SKKN Vận dụng dạy học tích hợp nội dung văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Tĩnh Gia 5

SKKN Vận dụng dạy học tích hợp nội dung văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Tĩnh Gia 5

Trong nhà trường phổ thông, bộ môn lịch sử là một trong những bộ môn có tầm quan trọng và có tính giáo dục rất lớn, nó cung cấp cho học sinh một bức tranh sinh động về lịch sử loài người và lịch sử dân tộc. Từ đặc điểm bộ mônvà yêu cầu thực tế, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nhằm giúp học sinh hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh tư duy và nắm được nội dung kiến thức trọng tâm.Vì vậy người giáo viên nên sử dụng kiến thức liên môn như: Địa, công dân, văn học,. những bộ môn đó làm cho giờ học lịch sử sống động hơn, hấp dẫn học sinh hơn. Trong đó, nếu giáo viên biết vận dụng một số câu trích dẫn, câu văn, câu thơ, đoạn trích để miêu tả tường thuật một sự kiện, một cuộc đời hoạt động của nhân vật, một cuộc cách mạng.sẽ làm phong phú tri thức học sinh, giúp học sinh yêu thích, hứng thú say mê học tập môn lịch sử và sẽ làm bớt đi sự khô khan của giờ học môn lịch sử. Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, tôi xin trình bày một số vấn đề về việc: “ Vận dụng dạy học tích hợp nội dung văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Tĩnh Gia 5”. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên có một giờ dạy học có hiệu quả tốt hơn, học sinh tự giác, chủ động lĩnh hội kiến thức và ngày càng yêu thích học môn lịch sử.

doc 23 trang thuychi01 9672
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng dạy học tích hợp nội dung văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Tĩnh Gia 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nhà trường phổ thông, bộ môn lịch sử là một trong những bộ môn có tầm quan trọng và có tính giáo dục rất lớn, nó cung cấp cho học sinh một bức tranh sinh động về lịch sử loài người và lịch sử dân tộc. Từ đặc điểm bộ mônvà yêu cầu thực tế, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nhằm giúp học sinh hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh tư duy và nắm được nội dung kiến thức trọng tâm.Vì vậy người giáo viên nên sử dụng kiến thức liên môn như: Địa, công dân, văn học,... những bộ môn đó làm cho giờ học lịch sử sống động hơn, hấp dẫn học sinh hơn. Trong đó, nếu giáo viên biết vận dụng một số câu trích dẫn, câu văn, câu thơ, đoạn trích để miêu tả tường thuật một sự kiện, một cuộc đời hoạt động của nhân vật, một cuộc cách mạng...sẽ làm phong phú tri thức học sinh, giúp học sinh yêu thích, hứng thú say mê học tập môn lịch sử và sẽ làm bớt đi sự khô khan của giờ học môn lịch sử. Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, tôi xin trình bày một số vấn đề về việc: “ Vận dụng dạy học tích hợp nội dung văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Tĩnh Gia 5”. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên có một giờ dạy học có hiệu quả tốt hơn, học sinh tự giác, chủ động lĩnh hội kiến thức và ngày càng yêu thích học môn lịch sử.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài này đi vào nghiên cứu một số tài liệu, nội dung văn học có thể vận dụng hiệu quả vào dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT TĨNH GIA 5. Từ đó khắc phục tình trạng học thụ động, học tập theo kiểu chép lại bài giảng, làm cho giờ học lịch sử sống động hơn, hấp dẫn học sinh hơn. Giúp học sinh yêu thích, hứng thú say mê học tập môn lịch sử và sẽ làm bớt đi sự khô khan của giờ học môn lịch sử
Ngoài ra giáo viên có một giờ dạy học có hiệu quả tốt hơn, học sinh tự giác, chủ động lĩnh hội kiến thức...
