đề, phương pháp đóng vai) áp dụng ba phương pháp trên vào việc thiết kế giáo án và giảng dạy ở một số bài trong chương tình Địa lí bậc THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp quan sát sư phạm; phương pháp thực nghiệm; phương pháp điều tra; phương pháp đối chiếu sản phẩm so sánh.
PHẦN 2: NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lý luận chung của các vấn đề liên quan.
2.1.1. Quan niệm về dạy học gây hứng thú-phát huy tính tích cực của học sinh.
2.1.1.1. Quan niệm về dạy học gây hứng thú
Hứng thú là kết quả của sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, nó phản ánh một cách khách quan, tích cực thái độ của cá nhân với những đối tượng đang tồn tại trong hiện thực. Chính vì vậy, tạo hứng thú trong quá trình học tập là tác động vào môi trường dạy học, tác động vào chủ thể giáo dục sự hưng phấn, tính gợi ý, kích thích sự tư duy, tìm kiếm để dẫn đến sự khám phá và thoả mãn với ý thức và nhận thức của bản thân chủ thể về các sự vật, hiện tượng khách quan.
2.1.1.2. Quan niệm tích cực.
Là hoạt động của cá nhân tự chiếm lĩnh tri thức, tự hoạt động trong nhận thức nhằm phát triển tư duy sáng tạo của bản thân( tích cực là sự nỗ lực của bản thân để hoàn thành một nhiệm vụ đạt kết quả cao nhất). Có ba mức độ tích cực: Bắt chước, tìm tòi và sáng tạo.
Khaùi nieäm moái lieân heä quy luaät..
Höôùng daãn
Toå chöùc 
Ñieàu khieån kkkekkkkkkkkkhieån
HS
KT
GV
-Laøm vieäc caù nhaân (nghieân cöùu tìm toøi, khaùm phaù)
-Trao ñoåi, thaûo luaän (hôïp taùc)
-Töï ñaùnh giaù vaø phaùn xeùt ñieàu chænh.
 MOÂ HÌNH DAÏY HOÏC ÑÒA LYÙ HÖÔÙNG TAÄP TRUNG VAØO HOÏC SINH
2.1.1.3. Dạy học gây hứng thứ-phát huy tính tích cực cho học sinh.
Dạy học gây hứng thú- phát huy tính tích của học sinh là giáo viên áp dụng những phương pháp dạy học nhằm kích thích sự hưng phấn, thích thú, tính tự giác năng động của học sinh, qua đó học sinh chiếm lĩnh tri thức, phát triển tư duy của mình
 - Học sinh hoạt động dựa trên việc tổ chức của giáo viên (đặt câu hỏi, yêu cầu nhận vai.học sinh quan sát thông qua thầy, bạn, nghe và hoài nghi, suy nghĩ, có thái độ, quan điểm riêng, cùng trao đổi, tìm kiếm kiến thức từ các nguồn)
GV	laøm 
Laøm	hoïc sinh
 - Dạy học thế nào để học sinh làm nhiều, giáo viên làm ít.
* Công việc thiết kế bài giảng theo hướng tích cực.
 - Đòi hỏi phải có sự đầu tư trí tuệ, thời gian của giáo viên.
 - Sử dụng phương pháp phù hợp với đối tượng của mình dạy.
 - Giáo viên phải có trình độ nhất định khi áp dụng phương pháp
và phương tiện dạy học.
 - Có sự đầu tư về phương tiện dạy học tốt, nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh.
2.1.1. 4. Các hình thức dạy học gây hứng thú, phát huy tính tích cực cho học sinh.
 + Làm việc cá nhân.
 + Làm việc theo nhóm.
 + Làm việc theo lớp.
2.1.1.4.1. Dạy học cá nhân:
Tổ chức đề cao việc cá thể hoá học tập của học sinh tôn trọng phẩm chất năng lực của mỗi em, tạo cơ hội cho các em phát huy hết sở trường, rèn luyện cho các em kĩ năng tự học, tự hoạt động.
 - Giáo viên tổ chức cho học sinh thực sự làm việc với các bài tập: tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, bảng số liệu thống kêđể thu thập kiến thức cần nắm, và trả lời các câu hỏi, thực hiện các bài tập, các chủ đề do giáo viên đặt ra. Trong quá trình làm việc, giáo viên hướng dẫn trực tiếp, góp ý, sửa chữa.
* Điều kiện tiến hành:
 - Học sinh phải có đủ phương tiện học tập cần thiết phù hợp với mỗi bài học.
 - Giáo viên soạn các phiếu học tập trên đó ghi rõ các bài tập, nhiệm vụ cụ thể, hướng dẫn cho các em dựa vào đó để làm việc.
