SKKN Vận dụng dạy học theo định hướng rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận trong bài học Về luân lí xã hội nước ta

SKKN Vận dụng dạy học theo định hướng rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận trong bài học Về luân lí xã hội nước ta

Mặc dù viết văn nghị luận là một công việc thường xuyên và liên tục với các em học sinh. Tuy nhiên, điều đó không hề là dễ dàng với tất cả các em. Vẫn còn học sinh loay hoay với đề bài của mình, không biết triển khai như thế nào khi đọc đề bài, chọn cách viết bừa rồi dẫn đến xa đề, lạc đề, qua loa.

Môn Làm văn được học đến 5 năm ở cả hai cấp học (THCS, THPT) đã luyện cho học sinh từ cách viết câu văn, đoạn văn đến bố cục một bài văn; luyện khá kỹ về các thao tác lập luận: chứng minh, giải thích, phân tích, bình luận . Các thao tác nghị luận: diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng hợp Vậy mà tất cả đều bị vô hiệu hoá. Hầu hết học sinh làm một bài văn không cần quan tâm đến yêu cầu thể loại - một yêu cầu quan trọng của bài văn, giúp giáo viên có thể đánh giá được năng lực tư duy, khả năng, mức độ hiểu biết và cảm nhận văn học của học sinh. Cách làm bài của các em như những cỗ máy vô hồn, hễ đặt bút là viết, chỉ cần liếc qua đề bài nhắc đến tác phẩm hoặc tác giả nào là cứ thế viết. Còn viết cái gì? Đã có bài văn mẫu trong hàng tập tài liệu có sẵn, đã bài giảng ở các lớp ôn luyện có sẵn, tha hồ cóp chỗ này, lắp ghép chỗ kia. Đa phần học sinh không thể tự viết được một bài văn bằng chính sự suy nghĩ và cảm nhận của mình, mà nếu viết được đi chăng nữa thì phần lớn là những câu văn ngô nghê, những ý tưởng "cười ra nước mắt" như: "Chế Lan Viên là một nhà văn lớn", "Tố Hữu được giải Nô- ben Văn học năm 1960", Nguyễn Tuân.là người say mê tái hiện các nhân vật lịch sử nổi tiếng cùng thời như Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát", "Việt Nam tuy không phải là cường quốc về kinh tế và quân sự nhưng là cường quốc về tình yêu" . Những bài văn không có hệ thống ý, viết dàn trải. Học sinh thường không biết cách tách đoạn, chuyển đoạn, liên kết giữa các ý có trong yêu cầu đề bài

 

doc 15 trang thuychi01 6461
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng dạy học theo định hướng rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận trong bài học Về luân lí xã hội nước ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Mặc dù viết văn nghị luận là một công việc thường xuyên và liên tục với các em học sinh. Tuy nhiên, điều đó không hề là dễ dàng với tất cả các em. Vẫn còn học sinh loay hoay với đề bài của mình, không biết triển khai như thế nào khi đọc đề bài, chọn cách viết bừa rồi dẫn đến xa đề, lạc đề, qua loa. 