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	Đề tài nghiên cứu giảng dạy và học tập với nội dung “vận dụng dạy học tích hợp nội dung văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12”. Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là: Họcsinh lớp 12A2, 12A1, 12A3,12A4; 12A5;12A6 của trường THPT Tĩnh Gia 5. Đề tài được thực hiện trong năm học 2015-2016 và các năm tiếp theo tại trường THPT Tĩnh Gia 5 và có thể nhân rộng ra các đơn vị bạn.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng rất nhiều phương pháp, nhưng trong đó có các phương pháp được ứng dụng chủ yếu là:
Phương pháp sưu tầm sử liệu, phân tích, tổng hợp, khái quát; 
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sưu tầm, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài trên báo chí và nhiều tài liệu khác.
Phương pháp thực nghiệm : Tiến hành thí nghiệm ở các giờ dạy trên lớp từ các đồng nghiệp và bản thân...
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Bác Hồ kính yêu dạy“Dân ta phải biết sử taCho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”Tại kỳ họp của Quốc hội khoá X năm 2000, Quốc hội X đã thông qua Nghị quyết số 40/2000/QH10 về vấn đề đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Tiếp đó ngày 11/6/2001 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg về đổi mới giáo dục phổ thông. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu của chương trình đổi mới giáo dục phổ thông là nhằm thay đổi cách dạy và học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Một trong những phương pháp để tích cực hoá hoạt động dạy và học đó là việc dạy học liên môn. Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở trường phổ thông nói chung, môn lịch sử nói riêng. Nó góp phần bổ sung lượng kiến thức các môn học khác cho bài học, giúp học sinh hứng thú say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học, đồng thời từ đó học sinh hướng đến và làm theo những điều tốt đẹp vì con người.
Mặt khác, bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh những tri thức ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới (cả tri thức về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên). Do đó việc dạy học liên môn là dùng các kiến thức ở các bộ môn khác bổ sung, hỗ trợ làm sáng rõ hơn kiến thức mà học sinh đang được học trong môn học, cụ thể ở đây là bộ môn lịch sử và việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử. Từ cơ sở đó tôi mạnh dạn xin trình bày những kinh nghiệm về vận dụng nội dung văn học trong dạy học lich sử Việt Nam lớp 12 
“Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ; lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay” (SGK Lịch sử 6 –trang 3 –NXB Giáo dục năm 2002). Như vậy, qua khái niệm trên chúng ta đều thấy rằng: Việc học lịch sử có nét đặc trưng riêng, có cái khó riêng. Đó là người học không thể tri giác trực tiếp; không thể “sờ” hay làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm.... mà buộc phải tư duy, phải trừu tượng hoá, khái quát hoá để dựng lại những gì đã diễn ra trong quá khứ, thông qua các sự kiện, niên đại, nhân vật....Để làm được điều đó ngoài việc sử dụng các nguồn tư liệu sử học (hiện vật, văn tự cổ....) thì việc sử dụng các tác phẩm văn học có tác dụng rất lớn trong việc “dựng lại” lịch sử. Bên cạnh đó, việc dạy và học lịch sử ở nhiều trường phổ thông hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Đó là tình trạng đại bộ phận học sinh đang dần “xa lánh” môn lịch sử, không còn hứng thú với việc học tập môn lịch sử. Đây là thực trạng đáng buồn, bởi vì sử học ở trường phổ thông có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dụctư tưởng, tình cảm và hình thành nhân cách của học sinh.Trong quá trình giảng dạy môn lịch sử, ở các bài học nội dung truyền đạt cho học sinh chỉ là những kênh chữ, một vài bài có cung cấp thêm hình ảnh, trong các tiết dạy lịch sử đa số giáo viên chỉ chú ý bám sát nội dung kiến thức trong sách giáo khoa mà chưa chú ý sử dụng những hình thức khác để bổ trợ làm cho tiết học thêm sinh động
Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng trên, theo tôi có nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân quan trọng dẫn tới hiện tượng trên đó là: Giáo viên dạy sử còn để giờ dạy sử quá khô khan, nặng nề nên thiếu sự thu hút đối với học sinh. Do đó, để khắc phục hiện tượng này, theo tôi ngoài việc đổi mới phương pháp, tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan.... thì chúng ta cần sử dụng nhiều hơn nữa nguồn tài liệu văn học trong giờ học lịch sử để làm bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn hơn.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1.Thuận lợi :
 Bản thân là một giáo viên có nhiều năm tham gia giảng dạy môn Lịch sử lớp 12 nên nắm bắt rất rõ đặc điểm của bộ môn, mục đích, yêu cầu của chương trình và nắm bắt rất rõ những khó khăn mà các em gặp phải khi lĩnh hội kiến thức lịch sử; chúng tôi thường xuyên thực hiện các chuyên đề, dự giờ, thao giảng và rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
 Ngày nay với sự bùng nổ của các phương tiện thông tin truyền thông đã giúp các em tiếp cận Lịch sử với nhiều nguồn khác nhau để lĩnh hội kiến thức Lịch sử một cách đầy đủ nhất. Bên cạnh đó các em nhìn nhận bộ môn Lịch sử cũng theo chiều hướng tích cực hơn; Học sinh Trường THPT Tĩnh Gia 5 đa số các em đều ngoan, được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, và có thư viện với các đầu sách để các em tham khảo; Bản thân có sức khoẻ tốt, có thời gian công tác giảng dạy; được Ban giám hiệu, tổ chuyên môn cùng đồng nghiệp trong đơn vị giúp đỡ, tạo điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2. Khó khăn: 
Học sinh Trường THPT Tĩnh Gia 5 có trình độ không đồng đều nên chất lượng bộ môn thấp, nhà trường chưa có phòng học bộ môn, các trang thiết bị phục vụ dạy học vẫn còn thiếu, xuống cấp; Đa số các em chưa biết khai thác các kênh thông tin để nâng cao hiệu quả lĩnh hội kiến thức lịch sử; Phương pháp nghiên cứu, trình bày, phân tích còn hạn chế Nguồn tài liệu tham khảo còn hiếm, khó sưu tầm (đặc biệt nguồn văn học dân gian).
3. Thực trạng vấn đề
Là giáo viên đã công tác được 8 năm trong ngành, trong quá trình được tham gia tập huấn, dự giờ đồng nghiệp và hơn hết là có nhiều năm trực tiếp giảng dạy bộ môn lịch sử tôi thấy nhiều giáo viên vẫn xem nhẹ bộ môn của mình, tâm lí môn lịch sử là môn phụ, đã làm cho không ít giáo viên có suy nghĩ “dạy cho xong”, hoặc là chỉ truyền tải những gì trong sách giáo khoa yêu cầu, mà không chú ý đến việc đầu tư chiều sâu cho bài giảng, mặt khác chương trình lịch sử lớp 12 vẫn còn dài, nặng về kiến thức, làm cho học sinh khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức. 
Tâm lí học sinh vẫn xem nhẹ bộ môn lịch sử, coi môn lịch sử là môn phụ, các em chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học mà chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc những gì thầy cô cho ghi, mặt khác bộ môn lịch sử vốn khô khan, dễ nhàm chán, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp, nên các em không ưa thích, không hứng thú học tập. 
Đa số học sinh vẫn coi lịch sử là môn phụ, khô khan, dài dòng và chỉ cần học những gì mà thầy cô cho ghi là được.Trong những năm gần đây kết quả các kì thi đại học, cao đẳng cho thấy đa số học sinh không nắm được những kiến thức của lịch sử dân tộc, tỉ lệ điểm môn lịch sử đạt trên điểm trung bình rất thấp, điều đó làm cho chúng ta không khỏi băn khoăn và càng thấy sự cấp bách của việc thay đổi phương pháp dạy học. Từ những thực trạng trên và nhiều năm giảng dạy bộ môn lịch sử THPT tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp những kinh nghiệm “Vận dụng nội dung văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT Tĩnh Gia 5”và mong muốn làm sao cho các em đừng lãng quên lịch sử.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ“VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP NỘI DUNG VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 5”. 
