SKKN Vận dụng “lý thuyết tình huống” trong dạy- Học một số nội dung của bài 6 “công dân với các quyền tự do cơ bản”- sgk 12 ở trường thpt Như Thanh

SKKN Vận dụng “lý thuyết tình huống” trong dạy- Học một số nội dung của bài 6 “công dân với các quyền tự do cơ bản”- sgk 12 ở trường thpt Như Thanh

Giáo dục Việt Nam năm 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục THPT là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để thực hiện được mục tiêu đó, mỗi môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa và vai trò nhất định.

 Trong tất cả các môn học ở trường THPT hiện nay, môn GDCD đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Môn học này không chỉ cung cấp cho các em hệ thống tri thức khái quát về thế giới quan, phương pháp luận; về đạo đức, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam mà còn hình thành cho học sinh những tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen phù hợp với những giá trị đã học. Giúp học sinh có được sự thống nhất trong ý thức và kiểm soát được những hành vi của mình trong thực tiễn cuộc sống.

 Với vai trò quan trọng như vậy, nhưng trong thực tế hiện nay, việc dạy và học môn GDCD ở trường THPT vẫn chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn để xứng tầm với vị trí của nó. Nguyên nhân của hiện tượng trên theo tôi có nhiều yếu tố tác động đến như: yếu tố gia đình, nhà trường, xã hội Điều quan trọng hơn cả là trong thực tế hiện nay, do tác động những mặt trái của cơ chế thị trường nên nhiều học sinh trong suy nghĩ còn xem nhẹ môn học này. Nhiều học sinh và phụ huynh vẫn có quan niệm rằng đây là môn phụ thì học thế nào mà chẳng được. Bên cạnh đó, một yếu tố chủ quan khác cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn GDCD hiện nay ở trường THPT là: một bộ phận giáo viên trực tiếp đứng lớp nhưng chưa thực sự đầu tư nhiều thời gian và tâm huyết với chuyên môn. Trong phương pháp giảng dạy chưa thực sự đổi mới, còn nặng về các phương pháp dạy học truyền thống nên chưa gây được hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học môn GDCD.

 

doc 23 trang thuychi01 8122
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng “lý thuyết tình huống” trong dạy- Học một số nội dung của bài 6 “công dân với các quyền tự do cơ bản”- sgk 12 ở trường thpt Như Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
	 TRƯỜNG THPT NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG “LÝ THUYẾT TÌNH HUỐNG” TRONG DẠY- HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA BÀI 6 “CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN”- SGK 12 Ở TRƯỜNG THPT NHƯ THANH
 Người thực hiện : Trần Thị Hoa
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn : GDCD
 THANH HÓA NĂM 2017
 MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1
Cơ sở lí luận
3
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2.1
Thuận lợi
4
2.2.2
Khó khăn
4
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.3.1
Vận dụng “Lý thuyết tình huống” để giới thiệu bài mới
5
2.3.2
Vận dụng “Lý thuyết tình huống”trong dạy– học nội dung “Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân” (SGK 12)
7
2.3.3
Vận dụng “Lý thuyết tình huống” trong dạy – học nội dung “Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân” (SGK 12)
14
2.3.4
Vận dụng “Lý thuyết tình huống” trong dạy – học nội 
 “Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân” (SGK 12)
17
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
19
3
Kết luận, kiến nghị
20
3.1
Kết luận
20
3.2
Kiến nghị
21
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
	Giáo dục Việt Nam năm 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục THPT là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để thực hiện được mục tiêu đó, mỗi môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa và vai trò nhất định.
	Trong tất cả các môn học ở trường THPT hiện nay, môn GDCD đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Môn học này không chỉ cung cấp cho các em hệ thống tri thức khái quát về thế giới quan, phương pháp luận; về đạo đức, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam mà còn hình thành cho học sinh những tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen phù hợp với những giá trị đã học. Giúp học sinh có được sự thống nhất trong ý thức và kiểm soát được những hành vi của mình trong thực tiễn cuộc sống.
