SKKN Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy bài Bài 13-: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Lịch sử 6

SKKN Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy bài Bài 13-: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Lịch sử 6

Môn lịch sử ở trường THCS giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tình đoàn kết quốc tế. Đồng thời, học lịch sử còn bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống cho các em Trong những năm gần đây, nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng đang thu hút sự quan tâm không chỉ của những người làm công tác dạy học mà ngay cả các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương. Thực tế đã cho thấy, việc đổi mới PPDH lịch sử ở các trường THCS là hết sức cần thiết tạo nên những chuyển biến quan trọng về chất lượng bộ môn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho ra đời đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, trong đó việc thực hiện tích hợp, liên môn được Bộ quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Thực hiện chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Bộ Giáo dục, trong thời gian qua, dạy học theo hướng tích hợp liên môn được đưa vào thực tế giảng dạy trong các nhà trường nhằm thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học đã được giáo viên hưởng hứng.

Thực tế cho thấy, dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong trường THCS ở các môn học nói chung, môn Lịch sử nói riêng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nguyên nhân cơ bản đó là giáo viên chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này nên hiểu về dạy học tích hợp kiến thức liên môn còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả. Hơn nữa, học sinh rất ngại học sử vì các em cho đây là môn phụ nên không cần chú trọng Vì thế, việc đổi mới PPDH trong đó có phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử đang gặp nhiều khó khăn.

Là giáo viên có tâm huyết với nghề, nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS Vạn Thắng, bản thân tôi cũng như bao đồng nghiệp khác luôn trăn trở, tìm tòi, trao đổi cùng đồng nghiệp, tiếp cận công nghệ thồng tin, thử nghiệm và đúc rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy môn Lịch sử . Mỗi bài, hiệu quả của phương pháp dạy học tích hợp khác nhau, tùy thuộc vào nội dung bài học và sự khéo léo trong cách vận dụng của giáo viên.Từ thực tế đó, tôi đã chọn giải pháp: " Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy bài Bài 13-: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Lịch sử 6" để nhằm trao đổi với đồng nghiệp về vận dụng phương pháp trên để giải quyết một số vấn đề lịch sử cụ thể.

 

doc 18 trang thuychi01 9774
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy bài Bài 13-: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Lịch sử 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Môn lịch sử ở trường THCS giúp  học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết  về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tình đoàn kết quốc tế. Đồng thời,  học lịch sử còn bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống cho các em Trong những năm gần đây, nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng đang thu hút sự quan tâm không chỉ của những người làm công tác dạy học mà ngay cả các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương. Thực tế đã cho thấy, việc đổi mới PPDH lịch sử ở các trường THCS là hết sức cần thiết tạo nên những chuyển biến quan trọng về chất lượng bộ môn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho ra đời đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, trong đó việc thực hiện tích hợp, liên môn được Bộ quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Thực hiện chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Bộ Giáo dục, trong thời gian qua, dạy học theo hướng tích hợp liên môn được đưa vào thực tế giảng dạy trong các nhà trường nhằm thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học đã được giáo viên hưởng hứng.
Thực tế cho thấy, dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong trường THCS ở các môn học nói chung, môn Lịch sử nói riêng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nguyên nhân cơ bản đó là giáo viên chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này nên hiểu về dạy học tích hợp kiến thức liên môn còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả. Hơn nữa, học sinh rất ngại học sử vì các em cho đây là môn phụ nên không cần chú trọngVì thế, việc đổi mới PPDH trong đó có phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử đang gặp nhiều khó khăn. 
