SKKN Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - Hiểu văn bản “Chiều tối” của Hồ Chí Minh

SKKN Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - Hiểu văn bản “Chiều tối” của Hồ Chí Minh

Cùng với sự phát triển của khoa học là sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đứng trước yêu cầu về một nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, có kiến thức và kĩ năng chuyên nghiệp nền giáo dục của đất nước đã chú trọng đến sự đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực. Nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học mới được vận dụng nhằm phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong đó có kĩ thuật đặt câu hỏi. Đặt câu hỏi trong dạy học (đặc biệt những câu hỏi có vấn đề - tình huống học tập) có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn quá trình nhận thức giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách có hệ thống và tạo không khí học tập sôi nổi. Giáo viên qua câu hỏi đánh giá được năng lực học sinh, có thông tin phản hồi làm cơ sở cho sự điều chỉnh, bổ sung một cách phù hợp, kịp thời những đơn vị kiến thức kĩ năng trong giờ dạy từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy. Xuất phát từ vấn đề đó, tôi xin lựa chọn đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản “Chiều tối ” của Hồ Chí Minh (chương trình Ngữ văn 11 cơ bản).

doc 19 trang thuychi01 6292
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - Hiểu văn bản “Chiều tối” của Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
 TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 VẬN DỤNG KỸ THUẬT ĐẶT CÂU HỎI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN “CHIỀU TỐI” CỦA HỒ CHÍ MINH.
 Người thực hiện: Phạm Thị Thu Thủy.
 Chức vụ: Giáo viên.
 Đơn vị công tác: Trường THPT Hà Trung.
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn.
 THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU.................3
 1.1. Lí do chọn đề tài....3
 1.2. Mục đích nghiên cứu..........3
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.........3
 1.4. Phương pháp nghiên cứu....3
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ......4
 2.1. Cơ sở lí luận..................................................................................................4
 2.2. Thực trạng vấn đề..........5
 2.3. Các giải pháp thực hiện.........5
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến................15
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ..........16
 3.1. Kết luận....17
3.2. Kiến nghị...17
1. PHẦN MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài:
Cùng với sự phát triển của khoa học là sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đứng trước yêu cầu về một nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, có kiến thức và kĩ năng chuyên nghiệp  nền giáo dục của đất nước đã chú trọng đến sự đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực. Nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học mới được vận dụng nhằm phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong đó có kĩ thuật đặt câu hỏi. Đặt câu hỏi trong dạy học (đặc biệt những câu hỏi có vấn đề - tình huống học tập) có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn quá trình nhận thức giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách có hệ thống và tạo không khí học tập sôi nổi. Giáo viên qua câu hỏi đánh giá được năng lực học sinh, có thông tin phản hồi làm cơ sở cho sự điều chỉnh, bổ sung một cách phù hợp, kịp thời những đơn vị kiến thức kĩ năng trong giờ dạy từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy. Xuất phát từ vấn đề đó, tôi xin lựa chọn đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản “Chiều tối ” của Hồ Chí Minh (chương trình Ngữ văn 11 cơ bản).
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Tôi tiến hành đề tài này với 3 mục đích sau đây :
 	Thứ nhất, trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản trong các tiết học tránh áp đặt, thiên cưỡng. Hơn nữa biết vận dụng những tri thức đó vào giải quyết các bài tập, các bài kiểm tra liên quan đến tác phẩm.
Thứ hai, phát huy tính tích cực, sáng tạo và hứng thú cho học sinh khi học môn Ngữ văn .
 	Thứ ba, giúp học sinh biết cách cảm thụ một bài thơ trữ tình, thấy được cái hay, cái đẹp trong mỗi tác phẩm văn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng thực hiện nội dung này là học sinh lớp 11 bậc THPT.
