SKKN Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật và công nghệ, tri thức của loài người đang gia tăng nhanh chóng. Không những thông tin ngày càng nhiều mà với sự phát triển của các phương tiện công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều cơ hội để mỗi người dễ dàng tiếp cận các thông tin mới nhất. Tình hình nói trên buộc phải xem lại chức năng truyền thống của người giáo viên là truyền đạt kiến thức, đặc biệt là những kiến thức của từng môn khoa học riêng rẽ. Giáo viên phải biết dạy tích hợp các khoa học, dạy cho học sinh cách thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, đặc biệt là biết vận dụng các kiến thức học được trong việc xử lý các tình huống của đời sống thực tế .
Theo hướng thi THPT quốc gia những năm gần đây với hai lĩnh vực là khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn thì việc các em có được những kiến thức tổng hợp các môn là rất quan trọng. Một số nghiên cứu ở trong nước cho thấy, việc dạy học tích hợp ở môn Khoa học cũng đóng góp hình thành năng lực tìm hiểu khoa học từ đó giúp học sinh vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn ; dạy học tích hợp chính là phương thức phát triển năng lực của học sinh . Kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và dự giờ đồng nghiệp cho thấy việc dạy học tích hợp sẽ giúp cho học sinh hình thành các năng lực trong đó có năng lực vận dụng kiến thức tổng hợp thuộc một số môn học khác nhau để giải quyết các vấn đề liên quan. Điều đó có nghĩa là giáo dục phổ thông phải giúp học sinh có cái nhìn về thế giới trong tính chỉnh thể vốn có của nó, không bị chia cắt, tách rời thành từng môn, từng lĩnh vực quá sớm. Do đó tôi chọn đề tài: “Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật” - Địa lí lớp 10
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật và công nghệ, tri thức của loài người đang gia tăng nhanh chóng. Không những thông tin ngày càng nhiều mà với sự phát triển của các phương tiện công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều cơ hội để mỗi người dễ dàng tiếp cận các thông tin mới nhất. Tình hình nói trên buộc phải xem lại chức năng truyền thống của người giáo viên là truyền đạt kiến thức, đặc biệt là những kiến thức của từng môn khoa học riêng rẽ. Giáo viên phải biết dạy tích hợp các khoa học, dạy cho học sinh cách thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, đặc biệt là biết vận dụng các kiến thức học được trong việc xử lý các tình huống của đời sống thực tế . Theo hướng thi THPT quốc gia những năm gần đây với hai lĩnh vực là khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn thì việc các em có được những kiến thức tổng hợp các môn là rất quan trọng. Một số nghiên cứu ở trong nước cho thấy, việc dạy học tích hợp ở môn Khoa học cũng đóng góp hình thành năng lực tìm hiểu khoa học từ đó giúp học sinh vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn ; dạy học tích hợp chính là phương thức phát triển năng lực của học sinh . Kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và dự giờ đồng nghiệp cho thấy việc dạy học tích hợp sẽ giúp cho học sinh hình thành các năng lực trong đó có năng lực vận dụng kiến thức tổng hợp thuộc một số môn học khác nhau để giải quyết các vấn đề liên quan. Điều đó có nghĩa là giáo dục phổ thông phải giúp học sinh có cái nhìn về thế giới trong tính chỉnh thể vốn có của nó, không bị chia cắt, tách rời thành từng môn, từng lĩnh vực quá sớm. Do đó tôi chọn đề tài: “Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật” - Địa lí lớp 10 1.2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống lại những giải pháp mình đã sử dụng trong công tác giảng dạy địa li THPT để suy ngẫm, chọn lựa, đúc rút thành kinh nghiệm của bản thân. - Đối với đồng nghiệp: Qua đề tài tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp những kinh nghiệm mà mình đã tích lũy trong quá trình giảng dạy. Đồng thời qua sáng kiến kinh nghiệm tôi cũng mong nhận được những lời góp ý chân thành từ đồng nghiệp để làm phong phú hơn kinh nghiệm giảng dạy của mình. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những giải pháp giúp học sinh trường THPT Thường Xuân 2 nâng cao hiệu quả sử dụng kiến thức tổng hợp nhiều môn học để giải quyết vấn đề nảy sinh trong học tập. Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 10C7 trường THPT Thường Xuân 2. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp miêu tả và phân tích: Sử dụng phương pháp này để nhận diện đối tượng nghiên cứu và sau đó phân tích đối tượng để hiểu đối tượng nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết. - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: nghiên cứu về dạy học tích hợp, kiến thức các môn( sinh học, hóa học, công nghệ, GDCD..), chuẩn kiến thức kỹ năng Địa Lí 10, cách đọc bản đồ, làm việc với sơ đồ và bảng số liệu thống kê. - Phân tích thống kê số liệu thực nghiệm theo phương pháp đề xuất. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1. Dạy học tích hợp a. Khái niệm dạy học tích hợp - Hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO, Paris 1972 có đưa ra định nghĩa: Dạy học tích hợp các khoa học là một cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau. - Quan điểm của Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau 2015 cho rằng: Dạy học tích hợp được hiểu là giáo viên tổ chức để học sinh huy động đồng thời kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát triển những năng lực cần thiết . Như vậy, dạy học tích hợp có thể hiểu đó là một quan điểm dạy học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. b. Mục đích của dạy học tích hợp. Mục đích của dạy học tích hợp là để hình thành và phát triển năng lực học sinh, giúp học sinh vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn của cuộc sống. Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức hợp lý các kiến thức, kỹ năng với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình huống) nhất định; và phương pháp tạo ra năng lực đó chính là dạy học tích hợp. Để đảm bảo cho mỗi học sinh biết vận dụng kiến thức được học trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ; qua đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực. Như vậy, dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi học sinh, giúp các em thành công trong vai trò người chủ gia đình, người công dân, người lao động tương lai. Trong thực tế Địa lí là một môn học có nhiều kiến thức liên quan không chỉ khoa học xã hội mà cả khoa học tự nhiên nên rất thuận lợi để tiến hành dạy học tích hợp. Ngoài ra Địa lí 10 phản ánh các vấn đề tự nhiên, kinh tế- xã hội mang tính đại cương vì vậy làm thế nào để vận dụng được kiến thức các môn học để làm rõ hơn nội dung bài học là vấn đề mà bất kì giáo viên nào cũng đều quan tâm. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy Địa lí 10 nhiều năm tôi đã kết hợp tương đối hài hòa kiến thức các môn học khác để giải quyết một bài hoặc một phần kiến thức mà không làm mất đi đặc thù của môn học. Sau đây tôi xin mạnh dạn trình bày một vài kinh nghiệm để anh chị em đồng nghiệp tham khảo và cho tôi những ý kiến đóng góp bổ ích để tôi hoàn thiện hơn việc giảng dạy của mình. 2.2. Thực trạng của vấn đề: 2.2.1.Thực trạng chung: Trong năm học, ngoài vấn đề sử dụng phương tiện, kỹ thuật dạy học tích cực thì vấn đề dạy học tích hợp đã được giáo viên thực hiện ở một số phần trong chương trình địa lí THPT, việc dạy học tích hợp giúp các em hiểu sâu hơn về kiến thức, chất lượng và gây hứng thú hơn trong việc học tập địa lí, đáp ứng yêu cầu khi nước ta mở cửa, hội nhập cũng như xu hướng thi THPT quốc gia. Trước đây khi chưa thực hiện dạy học tích hợp thì kết quả học tập chưa đạt được hiệu quả tối ưu vì phần lớn giáo viên chưa chú trọng việc gây sinh động, hứng thú trong giờ học, chưa linh hoạt vận dụng kiến thức các môn đã học nên kết quả một số giờ lên lớp chưa cao. Qua những tháng năm giảng dạy tôi thấy nếu chỉ sử dụng đơn thuần kiến thức một môn học thì có nhiều vấn đề giáo viên không đủ thời gian giải thích hơn nữa không huy động được khả năng tư duy tổng hợp của học sinh. Với các kiến thức đã học ở các môn học khác các em dễ dàng giải thích và khắc sâu kiến thức các môn. 2.2.2. Thực trạng riêng ở trường THPT Thường Xuân 2: a. Đối với giáo viên: - Một số giáo viên thuộc nhiều môn học thực hiện nội dung dạy học tích hợp trong các tiết học có liên quan còn ít. - Một số giáo viên chưa hướng dẫn các em liên hệ những kiến thức đã học ở các môn học khác để giải quyết vấn đề . - Việc cập nhật thông tin, số liệu, sự kiện, kiến