Môn Làm văn được học đến 5 năm ở cả hai cấp học (THCS, THPT) đã luyện cho học sinh từ cách viết câu văn, đoạn văn đến bố cục một bài văn; luyện khá kỹ về các thao tác lập luận: chứng minh, giải thích, phân tích, bình luận ... Các thao tác nghị luận: diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng hợp  Vậy mà tất cả đều bị vô hiệu hoá. Hầu hết học sinh làm một bài văn không cần quan tâm đến yêu cầu thể loại - một yêu cầu quan trọng của bài văn, giúp giáo viên có thể đánh giá được năng lực tư duy, khả năng, mức độ hiểu biết và cảm nhận văn học của học sinh. Cách làm bài của các em như những cỗ máy vô hồn, hễ đặt bút là viết, chỉ cần liếc qua đề bài nhắc đến tác phẩm hoặc tác giả nào là cứ thế viết. Còn viết cái gì? Đã có bài văn mẫu trong hàng tập tài liệu có sẵn, đã bài giảng ở các lớp ôn luyện có sẵn, tha hồ cóp chỗ này, lắp ghép chỗ kia. Đa phần học sinh không thể tự viết được một bài văn bằng chính sự suy nghĩ và cảm nhận của mình, mà nếu viết được đi chăng nữa thì phần lớn là những câu văn ngô nghê, những ý tưởng "cười ra nước mắt" như: "Chế Lan Viên là một nhà văn lớn", "Tố Hữu được giải Nô- ben Văn học năm 1960", Nguyễn Tuân...là người say mê tái hiện các nhân vật lịch sử nổi tiếng cùng thời như Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát", "Việt Nam tuy không phải là cường quốc về kinh tế và quân sự nhưng là cường quốc về tình yêu" ..... Những bài văn không có hệ thống ý, viết dàn trải. Học sinh thường không biết cách tách đoạn, chuyển đoạn, liên kết giữa các ý có trong yêu cầu đề bài
Thờ ơ, vô cảm coi thường môn Ngữ văn dẫn đến các em học sinh không có được say mê, hứng thú học văn, đọc văn, viết văn như một nhu cầu tự thân. Đã qua rồi thần tượng của thế hệ trẻ là các nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học, thay vào đó là các ngôi sao ca nhạc, người mẫu thời trang, minh tinh màn bạc, cầu thủ bóng đá. Không còn nữa những giờ giảng văn mà cả thầy và trò đều xúc động trước một câu thơ hay, một áng văn đẹp, một số phận nhân vật. Không phủ nhận vẫn còn những em say mê văn học, yêu thích môn văn, rất am hiểu về các tác giả, tác phẩm văn học trong và ngoài nhà trường, biết làm thơ, viết truyện ... Nhưng thử hỏi số ấy được bao nhiêu?
Từ thực trạng và yêu cầu trên,vấn đề đặt ra với nhà trường là làm thế nào để học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo, có kiến thức, kĩ năng viết văn nghị luận. Đó thực sự là những thách thức lớn đối với ngành giáo dục nói chung, nhà trường và giáo viên nói riêng. 
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ việc quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
 Viết văn nghị luận không chỉ là công việc thường xuyên trong trường học, phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá học sinh mà còn giúp các em hình thành kiến thức, kĩ năng trình bày quan điểm cá nhân, chính kiến của bản thân trong cuộc sống khi hoàn thành chương trình học. Trong xu hướng đó, giáo viên không chỉ là người mang kiến thức đến cho học sinh, mà cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức, cách rèn luyện, phát triển kỹ năng để đảm bảo cho việc tự học, tự lao động suốt đời. Trước vấn đề đặt ra nêu trên, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Vận dụng dạy học theo định hướng rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận trong bài học “Về luân lí xã hội nước ta” nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng một cách hiệu quả. Dạy học theo định hướng năng lực thực hành này, giúp các em phát huy tốt khả năng tự học, chủ động, sáng tạo, tạo hứng thú trong học tập, giúp các em hình thành các kỹ năng tìm tòi, triển khai ý, sắp xếp ý, lựa chọn ngôn ngữ, kiến thức (bao gồm cả văn học và đời sống)
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua tiết học, rèn luyện kĩ năng thực hành viết văn nghị luận trong bài “Về luân lí xã hội nước ta” giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức một cách hiệu quả hơn, có kỹ năng viết văn. Đồng thời qua đó giúp học sinh hứng thú hơn với môn Ngữ Văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 11B5 và 11B8 trường THPT Vĩnh Lộc
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phối hợp nhiều phương pháp trong đó chủ yếu 2 phương pháp
 Về nghiên cứu lý luận
Làm việc trong phòng, tham khảo các nguồn và đọc tài liệu có liên quan đến đề tài.
 Về nghiên cứu thực tiễn
Soạn và thiết kế giáo án theo phương pháp định hướng năng lực viết văn nghị luận, tiến hành thực nghiệm tại lớp 11B5 và 11B8.
1.5. Những điểm mới của đề tài.
Thông thường đối với bài học Về luân lí xã hội nước ta giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản, tìm tư tưởng và mục đích của tác giả qua bài viết. Ở đề tài này, tôi đã làm hai việc: 
+ Thứ nhất tôi thực hiện mục tiêu bài học theo đặc trưng bộ môn.