 - Đối tượng nghiên cứu: Lợi ích của cách đặt câu hỏi, xây dựng tình huống học tập trong giờ dạy học đọc - hiểu văn bản “Chiều tối” của Hồ Chí Minh so với cách dạy học truyền thống thụ động. Khắc phục những kiến thức học sinh còn hiểu chưa đúng, còn lúng túng trong cách vận dụng vào giải quyết các bài kiểm tra khi liên quan đến tác phẩm. 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
 Để đạt được mục đích và thực hiện những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây :
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài như: sách giáo khoa, sách tham khảo, thiết kế bài học do giáo sư Phan Trọng Luận (Chủ biên), những bài giảng về bài thơ “Chiều tối”, một số bản dịch về bài thơ, ...
- Phương pháp điều tra quan sát: Tìm hiểu việc nắm bắt bài học của học sinh qua việc vận dụng kiến thức về các bài tập và các bài kiểm tra liên quan đến tác phẩm, tìm hiểu về việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường phổ thông.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham gia dự giờ, rút kinh nghiệm trong tổ bộ môn, tham dự các buổi họp chuyên đề, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm ở các lớp 11B, 11M năm học 2014 - 2015 và 11B, 11M năm học 2017 - 2018 trường THPT Hà Trung.
 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 2.1. Cơ sở lí luận:
 	“Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống”. Mỗi tác phẩm văn chương với chúng ta chứa đựng biết bao tình cảm mà các nhà thơ, nhà văn gửi gắm. Đó là lòng yêu nước thương đời, tinh thần lạc quan, bản lĩnh sống trước phong ba bão táp của cuuộc đời, đó là lòng dạ ngay thẳng, tình cảm chung thủy sâu nặng nghĩa tình. Chính vì vậy, dạy văn là dạy cho học sinh nhận ra trong tác phẩm văn chương nguồn tri thức vô cùng phong phú, hấp dẫn tâm hồn, trí tuệ để sống có ý nghĩa hơn.
Trong quá trình dạy cần xác định học sinh là trung tâm, là chủ thể cảm thụ. Giáo viên không được cảm nhận thay mà chỉ là người định hướng, chỉ đường cho các em đi khám phá tác phẩm, khơi nguồn để tạo cảm hứng cho học sinh tích cực. Đó là một tư tưởng, một quan điểm giáo dục tích cực. Tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều hơn so với phương pháp thụ động. Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải tập trung vào tính tích cực của người dạy. Dù phương pháp đổi mới nào cũng phải có sự hợp tác của cả thầy và trò, sự phối hợp hài hòa giữa hoat động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Đặc biệt cần phải đặt học sinh vào những tình huống thực tế, trực tiếp giải quyết vấn đề từ đó các em nắm bắt được kiến thức và kĩ năng cơ bản, biết vận dụng những tri thức đó vào giải quyết các bài tập, các bài kiểm tra liên quan đến tác phẩm. 
Kỹ thuật đặt câu hỏi cùng với kỹ thuật thảo luận nhóm, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật mảnh ghép  đã được vận dụng trong phương pháp đổi mới dạy học trong đó, kỹ thuật đặt câu hỏi với nhiều hình thức câu hỏi đa dạng đã được vận dụng hiệu quả vào dạy học đọc - hiểu văn bản nó vừa là phương pháp dạy học mới vừa phát huy sự sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh thay vì cách truyền đạt kiến thức thụ động một chiều theo kiểu thầy đọc, trò chép, ghi nhớ một cách máy móc, dập khuôn. 