Hình thức dạy học cá nhận rất đa dạng, ngoài phiếu học tập còn có một số hình thức khác như: làm bài tập và trả lời một số câu hỏi trong SGK. Hoạt động này giúp các em nắm được kiến thức qua hoạt động độc lập, rèn luyện kĩ năng địa lí, làm quên với phương pháp tự học, tự nghiên cứu.
2.1.1.4.2. Dạy học theo nhóm:
Là hình thức đề cao vai trò sự hợp tác của hoạt động tập thể và đề cao vai trò của cá nhân trong tập thể.
Qua dạy học nhóm giúp các em rèn luyện kĩ năng biết lắng nghe, biết thể hiện để lựa chọn, tiếp nhận hiểu biết của người khác, biết trình bày hiểu biết của mình cho người khác nghe bằng nhiều hình thức, tập dượt công tác tổ chức điều khiển, tập ghi chép chọn lọc, thống kê và sử lí thông tin.
Dạy học theo nhóm gồm 4 bước sau:
 - Chia nhóm.
 - Giao nhiệm vụ cho nhóm, điều khiển và gợi ý học sinh làm bài.
 - Học sinh báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
 - Giáo viên bổ xung, kết luận ý đúng, nhận xét đánh giá.
* Các hình thức dạy học theo nhóm:
 + Thảo luận về một vấn đề học tập.
 + Tìm hiểu, điều tra một vấn đề thực tế hay trao đổi xung quanh một đề tài.
 + Đóng vai để thể hiện và truyền tải nội dung của đối tượng thông qua xây dựng cốt truyện.
 + Ôn tập tổng kết kiến thức, sau một chương hay một phần chương trình.
 + Thực hiện một bài tập, nhiệm vụ học tập với bản đồ, bảng số liệu hay khảo sát một số vấn đề thực tế.
 + Tổng kết một hoạt động.
 + Xây dựng kế hoạch phương án hoạt động.
2.1.1.4.3. Dạy học theo lớp:
Là hình thức cơ bản, phổ biến từ trước song phù hợp với kiểu dạy học đề cao vai trò của giáo viên, tổ chức cho học sinh tìm hiểu kiến thức đã được chuẩn bị sẵn bằng các phương tiện dạy học, bằng các bài tập thực hành.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
2. 2. 1. Thực trạng chung:
	Trước đây hầu hết các tiết dạy giáo viên đều sử dụng phương pháp truyền thống như đàm thoại.nên các tiết học đều rất trầm, gây sự nhàm chán cho học sinh. Tiết học không sôi nổi, học sinh không tích cực làm việc, không hứng thú trong học tập. Rất nhiều học sinh gặp khó khăn khi phải giải quyết một vấn đề mà giáo viên nêu ra, không biết hợp tác trong học tập, không có những nhận định về bản chất vấn đề. Đặc biệt các em thiếu kỹ năng trình bày trước tập thể, thiếu kỹ năng tổ chức, giao tiếp, hợp tác trong học tập. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục của bộ môn địa lý nói riêng và giáo dục nhà trường nói chung.
Trên thực tế hiện nay, ở không ít các trường, các giáo viên dạy môn Địa Lí vẫn còn sử dụng phổ biến các phương pháp dạy học truyền thống (chủ yếu là thuyết trình, đọc chép) tạo cho học sinh lối tiếp thu thụ động chán nản.
Nhiều giáo viên cung cấp kiến thức tràn lan thiếu chắt lọc, thiếu sự đầu tư về giáo án.
Ít sử dụng bản đồ, tranh ảnh, ít sử dụng các phương pháp mới, dẫn đến việc tạo cho học sinh một tâm lí nhàm chán, ngại học.
2. 2. 2. Thực trạng của trường THPT Bá Thước:
Đối với trường THPT Bá Thước, do đặc thù của một trường miền núi cao nên lâu nay nhiều giáo viên không chỉ ở bộ môn địa lí có quan điểm là (học sinh miền núi chỉ cần dạy theo phương pháp truyền thống là phù hợp) nên đã không tích cực trong quá trình tìm tòi và đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với sự phát triển chung của nền giáo dục, cũng như sự phát triển tư duy của học sinh nên tạo cho học sinh sự nhàm chán khi học bộ môn.
Do đó việc đổi mới phương pháp dạy và học để tạo hứng thú học tập cho học sinh là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay.
2.3. Kinh nghiệm sử dụng phương pháp: Thảo luận; Đặt vấn đề; Đóng vai để soạn giảng một số bài Địa lý.
2.3.1. Phương pháp thảo luận.
2.3.1. 1. Khái niệm. 