	Với vai trò quan trọng như vậy, nhưng trong thực tế hiện nay, việc dạy và học môn GDCD ở trường THPT vẫn chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn để xứng tầm với vị trí của nó. Nguyên nhân của hiện tượng trên theo tôi có nhiều yếu tố tác động đến như: yếu tố gia đình, nhà trường, xã hộiĐiều quan trọng hơn cả là trong thực tế hiện nay, do tác động những mặt trái của cơ chế thị trường nên nhiều học sinh trong suy nghĩ còn xem nhẹ môn học này. Nhiều học sinh và phụ huynh vẫn có quan niệm rằng đây là môn phụ thì học thế nào mà chẳng được. Bên cạnh đó, một yếu tố chủ quan khác cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn GDCD hiện nay ở trường THPT là: một bộ phận giáo viên trực tiếp đứng lớp nhưng chưa thực sự đầu tư nhiều thời gian và tâm huyết với chuyên môn. Trong phương pháp giảng dạy chưa thực sự đổi mới, còn nặng về các phương pháp dạy học truyền thống nên chưa gây được hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học môn GDCD.
	Để khắc phục những hạn chế đó, nhằm gây hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học môn GDCD ở trường THPT hiện nay. Một yêu cầu tất yếu đặt ra đối với giáo viên là phải đổi mới phương pháp dạy học bộ môn cho phù hợp với nội dung từng bài, dựa trên những đối tượng học sinh khác nhau. Các phương pháp dạy học môn GDCD hiện nay ở trường THPT rất phong phú và đa dạng. Nó bao gồm cả phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại. Theo tôi, trong thực tiễn dạy học sẽ không có phương pháp nào là “chìa khóa vạn năng” cho cả chương trình. Điều quan trọng là giáo viên phải biết lựa chọn cho mỗi bài một phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh khác nhau. Người thầy trong dạy học phải biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa phương pháp truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại. Có như vậy, bài học mới đạt được hiệu quả cao hơn.
	Khi dạy bài 6 - (SGK 12) “Công dân với các quyền tự do cơ bản” ở Trường THPT Như Thanh”. Để nâng cao hiệu quả bài học, nhằm gây hứng thú cho học sinh, tôi đã vận dụng phương pháp “Lý thuyết tình huống” trong dạy học. Với phương pháp dạy học này đã góp phần quan trọng giúp cho học sinh có được cái nhìn thiết thực hơn về các vấn đề đã học và biết vận dụng có hiệu quả trong cuộc sống. 
	Bằng những tình huống, câu chuyện pháp luật cụ thể, có thật trong đời sống hàng ngày mà giáo viên liên hệ vào bài học đã giúp học sinh hứng thú tìm tòi các tình tiết và tìm cách giải quyết những câu hỏi giáo viên đưa ra, thông qua những câu chuyện tình huống đó giúp các em có khả năng phán đoán phù hợp với thực tiễn. Sau khi học xong bài 6 - "Công dân với các quyền tự do cơ bản”- SGK 12 đã giúp các em có thêm nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, có thái độ ứng xử linh hoạt trong thực tiễn.
	Từ những ưu điểm trên, tôi đã mạnh dạn thực hiện một SKKN với đề tài : Vận dụng "Lý thuyết tình huống" trong dạy - học một số nội dung của bài 6 - "Công dân với với các quyền tự do cơ bản” - SGK 12 ở trường THPT Như Thanh. Tôi hy vọng rằng, đây sẽ là một kênh tham khảo cho đồng nghiệp trong nhà trường và những ai quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn GDCD ở trường THPT hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	- Đánh giá thực trạng việc dạy và học môn GDCD ở trường THPT hiện nay.
	- Thông qua SKKN này nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy - học môn GDCD ở trường THPT qua việc vận dụng phương pháp “Lý thuyết tình huống” trong dạy học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	- Với phạm vi sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng “Lý thuyết tình huống” trong dạy - học một số nội dung của bài 6 “ Công dân với các quyền tự do cơ bản”- SGK 12 ở Trường THPT Như Thanh”.