+ Thứ hai, bản thân tôi đã áp dụng tích hợp phần kiến thức làm văn nghị luận trên cơ sở khai thác hệ thống luận điểm, tư tưởng, cảm xúc của tác giả giọng điệu của văn bản để hướng dẫn học sinh cách khai thác văn bản cũng như vận dụng trong quá trình học và làm văn nghị luận.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Từ năm 2002 bắt đầu triển khai chương trình và sách giáo khoa phổ thông mới mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh.
Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập. Điều 24.2 của Luật giáo dục đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy, chúng ta có thể thấy định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được khẳng định, không còn là vấn đề tranh luận. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. 
 	Sau khi hoàn thành bài học, học sinh có thể có được kĩ năng viết văn nghị luận tốt hơn, biết huy động kiến thức, biết lựa chọn và sắp xếp ý  hoặc trong giao tiếp hằng ngày của cuộc sống. Học sinh hứng thú hơn với môn Ngữ Văn, đặc biệt là phân môn Làm văn của môn học này. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Từ thực tế giảng dạy ở trường THPT các năm qua, tôi nhận thấy trong xu hướng hiện nay, một bộ phận không nhỏ học sinh không chú trọng đến môn Ngữ Văn, các em thích học các môn tự nhiên hơn. Một bộ phận học để theo khối nhưng ít đam mê. Còn một bộ phận học để thi tốt nghiệp. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học để gây hứng thú cho học sinh cũng là một vấn đề cần quan tâm.
Khi học Ngữ Văn, các học sinh thường ngại đối với phân môn Làm văn, giáo viên ít chú trọng hơn so với phân môn Văn học. Vì thế cần có sự thay đổi phương pháp từ người dạy, thay đổi cách tiếp nhận cho người học. 
Và đặc biệt, một thực tế rất phổ biến ở HS lớp 11 là khả năng viết văn nghị luận của các em còn nhiều hạn chế: Bài làm không có bố cục, không có hệ thống luận điểm, luận cứ. Trình bày lan man, không sát với vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu, xác thực, không biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận. Chỉ một bộ phận nhỏ các em có kỹ năng viết bài phù hợp, có đủ tự tin trước mỗi lần có bài kiểm tra định kì. Còn đa phần thì chán nản, lúng túng khi đứng trước một đề bài.
Vì vậy dạy học theo định hướng rèn luyện kỹ năng thực hành, đặc biệt là năng lực viết văn sẽ góp phần giúp học sinh chủ động trong việc nắm kiến thức và hứng thú nhiều hơn đối với môn học, giúp học sinh trang bị một trong những kỹ năng quan trọng nhất cho các kì thi, đặc biệt là kì thi THPT Quốc gia. Và hơn nữa, dạy bài “Về luân lí xã hội nước ta” theo định hướng rèn luyện kỹ năng thực hành viết văn nghị luận là tiết học dạy học sinh kỹ năng tìm ý, lựa chọn và sắp xếp ý, sử dụng các yếu tố khác ngoài nghị luận, lựa chọn giọng điệu phù hợp  là một việc làm thiết thực và cần thiết.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
Dưới đây là tiến trình dạy học trong nội dung của bài: Về luân lí xã hội nước ta
BÀI: VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
- Cảm nhận được tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi kêu gọi xây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta
- Thấy được nghệ thuật viết văn chính luận
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản chính luận.
- Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận.
3. Thái độ:
- Ý thức sống và làm việc theo luân lí.
- Phải có tinh thần đoàn kết, đấu tranh.
- Có ý thức xây dựng bài văn nghị luận đạt chuẩn hình thức, nội dung.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực đọc - hiểu các văn nghị luận hiện đại Việt Nam.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn nghị luận hiện đại Việt Nam.
- Năng lực nắm bắt vấn đề, nhìn nhận vấn đề.
- Năng lực hình thành ý, lựa chọn và sắp xếp ý, huy động kiến thức.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm, đàm thoại, giảng giải, thuyết trình.
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, các mảnh ghép
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Chuẩn bị của giáo viên:
+ Kế hoạch dạy học, bài giảng trên Powerpoint
+ Các phiếu học tập sử dụng trong bài
- Chuẩn bị của HS: sách, vở, đồ dùng học tập. Đọc văn bản trước khi đến lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2phút)
a. GV cho học sinh trả lời một số câu hỏi để dẫn vào bài học.