thức tổng hợp ở một số giáo viên chưa liên tục vì vậy quá trình vận dụng để dạy học tích hợp còn nhiều hạn chế. - Một số giáo viên chưa chú trọng sử dụng kiến thức các môn học có liên quan vào quá trình giảng dạy trên lớp nên chưa khuyến khích sự tham gia tích cực của các em. b. Đối với học sinh: - Việc nắm bắt kiến thức, nhìn nhận các vấn đề ở nhiều môn học còn mông lung (Ví dụ: Chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc dạy học tích hợp; vai trò của dạy học tích hợp hướng tới kỳ thi THPT quốc gia, hiệu quả học tập khi sử dụng kiến thức tổng hợp nhiều môn học... ). - Chưa đề cao trách nhiệm của bản thân đối với việc tìm kiếm kiến thức liên quan từ nhiều môn học. - Chưa tự giác trong việc học tập và thi cử. * Tôi đã tiến hành khảo sát các vấn đề về dạy học tích hợp đối với học sinh lớp 10 vào đầu năm học, kết quả cụ thể như sau: Lớp Sĩ số Số học sinh nhận thức đúng về vai trò của dạy học tích hợp Số học sinh biết tự tìm kiếm kiến thức của các môn học có liên quan. Số học sinh biết vận dụng kiến thức nhiều môn học để giải quyết các tình huống trong thực tế SL % SL % SL % 10C6 36 15 42 11 30 10 28 10C8 39 17 43,6 12 30.8 10 25.6 Từ thực trạng trên, để nâng cao nhận thức cho các em về việc huy động kiến thức tổng hợp nhiều môn học; có ý thức tìm kiếm, vận dụng các kiến thức liên quan để giải quyết các tình huống trong học tập và đời sống. Qua một quá trình tìm hiểu và tích lũy từ thực tiễn giảng dạy, tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm về việc vận dụng kiến thức tổng hợp nhiều môn để dạy một bài trong Địa lí 10. 2.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 2.3.1. Giải pháp: Vận dụng kiến thức tổng hợp nhiều môn học để dạy học Địa lí 10. Bước 1: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào chủ đề. Nội dung có thể là sự tích hợp một đơn vị kiến thức trong một bài, nhiều bài, một môn, nhiều môn. Yêu cầu: Có sự liện hệ tri thức gần nhau, giao thoa hoặc trùng lặp hay có độ liên đới lũy tiến, đi lên phù hợp trình độ nhận thức của học sinh. Bước 2: Căn cứ các nội dung đã được xác định tích hợp, giáo viên tiến hành xây dựng chủ đề. Yêu cầu: Tên chủ đề bao quát các đơn vị kiến thức muốn tích hợp, kết cấu nội dung chủ đề phải hợp lý, các đơn vị kiến thức trong chủ đề phải theo trình tự nhận thức từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp hoặc nhóm thành các chủ đề nhỏ phù hợp với nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh. Chủ đề xây dựng vừa đúng, đủ, phù hợp và đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình chuẩn, cũng như các năng lực cần xây dựng, kiểm tra, đánh giá đối với học sinh. Bước 3: Tiến hành soạn giáo án theo chủ đề đã xây dựng. 2.3.2. Biện pháp thực hiện: a. Chọn bài : Chương trình địa lí 10 có thể tích hợp các môn hóa học, sinh học, công nghệ, GDCD, vật lí... khi dạy nhiều bài song tôi chọn bài 18: “Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật.” b. Chọn kiến thức tích hợp. * Môn Địa lí - Hiểu được khái niệm sinh quyển, xác định được giới hạn, vai trò của sinh quyển. - Hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. * Môn Sinh học - Vai trò của ánh sáng đối với quá trình quang hợp của thực vật từ đó giải thích sự phân bố khác nhau của thực vật trên Trái Đất ( sinh học 10 - bài 17: Quang hợp) - Nước có vai trò rất quan trọng đối với sự sống. * Môn Vật lí - Vật Lý 6 “Sư bay hơi và sự ngưng tụ”: Giải thích vai trò của địa hình tới sự phân bố của sinh vật theo độ cao * Môn Hóa học - Hóa học 10 – bài 29: Ôxi – Ôzôn Biết được vai trò của lớp ôzôn đối với sinh vật do đó sinh vật phân bố không quá giới hạn tầng Ôzôn * Môn Giáo dục công dân - Giáo dục công dân 10 – bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại vai trò của con người trong việc bảo vệ các loài động, thực vật. * Môn Công nghệ - Công nghệ 10 – bài 15: Điều kiện phát sinh phát triển của sâu bệnh hại cây trồng thấy được mối quan hệ giữa động vật và thực vật c. Tiến hành soạn giảng: Tiết 20 – bài 18: SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT A. Tình huống xuất phát (5 phút) 1. Mục tiêu: Biết được các yếu tố tác động tới cây trồng, vật nuôi. 2. Phương thức: làm việc cá nhân. 3. Hoạt động: - Bước 1: Giao nhiệm vụ: Giáo viên (GV): Cho học sinh (HS) quan sát một cây trồng ngoài sân trường cho biết những yếu tố tác động làm cho cây thay đổi. - Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân. Giáo viên quan sát. - Bước 3: Trao đổi thảo luận: Giáo viên gọi 3 học sinh trả lời nhanh kết quả làm việc. Học sinh khác bổ sung. Trên cơ sở thảo luận và bổ sung của học sinh, giáo viên dẫn dắt vào nội dung của bài mới. - Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh. B. Hình thành kiến thức: HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái niệm, giới hạn sinh quyển. (thời gian 10') 1. Mục tiêu - Hiểu khái niệm sinh quyển, xác định được giới hạn và vai trò của sinh quyển. 2. Phương thức Cá nhân, cả lớp. 3. Hoạt động học - Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc phần I sách giáo khoa, kiến thức xã hội từ các tài liệu khác và internet: + Cho biết sinh quyển là gì? + Sinh quyển có giới hạn và phân bố như thế nào? - Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân. Trao đổi, thảo luận , so sánh kết quả làm việc, bổ sung kết quả của cá nhân. Giáo viên quan sát, giúp đỡ. Gợi ý: + nêu giới hạn: trên, dưới của lớp vỏ sinh vật + Tại sao giới hạn của sinh quyển lại không vượt quá lớp ô zôn ( nêu vai trò của lớp ôzôn) Tích hợp môn hóa học: Lớp ozon có tác dụng như một tấm lá chắn, ngăn tia tử ngoại , bảo vệ cho sự sống trên Trái Đất. - Bước 3: Trao đổi thảo luận: Đại diện học sinh lên trình bày, các học sinh còn lại so sánh đối chiếu, tiếp tục bổ sung kết quả làm việc cá nhân. Trên cơ sở thảo luận và bổ sung của học sinh, giáo viên chuẩn kiến thức: I. Sinh quyển: - Khái niệm: Sinh quyển là một quyển của Trái Đất trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống. - Chiều dày của sinh quyển tuỳ thuộc giới hạn phân bố sinh vật: + Giới hạn trên: nơi tiếp giáp tầng ôdôn của Khí quyển + Giới hạn dưới: đáy đại dương ( sâu nhất >11 km); ở lục địa(đáy của lớp vỏ phong hoá ) - Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hoá. - Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh. GV hỏi thêm: Sinh quyển có vai trò gì đối với tự nhiên và con người? Cho ví dụ. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhân tố khí hậu đến sự phát triển và phân bố sinh vật. (thời gian 8') 1. Mục tiêu: - Hiểu các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật. - Sử dụng tranh ảnh để HS nhận biết được các thảm thực vật chính trên Trái Đất. 2. Phương thức: Hoạt động nhóm. 3. Hoạt động học: - Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm ( các nhóm chia ra thảo luận theo cặp) hoàn thành phiếu học tập: Nhân tố Ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật Nhiệt độ Nước và độ ẩm Ánh sáng - Nhóm 1: Dựa vào mục II.1 ở SGK hãy cho biết: + Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố sinh vật? Ví dụ. + Cho biết sự phân bố sinh vật ở vùng nhiệt đới và vùng ôn đới có gì khác nhau? Tích hợp môn công nghệ: Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển, phát sinh của sâu bệnh. Mỗi loài có một giới hạn nhiệt độ nhất định. Trong giới hạn sâu hại sinh sản mạnh nhất. Ngoài giới hạn sâu ngừng hoạt động hoặc bị chết. VD: Nhiệt độ từ 25-300C, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Nhiệt độ từ 45- 500C, nấm chết. - Nhóm 2: Dựa vào mục II.1 ở SGK hãy cho biết: + Nước và độ ẩm có vai trò như thế nào đến sự phát triển và phân bố sinh vật? Ví dụ. Gợi ý: Thành phần chủ yếu cấu tạo cơ thể sinh vật. Tích hợp môn sinh học: Nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống. Do có tính phân cực nên nước có tính chất hóa lí đặc biệt làm cho nó có vai trò rất quan trọng đối với sự sống. - Trong tổng số 92 nguyên tố hóa học thì chỉ có vài chục nguyên tố là cần thiết cho sự sống: C,H,O,N là 4 nguyên tố chủ yếu vì chiếm tới 96% khối lượng cơ thể sống Bảng 3: Tỉ lệ % về khối lượng các nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể người Nguyên tố O C H N Ca P K S Na Cl Mg Tỉ lệ % 65 18.5 9.5 3.3 1.5 1.0 0.4 0.3 0.2 0.2 0.1 - Nhóm 3: Dựa vào mục II.1 ở SGK hãy cho biết: Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển và phân bố sinh vật? Ví dụ. Gợi ý: Quang hợp là gì? Vai trò của quang hợp. Tích hợp môn sinh học: Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ. Chính nhờ quá trình quang hợp mà hàm lượng khí oxi và cácbonic của khí quyển được duy trì ổn định, đảm bảo cho cuộc sống của sinh vật. - Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân. Trao đổi, thảo luận theo nhóm, so sánh kết quả làm việc, bổ sung kết quả của cá nhân. Giáo viên quan sát, giúp đỡ. - Bước 3: Trao đổi thảo luận: Đại diện học sinh lên trình bày, các học sinh còn lại so sánh đối chiếu, tiếp tục bổ sung kết quả làm việc cá nhân. Trên cơ sở thảo luận và bổ sung của học sinh, giáo viên chuẩn kiến thức: II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật: 1. Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp thông qua nhiệt độ,nước, độ ẩm không khí , ánh sáng. +Nhiệt độ: Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn giới hạn nhiệt độ nhất định. Nơi có nhiệt độ thích hợp sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn. + Nước và độ ẩm không khí: Những nơi có nhiệt ẩm phù hợp là môi trường tốt để sinh vật phát triển. + Ánh sáng: Quyết định quá trình quang hợp của cây. - Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh. HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhân tố đất đến sự phát triển và phân bố sinh vật. (thời gian 3') 1. Mục tiêu: - Hiểu yếu tố đất ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật. - Xác định trên bản đồ các đới đất và thảm thực vật tương ứng. 2. Phương thức: Cả lớp, cá nhân 3. Hoạt động học: - Bước 1: Giao nhiệm vụ: Dựa vào mục II.2 ở SGK hãy cho biết: + So sánh sự khác nhau về cây trồng ở vùng đồng bằng và miền núi nước ta. + Phân tích ảnh hưởng của đất đến sự phân bố và phát triển của sinh vậ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân. Trao đổi, thảo luận, so sánh kết quả làm việc, bổ sung kết quả của cá nhân. Giáo viên quan sát, giúp đỡ. - Bước 3: Trao đổi thảo luận: Đại diện học sinh lên trình bày, các học sinh còn lại so sánh đối chiếu, tiếp tục bổ sung kết quả làm việc cá nhân. Trên cơ sở thảo luận và bổ sung của học sinh, giáo viên chuẩn kiến thức: II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật: 2. Đất: Các đặc tính lý, hoá, độ phì của đất ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phân bố thực vật. - Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh. HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhân tố địa hình đến sự phát triển và phân bố sinh vật. (thời gian 5') 1. Mục tiêu: - Hiểu yếu tố địa hình ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật. - Xác định các vành đai thực vật theo độ cao. 2. Phương thức: Cả lớp, cá nhân 3. Hoạt động học: - Bước 1: Giao nhiệm vụ: + Quan sát H 18, cho biết nhiệt độ giảm và lượng mưa thay đổi theo độ cao đã tạo nên các vành đai thực vật nào ở vùng núi Ki-li-man-gia-rô? sự khác nhau về các vành đai thực vật ở sườn đông và tây dãy Ki-li-man-gia-rô Tích hợp môn vật lí: theo tiêu chuẩn của không khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ không khí giảm 0,60C + Sự thay đổi nhiệt, ẩm đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố thực vật vùng núi? - Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân. Trao đổi, thảo luận, so sánh kết quả làm việc, bổ sung kết quả của cá nhân. Giáo viên quan sát, giúp đỡ. - Bước 3: Trao đổi thảo luận: Đại diện học sinh lên trình bày, các học sinh còn lại so sánh đối chiếu, tiếp tục bổ sung kết quả làm việc cá nhân. Trên cơ sở thảo luận và bổ sung của học sinh, giáo viên chuẩn kiến thức: II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật: 3. Địa hình: Độ cao, hướng sườn ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật vùng núi. - Độ cao khác nhau hình thành các vành đai thực vật khác nhau. - Hướng sườn ảnh hưởng đến mở đầu và kết thúc các vành đai. - Hướng sườn ảnh hưởng tới mở đầu và kết thúc các vành đai. - Bước 4: GV đánh giá quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh. HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhân tố sinh vật đến sự phát triển và phân bố sinh vật. (thời gian 3') 1. Mục tiêu: - Hiểu yếu tố sinh vật ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật. - Xác định mối quan hệ giữa thực vật và động vật. 2. Phương thức: Cả lớp, cá nhân 3. Hoạt động học: - Bước 1: Giao nhiệm vụ: + Thực vật và động vật có mối quan hệ với nhau như
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_kien_thuc_lien_mon_vao_giang_day_bai_18_sinh_q.doc