SKKN Kinh nghiệm khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử lớp 6 phần Lịch sử thế giới cổ đại

SKKN Kinh nghiệm khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử lớp 6 phần Lịch sử thế giới cổ đại

Dạy học là một hoạt động sáng tạo, ng ười giáo viên với những kiến thức về khoa học cơ bản và khoa học sư phạm cùng những kinh nghiệm tích luỹ được trong thời gian dạy học của mình mà vận dụng những phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, hoàn cảnh cụ thể, lựa chọn những con đường và biện pháp thích hợp để thu được hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Có rất nhiều con đường và biện pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả trong dạy học lịch sử. Để đạt được điều đó còn phải phụ thuộc vào khả năng sư phạm và vận dụng phương pháp dạy học hợp lí của mỗi người giáo viên.

 Điều này có nghĩa là người thầy phải biết vận dụng nhuần nhuyễn, khéo léo, sáng tạo nhiều phương pháp dạy học khác nhau để phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho học sinh.

 Cũng như các môn học khác ở trường phổ thông, bộ môn lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào mục tiêu đào tạo con người chủ nghĩa xã hội. Như luật giáo dục năm 2005 đã xác định mục tiêu giáo dục phổ thông ở nước ta là:

“ Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ về nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

 Từ yêu cầu của nghành giáo dục và của toàn xã hội trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo, với mục tiêu là : Lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò là người điều khiển, tổ chức hướng dẫn, gợi mở cho học sinh trong quá trình suy nghĩ, tìm ra những kiến thức cơ bản, những đơn vị kiến thức mới của bài học, của chương trình học và của cả khoá trình. Để có được điều đó, người thầy phải biết kết hợp, sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học phù hợp và linh hoạt. Từ đó tạo cơ hội cho các em có khả năng tư duy độc lập trong quá trình học tập. Chính đây là con đường dẫn các em tìm đến chân lý của tri thức và trên cơ sở đó học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống của mình, nhằm nâng cao nhận thức về tự nhiên, xã hội và tư duy.

 

doc 23 trang thuychi01 19347
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử lớp 6 phần Lịch sử thế giới cổ đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1
1. PHẦN MỞ ĐẦU
2
1.1 Lí do chọn đề tài.
3
1.2. Mục đích nghiên cứu.
3
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
3
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
3
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Những vấn đề về cơ sở lí luận.
3
2.2. Thực trạng
4-5
2.3.Giải pháp
5-19
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
19-20
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Đề xuất, kiến nghị
20-21
 Tài liệu tham khảo
22
1.PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
 	Dạy học là một hoạt động sáng tạo, ng	ười giáo viên với những kiến thức về khoa học cơ bản và khoa học sư phạm cùng những kinh nghiệm tích luỹ được trong thời gian dạy học của mình mà vận dụng những phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, hoàn cảnh cụ thể, lựa chọn những con đường và biện pháp thích hợp để thu được hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Có rất nhiều con đường và biện pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả trong dạy học lịch sử. Để đạt được điều đó còn phải phụ thuộc vào khả năng sư phạm và vận dụng phương pháp dạy học hợp lí của mỗi người giáo viên.
	Điều này có nghĩa là người thầy phải biết vận dụng nhuần nhuyễn, khéo léo, sáng tạo nhiều phương pháp dạy học khác nhau để phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho học sinh.
	Cũng như các môn học khác ở trường phổ thông, bộ môn lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào mục tiêu đào tạo con người chủ nghĩa xã hội. Như luật giáo dục năm 2005 đã xác định mục tiêu giáo dục phổ thông ở nước ta là: 
“ Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ về nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
	Từ yêu cầu của nghành giáo dục và của toàn xã hội trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo, với mục tiêu là : Lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò là người điều khiển, tổ chức hướng dẫn, gợi mở cho học sinh trong quá trình suy nghĩ, tìm ra những kiến thức cơ bản, những đơn vị kiến thức mới của bài học, của chương trình học và của cả khoá trình. Để có được điều đó, người thầy phải biết kết hợp, sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học phù hợp và linh hoạt. Từ đó tạo cơ hội cho các em có khả năng tư duy độc lập trong quá trình học tập. Chính đây là con đường dẫn các em tìm đến chân lý của tri thức và trên cơ sở đó học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống của mình, nhằm nâng cao nhận thức về tự nhiên, xã hội và tư duy.
