SKKN Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược giảng dạy bài vật liệu polime nhằm phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh (Hóa học 12 chương trình cơ bản)

SKKN Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược giảng dạy bài vật liệu polime nhằm phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh (Hóa học 12 chương trình cơ bản)

Hiện nay, để nâng cao chất lượng dạy học ngành giáo dục đang ráo riết thực hiện nội dung đổi mới giáo dục, với phương pháp chuyển từ tiếp cận nội dung (học sinh học được gì) sang tiếp cận năng lực của người học (học sinh làm được gì thông qua việc học), lấy học sinh là trung tâm và người thầy, cô giáo giữ vị trí quan trọng trong triển khai phương pháp đổi mới đó. Điều này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định cụ thể trong định hướng phát triển Giáo dục và Đào tạo đến năm 2020: “Cần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục, tiếp tục đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều; Phát huy PPDH tích cực, sáng tạo, hợp tác, giảm thời gian giảng dạy lí thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh”

Để đạt được mục tiêu dạy học, thì việc đổi mới phương pháp dạy học của các môn nói chung và môn hóa học nói riêng theo mô hình lớp học đảo ngược giúp học sinh đạt được các phẩm chất năng lực cần thiết cho người học. Điều này đã được khẳng định trong dự thảo chương trình giáo dục tổng thể mới nhất hiện nay.

Tuy nhiên, trong thực tiễn dạy học hiện nay ở các nhà trường, bộ môn hóa học còn nhiều hạn chế: Giáo viên ngại đổi mới về phương pháp, vận dụng theo phương pháp dạy học truyền thống, lấy người thầy làm trung tâm, cung cấp kiến thức, kỹ năng đến học sinh theo cách áp đặt, một chiều, dẫn đến không hình thành được các năng lực cần thiết cho người học

 

doc 20 trang thuychi01 92569
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược giảng dạy bài vật liệu polime nhằm phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh (Hóa học 12 chương trình cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, để nâng cao chất lượng dạy học ngành giáo dục đang ráo riết thực hiện nội dung đổi mới giáo dục,  với phương pháp chuyển từ tiếp cận nội dung (học sinh học được gì) sang tiếp cận năng lực của người học (học sinh làm được gì thông qua việc học), lấy học sinh là trung tâm và người thầy, cô giáo giữ vị trí quan trọng trong triển khai phương pháp đổi mới đó. Điều này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định cụ thể trong định hướng phát triển Giáo dục và Đào tạo đến năm 2020: “Cần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục, tiếp tục đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều; Phát huy PPDH tích cực, sáng tạo, hợp tác, giảm thời gian giảng dạy lí thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh”
Để đạt được mục tiêu dạy học, thì việc đổi mới phương pháp dạy học của các môn nói chung và môn hóa học nói riêng theo mô hình lớp học đảo ngược giúp học sinh đạt được các phẩm chất năng lực cần thiết cho người học. Điều này đã được khẳng định trong dự thảo chương trình giáo dục tổng thể mới nhất hiện nay.
Tuy nhiên, trong thực tiễn dạy học hiện nay ở các nhà trường, bộ môn hóa học còn nhiều hạn chế: Giáo viên ngại đổi mới về phương pháp, vận dụng theo phương pháp dạy học truyền thống, lấy người thầy làm trung tâm, cung cấp kiến thức, kỹ năng đến học sinh theo cách áp đặt, một chiều, dẫn đến không hình thành được các năng lực cần thiết cho người học
Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược giảng dạy bài vật liệu polime nhằm phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh "(Hóa học 12 chương trình cơ bản)
1.2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học bài vật liệu polime ( hóa học 12cb) nhằm phát triển năng lực hợp tác, tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Lý thuyết về mô hình lớp học đảo ngược
- Quá trình vận dụng phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường THPT
- Cơ sở lý thuyết của bài vật liệu polime
-Trong phạm vi của đề tài này, Tôi chỉ nghiên cứu vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào soạn giảng tiến trình lên lớp cho một tiết dạy của bài vật liệu polime. 
Cụ thể: tiết phân phối 21, bài 14: Vật liệu polime
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
Sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp sau:
1.4. 1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Thu thập, đọc và phân tích, tổng hợp các tài liệu về lí luận dạy học và các tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài.
Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa,... trong nghiên cứu các tài liệu có liên quan tới việc đổi mới PPDH, PPDH và kĩ thuật dạy học hiện đại, mô hình lớp học đảo ngược.
Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung bài vật liệu polime để vận dụng dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược phù hợp và hiệu quả.
1.4.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Quan sát hoạt động học tập của HS, trao đổi với GV, dự giờ
+ Điều tra cơ bản thực trạng vận dụng các PPDH tích cực, PPDH theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học hóa học ở trường THPT trên địa bàn.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm, đánh giá hiệu quả việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngươc ở trường THPT trên địa bàn.
1.4.3. Phương pháp xử lí thông tin
Dùng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục để xử lí phân tích các kết quả thực nghiệm sư phạm.
1.4.4. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng lớp học đảo ngược cùng với sử dụng hợp lí một số phương pháp và kỹ thuật dạy học cũng như kỹ thuật đánh giá vào soạn bài vật liệu polime thì sẽ phát triển được năng lực hợp tác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, nhằm góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT.
 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
. Sơ lược về lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược.
* Lớp học truyền thống:
Ở lớp học truyền thống, học sinh đến trường ngồi nghe giảng bài thụ động và hình thức này được giới chuyên môn gọi là Low thinking (suy nghĩ thấp). Sau đó các em về nhà làm bài tập và quá trình làm bài tập sẽ khó khăn nếu học sinh không hiểu bài. Lúc này cha mẹ các em sẽ phải đóng vai người thầy bất đắc dĩ để giúp con mình làm bài và hầu hết đều không thành công trong vai trò này, hoặc rất vất vả vì phụ huynh không có chuyên môn.
* Lớp học đảo ngược:
Theo mô hình lớp học đảo ngược, học sinh xem các bài giảng ở nhà qua mạng, hoặc băng đĩa... Giờ học ở lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu.
Học sinh sẽ chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết hơn, các em có thể tiếp cận bài học bất kỳ lúc nào, có thể dừng bài giảng lại, ghi chú và xem lại nếu cần (điều này là không thể nếu nghe giáo viên giảng dạy trên lớp). Công nghệ E-Learning giúp học sinh hiểu kỹ hơn về lý thuyết từ đó sẵn sàng tham gia vào các buổi học nhóm, bài tập nâng cao tại giờ học của lớp. Điều này giúp việc học tập hiệu quả hơn, giúp người học tự tin hơn.
Lớp học đảo ngược khiến việc giảng dạy phải lấy người học làm trung tâm. Thời gian ở lớp được dành để khám phá các chủ đề sâu hơn và tạo ra những cơ hội học tập thú vị. Những video giáo dục trực tuyến được thiết kế để truyền tải nội dung tập trung vào lý thuyết. Ngoài ra, nội dung của lớp học đảo ngược có thể xây dựng ở nhiều hình thức khác nhau (thậm chí có thể sử dụng nội dung của đơn vị cung cấp phía ngoài).
Lớp học đảo ngược cho phép giáo viên dành thời gian nhiều hơn với từng cá nhân học sinh chưa hiểu kỹ bài giảng . Và tại lớp học, học sinh có thể chủ động làm chủ các cuộc thảo luận.
Phương pháp lớp học đảo ngược này có tính khả thi cao đối với học sinh có khả năng tự học, có kỷ luật và ý chí. 
Với lớp học đảo ngược, việc tìm hiểu kiến thức được định hướng bởi người thầy (thông qua những giáo trình đã được giáo viên chuẩn bị trước cùng thông tin do học sinh tự tìm kiếm), nhiệm vụ của học sinh là tự học kiến thức mới này và làm bài tập mức thấp ở nhà. Sau đó vào lớp các em được giáo viên tổ chức các hoạt động để tương tác và chia sẻ lẫn nhau. Các bài tập ở mức độ cao cũng được thực hiện tại lớp dưới sự hỗ trợ của giáo viên và các bạn cùng nhóm.
Cách học này đòi hỏi học sinh phải dùng nhiều đến hoạt động trí não nên được gọi là "Suy nghĩ cao". Như vậy những nhiệm vụ bậc cao trong thang tư duy được thực hiện bởi cả thầy và trò.