2.2. Thực trạng của vấn đề: 
Trong thực tế giảng dạy nói chung và giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng vấn tồn tại đầu tư cho việc xây dựng câu hỏi nhưng chưa thật thỏa đáng. Phần nhiều câu hỏi sa vào chi tiết vụn vặt, đơn điệu, nhàm chán hoặc câu hỏi bao hàm ý trả lời mang tính chiếu lệ (hỏi cho có hỏi, hỏi để thể hiện có sử dụng phương pháp đổi mới trong giờ dạy), thiếu những câu hỏi mang tính chất gợi mở, không có những tình huống gay cấn buộc học sinh phải suy nghĩ, trăn trở vì thế giờ học trôi đi tẻ nhạt, học sinh không hứng thú, học qua loa cho xong để rồi đến các kì thi, thực tế đáng buồn lại tái diễn: các em tìm chép tài liệu, sai kiến thức cơ bản, suy diễn nội dung tác phẩm một cách thô thiển, có khi tách rời nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Đứng trước thực trạng dạy học môn Ngữ văn hiện nay nói riêng và yêu cầu xã hội nói chung, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để vận dụng một cách có hiệu quả những phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Trong quá trình giảng dạy, nhận thấy vai trò quan trọng và ưu thế của kỹ thuật đặt câu hỏi nên tôi đã đầu tư xây dựng hệ thống câu hỏi cho các giờ dạy, đặc biệt chú ý xây dựng các câu hỏi có vấn đề nhằm khơi dậy hứng thú học văn cho học sinh, kích thích sự phát triển trí tuệ và giúp các em giữ kiến thức lâu hơn. Đặc biệt để chiếm lĩnh cái hay, cái hấp dẫn của một bài thơ chữ Hán đối với đối tượng học sinh lớp 11 là một điều khó. Chính vì vậy tôi đã viết đề tài: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản “Chiều tối” của Hồ Chí Minh (chương trình Ngữ văn 11 cơ bản).
2.3. Các giải pháp thực hiện:
PHẦN I: Một số vấn đề chung:
 1. Câu hỏi và câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập) trong dạy học.
1.1. Câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ để diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh lệnh mà người học cần giải quyết.
1.2 Câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập) là những câu hỏi chứa đựng tình huống nảy sinh trong quá trình học tập, tình huống đó chứa đựng một mâu thuẫn buộc học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi phương pháp giải quyết. Do được hình thành từ một khó khăn trong lí luận hay thực tiễn nên muốn giải quyết chúng người học phải có một sự nỗ lực, một cuộc vận động trí tuệ thực sự.
1.3. Đặc trưng của câu hỏi và câu hỏi có vấn đề:
- Câu hỏi luôn chứa đựng một cái gì chưa biết khiến người học phải băn khoăn, trăn trở, tìm hướng khắc phục khoảng trống của sự thiếu hiểu biết. Đồng thời chứa đựng một cái gì đã biết làm cơ sở khắc phục những nghịch lí, thắc mắc, băn khoăn. Giữa cái chưa biết và cái đã biết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cái đã biết là tiền đề để tìm ra cái chưa biết, cái chưa biết là cái đích cần đạt đến của điểm xuất phát là những giữ liệu đã cho.
- Đối với những câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập) còn phải bao hàm trong bản thân nó một yếu tố tâm lí nào đó thể hiện ở tính rõ ràng, mới lạ của sự kiện, ở tính bất thường của bài tập nhận thức (phát huy tính tích cực của học sinh). Chính nhờ những tình huống học tập mà học sinh luôn cảm thấy hứng thú nhờ đó phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo mới mẻ trong các em làm không khí bài học trở nên sôi nổi, lôi cuốn.
2. Câu hỏi trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản văn học và vai trò của câu hỏi trong giờ day đọc - hiểu văn bản văn học:
 2.1 Câu hỏi trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản văn học.
Dựa vào đặc thù môn Ngữ văn (vừa là môn khoa học vừa là môn nghệ thuật) nên câu hỏi trong giờ đọc - hiểu tác phẩm văn chương cũng mang sắc thái riêng độc đáo thể hiện qua hiệu quả độc đáo của nó vừa phát triển tư duy khoa học, tư duy sáng tạo vừa kích thích được cảm xúc thẩm mĩ của người học. Do đó xây dựng câu hỏi trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản văn học ngoài việc tuân thủ các quy trình, hướng đến các mục đích tìm hiểu nội dung, nghệ thuật tác phẩm, phát triển trí tưởng tượng, sự sáng tạo, bộc lộ cảm xúc còn phải chú ý phát hiện các mâu thuẫn từ tầm đón nhận của học sinh, từ cách cảm nhận, lí giải phân tích tác phẩm.