Chọn đáp phù hợp với bản thân
Câu 1 :  Phản ứng của bạn khi phải làm đề văn nghị luận?
a. Khủng khiếp
b. Chàhơi ngại đấy
c. Chuyện nhỏ như con thỏ 
Câu 2 : Bạn có cảm thấy khó khăn khi hình dung ý cho một bài văn ?
 a. Tôi không nghĩ được gì cả.
Có, tôi có rất nhiều ý tưởng nhưng không biết trình bày như thế nào.
Rất dễ dàng.. 
Đáp án: 
- Nếu chọn đáp án (a), bạn còn thiếu tự tin và thiếu kỹ năng làm văn.
- Nếu chọn đáp án ( b), bạn đã có tự tin nhưng cần trang bị thêm kĩ năng.
- Nếu chọn đáp án (c), thì bạn đã có cả sự tự tin và kĩ năng viết văn. 
b. Giáo viên chia sẻ cho học sinh biết mục tiêu của bài học hôm nay.
c. GV cho học sinh biết khái quát về thời gian, cách thức tổ chức dạy học của bài.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25 phút)
Hoạt động của GV& HS
Kiến thức cần đạt
Năng lực cần hình thành
Họat động 1: TÌM HIỂU CHUNG (5phút)
* Thao tác 1: 
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
1. Tác giả: 
GV đặt câu hỏi 
Trình bày những hiểu biết của em về tác giả ?
HS trả lời:
- Phan Châu Trinh, tự Tự Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã. 
- Là người nổi tiếng thông minh từ bé, có ý thức trách nhiệm đối với đất nước ngay từ tuổi thanh niên
 - Chủ trương cứu nước: bất bạo động tuy không thành nhưng nhiệt huyết của ông ảnh hưởng sâu rộng đến phong trào ái quốc đầu thế kỉ XX.
GV nhận xét, chốt lại ý chính.
 2. Tác phẩm.
GV đặt câu hỏi:
? Tác phẩm thuộc thể loại gì? Những hiểu biết của em về tác phẩm trên?
? Vị trí đoạn trích?
? Bố cục đoạn trích?
HS trả lời
- Thể loại: văn chính luận
- Nội dung: bài diễn thuyết đề cao tác dụng của đạo đức, luân lí, khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong việc để mất đạo đức, luân lí truyền thống
Đoạn trích: 
- Vị trí: phần 3 của bài “Đạo đức và luân lí Đông Tây”.
- Bố cục: 3 đoạn
 GV nhận xét và chốt.
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Tác giả: 
- Phan Châu Trinh (1872 -1926).
- Ông là nhà cách mạng, chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, cải cách đổi mới mọi mặt, làm cho dân giàu, nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nền độc lập quốc gia. Mặc dù sự nghiệp không thành nhưng ý tưởng và nhiệt huyết của Phan Châu Trinh rất đáng khâm phục.
- Phan Châu Trinh luôn có ý thức dùng văn chương để làm cách mạng.
 - Thơ văn của Phan Châu Trinh là thơ văn tuyên truyền, vận động đồng bào làm cách mạng cứu nước, cứu dân.
2. Tác phẩm
a, Thể loại: Văn chính luận
b, Vị trí: phần 3 của bài diễn thuyết Đạo đức và luân lí Đông Tây (5 phần) được ông diễn thuyết vào đêm 19-11-1925 tại Sài Gòn.
c. Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1: Khẳng định nước ta chưa có luân lí xã hội (hiện trạng)
 - Đoạn 2: Sự thua kém về luân lí xã hội của ta so với phương Tây, từ đó đi sâu phân tích thực trạng xã hội Việt Nam và chỉ ra nguyên nhân (biểu hiện)
 - Đoạn 3: Chủ trương truyền bá XHCN cho người Việt Nam – thiết lập nền luân lí xã hội.(giải pháp)
à Bố cục cho thấy lập luận của bài viết chặt chẽ và thống nhất.
Năng lực thu thập thông tin
Năng lực tìm tòi, xác định ý.
Ở phần tìm bố cục, hs sẽ phát triển được năng lực xác định ý.
Hoạt động 2: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (20phút)
* Thao tác 1 : 
Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản
Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: 
1. Đoạn 1.