	Hiện nay trong dạy học lịch sử ở trường THCS, vẫn còn một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp trong dạy học lịch sử, nên chưa phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập, chưa thực hiện đúng yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học. Trong thực tế vẫn còn giáo viên biến giờ học lịch sử thành giờ dạy chính trị, lí luận khô khan, sáo rỗng, cứng nhắc, hoặc dạy học theo lối biên niên sự kiện, thông báo kiến thức thiếu sinh động và không có hồn, nhiều giáo viên vẫn chưa sử dụng thành thạo phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. Vì vậy chất lượng giờ dạy chưa cao, chưa lôi cuốn nhiều học sinh say mê với giờ học lịch sử.
	Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả đào tạo học sinh trong bộ môn lịch sử ở trường THCS. Trong quá trình dạy học, tôi không ngừng học tập, nghiên cứu, tiếp thu và trao dồi kiến thức, thường xuyên suy ngẫm sau những giờ lên lớp. Từ đó tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình, bổ sung vào phương pháp dạy học để góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong bộ môn lịch sử ở trường THCS. Bước sang năm học 2015 – 2016, với tâm huyết và nhiệm vụ của mình, cùng với sự say mê về chuyên môn, tôi quyết định nghiên cứu và chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm giáo dục của mình với tên đề tài là:
“Kinh nghiệm khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử lớp 6 
 phần Lịch sử thế giới cổ đại”
1.2. Mục đích của đề tài:
	Nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm trên, với mục đích là nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử của người thầy khi đứng trên bục giảng, tạo nên một giờ học lịch sử hấp dẫn, sinh động, gây hứng thú, say mê cho học sinh trong giờ học lịch sử, là cơ sở để cho các em nhớ lâu hơn, hiểu sâu hơn về các vấn đề lịch sử, các sự kiện lịch sử, giúp cho các em yêu thích môn lịch sử hơn.
	Việc khai thác kênh hình có hiệu quả trong SGK lịch sử, còn giúp cho học sinh hình thành kĩ năng quan sát, nhận biết và kĩ năng nói trong việc minh hoạ, diễn thuyết nội dung của hình ảnh, lược đồ, sơ đồ trong giờ học lịch sử.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
+ Học sinh lớp 6A1 và lớp 6A2 trường THCS Nguyễn Du – Quảng Xương.
+ Tranh ảnh, lược đồ phần lịch sử thế giới cổ đại – chương trình SGK lịch sử 6.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Để nghiên cứu và làm đề tài này tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu.
+ Phương pháp phân tích.
+ Phương pháp tổng hợp, so sánh.
+ Phương pháp trực quan.
+ Phương pháp điều tra, đánh giá vấn đề
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Những vấn đề về cơ sở lí luận:
	Thực hiện quy chế thiết bị giáo dục, ban hành theo quyết định số 41/2000/QĐ -BGD&ĐT ngày 24/3/2000 của Bộ giáo dục và Đào tạo “ Thiết bị giáo dục phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu nội dung và phương pháp được qui định trong chương trình giáo dục” (Điều 102). Theo quy định trên, việc sử dụng thiết bị giáo dục trong dạy học là điều hết sức cần thiết, phải tổ chức khai thác đúng phương pháp, đem lại hiệu quả cao nhất. Đối với bộ môn lịch sử, học tập lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ của xã hội để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Khác với bộ môn khác, lịch sử không thể trực tiếp quan sát và cũng không thể khôi phục lại diễn biến của nó đã diễn ra. Nhưng lịch sử là tồn tại khách quan không thể phán đoán “ Suy luận để biết lịch sử” . Vì vậy nhiệm vụ đầu tiên của người giảng dạy lịch sử là cho học sinh tiếp xúc những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, đó là đồ dùng trực quan gồm những hình ảnh cụ thể sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử nhằm tạo ra ở học sinh những biểu tượng về con người và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian nhất định về các sự kiện, hiện tượng cụ thể, qua đó hình thành các biểu tượng lịch sử. 