2.2. Vai trò của câu hỏi trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản văn học.
- Câu hỏi có vai trò định hướng, giúp học sinh xác định nhận thức, buộc các em phải huy động tri thức, vốn sống, kinh nghiệm một cách sáng tạo, chọn lọc lấy những gì có liên quan đến vấn đề đã được biểu đạt. Giáo viên không đưa kiến thức cho các em dưới dạng có sẵn, không rung cảm hộ mà với câu hỏi đưa ra giáo viên sẽ tổ chức, hướng dẫn cho các em suy nghĩ, cắt nghĩa, thâm nhập vào tác phẩm. Các em tự nắm bắt giọng điệu nhà văn, đối thoại với người sáng tác, hòa nhập vào khung cảnh của tác phẩm Từ đó các em được bồi dưỡng năng lực cảm thụ, năng lực sáng tạo thẩm mĩ ; quá trình tư duy của các em vận động không ngừng, các em sẽ lớn lên về kiến thức, hoàn thiện về kỹ năng. Nói cách khác, các câu hỏi sẽ kích thích sự phát triển trí tuệ của học sinh thông qua sự tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập.
- Với kỹ năng đặt câu hỏi của giáo viên, học sinh không chỉ hiểu mà còn lưu giữ, ghi nhớ kiến thức lâu hơn bởi trong văn chương khi người đọc phải trải qua quá trình cảm thụ bằng liên tưởng, tưởng tượng ; rung cảm bằng trái tim thì kiến thức ấy thâm nhập vào máu tủy, xương thịt. Sự ghi nhớ ở đây sẽ trở thành tiền đề quan trọng để quá trình tư duy, tưởng tượng đạt hiệu quả cao hơn.
- Khi xây dựng được câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập), giáo viên sẽ gieo vào tâm hồn các em sự háo hức, day dứt không yên do vậy các em sẽ không cảm thấy xa lạ trước vấn đề giáo viên đặt ra, không thể lãnh cảm với ý chí nghị lực phi thường, bản lĩnh kiên cường của nhà thơ. Bởi chính bản thân các em từ bên trong có nhu cầu chiếm lĩnh tác phẩm chứ không phải do áp lực tác động bên ngoài. Giáo viên sẽ đạt đến mục đích đánh thức niềm đam mê, hứng thú học văn của học sinh.
Tóm lại: Việc vận dụng kỹ năng đặt câu hỏi vào giờ dạy đọc - hiểu tác phẩm văn chương sẽ phát huy được vai trò chủ thể tích cực của học sinh, tạo ra bầu không khí cởi mở, dân chủ giữa giáo viên - học sinh, học sinh - nhà văn; thiết lập được mối quan hệ đa chiều (giáo viên - học sinh - tác phẩm - nhà văn) và phát triển mối quan hệ đó một cách cân đối hài hòa.
 	PHẦN II: Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản “Chiều tối” ( Hồ Chí Minh).
1. Xác địdnh yêu cầu cần đảm bảo khi xây dựng câu hỏi trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản “Chiều tối” (Hồ Chí Minh): 
Xây dựng câu hỏi trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản “Chiều tối” của Hồ Chí Minh, tôi xác định cần phải đạt đến các yêu cầu sau:
- Câu hỏi khai thác được đặc trưng thể loại văn bản của thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường (bút pháp, hình ảnh, ngôn ngữ  thấy được vẻ đẹp cổ điển và nét hiện đại trong thơ Bác cũng như cách vận động hình tượng thơ, cảm xúc của nhân vật trữ tình). Tuy nhiên, câu hỏi còn định hướng cho học sinh phát hiện chất thép và chất tình trong vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
- Câu hỏi kích thích được sự tìm tòi, hứng thú của học sinh và phù hợp với khả năng tiếp nhận của các em. Có nghĩa câu hỏi, tình huống học tập phải khai thác những cái mới từ tác phẩm, gợi liên tưởng nhiều chiều ở người đọc; có khả năng gõ vào sự đồng cảm nâng lên thành cấp độ cao hơn thuộc về chiều sâu tư tưởng của tác phẩm.
- Câu hỏi phong phú đa dạng, có hệ thống hoàn chỉnh: Câu hỏi được xây dựng dưới các hình thức khác nhau để tránh sự đơn điệu nhàm chán; câu hỏi có mối liên hệ với nhau nhằm đảm bảo hướng đến mục đích, yêu cầu nội dung học tập. 