Là phương pháp giáo viên cấu tạo bài học (hay một phần bài học) dưới dạng các bài tập nhận thức hay các vấn đề kế tiếp nhau, nêu lên để học sinh mạn đàm, trao đổi với nhau, trình bày ý kiến cá nhân hay đại diện cho một nhóm trước toàn lớp. Trong phương pháp này học sinh giữ vai trò tích cực, chủ động tham gia trao đổi, thảo luận, giáo viên giữ vai trò nêu vấn đề, gợi ý, thiết kế, định hướng và tổng hợp.
Phương pháp thảo luận trong dạy học là một dạng của phương pháp hợp tác. Các hoạt động của mỗi cá nhân trong lớp được tổ chức, phối hợp theo chiều đứng (Thầy - trò) và theo chiều ngang (Trò - trò) để đạt được mục tiêu chung. Phương pháp ngoài việc giúp cho giáo viên đánh giá được kiến thức, kỹ năng và phương pháp làm việc của học sinh, còn giúp cho giáo viên hiểu được thái độ của học sinh.
2.3.1. 2. Đặc điểm:
 - Phương pháp thảo luận mục đích khuyến khích sự phân tích một vấn đề, hay các ý kiến khác nhau của học sinh trong những trường hợp nhất định , nó mang lại sự thay đổi thái độ của những người tham gia.
 - Phương pháp thảo luận thường được tiến hành ở học sinh lớn tuổi cuối cấp.
 - Thảo luận là một phương pháp không chỉ diễn ra ở trong lớp mà còn diễn ra ở ngoài lớp (sân trường, ở nhà theo nhóm bạn học, ở ngoài thực địa khi đi thực tế).
 - Kết quả của bất kì một cuộc thảo luận nào cũng phải dẫn đến một kết quả, một kết luận hay một giải pháp, hoặc một sự khái quát trên cơ sở ý kiến đã trình bày.
2.3.1. 3. Các hình thức và kĩ thuật thực hiện.
 - Thảo luận nhóm:
Chia lớp thành một số nhóm (Từ 6 -8 người) mỗi nhóm được giao một hay một số vấn đề cụ thể có yêu cầu về nội dung, thời gian, cách tiến hành.sau khi thảo luận nhóm xong giáo viên tổ chức thảo luận toàn lớp bằng cách mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày kết quả thảo luận được tiến hành theo bốn bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị thảo luận:
Chia nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí và vị trí chỗ ngồi.
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
Giáo viên giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể để tất cả các học sinh trong lớp đều hiểu, trong quá trình thảo luận yêu cầu các thành viên trong nhóm tập trung thảo luận đóng góp ý kiến sôi nổi có ghi chép cẩn thận và có tổng hợp ý kiến.
Bước 3: Tiến hành thảo luận:
Học sinh trao đổi bàn bạc, phân tích vấn đề không tranh cãi.
Giáo viên quan sát các nhóm, theo dõi, uốn nắn lệch lạc và điều chỉnh đúng hướng chú ý phát hiện các điểm đã thống nhất và các điểm còn tranh luận chưa đưa đến kết quả của từng nhóm.
Giáo viên không giải đáp các thắc mắc ngay mà hướng cho học sinh hướng đi và nguồn huy động kiến thức (số liệu, tư liệu) cần thiết cho việc làm sáng tỏ vấn đề.
Bước 4: Tổng kết thảo luận:
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Các nhóm khác hoặc thành viên trong lớp nêu ý kiến khác với kết quả thảo luận của nhóm bạn (nếu có) hoặc đề xuất kết quả hợp lí hơn.
Giáo viên tổng kết làm rõ các nội dung, nhận thức và uốn nắn những sai sót, sửa chữa những lệch lạc, giải đáp thắc mắc hoặc làm sáng tỏ các vấn đề lý thú nảy sinh trong quá trình thảo luận.
 - Thảo luận theo nhóm xuất phát và nhóm chuyên sâu:
Bước 1: Chuẩn bị thảo luận:
Chia lớp thành các nhóm học sinh, mỗi nhóm khoảng 5 người, mỗi người được đánh số thứ tự từ 1 đến 5, các nhóm này được gọi là nhóm xuất phát.
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
Mỗi học sinh trong nhóm được giao nhiệm vụ cụ thể, chẳng hạn mỗi người được giao đọc và nghiên cứu một phần trong nội dung bài và suy nghĩ cách trả lời.