Là giáo viên có tâm huyết với nghề, nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS Vạn Thắng, bản thân tôi cũng như bao đồng nghiệp khác luôn trăn trở, tìm tòi, trao đổi cùng đồng nghiệp, tiếp cận công nghệ thồng tin, thử nghiệm và đúc rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy môn Lịch sử . Mỗi bài, hiệu quả của phương pháp dạy học tích hợp khác nhau, tùy thuộc vào nội dung bài học và sự khéo léo trong cách vận dụng của giáo viên.Từ thực tế đó, tôi đã chọn giải pháp: " Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy bài Bài 13-: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Lịch sử 6" để nhằm trao đổi với đồng nghiệp về vận dụng phương pháp trên để giải quyết một số vấn đề lịch sử cụ thể.
2. Mục đích nghiên cứu: 
Dạy học theo hướng tích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát hiện, sử dụng kiến thức vào tình huống cụ thể, biết vận dụng kiến thức đã học của các bộ môn để áp dụng vào quá trình tìm hiểu nội dung bài học và liên hệ với thực tiễn trong cuộc sống. Qua đó, khơi dậy lòng yêu thích của học sinh với bộ môn lịch sử, nâng cao chất lượng học tập của học sinh, giúp học sinh có phương pháp học tập tốt phù hợp với yêu cầu hiện nay.
Thông qua đề tài, giáo viên có thể đưa ra một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong khi học lịch sử.
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 a, Đối tượng: Trong phạm vi sáng kiến này, tôi chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm dạy học tích hợp kiến thức liên môn dạy Lịch sử 6: Bài 13: "Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang"..
 Học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: khối 6, trường THCS Vạn Thắng- Nông Cống – Thanh Hóa.
 4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp sưu tầm sử liệu. 
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát.
 - Phương pháp dạy thử nghiệm trên lớp. 
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận.
Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật và tồn tại trong quá khứ. Chúng ta không thể phán đoán, suy luận hay tưởng tượng để nhận thức lịch sử mà phải thông qua những “dấu tích” của quá khứ, những chứng cứ và sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra. Cho nên “Dạy lịch sử cũng như bất cứ dạy cái gì đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không phải bắt buộc các trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi trả lại”- nhà giáo dục học Đa-ri - Liên Xô cũ. Để “ khêu gợi cái thông minh” và đáp ứng mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn và đặc trưng bộ môn lịch sử đề cập đến nhiều vấn đề của xã hội nên khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học lịch sử cũng cần phải tăng cường theo hướng tích hợp kiến thức liên môn.
Dạy học tích hợp kiến thức liên môn là một phương pháp dạy học tích cực hiện nay. Là giải pháp hiệu quả để thực hiện đề án “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục” của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chiến lược “ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam” theo tinh thần Nghị Quyết 29-NQ/TƯ của Trung ương Đảng .
Tích hợp liên môn là phối hợp sự đóng góp của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống. 
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan hai hay nhiều môn học. “Tích hợp” là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn “ liên môn” là đề cập đến nội dung dạy học. 
Dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong bộ môn lịch sử là hình thức dạy học vận dụng các kiến thức Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Âm nhạc, Toán học để khai thác làm rõ cho một nội dung, kiến thức lịch sử nào đó.
Dạy học tích hợp kiến thức liện môn có ưu điểm lớn làm cho nội dung bài học lịch sử vốn trừu tượng, khô khan, khó hiểu trở nên cụ thể hơn, sinh động, hấp dẫn hơn qua các hình ảnh, âm thanh, câu chuyện kể, thơ ca... tạo ra động cơ, hứng thú học tập của học sinh; khuyến khích các em tích cực tham gia các hoạt động học tập, phát triển được năng lực tư duy, khả năng vận dụng các kiến thức tổng hợp hợp để giải quyết các vấn đề thực tiễn, ít phải nhớ kiến thức một cách máy móc. Các em hiểu bài nhanh hơn, sâu hơn, không những thế còn củng cố kiến thức của các môn học liên quan. Từ đó, làm cho các em yêu thích bộ môn lịch sử hơn.
Dạy học tích hợp kiến thức liên môn sẽ tránh được tình trạng “đọc – chép”, giúp cho giáo viên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay. 