2. Xây dựng câu hỏi, tình huống học tập trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản “Chiều tối” (Hồ Chí Minh):
2.1. Xác định mục tiêu dạy học trong giờ đọc - hiểu “Chiều tối” (Hồ Chí Minh).
- Mức độ cần đạt:
+ Thấy đđược vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về sự sống, ánh sáng.
+ Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ.
- Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
+ Kiến thức:
 * Giúp học sinh thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí nghị lực phi thường vượt lên hoàn cảnh, phong thái ung dung tự do, tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh.
* Cảm nhận được vẻ đẹp thơ trữ tình Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại, chất thép và chất tình.
+ Kĩ năng:
* Đọc - hiểu tác phẩm trữ tình.
* Cảm thụ bài thơ tứ tuyệt theo đặc trưng thể loại.
2.2. Xác định tri thức đã có của học sinh trong giờ đọc - hiểu văn bản “Chiều tối” (Hồ Chí Minh):
Có thể nói, khi tiếp cận một bài thơ tứ tuyệt luật Đường đối với các em không hề mới mẻ ít nhiều các em đã nắm được đặc trưng của thể loại này. Từ cơ sở đó, tôi sẽ định hướng bằng câu hỏi, tình huống học tập nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh và lưu giữ kiến thức cơ bản nhất rồi vận dụng để giải bài tập.
2.3. Xác định kiến thức có thể mã hóa thành câu hỏi tương ứng với các khâu trong quá trình dạy đọc - hiểu văn bản “Chiều tối” (Hồ Chí Minh):
*1. Tiểu dẫn:
*1.1- Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
- Bài thơ “Chiều tối” rút trong tập “Nhật kí trong tù” sau khi thành lập Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược ở Việt Nam, Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ tới Túc Vinh, tỉnh Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt mười ba tháng đày ải khổ cực nhưng Bác vẫn làm thơ. Người đã ghi lại trong một cuốn sổ tay, đặt tên “Ngục trung nhật kí” (Nhật kí trong tù) gồm 134 bài.
- Bài thơ “Chiều tối” là bài thứ 31 của tập thơ được gợi từ cảm hứng trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.
*1.2- Thể loại, bố cục:
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt luật Đường.
- Bố cục: Chia hai phần: + Hai câu đầu.
 + Hai câu sau. 
 * 2. Đọc – hiểu văn bản.
*2.1. Sơ đồ cấu trúc văn bản:
 Chiều tối
 Khổ 1 Khổ 2
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
 Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
 Cô vân mạn mạn độ thiên không;
 Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
 Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Bức tranh sinh hoạt nơi xóm núi với hình ảnh thiếu nữ xay ngô bên bếp lửa. Một bức tranh tràn đầy sức sống, bình dị, gần gũi đời thường mà ấm áp.
Bức tranh thiên nhiên nơi rừng núi lúc chiều tà quen thuộc bằng bút pháp chấm phá. Một bức tranh thiên nhiên thoáng đãng, trong sáng và thơ mộng.
Sự vận động của hình tượng thơ, cảm xúc của nhân vật trữ tình:
Hình tượng thơ vận động một cách khỏe khoắn, nhất quán từ hai câu thơ đầu sang hai câu thơ cuối : từ cảnh trời, mây, chim muông nơi rừng núi lạnh lẽo sang cảnh cuộc sống sinh hoạt của con người nơi xóm núi ấm áp, từ bóng tối sang ánh sáng. Cảm xúc của nhân vật trữ tình từ cô đơn, mệt mỏi sang ấm áp, hạnh phúc hướng tới tương lai tươi sáng, lạc quan yêu đời. Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ với cách nhìn tinh tế, nhạy cảm và ý chí nghị lực phi thường, bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ.
*2.2 - Kiến thức cơ bản:
a. Hai câu thơ đầu:
- Bức tranh thiên nhiên thoáng đãng, quen thuộc nơi sơn cước lúc chiều tà bằng vài nét chấm phá, ước lệ của thơ ca cổ điển phương Đông qua hai hình ảnh cánh chim và chòm mây.