Do đặc điểm của việc học tập lịch sử - không trực tiếp quan sát sự kiện, nên phương pháp sử dụng, khai thác kênh hình có ý nghĩa rất quan trọng. Có nhiều cách sử dụng và khai thác kênh hình khác nhau, nhưng sử dụng như thế nào để có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học lịch sử mới là vấn đề quan trọng.
	Việc khai thác có hiệu quả kênh hình trong dạy học lịch sử sẽ nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát tranh vẽ, hình ảnh, lược đồ, bản đồ
	Sử dụng kênh hình có hiệu quả có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh, lược đồ, tranh vẽ được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ học sinh là hình ảnh mà học sinh thu nhận được bằng trực quan. Khai thác tốt kênh hình trong dạy học lịch sử, sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ được hai hệ thống tín hiệu với nhau: tai nghe, mắt thấy, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được những mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát triển ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, hứng thú học tập. Ngược lại, nếu không sử dụng đúng mức và lạm dụng thì dễ làm cho học sinh phân tán sự chú ý, không tập trung vào các dấu hiệu cơ bản chủ yếu và thậm chí hạn chế phát triển năng lực tư duy trừu tượng của học sinh.
2.2. Thực trạng:
	Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THCS, đặc biệt bản thân luôn được phân công dạy lịch sử khối 6 đã nhiều năm, qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu, tham dò và khảo sát ở các đồng nghiệp, đồng môn trong toàn huyện tôi thấy: Đa số các đồng chí giáo viên được phân công dạy học bộ môn lịch sử ở các khối lớp đều thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và đã áp dụng tốt yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học mang tính đặc trưng của bộ môn lịch sử, đó là phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy, tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan và lấy học sinh làm trung tâm, tạo nên một giờ học lịch sử hấp dẫn, lôi cuốn học sinh say mê học tập bộ môn lịch sử.
	Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận giáo viên được phân công dạy bộ môn lịch sử ở các khối lớp ở cấp THCS vẫn còn chưa tập trung tâm huyết với nghề nghiệp và trong mỗi giờ lên lớp của mình, chưa chịu khó tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng đúng mức yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học trong bộ môn của mình, vẫn còn giáo viên dạy chay, thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe, dạy theo phương pháp truyền đạt một chiều, học sinh thì thụ động trong việc tiếp thu kiến thức lịch sử, vẫn còn giáo viên cho rằng giờ học lịch sử là giờ học sự kiện, năm tháng, diễn biến của một trận đánh, đặc biệt vẫn còn giáo viên xem nhẹ việc sử dụng và khai thác kênh hình trong SGK lịch sử, có khai thác nhưng chỉ ở mức độ thông báo, hoặc là sử dụng mang tính hình thức, qua loa. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho giờ dạy lịch sử không có chất lượng tốt, tạo nên sự nhàm chán của học sinh đối với bộ môn lịch sử.
Bên cạnh đó, kĩ năng tự khai thác kênh hình trong học tập lịch sử ở học sinh còn rất yếu, bước vào lớp 9 mà nhiều em chưa xác định được vị trí khu vực trên lược đồ, bản đồ, không biết dựa vào đâu để xác định chủ đề của kênh hình, không biết cách đứng thuyết trình kênh hình trên bảng, kĩ năng quan sát, nhận xét .... đều rất yếu.
Thái độ làm việc của học sinh với kênh hình còn hết sức bị động, quan sát qua loa đại khái, không rèn luyện kĩ năng, nhiều em chỉ thích xem trong kênh hình có gì đẹp, lạ hay không mà không chú ý đến chủ đề, nội dung, ý nghĩa của kênh hình.
Từ thực trạng về một bộ phận giáo viên hiện nay chưa khai thác triệt để, đúng mức, hoặc không khai thác kênh hình trong SGK khi dạy bộ môn lịch sử. Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 6A1 và lớp 6A2 một tiết lịch sử :
Tiết 3 – Bài 3. Xã hội nguyên thủy.