Văn học và sử học có mối quan hệ mật thiết với nhau, trước đây người ta cho rằng “Văn, Sử, Triết bất phân” bởi lúc đó Văn học, Sử học, Triết học chưa trở thành những môn khoa học độc lập, còn ngày nay chúng đã trở thành các môn khoa học độc lập, nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, Văn học bổ trợ cho Sử học, ngược lại Sử học bổ trợ cho Văn học, vì vậy nếu chúng ta biết vận dụng yếu tố Văn học trong dạy học lịch sử thì hiệu quả dạy học lịch sử sẽ được nâng lên.
 Ngoài SGK, tài liệu tham khảo có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong việc làm phong phú kiến thức lịch sử đang học, hiểu sâu hơn quá khứ, tạo bài giảng hấp dẫn, sinh động có sức lôi cuốn học sinh. Có thể phân loại tài liệu tham khảm như sau:
- Tài liệu lịch sử gốc: Gồm các văn kiện, tài liệu có liên quan trực tiếp đến sự kiện, ra đời vào thời điểm xảy ra sự kiện như các hiệp ước, điều ước, tuyên ngôn.... Ví dụ: Hiệp ước Hác Măng (1883); tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VNDCCH (2/9/1945).
- Tài liệu, văn kiện của Đảng, Nhà nước, phong trào công nhân và cộng sản Quốc tế....
- Các tài liệu văn học (văn học dân gian, văn học bác học, văn học hiện đại...)
- Tài liệu lịch sử rút ra từ các công trình nghiên cứu sử học, dân tộc học....Như vậy, trong giờ dạy học việc sử dụng tài liệu tham khảo giúp học sinh có thêm cơ sở để nắm vững, hiểu bản chất sự kiện lịch sử, hình thành khái niệm, hiểu rõ quy luật, bài học của lịch sử, nó giúp các em khắc phục việc “hiện đại hoá” lịch sủ hoặc “hư cấu” sai sự thực lịch sử.
1. Các nội dung văn học có thể tích hợp và cách sử dụng:
Trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông tuỳ vào từng khoá trình, nội dung từng bài, từng phần mà giáo viên có thể đưa vào bài giảng các loại nội dung văn học khác nhau như: Văn học dân gian; tác phẩm văn học ra đời vào thời kì xảy ra sự kiện lịch sử; Tiểu thuyết lịch sử; Hồi kí cách mạng.... Mỗi loại lại có ý nghĩa khoa học riêng, dó đó khi sử dụng phải phù hợp với yêu cầu bài giảng; với từng sự kiện, nhân vật lịch sử mà giáo viên lựa chọn đưa vào.
Văn học dân gian
Văn học dân gian ra đời từ rất sớm và rất phong phú với nhiều thể loại khác nhau như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca.... Đây là những tài liệu có giá trị, nó phản ánh nội dung nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc.
Ví dụ như: khi dạy bài 14 “Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam” lớp 10; mục 1: Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc. Khi giảng dạy về việc xây dựng thành Cổ Loa và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, giáo viên có thể đưa vào đó một số câu chuyện cổ tích về Nỏ Thần, về xây Thành Cổ Loa. Nhưng quan trọng hơn là qua những câu chuyện đó giáo viên có thể giúp học sinh thấy được bước tiến lớn của quân dân Âu Lạc về kĩ thuật xây dựng cũng như kĩ thuật chế tác vũ khí. Các loại hình văn học dân gian còn góp phần minh hoạ, làm rõ sự kiện, nhân vật lịch sử. Do đó, giáo viên nên đưa vào để học sinh hiểu rõ hơn về sự kiện, nhân vật lịch sử đó... Không những vậy, tài liệu văn học dân gian còn làm cho bài học sinh động, tạo được không khí gần gũi với bối cảnh lịch sử đang học. Nó phản ánh những hiểu biết về các sự kiện lịch sử đang học, giúp học sinh hiểu được vấn đề cụ thể rõ ràng hơn.
 Ngoài ra, việc sử dụng tài liệu văn học dân gian còn giúp học sinh biết được, hiểu được về chí khí con người, về địa danh của một nhân vật lịch sử nào đó.Ví như khi nói về Lí Công Uẩn giáo viên có thể dùng 4 câu thơ sau:
“Màn có trời cao, chiếu đất liền
Đêm trăng thanh thả giấc thần tiên
Suốt đêm nào dám vung chân duỗi
Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng.”