	- Đối tượng mà tôi nghiên cứu là học sinh lớp 12 trường THPT Như Thanh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Để thực hiện và hoàn thành SKKN này, tôi đã thực hiện các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
	+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
	+ Nghiên cứu các tài liệu lí luận đổi mới phương pháp dạy học tạo hứng thú cho học sinh trong dạy - học môn GDCD
	+ Đọc sách, nghiên cứu tài liệu, tổng kết lý thuyết và rút ra kinh nghiệm trong thực tiễn 
	+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
	+ Thu thập thông tin phản hồi từ học sinh sau khi sử dụng phương pháp dạy học có sử dụng "Lý thuyết tình huống" qua mỗi bài học.
	+ Dự giờ các đồng nghiệp, trao đổi, rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
 	Đất nước đang trên con đường đổi mới, thực hiện mục tiêu Công nghiệp hóa - hiện đại hóa mà Đảng ta đề ra là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu thực hiện được mục tiêu này sẽ giúp Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với thế giới. Vì vậy, để thực hiện được mục tiêu đó, một vấn đề đặt ra đối với ngành Giáo dục nước nhà là phải làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho con người Việt Nam có đủ phẩm chất, năng lực trong xu thế hội nhập quốc tế ngày nay.
 	Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với ngành Giáo dục nước ta hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chỉ có đổi mới phương pháp dạy với có tác dụng tạo nên sự hứng thú, say mê, sáng tạo của người học. Dạy học bằng phương pháp “Lý thuyết tình huống” là một trong những phương pháp đã và đang đáp ứng được những yêu cầu nói trên đối với nhành Giáo dục Việt Nam trong thực tiễn hiện nay.
 	Phương pháp dạy học “Lý thuyết tình huống” là một trong những lý thuyết dạy học hiện đại do các nhà nghiên cứu Didactic (Pháp), đứng đầu là Guy Broussa khởi đầu nghiên cứu và phát triển. Phương pháp dạy học này đã phát triển ở Pháp. Sau đó, vào những năm 1990 của thế kỉ trước, phương pháp dạy học này đã được giới thiệu ở Việt Nam. Từ đó cho đến nay, phương pháp dạy học “Lý thuyết tình huống” đã được các nhà nghiên cứu lý luận dạy học ở Việt Nam nghiên cứu và phát triển.
 Dạy học bằng “Lý thuyết tình huống” là phương pháp dạy học mà trong đó giáo viên đặt học sinh vào một trạng thái tâm lý đặc biệt khi các em gặp phải những mâu thuẫn khách quan của bài toán nhận thức giữa cái đã biết và cái phải cần tìm. Họ chấp nhận và có nhu cầu, có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó bằng tìm tòi, tích cực, sáng tạo - Và kết quả là họ giành được kiến thức.
 	Với phương pháp dạy học này, giáo viên đặt trước học sinh một vấn đề tình huống bất kì nào đó? Sau đó cho các em thấy rõ lợi ích về mặt nhận thức, hay mặt thực tế của việc giải quyết nó. Nhưng đồng thời cũng cảm thấy một số khó khăn về mặt trí tuệ do thiếu kiến thức cần thiết, nhưng thiếu sót này có thể khắc phục nhờ một số nỗ lực của nhận thức.
 	Dạy học bằng “Lý thuyết tình huống” đòi hỏi giáo viên phải tạo ra được những mâu thuẫn trong nhận thức. Chỉ có điều học sinh chưa biết nên cần phải tìm hiểu cho rõ vấn đề .......... Việc đi tìm lời giải đáp chính là đi tìm kiến thức, kỹ năng và phương pháp mới.
 	Trong dạy học, điều quan trọng là ngay từ dầu giáo viên phải gây được sự chú ý cho học sinh, từ đó mới kích thích sự hứng thú cho các em. Đây chính là sự bắt đầu khởi động của tiến trình nhận thức. Học sinh chấp nhận những mâu thuẫn chủ quan trong thực tiễn lại có thể trở thành mâu thuẫn khách quan. Tuy nhiên, mỗi tình huống và vấn đề nêu ra của giáo viên trong bài học phải rõ ràng, phù hợp với khả năng của học sinh. Từ những điều quen thuộc, đã biết, yêu cầu học sinh phải đi đến cái mới, phải có khả năng giải quyết được vấn đề tình huống mà giáo viên đưa ra.