 Đối với tiết học này tôi không chú trọng đến khai thác kênh hình:
 Hình 3 – Cuộc sống của người nguyên thủy; Hình 4 – Săn ngựa rừng; Hình 5 – Người tối cổ và người tinh khôn; Hình 6 – Đồ đựng bằng gốm; Hình 7 – Công cụ, đồ dùng và đồ trang sức bằng đồng, mà chỉ giới thiệu một cách khái quát mang tính hình thức. Học sinh đóng vai trò nghe và biết được thông tin giáo viên cung cấp và tiếp thu một cách thụ động về xã hội nguyên thủy.
	Sau khi dạy xong nội dung chương trình tiết học, để củng cố kiến thức bài học, giáo viên đưa ra câu hỏi và yêu cầu HS làm vào giấy kiểm tra, thời gian 5 phút: 
Hãy quan sát hình 3, hình 4, hình 5 trang 8 và trang 9 SGK lịch sử 6 – bài 3 – Xã hội nguyên thủy, em có nhận xét gì?
KẾT QUẢ HỌC SINH NẮM BẮT KIẾN THỨC 
(Qua tiết dạy thực nghiệm khi giáo viên chưa khai thác tốt kênh hình trong SGK)
L
ớ
p
Sĩ số
Số HS trả lời mức độ: Giỏi 
(8 – 10điểm) 
Số HS trả lời mức độ: Khá
(6.5 – 7.5 điểm) 
Số HS trả lời mức độ: T.Bình
(5 – 6.4 điểm) 
Số HS trả lời mức độ: Yếu
(3.5 - 4.5 điểm) 
Số HS trả lời mức độ: Kém
Dưới 3.5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A1
40
4
10
19
47.5
15
37.5
2
5
0
0
6A2
39
3
7.6
20
51.3
14
35.8
2
5.1
0
0
2.3. Những giải pháp.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trong qúa trình giảng dạy, bản thân đã rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu, đặc biệt là kinh nghiệm khai thác kênh hình có hiệu quả trong dạy học lịch sử ở trường THCS. Từ cơ sở lý luận và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, cùng với tâm huyết nghề nghiệp và sự đam mê trong chuyên môn, tôi đã áp dụng thành công phương pháp khai thác kênh hình có hiệu quả trong SGK lịch sử 6, phần: Lịch sử thế giới cổ đại
 	Để khai thác kênh hình (tranh, ảnh, lược đồ) có hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu nội dung của tranh, ảnh, lược đồ, dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Để đạt được điều đó, giáo viên phải tiến hành các bước như sau:
	Bước 1: Cho học sinh quan sát kênh hình (tranh, ảnh, lược đồ) để xác định một cách khái quát nội dung cần khai thác. (chú ý đối với lược đồ, giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát cả ranh giới và các ký hiệu bản đồ).
	Bước 2: Giáo viên đưa ra câu hỏi nêu vấn đề và tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung kênh hình (tranh, ảnh, lược đồ).
	Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh, ảnh, lược đồ sau khi đã quan sát, kết hợp gợi ý của giáo viên và tìm hiểu nội dung trong bài học.
	Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung ý kiến trả lời của học sinh, hoàn thiện nội dung khai thác kênh hình (tranh, ảnh, lược đồ) gắn liền với nội dung của bài học.
 Kinh nghiệm khai thác sử dụng kênh hình trong quá trình dạy học đối với phần: Lịch sử thế giới cổ đại – chương trình SGK Lịch sử 6.
Giáo viên sẽ trình bày kinh nghiệm khai thác kênh hình phần lịch sử thế giới cổ đại từ bài 3 đến bài 6 – SGK lịch sử lớp 6 – NXB Giáo Dục 2014:
Tiết 3 - Bài 3: Xã hội nguyên thủy.
Bài này có 5 kênh hình:
- Hình 3 : Cuộc sống của người nguyên thủy:
- Hình 4: Săn ngựa rừng.
- Hình 5: Người tối cổ và người tinh khôn.
- Hình 6: Đồ đựng bằng gốm (khoảng 3000 năm TCN).
- Hình 7: Công cụ, đồ dùng và đồ trang sức bằng đồng.
Khi dạy bài này giáo viên tiến hành khai thác nội dung kiến thức của từng hình ảnh:
Hình 3: Cuộc sống của người nguyên thủy.