 - Đằng sau bức tranh là sự quan sát tinh tế của Bác qua hình ảnh cánh chim, là sự tương đồng của hình ảnh cánh chim sau một ngày kiếm ăn vất vả và hình ảnh một người tù sau một ngày lê bước đường trường.
 - Vẻ đẹp tâm hồn của Bác sau bức tranh thiên nhiên là tâm hồn nghệ sĩ có một tình yêu thiên nhiên tha thiết và bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cộng sản.
b. Hai câu thơ cuối:
- Bức tranh đời sống sinh hoạt con người qua hình ảnh thiếu nữ xay ngô chuẩn bị bữa cơm bên bếp lửa.
- Nghệ thuật điệp vòng ở cuối câu 3 và đầu câu 4.
 - Chữ “hồng” là nhãn tự của bài thơ.
 - Vẻ đẹp tâm hồn của Bác sau bức tranh đời sống tràn đầy sinh khí, đời thường gần gũi là sự gắn bó với con người lao động, là sự lạc quan yêu đời của người chiến sĩ Hồ Chí Minh 
*3. Tổng kết, củng cố kiến thức:
- Bài thơ sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa mang vẻ đẹp cổ điển vừa mang nét đẹp hiện đại. Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc.
 - Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh.
3. Mã hóa nội dung kiến thức thành câu hỏi, tình huống học tập trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản “Chiều tối” (Hồ Chí Minh):
Công đoạn xây dựng câu hỏi, tình huống học tập đòi hỏi giáo viên phải chú ý đến nhiều yếu tố (đặc trưng tài liệu giảng dạy, đối tượng giảng dạy, tâm lí học sinh trước đơn vị kiến thức cần tìm hiểu ...) để có cơ sở định hướng cho việc hình thành câu hỏi, tình huống học tập.
Với “Chiều tối”, tình huống học tập trung tâm được tôi xác định là: Tâm hồn một người nghệ sĩ có cách nhìn tinh tế và ý chí nghị lực phi thường, bản lĩnh kiên cường vượt lên trên hoàn cảnh hoàn toàn tự do, tự chủ về tinh thần của người chiến sĩ cách mạng.
 Xác định được tình huống trung tâm, tôi nhìn ra hướng đi và cái đích cần tới trong giờ dạy đọc hiểu “Chiều tối” là xây dựng các câu hỏi, tình huống học tập có tính chất phụ để giúp học sinh tìm ra sự vận động của mạch cảm xúc trong tác phẩm.
* Tình huống tạo không khí đầu giờ (khi giới thiệu xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của bài thơ): 
Để tạo không khí sôi nổi, hứng thú cho học sinh ngay từ phần giới thiệu vào bài (phần khởi động), tôi trình chiếu một số bài hát về Bác, hình ảnh về hoàn cảnh ra đời của tập thơ, một số bài thơ trong tập “Nhật kí trong tù” trong đó có bài thơ “Chiều tối”. Giáo viên đưa câu hỏi: Qua những hình ảnh trên, em hãy nêu sự hiểu biết của mình về Hồ Chí Minh, xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Chiều tối”? Đây là câu hỏi các em có thể trả lời, sau đó giáo viên khái quát kiến thức. 
* Câu hỏi, tình huống học tập hướng dẫn học sinh đọc - hiểu hai câu thơ đầu:
Dựa trên cơ sở so sánh phần phiên âm và phần dịch thơ các em sẽ thấy được bức tranh thiên nhiên miền sơn cước lúc chiều muộn bằng bút pháp chấm phá, ước lệ ở hai câu thơ đầu qua hai hình ảnh cánh chim và chòm mây. Dựa trên cơ sở đó, giáo viên đưa ra tình huống học tập để các em phải tự tìm câu trả lời: Đằng sau bức tranh thiên nhiên ấy, em thấy điều gì ở nhân vật trữ tình? [1]. Học sinh phải cảm thụ qua hình ảnh:
+ Cánh chim trong thơ của Bác không chỉ gợi không gian và thời gian mà được

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_ky_thuat_dat_cau_hoi_de_nang_cao_hieu_qua_gio.doc