 Phương pháp dạy học bằng “Lý thuyết tình huống” dược sử dụng trong mỗi bài học sẽ đưa học sinh tiến tới trung tâm của tiết học - Còn giáo viên chỉ là người hỗ trợ những học sinh của mình trong việc liên hệ lý thuyết với thực tiễn một cách đúng đắn và chuẩn xác nhất. Học sinh sẽ tiếp thu, củng cố, ôn tập các kiến thức ở mức độ cao hơn và vận dụng thông minh hơn trong quá trình học tập 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi:
 	* Về phía giáo viên:
 	Với 17 năm trực tiếp làm công tác giảng dạy ở trường THPT, tôi cũng có những kinh nghiệm nhất định trong việc vận dụng các phương pháp khác nhau để dạy môn GDCD đạt hiệu quả. Trong những phương pháp đã sử dụng, theo tôi phương pháp dạy học bằng “Lý thuyết tình huống” sẽ làm tăng tính thực tiễn của bài học, gây hứng thú cho học sinh. Những tiết học có sử dụng phương pháp “Lý thuyết tình huống” sẽ làm cho học sinh tiếp thu bài học nhẹ nhàng hơn. Học sinh sẽ không còn cảm thấy kiến thức bộ môn GDCD khó, khô khan và đơn điệu như trong suy nghĩ và nhận thức trước đây.
 	Sử dụng phương pháp dạy học bằng “Lý thuyết tình huống” trong thực tiễn còn giúp giáo viên có thêm những kinh nghiệm trong giảng dậy, thu thập được nhiều thông tin cũng như một số giải pháp mới từ phía học sinh để làm giàu vốn tri thức trong bài giảng của mình.
 *Về phía học sinh:
 Với việc sử dụng phương pháp dạy học bằng “Lý thuyết tình huống” của giáo viên trong giảng dạy sẽ giúp các em hứng thú hơn trong học tập bộ môn. Học sinh sẽ hiểu bài nhanh hơn, kiến thức bài học được khắc sâu hơn. Bằng phương pháp dạy học này không chỉ giúp học sinh nẵm vững kiến thức mà còn giúp các em nâng cao khả năng nhận thức thực tiễn, phát triển tư duy độc lập, phát huy tính sáng tạo của người học trong nhận thức các vấn đề thực tiễn.
 Thông việc sử dụng phương pháp dạy học bằng “Lý thuyết tình huống” còn giúp các em phát hiện ra những vấn đề của cuộc sống mà bản thân học sinh chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm để giải quyết.
	Sử dụng phương pháp học bằng “Lý thuyết tình huống” còn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cần thiết trong học tập bộ môn như: làm việc nhóm, tranh luận và thuyết trình, làm tăng khả năng tự định hướng trong học tập của bản thân cho phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình.
2.2.2. Khó khăn:
 *Về phía giáo viên:
 Với bài 6 - SGK 12 “Công dân với các quyền tự do cơ bản”. Đặc thù của bài này là: kiến thức tương đối nặng, vì vậy vấn đề thời gian để giáo viên và học sinh hoàn thành bài học sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, theo tôi, nếu giao viên không linh hoạt sử dụng những phương pháp khác nhau trong giảng dạy sẽ làm cho học sinh thấy nhàm chán trong giờ học, hiệu quả bài học không cao. Xuất phát từ thực tiễn đó, để nâng cao hiệu quả bài học, gây hứng thú cho học sinh, tôi dã sử dụng phương pháp dạy học bằng “Lý thuyết tình huống”. 
	Với phương pháp này sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức bài học một cách tích cực và chủ động hơn. Nếu giáo viên không chịu khó tìm tòi, nghiên cứu đưa ra những tình huống sát thực với nội dung bài học có thể kết quả sẽ không được như mong muốn. Vì vậy, để dạy bài này đạt hiệu quả, giáo viên phải đầu tư thời gian, chuẩn bị giáo án, linh hoạt kết hợp những kỹ năng và thao tác sư phạm cho phù hợp.
	*Về phía học sinh:
Với đặc thù là học sinh ở một trường THPT miền núi cho nên năng lực học tập của các em còn nhiều hạn chế. Vì vậy, khi giáo viên sử dụng phương pháp dạy học bằng “Lý thuyết tình huống” cũng gặp không ít khó khăn.