Phương pháp này không cho phép học sinh ngồi nghe thụ động nên giảm được sự nhàm chán. Mặc dù vậy, muốn quá trình đảo ngược thành công thì những giáo trình E-Learning phải rất bài bản và hấp dẫn để lôi cuốn được học sinh không xao nhãng mà tập trung vào việc học. Vì lý do đó, phương pháp này phải gắn chặt với phương pháp E-Learning. Giáo viên phải quản lý và đánh giá được việc tiếp thu kiến thức thông qua các bài tập nhỏ đi kèm với giáo trình.
 + Ưu điểm
- Thứ nhất: Ưu điểm vượt trội nhất là học sinh có thời gian và môi trường để tìm hiểu những kiến thức mà các em quan tâm, đồng thời khối lượng kiến thức các em thu được nhiều hơn so với mô hình truyền thống.
- Thứ hai là: Học sinh chủ động tiếp thu bài theo thời gian thích hợp của từng em và tăng tính tự lập, tự giác của học sinh lên. Bài giảng được tải lên gmail chung của lớp, hoặc gmail của học sinh trước một tuần, em nào rảnh giờ nào thì học thời gian đó.
- Thứ ba là: Học sinh trao đổi và hỏi nhiều hơn. Với mô hình lớp truyền thống, học sinh thường lo cặm cụi chép bài vì sợ trong bài kiểm tra sẽ có thông tin đó; còn với “lớp học đảo ngược”, do các em đã bỏ công sức ra tìm hiểu bài trước nên có nhiều kiến thức khiến các em tò mò, thắc mắc, đào sâu hơn.
- Thứ tư: Tăng cường kỹ năng làm việc nhóm. Khi cô phân bài cho từng tổ, các học sinh của tổ đó sẽ phải làm việc với nhau và tự học rất nhiều.
- Thứ năm là: Giáo viên có thể hỗ trợ học sinh , hoặc theo nhóm khi trao đổi với các em qua mạng.
- Thứ sáu là: Học sinh có thể học mọi lúc, mọi nơi và với mọi thiết bị chỉ cần thiết bị đó có thể online được như smartphone, máy tính bảng, máy tính bàn kết nối Internet
+Nhược điểm:
-Thứ nhất: Giáo viên phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị bài giảng điện tử để đưa lên mạng, cũng như trình độ sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên. Tuy nhiên, về lâu dài, giáo viên có thể tiết kiệm thời gian khi sử dụng bài giảng nhiều lần, nhưng cũng phải thường xuyên điều chỉnh, bổ sung, cập nhật các thông tin mới.
- Thứ hai: Sự bình đẳng về công nghệ giữa người học với nhau, có thể là rào cản đối với việc học tập của học sinh thiếu cơ hội tiếp cận với công nghệ. 
- Thứ ba: Nhiều học sinh không có tính tự giác cao, chưa có thói quen học tập theo mô hình này, nên sẽ gặp khó khăn và thậm chí lơ là không chịu chuẩn bị bài trước khi đến lớp. 
- Thứ tư: Việc chuyển đổi vai trò từ truyền thụ sang hướng dẫn có lẽ rào cản lớn nhất đối với bản thân của mỗi người Thầy.
- Thứ năm: Mô hình “Lớp học đảo ngược” không phải có thể vận dụng cho tất cả nội dung dạy học, vì vậy giáo viên cần phải có sự chọn lọc khi sử dụng mô hình này. 
*Quy trình thực hiện
Giáo viên cần soạn bài giảng lý thuyết và bài giảng đánh giá nhanh ở mức độ nhớ, hiểu bằng hình thức trắc nghiệm.
Điều quan trọng khi soạn bộ công cụ đánh giá là phải đảm bảo học sinh học chắc kiến thức cơ bản thì mới trả lời được.
Giáo viên nên soạn nhiều bộ câu hỏi đính kèm và yêu cầu học sinh phải hoàn thành. Trong mổi đề cần thiết lập chế độ học sinh phải hoàn thành đúng tối thiểu 80% lượng câu thì mới được chuyển sang bộ đề thứ hai, nếu chưa hoàn thành thì quay lại học phần lý thuyết.
Thiết lập chế độ đăng nhập và sau khi hoàn thành bài thì tự động chuyển về mail của giáo viên.