Nhóm 1: Mở đầu đoạn trích tác giả khẳng định vấn đề gì? Đó có phải là luận điểm trung tâm của bài viết hay không?
 Nhận xét cách nêu và phân tích luận điểm của tác giả ? 
GV nhận xét, bổ sung.
Nhóm 2: Em hiểu câu “một tiếng bè bạn không thể thay cho luân lí xã hội được” thế nào ? Qua đó cho thấy tác giả là người như thế nào ?
GV: 
“Bình thiên hạ”: không phải là cai trị xã hội, đè nén mọi người mà góp phần làm cho xã hội no đủ, giàu có.
GV nhận xét và bổ sung.
2. Đoạn 2
Nhóm 3: Tác giả so sánh hai nền luân lí xã hội của ta và phương Tây như thế nào? 
Nêu mục đích, dẫn chứng và tác dụng của nó?
GV nhận xét, bổ sung.
Nhóm 4: Nguyên nhân nào dẫn đến dân ta không biết đoàn thể, không trọng công ích? 
Nhận xét về nghệ thuật lập luận trong phần nêu nguyên nhân? Giọng điệu của tác giả?
Ở phần nêu nguyên nhân chúng ta thấy sự hiểu biết sâu rộng của tác giả về hiện thực xã hội. Vậy chúng ta học được gì trong quá trình viết văn nghị luận?
GV nhận xét, bổ sung.
3. Nêu giải pháp
GV: Giải pháp của Phan Châu Trinh là gì? Nhận xét về giải pháp đó?
GV nhận xét, chốt ý.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đoạn 1: Nêu hiện trạng ở nước ta, khẳng định nước ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội. (7 phút)
- Tác giả khẳng định: “Xã hội luân lí ở nước ta tuyệt nhiên không có”.
 Đây chính là vấn đề trung tâm của bài viết. Toàn bộ phần còn lại của bài viết tác giả tập trung làm rõ vấn đề này
à Cách đặt vấn đề trực tiếp, trực diện, nhấn mạnh và phủ định: tuyệt nhiên không ai biết đến xã hội luân lí. Cách đặt vấn đề này hướng tới đối tượng người nghe (thanh niên, học sinh, sinh viên) về sự hiểu biết của chính họ trong vấn đề này
 - Tác giả còn phủ nhận, gạt khỏi bài nói sự ngộ nhận, sự xuyên tạc vấn đề của không ít người:
+ Quan hệ bạn bè không thể thay cho luân lí xã hội.
+ Quan niệm Nho gia bị hiểu sai, hiểu lệch và mấy ai hiểu đúng bản chất của vấn đề “bình thiên hạ”
 à Cách vào đề cho thấy tư duy sắc sảo, nhạy bén của nhà cách mạng Phan Châu Trinh.
2. Phân tích tình hình thực tế ở nước ta. (10 phút)
- Hiện trạng: Tác giả chỉ rõ: Dân ta không hiểu về luân lí xã hội, chưa hiểu, điềm nhiên như ngủ, chẳng biết gì. Trong khi đó ở Châu Âu, luân lí xã hội rất thịnh hành và phát triển. Thao tác lập luận so sánh được sử dụng và phát huy hiệu quả rõ rệt
- Dẫn chứng: “phải ai tai nấy, ai chết mặc ai, đi đường gặp người tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không can thiệp gì đến mình (Ta) >< quyền lợi riêng của cá nhân hay đoàn thể bị xâm hại thì họ tìm mọi cách lấy lại công bằng (Châu Âu).
- Nguyên nhân: do người nước mình thiếu ý thức đoàn thể, ý thức dân chủ.
- Tác giả cũng chỉ rõ nguyên nhân của việc dân ta không biết đến đoàn thể, không trọng công ích:
+ Ông cha ta đã có ý thức đoàn thể, cũng biết đến công đức.
+ Tuy nhiên lũ vua quan phản động, thối nát đã tìm cách “phá tan tành đoàn thể của quốc dân”.