Sử dụng phương pháp dạy học bằng “Lý thuyết tình huống” đối với bài này đòi hỏi học sinh phải có tinh thần tự giác trong học tập, có thái độ làm việc nghiêm túc, sáng tạo; có tư duy độc lập thì việc tiếp thu bài học mới đạt kết quả cao. Nếu học sinh vẫn học một cách thụ động, không hợp tác với giáo viên sẽ làm cho bài học kém hiệu quả.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	Để dạy - học một số nội dung của bài 6 - SGK 12 “Công dân với các quyền tự do cơ bản” bằng phương pháp “Lý thuyết tình huống” đạt hiệu quả, giáo viên và học sinh cần có sự chuẩn bị bài thật tốt. 
	Đối với giáo viên: phải chuẩn bị các tình huống khác nhau thông qua việc sưu tầm, tìm hiểu các tình huống về câu chuyện pháp luật có trong thực tiễn, phù hợp với nội dung bài học để các em có thể liên hệ trong thực tiễn. Tình huống giáo viên đưa ra phải ngắn gọn, chính xác và mang tính chất thời sự để gây sự hấp dẫn cho học sinh, phù hợp với nội dung của bài học.
 	Giáo viên cũng có thể hướng dẫn từng nhóm học sinh trong lớp tự tìm các tình huống liên quan đến bài học, nhằm kích thích tính sáng tạo của học sinh; thông qua đó rèn luyện cho các em ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Yêu cầu nguồn tư liệu sưu tầm các tình huống để vận dụng vào giảng dạy một số nội dung của bài 6 - “Công dân với các quyền tự do cơ bản”, giáo viên và học sinh nên khai thác trên báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình phù hợp với các mục, nội dung cụ thể của bài hoc.
 	Đây là bài học gắn liền với các quyền tự do cơ bản của con người. Các quyền này phải được đặt ở vị trí đầu tiên, quan trọng nhất; nó không thể tách rời đối với mỗi cá nhân. Thông qua bài học sẽ giúp học sinh hiểu được các quyền tự do cơ bản, biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng pháp luật về quyền tự do cơ bản của công dân và biết phê phán những hành vi xâm phạm đến quyền tự do của con người. Bài học cũng giáo dục học sinh biết tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác, biết đấu tranh với các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản của mình.
2.3.1. Vận dụng phương pháp “Lý thuyết tình huống” để giới thiệu bài mới
 Đối với bài 6 - “Công dân với các quyền tự do cơ bản”, giáo viên có thể sử dụng máy chiếu đưa hình ảnh và tình huống pháp luật “Kẻ đánh bạn gần chết chỉ vì câu nói đùa” để giới thiệu bài mới. Giáo viên chỉ cần tóm tắt tình huống và trình chiếu hình ảnh cho học sinh xem.
	Vào tối 28/06/2015, Lê Văn Nhẫn (27 tuổi, quê ở Hoài Nhơn, Bình Định), tạm trú tại quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng đang ngồi nhậu với một số người ở nơi Nhẫn trọ. Khi mọi người đã “chén chú, chén anh” thì thấy Trần Hữu Tiến (25 tuổi, quê ở Quảng Trị) đi cùng một Nam thanh niên khác nên gọi vào nhậu cho vui.
	Trong lúc đang hăng say thì người bạn đi cùng với Tiến xin phép về trước và có nhã ý muốn trả tiền nhậu. Thấy thế, Tiến nói đùa là “Mi trả tiền thì coi chừng Nhẫn đánh đó”. Nghe Tiến nói thế, Nhẫn sôi máu lên liền cãi lại. Hai bên xô xát. Sau đó, Tiến gọi điện cho bạn là Nguyễn Cao Lượng 31 tuổi, Hà Văn Chung - 20 tuổi quê ở Quảng Bình tới đánh hội đồng Nhẫn. Thấy thế, bạn của Nhẫn là Đỗ Minh Sang 27 tuổi xông vào cứu.
	Tuy nhiên, cả Nhẫn và Sang đều bị đánh tới tấp. Hậu quả, Nhẫn bị chấn thương sọ não, liệt tứ chi, hiện đang sống thực vật và điều trị tại bệnh viện, Sang bị thương tích 33%.