Với học sinh lớp 6, mới bước đầu tiếp cận bộ môn khoa học lịch sử các em được tìm hiểu về: phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy và cổ đại và phần lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến đầu thế kỉ X. Đây là những kiến thức lịch sử khái quát, trừu tượng, khó và rất xa với thực tiễn hiện nay nên các em tiếp thu còn rất khó khăn. Song với ưu điểm nổi bật của của phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên môn như vậy, nên tôi đã tích cực tìm hiểu nghiên cứu, ứng dụng vào thực tế giảng dạy môn lịch sử 6 rất hiệu quả. Đúng như lời nói của nhà giáo dục học W. B. Yeats “Giáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin”. 
 2. Thực trạng vấn đề 
 Môn lịch sử là môn có vai trò quan trọng, qua đó học sinh có thể hiểu biết về lịch sử dân tộc và thế giới, từ đó hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Tuy nhiên, thực trạng của việc dạy học lịch sử trong nhà trường hiện còn một số tồn tại sau:
 * Chương trình : thiết kế nặng, không liên thông giữa các môn học, cấp học, dẫn đến sự trùng lặp một số kiến thức giữa các cấp học. 
 * Sách giáo khoa :
 - Biên soạn theo hướng nặng về cung cấp kiến thức để thi cử, ít chú trọng vấn đề bồi dưỡng năng lực cho học sinh.
 - Thể hiện dưới hình thức một môn khoa học, nên một số kiến thức hàn lâm không thực sự cần thiết cho thực tế vẫn được đưa vào.
 - Nội dung nhiều bài rất khô khan về kiến thức, thiên về nhiều sự kiện lịch sử, chiến tranh cách mạng, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, chưa xen kẽ với văn học, khoa học
 * Giáo viên: 
 - Coi nặng việc truyền thụ kiến thức có trong SGK (lối dạy nhồi nhét kiến thức để thi cử).
 - Ít vận dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp giáo dục (xem nhẹ việc dạy để giúp HS phát triển những năng lực cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề trong thực tiển). Từ đó dẫn đến tiết dạy khô khan, kém hấp dẫn, nặng về cung cấp kiến thức, liệt kê sự kiện. Điều này làm cho giáo viên dễ sa vào lối dạy đọc chép.
 * Học sinh: 
 - Ghi nhớ bài học một cách rời rạc, máy móc.
 - Không nắm được mối quan hệ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn. Học sinh nhàm chán, không yêu thích bộ môn Lịch Sử
Thực hiện Nghị quyết 29 - NQ/TƯ của Trung ương Đảng và đề án “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục” của Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy “tích hợp, liên môn” làm trọng tâm.., trong những năm học từ 2013 – 2014, phương pháp dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn mới bắt đầu được phổ biến trong ngành giáo dục huyện nhà với cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn” dành cho học sinh và “Dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn dành cho giáo viên THCS” và đã được giáo viên, học sinh trường THCS Vạn Thắng hưởng ứng nhằm học hỏi nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp, vận dụng quan điểm dạy học liên môn vào giảng dạy các bộ môn để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục. 
 Qua thực tiễn vận dụng kiến thức liên môn trong các môn học nói chung, ở môn Lịch sử 6 ở trường THCS Vạn Thắng nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. 
Thứ nhất, phương pháp giảng dạy của một số giáo viên lịch sử vẫn còn thiếu chiều sâu, chưa hấp dẫn đối với học sinh trong cách truyền đạt kiến thức, vẫn nặng về “nhồi nhét” nên chưa gây được hứng thú học tập.
Thứ hai, phương pháp tích hợp kiến thức liên môn tuy không phải là mới nhưng tài liệu nghiên cứu còn hạn chế, đến nay đa số giáo viên chưa hiểu đúng đắn về tích hợp kiến thức liên môn, chưa có phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên môn phù hợp nên tích hợp chưa hiệu quả
Thứ ba, tích hợp kiến thức liên môn, đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư cho tiết dạy, tìm hiểu các kiến thức bộ môn của các môn học khác, biết sử dụng công nghệ thông tin nên nhiều đồng chí ngại đổi mới. 