- Tác giả đả kích vào bản chất phản động, thối nát của vua quan: Không quan tâm đến dân, muốn dân tối tăm để dễ dàng thống trị, vơ vét. Chúng chỉ là một “ lũ ăn cướp có giấy phép”
- Tác giả dùng những từ ngữ, hình ảnh gợi tả, lối so sánh ví von sắc bén thể hiện thái độ căm ghét cao độ đối với chế độ vua quan chuyên chế.
 Đồng thời cho thấy tấm lòng của người có lòng yêu nước thiết tha, xót xa trước tình cảnh khốn khổ của dân, quan tâm đến vận mệnh dân tộc, căm ghét bọn quan lại xấu xa thối nát. Dưới mắt tác giả, chế độ vua quan chuyên chế thật tồi tệ, cần phải xoá bỏ triệt để.
3. Nêu giải pháp (3 phút)
- Muốn nước Việt Nam độc lập tự do:
 + Dân Việt Nam phải có đoàn thể
 + Đẩy mạnh truyền bá tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong nhân dân.
à Giải pháp rõ ràng, ngắn gọn, thuyết phục bởi sự thiết thực, cần thiết. 
- Năng lực tư duy, phát hiện ý.
- Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực giải quyết vấn đề:
Năng lực cảm thụ, năng lực sáng tạo 
Năng lực nhận định, đánh giá: Khi viết văn nghị luận, ngoài lí lẽ sắc sảo, người viết còn cần có vốn hiểu biết xã hội sâu rộng, có như thế mới có khả năng thu hút 
 người đọc.
Bên cạnh đó, điều không thể thiếu trong văn nghị luận là giọng điệu của người viết. Có như vậy văn bản nghị luận mới có sức thuyết phục.
Hoạt động 3: TỔNG KẾT( 5 phút)
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật 
Nêu đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích? 
Văn bản có ý nghĩa như thế nào trong hoàn cảnh nó ra đời, và cho đến ngày nay?
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
 Văn bản có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ lo gic; nêu chứng cứ cụ thể, xác thực; giọng văn mạnh mẽ, hùng hồn; dùng từ đặt câu chính xác biểu hiện lí trí tỉnh táo, tư duy sắc sảo, đạt hiệu quả cao về nhận thức, tư tưởng. Đặc biệt là sự kết hợp hài hòa yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận. Sự kết hợp này đã góp phần làm nên một phong cách chính luận độc đáo của tác giả trong đoạn trích này: lúc từ tốn, mềm mỏng; lúc kiên quyết, đanh thép; lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng mà đầy sức thuyết phục
 2. Ý nghĩa văn bản:
- Văn bản cho thấy tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ và ý chí quật cường của Phan Châu Trinh: dũng cảm vạch trần thực trạng đen tối của xã hội đương thời, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước.
- Ngày nay, những tư tưởng đổi mới vẫn rất cần thiết cho sự phát triển đất nước, đặc biệt là luân lí xã hội. Hơn bao giờ hết, thời điểm xã hội hiện tại vẫn cần lắm tinh thần đoàn thể vì sự tiến bộ, nhằm tạo nên ý thức trách nhiệm với cộng đồng, với tương lai của đất nước của mọi con người sống trong xã hội. Nó cũng cảnh báo nguy cơ tiêu vong các quan hệ xã hội tốt đẹp nếu vẫn còn những kẻ ích kỉ, “ ham quyền tước, ham bả vinh hoa”, tìm cách vơ vét cho đầy túi tham mà không muốn bị ai phát hiện, lên án. Điều này cho thấy tư tưởng của tác giả Phan Châu Trinh thời điểm đó đã rất tiến bộ, hiện đại và cho đến nay tư tưởng ấy vẫn còn nguyên giá trị thời sự.
Năng lực hợp tác.
- Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực tư duy, năng lực đánh giá.
Hoạt động 4: LUYỆN TẬP (8 phút)
Bài 1: Đọc lại Tiểu dẫn và hình dung hoàn cảnh sáng tác, tâm trạng của tác giả khi viết văn bản?
Bài 2: Có thể cảm nhận gì về tấm lòng của Phan Châu Trinh cũng như tầm nhìn của ông qua đoạn trích này?
Bài 1: Phần Tiểu dẫn cho thấy, Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, cải cách đổi mới mọi mặt, làm cho dân giàu, nước

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_day_hoc_theo_dinh_huong_ren_luyen_ky_nang_viet.doc