	Tại phiên tòa sơ thẩm chiều ngày 04/08/2015, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng đã tuyên phạt : Trần Hữu Tiến và Nguyễn Cao Lượng cùng 19 năm tù, Hà Văn Chung 17 năm tù cùng tội “giết người”. Ngoài mức án trên, 3 bị cáo phải bồi thường cho Nhẫn 224 triệu đồng, bồi thường cho Sang 48 triệu đồng.
 Hình ảnh của 3 bị cáo Trần Hữu Tiến, Nguyễn Cao Lượng, Hà Văn Chung.
	Như vậy, đối với những kẻ coi thường pháp luật, xâm phạm đến các quyền tự do cơ bản của công dân sẽ bị sử lý nghiêm minh. Không những trừng trị thích đáng các hành vi phạm pháp luật, mà đây còn là bài học cho người khác 
	Mặc dù tình huống trên mới nêu lên được một nội dung của bài học nhưng với lối dẫn dắt vào bài bằng những tình huống pháp luật có trong thực tế sẽ tạo được sự hứng thú cho học sinh. Bài học sẽ giảm bớt sự khô khan, khó hiểu của những kiến thức pháp luật.
2.3.2.Vận dụng “Lý thuyết tình huống” để dạy- học nội dung “Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân”. Bài 6 - SGK 12
	Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân là loại quyền gắn với tự do cá nhân của con người, được ghi nhận tại Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, năm 2013 và được quy định thành một nguyên tắc trong Bộ luật Tố tụng Hình sự nước ta. Thời gian gần đây, trên các kênh thông tin, chúng ta thấy có nhiều vụ xâm phạm đến quyền tự do cơ bản của công dân. Có những vụ án đã gây nên cái chết thương tâm mà nguyên nhân “không đâu vào đâu”.
	Những vụ bạo lực trong gia đình, bạo lực học đường, ngoài xã hội Đáng báo động như: chỉ trong mấy ngày Tết năm Đinh Dậu (2017) đã có 4.500 ca phải nhập viện do đánh nhau. Như vậy, việc giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản của “Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân” là điều rất cần thiết. Nó không chỉ giúp các em biết sống, làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật mà còn phải biết tôn trọng, bảo vệ quyền tự do cơ bản của người khác.
	Biết phê phán, đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân là tránh nhiệm, nghĩa vụ và lương tri của mối con người. Các em phải được học hành, có hiểu biết và nhận thức đúng đắn trước một vấn đề pháp luật. Mặt khác, do là người hiểu biết, có nhận thức, các em còn phải là một tuyên truyền viên về pháp luật của gia đình và địa phương nơi mình sinh sống.
	Vì vậy, trong nội dung “Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân”, tôi sử dụng phương pháp dạy học “Lý thuyết tình huống” để khắc sâu những kiến thức cho học sinh. Tôi đã lựa chọn những tình huống pháp luật sát thực với bài học để giúp học sinh lĩnh hội tri thức pháp luật một cách chủ động hơn. Tình huống tôi áp dụng trong dạy - học bài này là những vụ bạo lực học đường xảy ra gần đây nhất.
	Tình huống và hình ảnh tôi đưa ra là một nhóm nữ học sinh Trường TTGD Thường xuyên huyện Đô Lương, Nghệ An đánh một em học sinh lớp 10 cùng trường tại Khu đô thị Vườn Xanh, thị trấn Đô Lương. Sự việc diễn ra có sự chứng kiến của nhiều nữ sinh khác, nhưng không một ai can ngăn.
 Hình ảnh học sinh nữ TTGDTX huyện Đô Lương, Nghệ An đánh bạn cùng trường
 Giáo viên chuẩn bị tình huống trước khi đến lớp, pho to ra Giấy A4 cho các nhóm. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm nghiên cứu tình huống và trả lời câu hỏi.
Hình ảnh nhóm 1 và nhóm 2 nghiên cứu tình huống và trả lời câu hỏi
 Hình ảnh nhóm 3 và nhóm 4 lớp 12 A6 nghiên cứu tình huống và thảo luận
	Sau thời gian 5 phút tì

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_ly_thuyet_tinh_huong_trong_day_hoc_mot_so_noi.doc