Bên cạnh những tác dụng trên, việc sử dụng tài liệu văn học dân gian sẽ giúp cho việc giáo dục tư tưởng, đạo đức nói chung và giáo dục truyền thống dân tộc nói riêng có kết quả hơn. Chẳng hạn như: để giáo dục truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc, giáo viên có thể sử dụng trong bài giảng những tác phẩm như: Hịch Tướng Sĩ; bài thơ Thần của Lí Thường Kiệt;.... Hoặc để giáo dục lòng biết ơn các vua Hùng, giáo viên sử dụng hai câu nói của Bác Hồ: “Các vua Hùng đã có công dựng nướcBác cháu ta phải cùng nhau giữ nước.”
Các tác phẩm văn học ra đời vào thời kì diễn ra các sự kiện lịch sử
Đối với các tác phẩm văn học này, nó có ý nghĩa rất lớn đối với khi nhắc lại hình ảnh quá khứ, làm quá khứ của sự kiện lịch sử trở lên sống động hơn, chân thật hơn. Sự kiện trở nên có sức sống hơn và thu hút học sinh hơn khi theo dõi bài giảng. Trong quá trình lịch sử từ đầu thế kỉ XX, khi nói về sự biến đổi của xã hội Việt Nam, cũng như thân phận của người nông dân trong xã hội thuộc Pháp. Giáo viên có thể sử dụng nhiều tác phẩm văn học có giá trị như: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố; “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan; “Chí phèo” của Nam Cao; “Vợ nhặt ” của Kim Lân... để khắc sâu hình ảnh thân phận người nông dân trong lòng xã hội cũ. Như vậy có thể nói rằng các tác phẩm văn học, xuất hiện cùng thời kì diễn ra các sự kiện lịch sử, đã giúp học sinh thấy được “bức tranh” sống động của lịch sử, làm cho các em nhận thức được sự kiện đó một cách toàn diện hơn.
Tiểu thuyết lịch sử
Tiểu thuyết lịch sử có vai trò không nhỏ đối với việc dạy học lịch sử, vì các tiểu thuyết này có chủ đề gần với những sự kiện trong khoá trình lịch sử, giúp học sinh khôi phục lại bối cảnh lịch sử, hình ảnh các sự kiện nhân vật của quá khứ. Ví như: Tiểu thuyết “Đêm hội long trì”; tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”.....tuy nhiên khi dạy giáo viên cần lựa chọn, sáng lọc loại bỏ những tiểu thuyết bịa đặt, ảnh hưởng xấu đến nhận thức lịch sử của học sinh
2. Phương pháp sử dụng nội dung văn học trong dạy học lịch sử
Theo Trịnh Tùng, trong cuốn Phương pháp dạy học lịch sử (trang 164. NXB Giáo Dục 1999) để sử dụng tài liệu văn học trong giờ dạy lịch sử, có thể tiến hành theo cách sau:
Thứ nhất: Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, đoạn văn ngắn nhằm minh hoạ những sự kiện đang học làm cho nội dung bài học được phong phú và giờ học thêm sinh động.
Thứ hai: Dùng một đoạn trích để cụ thể hoá sự kiện, nêu ra kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử.
Thứ ba: Tài liệu văn học được sử dụng để tổ chức những buổi ngoại khoá (Dạ hội lịch sử).Tuỳ vào nội dung bài học, tiết dạy và năng lực của mỗi giáo viên mà chúng ta có thể sử dụng một trong những cách trên sao cho phù hợp.