+. Gửi bài giảng cho học sinh:
Bài giảng cần gửi cho học sinh trước 1 tuần để nghiên cứu.
Đưa bài giảng lên hệ thống quản lý học tập gmail chug của lớp.
* Tổ chức trao đổi, thảo luận, theo dõi quá trình học tập của học sinh theo các kênh nêu trên và đánh giá ban đầu về kết quả sự tương tác của học sinh
*Tổ chức học tại lớp.
Bước 1: Nhận xét, đánh giá việc tự học ở nhà thông qua các kênh tương tác.
Giáo viên kiểm tra lại những kiến thức học sinh học ở nhà bằng việc lấy ngẫu nhiên các câu hỏi ở các bộ đề khác nhau đã tạo cho học sinh học ở nhà và yêu cầu một số học sinh trả lời nhanh tại lớp.
Bước 2: Tổ chức thảo luận, trao đổi
 Yêu cầu học sinh nêu những thắc mắc, đặt một số câu hỏi trong bài giảng mà mình chưa hiểu.
Bước 3: Giáo viên hoặc học sinh đặt ra các vấn đề nổi cộm của bài học để thảo luận và các bài tập mức độ vận dụng và vận dụng cao để thảo luận, các vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học. Trong quá trình thảo luận giáo viên có thể giải đáp và làm rõ một số vấn đề mà học sinh chưa hiểu bài ở bước 3.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng vận dụng phương pháp mới dạy học tích cực ở trường THPT trên địa bàn.
Qua quá trình thăm lớp, dự giờ, thao giảng, hội giảng và trao đổi đúc rút kinh nghiệm, tôi nhận thấy: Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học việc giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy bộ môn hóa học còn nhiều hạn chế. Giáo viên thường vận dụng các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình) là chủ đạo. Xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Đa số giáo viên ngại tìm hiểu các phương pháp dạy học mới.
Thứ hai: Là về mặt nhận thức. một số thầy cô giáo, nhất là đối tượng lớn tuổi vẫn còn thể hiện rõ sự bảo thủ, trì trệ
Thứ ba: Thầy cô giáo thiếu kiên trì với cái mới. Dạy học theo phương pháp truyền thống có phần nhẹ nhàng, đơn giản, chủ yếu giảng bài và đọc- chép. Còn thực hiện theo phương pháp dạy học mới, như bài học minh họa, theo chủ đề, tích hợp, liên mônđược triển khai đại trà mấy năm nay, thì bắt buộc, yêu cầu người giáo viên phải tốn nhiều thời gian, phải vất vả, tìm tòi, sáng tạo rất nhiều trong khâu thiết kế, soạn bài, chuẩn bị, sử dụng nhiều phương án, tình huống sự phạm, chuyên môn để dẫn dắt, gợi mở học sinh tìm hiểu, suy nghĩ, tư duy... 
Từ đó làm cho bài giảng kém sinh động, không kích thích được tinh thần, thái độ học tập của học sinh, làm cho học sinh không hứng thú bộ môn hóa học.
2.2.2. Đặc điểm học sinh của trường.
- Thường rụt rè, thiếu tự tin, kỹ năng nói và hợp tác nhóm trong học tập hạn chế.
- Đa số học sinh nhà ở xa trung tâm huyện,Không có nhà sách trường nên các tài liệu, sách vở tham khảo còn hạn chế, các em thường phải đặt mua ở xa
- Khả năng tự học của các em còn hạn chế.
2.2.3. Cơ sở vật chất.
	Do đặc thù là trường được chuyển từ trường bán côngsang công lập nên cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa thực sự được đầu tư, đây là một trở ngại lớn cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều bài dạy, giáo viên muốn có thêm một số phương tiện, vật dụng, đồ dùng khác thì chưa đáp ứng được, trong điều kiện áp lực công việc tại trường học ngày càng nhiều, đồng lương, chế độ còn ít ỏi, kinh phí hỗ trợ của nhà trường rất hạn chế.
2.2.4. Cấu trúc bài học.
	Nội dung trong bài vật liệu polime chủ yếu viết theo hướng cung cấp kiến thức, hạn chế hình ảnh, câu hỏi, tình huống thực tiễn đòi hỏi học sinh phải vận dung tư duy, hợp tác để làm việc
Từ những thực trạng nêu trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “Vận dụng lớp học đảo ngược giảng dạy bài vật liệu polime nhằm phát triển năng lực tự học và giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh”.