Thứ tư, cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới.
Thứ năm, học sinh lớp 6 là lớp đầu cấp nên khả năng tiếp cận với bộ môn khoa học lịch sử còn gặp nhiều khó khăn.
Thứ sáu, học sinh luôn có tư tưởng coi môn sử là môn phụ, không thi vào cấp 3, kiến thức khô khan, nặng nề, khó học nên không chú trọng, thiếu đầu tư, học tập một cách đối phó, không hứng thú .. 
 Yêu cầu hiểu biết lịch sử, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt cho giáo viên lịch sử nhiệm vụ: làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy và học lịch sử, kích thích sự hứng thú học sử cho học sinh. Để hoàn thiện nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên dạy lịch sử không chỉ có kiến thức vững vàng về bộ môn lịch sử mà còn phải có những hiểu biết vững chắc về các bộ môn khác để vận dụng vào bài giảng làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng.
 3.Giải pháp và tổ chức thực hiện
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu bài học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. PGS.TS Mai Văn Hưng - Chủ nhiệm bộ môn Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) - cho rằng: Để dạy học tích hợp liên môn có hiệu quả cần hiểu rõ bản chất của liên môn và tích hợp; những điều kiện cần và đủ, những yếu tố liên quan đến quá trình tương tác giữa các môn học cũng như tính độc lập tương đối của chúng trong một chỉnh thể thống nhất. Vì thế cho nên, để giải quyết được thực trạng dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử ở trường THCS Vạn Thắng nói chung, ở Tiết 14, Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang môn Lịch sử 6 nói riêng, bảnS thân tôi đã nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng thường xuyên modun 14 – Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp, các chuyên đề tích hợp kiến thức liên môn, sách giáo khoa, sách giáo viên môn lịch sử 6 và các tài liệu khác liên quan đến tiết học vào thực tế giảng dạy đạt hiệu quả cao. Sau quá trình nghiên cứu, giảng dạy, tôi rút ra một số kinh nghiệm dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử ở THCS như sau.
 3.1. Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử ở THCS.
Thứ nhất, trong dạy học Lịch sử có thể tích hợp liên môn kiến thức của nhiều môn học: Điều này xuất phát từ đặc trưng của bộ môn Lịch sử, đây là môn học nghiên cứu về quá khứ đồng thời đây cũng là môn học bao hàm trong nó nhiều nội dung kiến thức phong phú đa dạng. Vì vậy, để tái hiện quá khứ khách quan một cách sinh động, chân thực, khách quan nhất, giáo viên phải kết hợp kiến thức của nhiều môn học khác nhau như : Địa lí, Văn học, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật, Lịch sử địa phương, kiến thức môi trường, Toán học, Lí học, Sinh học
Thứ hai, cần phải xác định đúng đắn vị trí có thể thực hiện tích hợp liên môn trong bài học lịch sử: Việc thực hiện tích hợp, liên môn phải đúng lúc, đúng chỗ, không được khiên cưỡng, gò ép, trong chương trình Lịch sử THCS nói chung, từng bài học lịch sử nói riêng không phải bất cứ nội dung nào cũng có thể thực hiện tích hợp liên môn. Khi xây dựng kế hoạch dạy học, giáo viên cần xác định chính xác những nội dung nào của bài học có thể tích hợp, tích hợp kiến thức môn học nào và phương pháp thực hiện tích hợp liên môn như thế nào. Làm tốt được việc này, sẽ giúp giáo viên không làm mất thời gian trong dạy học, hiệu quả của việc tích hợp liên môn sẽ tăng lên rất nhiều.