3. Một số yêu cầu khi sử dụng nội dung văn học trong dạy học lịch sử
Sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử giúp giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn lôi cuốn học sinh, giúp học sinh có cái nhìn đa chiều đối với một sự kiện, một nhân vật, một hiện tượng lịch sử. Dễ dàng đưa kiến thức sử đến với học sinh. Tuy vậy, theo tôi việc sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Tài liệu văn học đó phải đảm bảo cả giá trị giáo dục và giá trị văn học
Thứ hai: Tài liệu ấy phải là một bức tranh sinh động về những sự kiện, nhân vật lịch sử đang học phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Thứ ba: Đối với giáo viên:
- Trước khi sử dụng, cần có sự lựa chọn kĩ càng, phải loại bỏ những yếu tố không phù hợp. Đặc biệt đối với tài liệu văn học dân gian như thần thoại, cổ tích, ca dao, dân ca.... giáo viên cần loại bỏ những yếu tố thần bí hoang đường giữ lại những điểm cơ bản, khoa học phục vụ bài giảng.
- Khi sử dụng giáo viên chỉ đưa vào những nội dung phù hợp, tránh việc lạm dụng đưa vào quá nhiều, làm loãng nội dung bài học lịch sử, biến giờ học sử thành giờ giới thiệu các tác phẩm văn học, ảnh hưởng tới sự tập trung nhận thức của học sinh vào những vấn đề đang học. Đồng thời, giáo viên cần sử dụng ngữ điệu phù hợp với tài liệu văn học, với nội dung sự kiện lịch sử cần minh hoạ phải đưa vào bài giảng một cách hợp lí, lôgíc.... làm được điều đó thì tính thuyết phục, hấp dẫn sẽ tăng lên rất nhiều.
Nói tóm lại, việc sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử là một trong những cách thức để giáo viên đưa tài liệu tham khảo vào trong giờ dạy sử. Thực hiện theo sơ đồ dạy học của Đairi, qua đó hoàn thành mục tiêu bài học, kế hoạch dạy học và nâng cao chất lượng bộ môn trong trường phổ thông.
4. Minh họa cách “Vận dung dạy học tích hợp nội dung văn học trong dạy học lịch sử lớp 12”
Minh họa cách sử dụng tài liệu văn học trong dạy học trong một số bài ở chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12; Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 dến năm 1925. Ở mục I: Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Khi giảng đến phần Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vào nông nghiệp và khai mỏ giáo viên có thể minh họa bằng câu thơ:
“Em đi ra Hòn Gai cuốc mỏ
Anh đi vào đất đỏ làm phu
Đổi thân được mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng”
Hoặc: “Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo”
Hay: “Cao su đi dễ khó về
Khi đi mất vợ, khi về mất con”
Hoặc: "Chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều, chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.Chúng không cho các nhà tư sản ngóc đầu lên, chúng bóc lột công nhân vô cùng tàn nhẫn...”(Trích: "Tuyên ngôn độc lập"). Các câu thơ này và đoạn trích trong "Tuyên ngôn độc lập" giúp cho học sinh hiểu được chính sách bóc lột của thực dân Pháp đối với nhân dân ta và giáo dục lòng căm thù giặc cho học sinh, có thái độ thương yêu những người lao động chân chính.
Khi giảng về những tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đến sự phân hóa xã hội Việt Nam, giáo viên phân tích, minh họa hình ảnh chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và nhân vật “Chí Phèo” trong các phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao để cho học sinh thấy rõ sự bần cùng không lối thoát của nông dân Việt Nam trước khi Đảng ra đời, đồng thời giúp cho học sinh hiểu được chính sách bóc lột của thực dân Pháp đối với nhân dân ta và giáo dục lòng căm thù giặc cho học sinh, có thái độ thương yêu những người lao động chân chính. Đây là dẫn chứng: chứng tỏ chính sách bóc lột thâm độc của thực dân Pháp đối với nhân dân ta bác bỏ luận điệu “Khai phá văn minh” của mẫu quốc, qua đó giáo dục lòng yêu nước, lòng căm thù giặc cho học sinh.
Ở mục II: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925, phần: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ; Khi giảng giáo viên có thể trích dẫn Bản yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm:
1. Tổng ân xá những người bản xứ bị tù chính trị.
2. Cải cách n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_day_hoc_tich_hop_noi_dung_van_hoc_trong_day_ho.doc