Nội dung của bức tranh: Do trình độ thấp kém, công cụ lao động thô sơ, lại sống trong điều kiện thiên nhiên hoang dã, người nguyên thủy không thể sống lẻ loi mà học đã biết tập hợp lại với nhau, quây quần theo quan hệ ruột thịt, cùng dòng máu. Tổ chức đó gọi là “Bầy người nguyên thủy”. Họ cùng lao động, cùng kiếm thức ăn và cùng chống thú dữ để tự vệ.
Trong xã hội nguyên thủy, con người đã biết chế tạo công cụ lao động thô sơ với kĩ thuật ghè đẽo đá. Họ cũng biết giữ lửa tự nhiên, biết dùng lửa để sưởi ấm và nướng chín thức ăn. Về sau, họ biết tạo ra lửa bằng cách xát mạnh hai cành cây khô hay hai hòn đá lửa vào nhau.
Bức tranh cuộc sống của người nguyên thủy thể hiện tương đối rõ những điều nêu trên. Đây là bầy người đang quây quần trong một hang đá tự nhiên khi đêm về. Việc sử dụng da thú để mặc, chứng tỏ nghề săn bắt của họ khá phát triển.
Hình 4: Săn ngựa rừng.
Nội dung của bức tranh: Trong buổi ban đầu sơ khai của xã hội nguyên thủy, để săn thú, con người phải dùng sức mạnh tập thể (từ 20-30 người) dồn con vật vào các bẫy đặt ở các khe núi hay những hố đất tự nhiên hoặc các hố đất do con người đào.
Cảnh săn ngựa cho thấy cách thức tiến hành săn bắt thú của con người cũng như các vũ khí mà họ sử dụng như mũi lao, mũi giáo. Đó là những vũ khí chủ yếu, đã dần dần thay thế những hòn đá cuội, những mảnh đá ghè đẽo hoặc những cành cây trước đây. Với ưu thế sắc hơn, nhọn hơn, nhẹ hơn, phóng đi xa hơn, mũi lao, mũi giáo cho phép con người nguyên thủy bắt được nhiều thú hơn và an toàn hơn. Vì thế trong xã hội nguyên thủy mặc dù cuộc sống còn bấp bênh, ăn lông ở lỗ nhưng đã bước đầu thể hiện việc con người chế ngự được thiên nhiên, làm chủ được cuộc sống của mình.
Kinh nghiệm khai thác và sử dụng: 
Hai bức tranh: Cuộc sống của người nguyên thủy và săn ngựa rừng được sử dụng khi giảng dạy mục 1 – Con người đã xuất hiện như thế nào?
Để khai thác hiệu quả nội dung hai kênh hình này, trước hết giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hai bức tranh kết hợp với đọc phần kênh chữ SGK. Sau đó, giáo viên tổ chức cho các em khai thác nội dung bằng hệ thống câu hỏi gợi mở như:
- Con người thời nguyên thủy thường sống ở đâu? Vì sao họ lại phải sống trong những điều kiện như vậy?
	- Hình ảnh một số người ôm bó củi ở trong tranh nói lên điều gì? Họ đã có quần áo để mặc chưa?
	- Cảnh săn ngựa rừng nói lên điều gì? (về phương tiện săn bắt, số lượng người đi săn và hiệu quả của việc săn ngựa).
	- Qua hai bức tranh trên, các em hãy nêu nhận xét của mình về đời sống của người nguyên thủy?
	Sau khi trả lời và nêu nhận xét, GV tiến hành miêu tả kết hợp với phân tích khái quát, ngắn gọn để làm rõ cuộc sống bấp bênh của người nguyên thủy.
Hình 5: Người tối cổ và người tinh khôn.
 Nội dung của bức tranh: 
 - Người tối cổ đã có sự phân biệt chức năng của hai chi trước và hai chi sau. Hai chi trước cầm nắm công cụ lao động và hai chi sau để đi. Họ đã thường xuyên ở tư thế đứng thẳng khi di chuyển. Người tối cổ có sọ dẹt, u trán nổi và dung tích hộp sọ từ 850 cm3 đến 1100 cm3. Khả năng sáng tạo trong lao động và tư duy ngôn ngữ chưa cao. Trên cơ thể của người tối cổ còn mang nhiều dấu vết của người vượn cổ.
 - Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể giống như con người ngày nay. Họ sống cách nay khoảng 4 vạn năm. Các bộ phận của cơ thể đã hoàn chỉnh hơn: hai bàn tay nhỏ khéo léo, các ngón tay đặc biệt là ngón tay cái linh hoạt hơn, có thể phối hợp làm việc với bất kỳ ngón tay nào của bàn tay, trong khi loài vật không thể làm được điều đó.
 Người tinh khôn có trán cao và thẳng, xương hàm nhỏ và không nhô ra phía trước, hộp sọ và thể tích não đặc biệt phát triển, đạt 1450 cm3. Cơ thể gọn và thẳng, tạo nên tư thế thích hợp với các hoạt động phức tạp của con người. Trong bức tranh ta thấy người tinh khôn vác trên vai một cây lao dài, sắc và nhọn, điều đó chứng tỏ rằng họ đã biết chế tạo ra những công cụ tinh vi hơn, dựa trên những nguyên liệu đa dạng hơn, có hiệu quả sử dụng cao hơn đồ đá. Đó là gỗ và kim loại.
Kinh nghiệm khai thác và sử dụng: 
Bức tranh người tối cổ và người tinh khôn được sử dụng khi giảng dạy mục 2 – Người tinh khôn sống như thế nào?
Trước hết, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát toàn cảnh bức tranh, kết hợp đọc SGK. Sau đó, giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi mở như sau:
	- Người tinh khôn và người tối cổ có những điê,r gì giống và khác nhau (về hình thức bên ngoài và tư duy beeb trong)?
	- Thể tích não của người tối cổ từ 850 cm3 đến 1100 cm3, người tinh khôn là1450 cm3. Con số đó nói lên điều gì?
	- Hình ảnh người tinh khôn vác cây lao dài trên vai nói lên điều gì? Vai trò của nó đối với đời sống kinh tế của con người thời nguyên thủy như thế nào?
	- Đời sống kinh tế và xã hội của người nguyên thủy có những đặc điểm gì? Nêu nhận xét?
	Sau khi học sinh trả lời và nhận xét, giáo viên tiến hành miêu tả khái quát có phân tích để toát lên quá trình chuyển biến từ người tối cổ thành người tinh khôn.
Hình 6: Đồ đựng bằng gốm (khoảng 3000 năm TCN).
Nội dung của bức ảnh: 
	Nhìn vào bức ảnh ta có thể đoán định được niên đại của đồ gốm này khoảng 3000 năm TCN. Nó đã được làm bằng bàn xoay, kiểu dáng đẹp, độ nung cao, chất liệu mịn. Đồ gốm này có lẽ dùng để làm đồ đựng, có tai để buộc dây treo lên, đồng thời cũng làm trang trí cho sản phẩm thêm đẹp hơn.
Hình 7: Công cụ, đồ dùng và đồ trang sức bằng đồng.
Nội dung của bức ảnh: nhìn vào bức tranh ta thấy, đây là những công cụ lao động như dao đồng, búa, lưỡi liềm đồng, mũi lao đồng, mũi tên đồng, âu đồng và vòng đeo cổ, đeo tay bằng đồngqua những công cụ này cho ta thấy việc sử dụng đồ đồng là rất phổ biến. Những vật dụng và đồ dùng này có hình dáng rất với vật dụng có cùng tên ngày nay. Điều đó kĩ thuật đúc đồng đã đạt đến trình độ khá tinh xảo, thể hiện rõ nét trong sự đa dạng về loại hình cũng như việc làm đồ trang sức với các gờ nổi, mũi lao có phần tra cán
Kinh nghiệm khai thác và sử dụng: 
Hai bức ảnh Hình 6 và hình 7 được sử dụng khi giảng dạy mục 3 – Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?
Trước hết, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát toàn cảnh bức tranh, kết hợp đọc SGK. Sau đó, giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi ,ở để học sinh khai thác nội dung như:
- Hình ảnh đồ đựng bằng gốm, công cụ, đồ dùng và đồ trang sức bằng đồng phản ánh nghành kinh tế nào phát triển thời kì này? Trình độ phát triển của nó ra sao?
- Con người chế tạo ra đồ gốm để làm gì? Vai 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_khai_thac_kenh_hinh_trong_day_hoc_lich_su_l.doc