Bước 3: Tiến hành thảo luận:
Những người có số giống nhau trong các nhóm khác nhau tìm đến nhau thành lập một nhóm mới. Các nhóm này gọi là nhóm chuyên sâu, cùng trao đổi, thảo luận một nhiêm vụ giống nhau.
Bước 4: Tổng kết thảo luận:
Tất cả các thành viên trở về nhóm ban đầu (nhóm xuất phát) để thông tin lại những gì mà mình học được từ nhóm chuyên sâu:
 - Thảo luận ghép đôi: (tuân thủ theo 4 bước)
Trước hết thảo luận ở hai người ngồi gần nhau sau đó ghép hai người thành nhóm 4 người, tiếp tục thảo luận ghép 8, 16.cuối cùng là thống nhất toàn lớp thảo luận.
 - Thảo luận toàn lớp: (tuân thủ theo 4 bước)
Do giáo viên chủ trì điều khiển học sinh đóng góp ý kiến, thảo luận một bài hay là một phần của bài học, giáo viên chuẩn bị kĩ hệ thống các câu hỏi và tiến hành thảo luận giải quyết từng vấn đề cụ thể một.
2.3.1. 4. Ưu nhược điểm của phương pháp thảo luận:
Ưu điểm:
 - Kiến thức: Giúp học sinh mở rộng đào sâu kiến thức, thông qua suy nghĩ, phát hiện những kiến thức mới trong khi thảo luận.
 - Kĩ năng: Hình thành và phát triển kĩ năng trình bày, tranh luận, thuyết trình, bồi dưỡng phương pháp tự nghiên cứu.
 - Thái độ: Giáo viên có thể thấy được thái độ, quan điểm của học sinh, năng lực của học sinh trong quá trình thảo luận.
Nhược điềm:
 - Tốn nhiều thời gian, lượng kiến thức ít nếu như học sinh không năng động.
 - Dễ rơi vào làm việc tập trong ở một bộ phận học sinh tích cực, gây ốn ào kém hiệu quả.
 - Tạo ra hiện tượng một bộ phận học sinh ỷ lại cho người khác, thiếu trách nhiệm trong đóng góp ý kiến nếu như giáo viên tổ chức không tốt và học sinh của lớp không năng động.
2.3.1. 5. Điều kiện thảo luận:
 - Không gian thảo luận chuẩn bị sẵn, có phòng thảo luận (chuyên dụng) càng tốt.
 - Giáo viên giữ vai trò tổ chức điều khiển cho học sinh.
 - Đòi hỏi nhiều phương tiện trực quan khác nhau.
 - Cần nhiều thời gian thảo luận.
 - Giáo viên phải có kiến thức vững chắc chuyên sâu về vấn đề cần thảo luận.
2.3.1. 6. Khả năng kết hợp với các phương pháp khác:
Có thể kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau như:
 - Thuyết trình, minh hoạ.
 - Nêu vấn đề.
 - Điều tra.
2.3.1. 7. Vận dụng phương pháp thảo luận để soạn giảng một số bài địa lý:
 * Chương trình địa lí lớp 12.
Bài 18: Đồng Bằng Sông Cửu Long (Tiết 2)
Tổ chức thảo luận nhóm (cả lớp chia thành hai nhóm) mục 1:
* Kiến thức cơ bản:
 - Điều kiện phát triển lương thực thực phẩm của đồng bằng sông Hồng.
 - Điều kiện phát triển: Điều kiện tự nhiên:	 Đất
	Khí hậu
	Tài nguyên nước.
	Sinh vật.
 Điều kiện kinh tế-xã hội:	Dân cư-lao động-t.trường.
	Chính sách phát triển.
	Trình độ thâm canh.
	Cơ sở VCKT.
* Giáo viên chuẩn bị:
 - Bản đồ tự nhiêu, kinh tế, bảng số liệu, tranh ảnh, lược đồ phóng to (SGK) phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
1. Ñieàu kieän phaùt trieån
a, Ñieàu kieän töï nhieân
b, Ñieàu kieän kinh teá – Xaõ hoâi
+
...
+..
+..
+..
.
+
+
+
+
* Tổ chức thảo luận trên lớp:
Bước 1: Chuẩn bị thảo luận:
Mỗi nhóm nhỏ cử cho thầy một nhóm trưởng và một thư kí, hai bàn ngồi đối diện với nhau hợp thành một nhóm.
Bước 2: Giao nhiệm vụ:
Chia nhóm thảo luận: chia lớp thành hai nhóm lớn, tiến hành phát phiếu học tập:
Nhóm 1: (Bên tay phải) Thảo luận phần điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Hồng?