2.3. Vận dụng phương pháp lớp học đảo ngược giảng dạy bài : Vật liệu polime
 Tiết phân phối 21: 	Bài 14: VẬT LIỆU POLIME
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm chất dẻo, vật liệu compozit, tơ, cao su.
- Phân tích và trình bày được thành phần phân tử và phản ứng điều chế polietilen, poli(vinyl clorua), poli(metylmatacrylat) , nilon-6,6, tơ olon, cao su Buna
- Trình bày được phân loại về tơ.
- Trình bày được cách phân loại cao su.
- Thực hiện được thí nghiệm thử phản ứng của một số vật liệu polime thường gặp,
 - phân biệt các loại polime bằng tính chất vật lí và hóa học
- Trình bày được các ứng dụng phổ biến của chất dẻo, tơ, cao su
2. Kỹ năng:
- Viết công thức của monome, polime của chất dẻo, tơ, cao su.
- Viết các phương trình hóa học tổng hợp chất dẻo, tơ, cao su.
- Phân biệt polime thiên nhiên, polime tổng hợp và polime nhân tạo
- Quan sát, phân biệt được các vật dụng thuộc loại vật liệu gì?
- Vận dụng kiến thức liên môn ( vật lí, hóa học) để giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Giải các bài tập liên quan.
3. Năng lực cần phát triển:
- Năng lực nhận thức kiến thức hoá học
- Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp:
Phương pháp chủ đạo: mô hình lớp học đảo ngược .
Kết hợp với các phương pháp khác như: Thuyết trình, đảm thoại, phương pháp góc
2. Kỹ thuật dạy học:
- Kỹ thuật khăn trải bàn.
- Kỹ thuật hỏi ý kiến chuyên gia.
III. CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án soạn giảng trên các phần mềm: Microsoft Word, Microsoft Power Point.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Điện thoại hoặc máy tính có kết nối internet
- Có các địa chỉ gmail để tương tác.
- Sắp xếp thời gian thích hợp để tương tác trong quá trình học bài.
Sau đây tôi xin trình bày giáo án dạy học ( 1 tiết)
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi chỉ trình bày giáo án tiến trình lên lớp của mô hình lớp học đảo ngược khi dạy bài vật liệu polime. Các nội dung còn lại tôi trình bày tại phụ lục
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Thời gian
Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá việc tự học ở nhà qua bài giảng E-lerning đã được đưa lên gmail nhóm
5 phút.
GV: Nhận xét đánh giá sơ bộ về kết quả tự học của học sinh thông qua phần điểm số, sự tương tác mà hệ thống học tập trực tuyến đã đánh giá.
GV: Giải đáp các vướng mắc mà học sinh yêu cầu.
HS: - Nghe nhận xét.
- Trình bày một số vấn đề khó khăn trong quá trình học tập:
+ Thời gian.
+ Kiến thức.
+ Hình thức bài giảng.
Hoạt động 2: Bài mới
40 phút
GV: Đặt vấn đề
- Tầm quan trọng của vật liệu polime và ứng dụng trong cuộc sống
- Biết nhận biết các vật liệu dùng làm đồ dùng trong gia đình được làm từ chất dẻo, tơ hay cao su
GV: Tổ chức hoạt động nghiên cứu bài mới.
GV: Chia lớp học thành 3 nhóm với các các vai trò và nội dung cần tìm hiểu:
Nhóm 1: Đóng vai trò các nhà sản xuất
Nhóm 2: Tổ chức bảo vệ môi trường
Nhóm 3: cơ quan quản lí nhà nước
HS: Lắng nghe, quan sát.
- Liệt kê các vật dụng trong gia đình làm từ vật liệu polime
HS: Nghe giáo viên phân công và thành lập nhóm.
NỘI DUNG CÁC NHÓM CẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
- Khái niệm polime
- Một số chất dẻo thường dùng , tính chất và ứng dụng
- Một số tơ thường dùng, tính chất và ứng dụng
- Một số cao su thường dùng, tính chất và ứng dụng
- Trên cơ sở tính chất vật lí, hóa học nêu được ảnh hưởng của vật liệu polime ảnh hưởng đến :
- Môi trường nước
- Môi trường đất
- Môi trường không khí.