Thứ ba, kiến thức liên môn được chọn để thực hiện tích hợp phải được lựa chọn, cô đọng, chính xác: Trong quá trình dạy học lịch sử, khi sử dụng kiến thức thức các môn học khác, giáo cần phải có sự lựa chọn, hết sức cô đọng, có hiệu quả nhất, vì huy động những kiến thức thuộc các môn học khác mục đích cuối cùng cũng là để soi sáng, làm nổi bật kiến thức bài học lịch sử học mà thôi. Vì vậy, việc làm này giúp giờ học bám sát được mục tiêu bài học, tiết kiệm thời gian, tiết học không bị rời rạc, nặng nề đối với học sinh, giúp nội dung bài giảng trở nên sâu sắc
Thứ tư, việc thực hiện tích hợp liên môn trong dạy học lịch sử cần tiến hành một cách linh hoạt, sáng tạo dưới nhiều hình thức dạy học: Trong một tiết học trên lớp có nhiều bước, việc thực hiện tích hợp liên môn không chỉ thực hiện trong quá trình cung cấp kiến thức mới và còn có thể thực hiện trong lúc kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới hay kiểm tra đánh giá Ngoài việc thực hiện với giờ học nội khóa, việc tích hợp liên môn còn được tiến hành trong tất cả các hình thức dạy học khác như giờ học thực hành, hoạt động ngoại khóa theo chủ đề, hoạt động học tập (dự án học tập) của học sinh theo những chủ đề cụ thể, xây dựng hệ thống bài tập mở, bài tập gắn liền thực tiễn, bài tập có nội dung vận dụng kiến thức liên môn
Thứ năm, việc thực hiện tích hợp liên môn phải được thực hiện bằng những phương pháp, biện pháp dạy học sáng tạo, hiệu quả: Khi dạy học lịch sử, việc đưa kiến thức của các môn học khác vào bài học là nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn nội dung lịch sử, muốn vậy giáo viên cần phải thực hiện việc tích hợp liên môn bằng những phương pháp, biện pháp dạy học sáng tạo, linh hoạt, giáo viên cần phải xây dựng hệ thống câu hỏi tích hợp hay, hợp lí. Các câu hỏi này sẽ góp phần phát huy vai trò làm chủ, tính tích cực, sáng tạo của học sinh, làm rõ những tri thức, kĩ năng đặc thù của môn lịch sử, vừa khai thác những yếu tố chung  giữa các môn học khác để hình thành những tri thức tổng hợp cho học sinh. 
Thứ sáu, cần thực hiện hài hòa và đồng bộ hai hướng tích hợp dọc và tích hợp ngang: Trong dạy học lịch sử, có hai hướng tích hợp chính là tích hợp liên môn và tích hợp nội bộ môn học. Mỗi loại tích hợp có một đặc trưng và mang lại một hiệu quả riêng đối với quá trình dạy học. Cả hai hướng tích hợp này thường không tách biệt mà luôn đi liền với nhau và có mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau cùng làm nổi bật nội dung của bài học, đồng thời giúp học sinh hoạt động tích cực hơn, liên tục vận dụng, củng cố kiến thức đã học.
 3.2. Các biện pháp thực hiện khi tích hợp kiến thức liên môn trong day học Bài 13 – Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, môn Lịch sử 6.
Để tích hợp kiến thức liên môn trong môn lịch sử 6 Bài 13 – Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, môn Lịch sử 6, tôi đã tiến hành như sau:
 3.2.1. Nghiên cứu nội dung bài học để xác định nội dung cần tích hợp.
 Nghiên cứu nội dung bài học là một biện pháp vô cùng quan trọng. Là chìa khóa dẫn đến thành công một tiết giảng dạy của người giáo viên. Bởi có nghiên cứu nội dung bài học giáo viên mới xác định được kiến thức cần truyền đạt cho người học, mới định ra được kế hoạch, phương pháp thực hiện giảng dạy và xác định được nội dung cần tích hợp. Với Bài 13 – Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, môn Lịch sử 6 cũng vậy, để thực hiện được tiết học tích hợp kiến thức liên môn thành công, bản thân tôi đã nghiên cứu kĩ nội dung bài học qua chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kê bài giảng môn lịch sử 6 cùng các tài liệu có liên quan để xác định các đơn vị kiến thức trọng tâm, các nội dung giáo dục, giáo dưỡng, kỹ năng cần đạt được trong tiết học. 