Nhóm 2: (Bên tay trái) Thảo luận phần điều kiện kinh tế-xã hội của đồng bằng sông Hồng?
Thời gian thảo luận 5 phút.
Tiến hành thảo luận theo nhóm, 2 bàn hợp thành một nhóm nhỏ.
Bước 3: Tiến hành thảo luận:
 - Giáo viên quan sát theo dõi quá trình thảo luận.
 - Hướng dẫn sai lệch trong quá trình thảo luận.
 - Giáo viên giải đáp thắc mắc.
Bước 4: Tổng kết thảo luận:
 - Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
 - Giáo viên tổng kết giải thích, minh hoạ kiến thức thông qua sơ đồ kiến thức chuẩn bị trước:
 - Kết hợp hệ thống các câu hỏi gắn với từng nội dung cụ thể:
 * Chương trình địa lí 11.
Bài: 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA(TRUNG QUỐC)
 Tiết: 23: Tự nhiên-dân cư và xã hội.
 Mục 2: Điều kiện tự nhiên.
 a. Thiên nhiên đa dạng nhưng có sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây
Tổ chức thảo luận nhóm (cả lớp chia thành hai nhóm)
.* Kiến thức cơ bản:
 - So sánh đặc điểm tự nhiên của hai miền Đông – Tây.
 - Các kiến thức so sánh: 	- Vị trí
	- Địa hình.
	- Khí hậu.
	- Sông ngòi.
	- Tài nguyên khoáng sản.
- Giá trị kinh tế của tự nhiên hai miền.
* Giáo viên chuẩn bị:
 - Bản đồ tự nhiên, lược đồ tự nhiên, lát cắt Đông – Tây phóng to.
 - Phiếu học tập, bảng số liệu thống kê (Khoáng sản, chiều dài của sông.)
PHIẾU HỌC TẬP.
2. Điều kiện tự nhiên:
a. Thiên nhiên đa dạng nhưng có sự khác nhau giữa hai miền Đông-Tây.
Ѳ Miền
Miền Đông
Miền Tây
 Vị trí
 Địa hình
 Khí hậu
 Sông ngòi
Tài nguyên KS
 Nhận xét
* Tổ chức thảo luận trên lớp:
Bước 1: Chuẩn bị thảo luận:
Bên tay phải của thầy tìm hiểu cho thầy đặc điểm miền Đông.
Bên tay trái của thầy tìm hiểu cho thầy đặc điểm miền Tây.
Mỗi nhóm nhỏ cử cho thầy một nhóm trưởng và một thư kí nhóm, mỗi bàn hợp thành một nhóm.
Bước 2: Giao nhiệm vụ:
Chia nhóm thảo luận: Chia lớp thành hai nhóm lớn tiến hành phát phiếu học tập:
Nhóm 1: (Bên tay phải) của thầy tìm hiểu cho thầy đặc điểm miền Đông, trong đó:
 + Bàn 1: - Xác định vị trí.
 + Bàn 2: - Địa hình.
 + Bàn 3: - Khí hậu.
 + Bàn 4: - Sông ngòi.
 + Bàn 5: - Tài nguyên khoáng sản.
Sau khi thảo luận xong, các tổ tiến hành đánh giá giá trị tự nhiên của Miền Đông về giá trị kinh tế củ tự nhiên hai miền.
Nhóm 2: (Bên tay trái) của thầy tìm hiểu cho thầy đặc điểm miền Tây (Tương tự như những nội dung của nhóm 1).
Thời gian thảo luận là 5 phút.
Tiến hành thảo luận theo nhóm, 1 bàn hợp thành một nhóm nhỏ.
Bước 3: Tiến hành thảo luận:
 - Giáo viên quan sát, theo dõi quá trình thảo luận.
 - Hướng dẫn sai lệch trong quá trình thảo luận.
Bước 4: Tổng kết thảo luận:
 - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác bổ xung.
 - Giáo viên tổng kết và giải thích, minh hoạ kiến thức thông qua sơ đồ kiến thức:
 - Kết hợp hệ thống các câu hỏi gắn với từng nội dung cụ thể.
Lưu ý: giáo viên phân tích và chốt từng nội dung một sau khi học sinh trình bày xong.
Kết quả thảo luận:
Đ² Miền
Miền Đông
Miền Tây
Vị trí
-Phía đông tiếp giáp TBD,
-Nam tiếp giáp các nước ĐNA, Nam A
-Tây tiếp giáp với vùng kinh tế phía Tây.
-Bắc LBN, Mông Cổ
Địa hình
 -

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_mot_so_phuong_phap_day_hoc_gay_hung_thu_phat_h.doc