- Những đối tượng bị ảnh hưởng bởi vật liệu polime:
+ Thực vật
+ Động vật
- Phát triển kinh tế, phải gắn liền với phát triển bền vững, đảm bảo môi trường an toàn.
- Có phương án tái chế vật liệu polime sau khi sử dụng.
- Tìm các vật liệu có tính chất tương tự thay thế nhưng thân thiện với môi trường
- Cần có sự cam kết giữa các bên liên quan trong việc ứng dụng phát triển với bảo vệ môi trường
GV: - Thời gian chuẩn bị nội dung thảo luận là 10 phút
- Trình bày trên giấy A0.
- Sắp xếp bàn ghế thành hình chữ U.
GV: Tổ chức cho HS trao đổi thảo luận và phản biện giữa các nhóm với nhau, ghi chú những nội dung thảo thuận của học sinh
GV: Nhận xét nội dung báo cáo, phản biện và nội dung kết luận của ba nhóm
GV: Cần nhận mạnh thông điệp:
“ Nâng cao ý thức người dân, thay đổi ý thức người tiêu dùng trong việc sử dụng vật liệu polime để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”
HS: Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm:
- Thư ký ghi chép.
- Sử dụng SGK, sách tham khảo, bài giảng E-lerning, mạng internet tìm kiếm thông tin.
- Thảo luận thống nhất thông tin cần sử dụng.
- Kiểm soát thời gian.
HS: Nhóm 1 và nhóm 2 cử đại diện lên thuyết trình, các thành viên khác nghe và ghi chép thông tin cần thiết và chẩn bị các câu hỏi vướng mắc, cũng như câu hỏi phản biện liên quan đến vấn đề cần quan tâm.
HS: Tiến hành thảo luận, phản biện giữa các nhóm với nhau.
HS: Nghe giáo viên nhận xét.
Hoạt động 3: Tổ chức học sinh thảo luận đề xuất ý kiến và Giải đáp thắc mắc.
20 phút
GV: Yêu cầu HS thảo luận làm rỏ thêm các nội dung sau: 
+ Những chất có tính dẻo như kim loại có phải là vật liệu polime không, những ưu điểm vượt trội của compozit so với polime là gì?
+ Xác định các PE, PVC, PMM , nilon-6,6; nilon-6, tơ olon, cao su Buna, Buna-N, Buna-S được tổng hợp bằng phương pháp nào
GV: Xác định bản chất của các loại tơ như bông, len, đay, tơ tằm, tơ nhên.và các tơ tổng hợp như nilon-6,6, tơ nitron.
+ Đề xuất cách phân biệt các vật liệu polime thiên nhiên với polime tổng hợp 
+ Tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của các vật liệu polime ở trên.
HS: Chia nhóm để thảo luận và hoàn thành nội dung yêu cầu.
Hoạt động 4: Tổng kết những kiến thức cốt lõi học sinh phải nhớ và hiểu thông qua việc tự học ở nhà
17 phút
GV: yêu cầu học sinh nắm vững các kiến thức trọng tâm, 
- Các chất dẻo thường gặp, tính chất và ứng dụng
- Phân loại tơ và các loại thuộc tơ thiên nhiên, tơ hóa học và bản chất của tơ.
- Các chất cao su thường gặp
- Cách xác định monome, hệ số polime hóa, xác định số lượng số mắt xích.
Chú ý điều kiện thực hiện phản ứng
GV: Đặt vấn đề: Viết sơ đồ tư duy về các loại vật liệu polime
GV: Yêu cầu HS thảo luận và làm hai bài tập trắc nghiệm:
Bài số 1: Dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
Bài 2: Dạng trắc nghiệm nối hình ảnh
HS: chia nhóm để thảo luận tìm phương án thể hiện sơ đồ dễ hiểu, dễ nhớ nhất
HS: Sử dụng kiến thức đã biết để tương tác trực tiếp với bài tập trắc nghiệm trên máy tính
Hoạt động 5: Mở rộng kiến thức:
5 phút
GV: Ngoài những nội dung các bạn đã được tiếp cận từ bài giảng và buổi học hôm 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_mo_hinh_lop_hoc_dao_nguoc_giang_day_bai_vat_li.doc
  • docBìa SKKN (1).doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docPHỤ LỤC.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc