SKKN Vận dụng kiến thức liên môn nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài 6: “Văn hóa cổ đại” trong chương trình Lịch sử lớp 6 ở trường THCS Xuân Du

SKKN Vận dụng kiến thức liên môn nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài 6: “Văn hóa cổ đại” trong chương trình Lịch sử lớp 6 ở trường THCS Xuân Du

 Trong hệ thống các môn học ở nhà trường phổ thông, Lịch sử có một vị trí, vai trò quan trọng trong việc cung cấp, giáo dục và hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ nói chung và học sinh cấp THCS nói riêng. Trên cơ sở từ những hiểu biết về các sự kiện, về các nhân vật lịch sử, giúp HS tự điều chỉnh hành vi, có những ứng xử phù hợp trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, qua môn học cũng giúp các em xác định nhiệm vụ hiện tại, có thái độ đúng đắn đối với tương lai của bản thân, gia đình, nhất là đối với học sinh THCS, lứa tuổi đang bắt đầu “ tập làm người lớn”.

 Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy việc tổ chức, soạn giảng một tiết lịch sử có sử dụng linh hoạt kiến thức của nhiều môn học đang là vấn đề khó khăn đối với GV nói chung và giáo viên dạy môn Lịch sử nói riêng. Phần lớn giáo viên vẫn còn lúng túng, thiếu thống nhất trong việc tổ chức dạy học những tiết học theo phương pháp này. Vì vậy, đã làm cho hiệu quả dạy học chưa thực sự như mong muốn.

 Đứng trước tình hình thực tế đó, là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử, đã tham dự nhiều đợt chuyên đề về đổi mới chương trình dạy học, PPDH, . bản thân muốn nêu lên một số kinh nghiệm trong việc tổ chức một tiết dạy Lịch sử có tích hợp kiến thức của nhiều môn học vào một bài cụ thể, bài 6: “Văn hóa cổ đại” trong chương trình Lịch sử lớp 6 để đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến.

1.2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của sáng kiến này là:

- Vận dụng kiến thức liên môn để khai thác kiến thức trong bài học một cách dễ dàng, nhẹ nhàng , sinh động, hấp dẫn mà đầy đủ, hiệu quả nhất. Từ đó, làm cho các em hứng thú học tập, yêu thích môn Lịch sử hơn.

- Giúp HS biết vận dụng kiến thức của các môn học có liên quan để tìm hiểu bài học, từ đó mỗi HS có ý thức hơn trong việc bảo vệ , giữ gìn văn hóa của nhân loại.

- Góp phần khai thác tối đa giá trị sử dụng của hệ thống máy chiếu và mạng Internet để tìm kiếm tài liệu, tranh ảnh phục vụ cho bài dạy đạt kết quả cao nhất.

1.3. Đối tương nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến này là việc vận dụng kiến thức liên môn để dạy bài 6 “Văn hóa cổ đại” trong chương trình Lịch sử lớp 6 ở trường THCS Xuân Du mang lại hiệu quả cao nhất.

 

doc 17 trang thuychi01 11753
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức liên môn nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài 6: “Văn hóa cổ đại” trong chương trình Lịch sử lớp 6 ở trường THCS Xuân Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Trong hệ thống các môn học ở nhà trường phổ thông, Lịch sử có một vị trí, vai trò quan trọng trong việc cung cấp, giáo dục và hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ nói chung và học sinh cấp THCS nói riêng. Trên cơ sở từ những hiểu biết về các sự kiện, về các nhân vật lịch sử, giúp HS tự điều chỉnh hành vi, có những ứng xử phù hợp trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, qua môn học cũng giúp các em xác định nhiệm vụ hiện tại, có thái độ đúng đắn đối với tương lai của bản thân, gia đình, nhất là đối với học sinh THCS, lứa tuổi đang bắt đầu “ tập làm người lớn”. 
 Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy việc tổ chức, soạn giảng một tiết lịch sử có sử dụng linh hoạt kiến thức của nhiều môn học đang là vấn đề khó khăn đối với GV nói chung và giáo viên dạy môn Lịch sử nói riêng. Phần lớn giáo viên vẫn còn lúng túng, thiếu thống nhất trong việc tổ chức dạy học những tiết học theo phương pháp này. Vì vậy, đã làm cho hiệu quả dạy học chưa thực sự như mong muốn. 
 Đứng trước tình hình thực tế đó, là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử, đã tham dự nhiều đợt chuyên đề về đổi mới chương trình dạy học, PPDH,.. bản thân muốn nêu lên một số kinh nghiệm trong việc tổ chức một tiết dạy Lịch sử có tích hợp kiến thức của nhiều môn học vào một bài cụ thể, bài 6: “Văn hóa cổ đại” trong chương trình Lịch sử lớp 6 để đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến. 
1.2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của sáng kiến này là:
- Vận dụng kiến thức liên môn để khai thác kiến thức trong bài học một cách dễ dàng, nhẹ nhàng , sinh động, hấp dẫn mà đầy đủ, hiệu quả nhất. Từ đó, làm cho các em hứng thú học tập, yêu thích môn Lịch sử hơn.
- Giúp HS biết vận dụng kiến thức của các môn học có liên quan để tìm hiểu bài học, từ đó mỗi HS có ý thức hơn trong việc bảo vệ , giữ gìn văn hóa của nhân loại. 
- Góp phần khai thác tối đa giá trị sử dụng của hệ thống máy chiếu và mạng Internet để tìm kiếm tài liệu, tranh ảnh phục vụ cho bài dạy đạt kết quả cao nhất.
1.3. Đối tương nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến này là việc vận dụng kiến thức liên môn để dạy bài 6 “Văn hóa cổ đại” trong chương trình Lịch sử lớp 6 ở trường THCS Xuân Du mang lại hiệu quả cao nhất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành sáng kiến này tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó được vận dụng chủ yếu là các phương pháp: Nghiên cứu lí luận, trình bày tài liệu, điều tra khảo sát, phân tích – tổng hợp, sử dụng đồ dùng trực quan, tổng kết kinh nghiệm, quan sát.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Lịch sử dựa trên những cơ sở lí luận sau:
Một là: Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ và đặc trưng của môn Lịch sử, đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của học sinh THCS trong qua trình học tập môn Lịch sử.
Hai là: Xuất phát từ yêu cầu đổi mới dạy học môn Lịch sử ở trường THCS.
Ba là: Dạy học tích hợp liên môn xuất phát từ mối quan hệ khăng khít giữa môn Lịch sử và các môn học khác.
Bốn là: Xuất phát từ vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập cho học sinh THCS trong học tập môn Lịch sử .
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Trong thời gian gần đây, việc dạy học các bộ môn nói chung, môn Lịch sử nói riêng, dạy học tích hợp cũng đã được vận dụng vào thực tế giảng dạy, song hiệu quả đạt được chưa cao. Điều đó thể hiện ở chỗ:
a. Đối với giáo viên: Mặc dù đa số GV đều quan tâm đến việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Tuy nhiên, trên thực tế, giáo viên vận dụng kiến thức liên môn đạt kết quả chưa như mông muốn. Bởi lẽ, nhiều giáo viên quan niệm rằng dạy lịch sử có nghĩa là cung cấp kiến thức lịch sử cho học sinh là đủ, giáo viên không cần thiết phải vận dụng kiến thức của các môn học khác vào quá trình giảng dạy, hoặc nếu có giáo viên chỉ nhắc cho học sinh thấy, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. 
b. Đối với học sinh: Thực tế cho thấy, thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh hiện nay có phần lơ đãng, không chú tâm về việc học lịch sử, bởi lẽ các em cho rằng học lịch sử phải nhớ nhiều các sự kiện, học một tiết phải ghi chép nhiều nội dung, ngoài hiểu ra còn phải học thuộc lòng. Và trong kiểm tra, thi cử cũng nh­ vậy, việc làm một bài thi Lịch sử cần phải nhớ nhiều ngày tháng, sự kiện có liên quan. Chính vì vậy, môn học này chiếm nhiều thời gian học tập của các em. 
c. Đối với môn Lịch sử: Trong điều kiện hiện nay, việc giảng dạy và học tập bộ môn Lịch sử vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, như: Chương trình SGK còn khá nặng, quá tải về kết cấu các nội dung, về thời lượng của chương trình. Đặc biệt, chương trình còn nặng về lí thuyết mà ít tiết thực hành và ôn tập để củng cố kiến thức cho học sinh. Hơn nữa, trong mỗi bài dạy lại có quá nhiều sự kiện, ngày tháng cần nhớ đã gián tiếp làm cho học sinh ít hứng thú học tập môn Lịch sử. 
 Thực trạng trên dẫn tới kết quả học tập bộ môn của HS chưa cao, thái độ, ý thức học tập của các em chưa như mong muốn của GV, nhà trường và phụ huynh.
 Vì vậy, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, đưa ra sáng kiến "Vận dụng kiến thức liên môn nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài 6: “Văn hóa cổ đại” trong chương trình Lịch sử lớp 6 ở trường THCS Xuân Du" như một vài kinh nghiệm của bản thân chia sẻ cùng đồng nghiệp với mong muốn cùng góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học bộ môn trong các nhà trường. 
 PPDH này đã được vận dụng có hiệu quả vào thực tế giảng dạy bài 6: “Văn hóa cổ đại” trong chương trình môn Lịch sử lớp 6 ở trường THCS Xuân Du trong năm học 2016-2017.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 Để có thể vận dụng kiến thức liên môn thực sự hiệu quả trong mỗi bài dạy, tiết dạy, tôi xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu sau:
* Xác định kiến thức của các môn để tích hợp:
- Việc lựa chọn và liên kết các kiến thức, kĩ năng các môn học có liên quan phải nhằm tới mục tiêu giáo dục của bài học, trong đó mục tiêu trên hết là đào tạo nên con người có khả năng hành động trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng vững chắc.
- Các kiến thức được lựa chọn để tích hợp phải khách quan, phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng, nội dung kiến thức cần truyền đạt cho học sinh.
- Khi lựa chọn tích hợp kiến thức liên môn cần lựa chọn những môn hoặc những kiến thức của các môn có nét tương đồng về nội dung, phương pháp để các kiến thức và kĩ năng có thể hỗ trợ cho lẫn nhau, giúp người học có thuận lợi trong học tập và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống dễ dàng hơn.
* Xác định việc dạy học theo hướng tích hợp liên môn:
- Khi dạy học tích hợp liên môn cần đảm bảo tính khả thi của kiến thức tích hợp, có nghĩa rằng việc tích hợp kiến thức liên môn phải giúp người học có thể tiếp thu và vận dụng được kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học trong một tiết học Lịch sử, người dạy có các điều kiện tổ chức, hướng dẫn việc học tập của học sinh.
- Việc dạy học tích hợp phải chấp nhận việc coi kiến thức của các môn học có liên quan chỉ đóng vai trò công cụ cho nội dung chính của bài học Lịch sử. Nội dung và các hoạt động trong tiết dạy phải cấu trúc sao cho đáp ứng được mục tiêu phát triển các năng lực và kĩ năng của người học.
* Cần xác đinh các nội dung cần tích hợp trong bài dạy: Để xác định được nội dung tích hợp trong bài học, người giáo viên phải:
- Phải khái quát được nội dung chủ yếu của bài dạy, tiết dạy.
- Xác định được các môn có nội dung kiến thức tích hợp của bài học.
- Xây dựng được giáo án với các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp có tích hợp kiến thức của các môn học đã được xác định ở phần từng phần.
 Như chúng ta đã biết, dạy học theo hướng tích hợp liên môn là PPDH có sự kết hợp, vận dụng kiến thức của nhiều môn học trong một bài học nhằm cung cấp cho HS những kiến thức tổng hợp, khái quát nhất. Trên cơ sở học sinh được làm việc với nguồn kiến thức có liên quân đến nhiều môn học, giúp các em có thể vận dụng và khắc sâu kiến thức, từ đó giúp các em thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa kiến thức của môn học này với kiến thức của môn học khác có liên quan.
 Tuy nhiên, để có thể vận dụng được kiến thức của nhiều môn học trong một bài học, đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi để có thể vận dụng nguồn tri thức của các môn học liên quan đúng lúc, đúng chỗ, tránh được tình trạng sa vào một môn học nào đó mà quên đi nhiệm vụ truyền tải kiến thức của môn học chính.
* Xây dựng hệ thống câu hỏi và định hướng nội dung trả lời: 
 Ở bài 6: “Văn hóa cổ đại” chúng ta có thể thực hiện việc tích hợp liên môn khi giảng dạy theo các bước như sau:
Bước 1: Giáo viên phải khái quát được bố cục của bài học
 Đối với bài này, tôi cho rằng, giáo viên có thể chia làm 2 phần chủ yếu sau:
Phần 1: Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì?
Phần 2: Người Hy Lạp và Rô-ma đã có những đóng góp gì?
Bước 2: Xác định được các môn có nội dung kiến thức có thể tích hợp trong từng phần của bài học.
 Ở bài này giáo viên có thể tích hợp kiến thức các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngữ văn, các kiến thức xã hội do HS tiếp thu được trong cuộc sống, qua các phương tiện thông tin đại chúng. Việc tích hợp các phần được thể hiện cụ thể như sau:
Phần 1: GV giúp học sinh tìm hiểu các dân tộc phương Đông thời cổ đại có những
thành tựu văn hóa gì?
 Ở phần này, giáo viên có thể tích hợp kiến thức các môn Mĩ thuật, Ngữ văn, Địa lí vào khai thác kiến thức.
- Tích hợp môn Mỹ thuật: Giáo viên giới thiệu với học sinh hình ảnh về người Ai Cập thu hoạch lúa.
 Sau khi giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh về việc thu hoạch lúa của người Ai Cập giáo viên nêu câu hỏi: ? Qua hình ảnh trên, em hãy cho biết nền kinh tế chủ yếu của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?
 Chắc chắn sau khi quan sát hình ảnh trên, HS sẽ trả lời được: Nền kinh tế chủ yếu của các quốc gia cổ đại phương Đông là nền Nông nghiệp trồng lúa.
- Phần thiên văn:
+ Tích hợp với môn Ngữ văn: Sau khi tìm hiểu xong thành tựu về thiên văn của người phương Đông cổ đại, giáo viên kết hợp giới thiệu dẫn chứng một số câu tục ngữ về thiên nhiên và yêu cầu học sinh liên hệ ở nước ta.
 Từ đó, GV nhận xét, giảng thêm: Việc quan sát thiên nhiên trong quá trình sản xuất nông nghiệp không những được cư dân trồng lúa nước Việt Nam thực hiện mà quá trình quan sát đó, nhân dân Việt Nam còn đúc kết những gì mình quan sát đươc thành những câu ca nói về kinh nghiệm.
 Ngày nay việc quan sát thiên nhiên vẫn được tiếp tục phát triển ngày một cao hơn, trở thành những ngành khoa học: Nghiên cứu về vũ trụ, bầu trời, về khí hậu, Việc đó giúp con người hiểu và chế ngự được thiên nhiên hơn.
- Tích hợp môn Địa lí: GV giới thiệu với HS mô hình Mặt trăng quay quanh trái đất [1]. Sau khi HS quan sát, GV nêu câu hỏi: Người phương Đông dựa vào đâu để làm ra lịch Âm?
 Chắc chắn sau khi được quan sát mô hình mặt trăng quay quanh trái đất, học sinh sẽ dễ dàng trả lời: Người phương Đông dựa vào chuyển động của mặt trăng quanh trái đất để làm ra lịch âm.. Bởi rõ ràng chúng ta đều biết việc quan sát qua hình ảnh dễ dàng hơn rất nhiều việc nói bằng lời rất khó tưởng tượng
- Phần kiến trúc: 
+ Tích hợp môn Mỹ thuật : Ở phần thành tựu về kiến trúc của người phương Đông cổ đại, để HS dễ hình dung và khắc sâu được kiến thức, giáo viên kết hợp giới thiệu với học sinh một số hình ảnh về các công trình kiến trúc thời cổ đại như Thành Ba-bi-lon, Kim Tự tháp Ai Cập, Vạn lí trường thành (Trung Quốc), cổng thành I-sơ-ta,.. [2] Qua sự quan sát một số công trình kiến trúc đó nhằm giúp học sinh thấy được kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của người phương Đông cổ đại.
Phần 2: GV giúp HS tìm hiểu người Hy Lạp và Rô-ma đã có những đóng góp gì?
 Ở phần này, giáo viên có thể tích hợp kiến thức các môn GDCD, Ngữ văn, Địa lí, Toán học, Vật lí vào khai thác kiến thức.
* Thiên văn
- Tích hợp môn Địa lí: Giáo viên kết hợp giới thiệu với học sinh mô hình trái đất quay quanh mặt trời [3]
* Phần các ngành khoa học
- Tích hợp môn Toán học (Phần Toán học): Sau khi giúp học sinh có được những kiến thức về các nhà Toán học tiêu biểu đã được học trong môn Toán học như Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clít cũng như một số thành tựu quan trọng của họ trong lĩnh vực Toán học, giáo viên kết hợp giới thiệu hình ảnh về các nhà Toán học trên.
- Tích hợp môn Vật lí (Phần Vật lí): Sau khi tìm hiểu và khẳng định ở thời kì này nhà Vật lí tiêu biểu là Ác-si-mét, GV kết hợp giới thiệu với HS hình ảnh Ác-si-mét [4]
- Tích hợp môn GDCD (Phần Triết học): Ở thời kì này, trong linh vực Triết học trước hết giáo viên khẳng để học sinh thấy được tiêu biểu là 2 nhà Triết học nổi tiếng là A-rít-tốt, Pla-ton, đồng thời giáo viên kết hợp giới thiệu với học sinh hình ảnh về A-rít-tốt và Pla-ton [5]
- Tích hợp môn Ngữ văn (Phần Văn học): Sau khi khẳng định cho học sinh thấy được ở thời kì này, trong lĩnh vực Văn học, Hô-me nổi tiếng với sử thi I-li-át và Ô-đi-xê. Ét-sin nổi tiếng với vở kịch thơ Ô-re-xti, Xô-phô-clơ với Ơ-đíp là vua, GV kết hợp giới thiệu với học sinh hình ảnh về tác giả Hô-me và Ét-sin [6]
- Tích hợp với môn Mĩ thuật (Phần kiến trúc và điêu khắc): Sau khi giúp HS nhận diện được những công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của người Hy Lạp và Rô-ma cổ đại như : Đền Pác-tê -nông, tượng thần vệ nữ Mi-lô, tượng lực sĩ ném đĩa, bình gốm Hy Lạp, khải hoàn môn, đấu trường Cô-li-dê,.GV kết hợp giới thiệu với HS hình ảnh của những công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu đó [7]
 Chắc chắn rằng sau khi được quan sát những hình ảnh trên, học sinh sẽ thấy được những thành tựu tiêu biểu của người Hy Lạp và Rô-ma cổ đại. Qua đó, giúp học sinh có thể đánh giá được trình độ nghệ thuật điêu luyện của người Hy Lạp và 
Rô-ma đã đạt tới trình độ cao, từ đó các em càng thêm khâm phục tài năng và óc
sáng tạo của con người nói chung và văn hóa cổ đại nói riêng.
 Ngoài ra, qua việc giáo viên giới thiệu một số hình ảnh về kiến trúc và điêu khắc
cổ đại cũng tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên khẳng định: Những thành tựu trên là những cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải đối với nền văn minh nhân loại. Trong nghệ thuật còn phản ánh được tinh thần của người phương Tây. 
 Cuối cùng GV kết luận: Như vậy các em vừa được biết người Hi lạp và Rô-ma cổ đại đã để lại nhiều thành tựu lớn về văn hóa, đạt đến trình độ cao trong nhiều lĩnh vực khoa học được cả thế giới ngưỡng mộ. Những thành tựu đó làm cơ sở cho việc xây dựng các ngành khoa học cơ bản mà chúng ta đang có ngày nay.
Bước 3: Tiến hành soạn giảng có kết hợp kiến thức các môn học đã được xác định ở bước 2 và thực hiện giảng dạy trên lớp.
Ngày soạn: 
Tiết 6 Bài 6
VĂN HÓA CỔ ĐẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
a. Về kiến thức: Giúp học sinh:
- Nêu được thành tựu chính của nền văn hóa cổ đại phương Đông (Lịch, chữ tượng hình, Toán học, kiến trúc) và phương Tây (Lịch, chữ cái a,b,c, ở nhiều lĩnh vực khoa học, văn học, kiến trúc, điêu khắc)
b. Về kỹ năng: 
- Tập mô tả một công trình kiến trúc hay nghệ thuật lớn cổ đại qua tranh ảnh.
* Kĩ năng sống: Đối với bài này, rèn luyện cho học sinh một số KNS chủ yếu sau:
- Kĩ năng giải quyết vấn đề trong việc nhận xét, đánh giá, khái quát các thành tựu về văn hóa cổ đại.
- KN tư duy phê phán, đánh giá hành vi bảo vệ các thành tựu về văn hóa cổ đại.
- KN đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn, bảo vệ các thành tựu về văn hóa cổ đại.
c. Về thái độ: 
- Giữ gìn và phát huy các truyền thống, công trình văn hoá. 
- Bảo vệ mội trường thông qua việc bảo vệ các công trình văn hoá.
- HS cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Ngữ văn, Toán học, Vật lý, Địa lí, Mỹ thuật, tự nhiên, xã hội,. để giải quyết các vấn đề bài dạy đặt ra.
d. Các năng lực cần hướng tới: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, năng lực sáng tạo
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
 Quan sát, đàm thoại, động não, nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật bản đồ tư duy
III. CHUẨN BI
- Lược đồ: Các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây, Lịch, Bảng chữ cái [8], Quả địa cầu.
- Ảnh: Chữ tượng hình Ai Cập[9], Chân dung: Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-cờ-lít, Ác-si-mét, Pla- tôn, A-ri-xtốt, Hê- rô- đốt, Tu-xi-đít, Stơ-ra-bôn , Tu-xi-đít, Hô-me, Et-sin.
- Ảnh các kiến trúc, điêu khắc: Kim tự tháp Ai Cập, Thành Ba-bi-lon, Đền Pác-tê-
nông, đấu trường Cô-li-dê, tượng lực sỹ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ,... 
- Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT:Máy tính, máy chiếu, giáo án tiết dạy
- HS chuẩn bị SGK, sách bài tập, học bài cũ và chuẩn bị bài mới
- Sưu tầm các loại tranh, ảnh về các thành tựu văn hóa cổ đại.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: 
 GV nêu: Thời cổ đại, khi nhà nước được hình thành, loài người bước vào xã hội văn minh. Trong buổi bình minh của lịch sử, các dân tộc phương Đông và phương Tây đã sáng tạo nên nhiều thành tựu văn hóa rực rỡ mà ngày nay chúng ta vẫn được thừa hưởng. Đó là những thành tựu văn hóa gì, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Bài 6: “ Văn hóa cổ đại”.
 GV ghi đầu bài bài học lên bảng đen và trình chiếu Powerpoith
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những thành tựu văn hóa của người cổ đại phương Đông.
GV cho HS quan sát Lược đồ các quốc gia cổ đại:
1. Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì?
- Học sinh quan sát lược đồ
LƯỢC ĐỒ CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI
- Giáo viên nêu câu hỏi: 
? Dựa vào Lược đồ em hãy xác định và kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây ?
- Học sinh xác định được: 
+ Xác định vị trí các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây trên lược đồ.
+ Các quốc gia cổ đại phương Đông gồm: Trung Quốc, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Ai Cập.
+ Các quốc gia cổ đại phương Tây gồm: Hy Lạp và Rô-ma.
Tích hợp môn Mỹ thuật
 GV cho HS quan sát hình ảnh người Ai Cập thu hoạch lúa.
- HS quan sát
NGƯỜI AI CẬP THU HOẠCH LÚA
- GV nêu câu hỏi:
? Qua hình trên, em hãy cho biết nền kinh tế chủ yếu của các quốc gia cổ đại phương Đông gì là?
- GV nhận xét, kết luận: Để trồng trọt con người phải tiến hành cày cấy, chăm bón,..
 GV chuyển phần Thiên văn và hỏi tiếp:
? Để cày cấy đúng mùa vụ, cư dân ở các quốc gia cổ đại đã làm gì? Việc đó giúp họ biết được tri thức gì?
- GV nhận xét, kết luận và ghi bảng : 
 GV giảng thêm: Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, để làm đúng mùa vụ, đòi hỏi người nông dân phải quan sát tìm hiểu về các quy luật, hiện tượng thiên nhiên, từ đó người nông dân biết được qui luật đầu tiên của tự nhiên gọi là tri thức về thiên văn học.
Tích hợp môn Ngữ văn 
 GV dẫn chứng một số câu tục ngữ về thiên nhiên trong Ngữ văn và liên hệ thực tế ở nước ta.
- GV nêu tiếp câu hỏi:
? Việc quan sát thiên nhiên để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp có diễn ra ở VN không? Ngày nay con người cần quan sát thiên nhiên nữa không?
- GV nhận xét, giảng thêm: Việc quan sát thiên nhiên trong quá trình sản xuất nông nghiệp không những được cư dân trồng lúa nước Việt Nam thực hiện mà còn đúc kết những gì mình quan sát đươc thành những câu ca nói về kinh nghiệm.
 Ngày nay việc quan sát thiên nhiên vẫn được tiếp tục phát triển ngày một cao hơn, trở thành những ngành khoa học: Nghiên cứu về vũ trụ, bầu trời, về khí hậu, Việc đó giúp con người hiểu và chế ngự được thiên nhiên hơn.
 GV nêu tiếp câu hỏi:
? Việc quan sát thiên nhiên đã giúp người phương Đông cổ đại sáng tạo ra những gì?
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận:
 Tích hợp môn Địa lí
 GV giới thiệu mô hình mặt trăng quay quanh trái đất:
- HS có thể trả lời: Nông nghiệp trồng lúa.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
* Thiên văn: 
- Thông qua quan sát các hiện tượng tự nhiên, người phương Đông Cổ Đại đã có những hiểu biết đầu tiên về thiên văn. 
- HS nghe
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- HS trả lời, nhận xét.
- Họ sáng tạo ra lịch âm (Một năm có 12 tháng, mỗi tháng khoảng 29- 30 ngày) 
- HS quan sát
 GV nêu tiếp câu hỏi:
? Người phương Đông dựa vào đâu để làm ra lịch Âm?
- GV kết luận: Người phương Đông dựa vào chuyển động của mặt trăng qua

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_kien_thuc_lien_mon_nham_nang_cao_hieu_qua_gian.doc