 3.2.2. Xác định kiến thức các môn học dùng để tích hợp trong bài học.
Qua nghiên cứu nội dung Tiết 14, Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, tôi đã xác định được các môn học có nội dung kiến thức tích hợp trong tiết học như sau:
* Lịch sử: Cơ sở khoa học, các tư liệu lịch sử chữ viết và truyền miệng về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.
- Việc phát hiện hàng loạt các lưỡi cuốc đá được mài nhẵn toàn bộ ở các di chỉ Hoa Lộc, Phùng Nguyên cùng với dấu tích của các hạt gạo cháy, dấu vết thóc lúa bên cạnh các bình, vò đất nung lớn chứng tỏ cây lúa dần trở thành lương thực chính của con người.
- Công cụ xới đất của người dân Văn Lang là các lưỡi cày đồng, hình dáng thon, cứng sắc, có thể tra cán. Diện tích canh tác được mở rộng, sản phẩm làm ra nhiều hơn.
- Các cổ vật: Mũi giáo đồng, dao găm đồng, lưỡi cày đồng, lưỡi liềm đồng, thạp đồng Đào Thịnh, trống đồng Đông Sơn đã cho biết nghề đúc đồng đã phát triển đạt trình độ cao ở thời Văn Lang.
- Nông nghiệp: trồng lúa, rau, đậu, bầu, bí, chăn tằm đánh cá, nuôi gia súc. Các nghề thủ công: làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền, luyện kim phát triển là cơ sở cho đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang ngày càng no đủ, phong phú thể hiện qua các lễ hội, phong tục, tín ngưỡng của người thời Văn Lang và tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc.
* Địa lý: Biết xác định trên bản đồ:
- Vị trí địa lý của nhà nước Văn Lang: thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta ngày nay với kinh đô ở Văn Lang (Bạch Hạc - Phú Thọ). 
- Các địa danh tìm thấy công cụ lao động thời Văn Lang: vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
- Các địa danh tìm thấy trống đồng trên đất nước ta: Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai, Sông Bé, Khánh Hòa, Vũng Tàu... và ở nhiều nước trong khu vực như Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan... 
* Ngữ văn: 
- Truyền thuyết “ Bánh chưng, bánh dầy” và các tư liệu lịch sử đã cho biết thức ăn chính hàng ngày của người dân Văn Lang là: cơm nếp, cơm tẻ, cà, rau, đậu, thịt, cá... Đặc biệt, trong ngày Tết người dân Văn Lang còn có tục làm bánh chưng, bánh giày để cúng trời đất, tổ tiên.
- Truyện “Trầu cau” và “Con Rồng cháu Tiên” cho ta biết người thời Văn Lang đã có tục ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình giống hình Rồng để tỏ lòng thành kính tổ tiên và để chống các loài thủy quái.
*Mỹ thuật:
- Thông qua hình ảnh minh họa biết được cách ăn mặc của người thời Văn Lang: Ngày thường, nam đóng khố, mình trần, đi chân đất còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu: hoặc cắt ngắn bỏ xõa, hoặc búi tó, hoặc tết sam thả sau lưng.
- Ngày lễ, họ thích đeo đồ trang sức như vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai. Phụ nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.
* Giáo dục công dân:
- Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc, ý thức về cội nguồn cho học sinh.
- Giáo dục cho học sinh ý thức gìn giữ, bảo vệ các di sản văn hóa

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_trong_day_bai_bai_13_doi_so.doc