SKKN Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào bài: vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải - Địa lí 10

SKKN Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào bài: vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải - Địa lí 10

Trong giai đoạn hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Người

học có thể tiếp nhận kiến thức, từ nhiều nguồn, kênh khác nhau. Với thông tin

phong phú, đa chiều mà người học có thể tiếp nhận đã đặt giáo dục trước yêu cầu

cấp bách và cần thiết phải đổi mới cách dạy và học cho phù hợp với yêu cầu phát

triển chung của xã hội.

Để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ

thông mới, cần thiết phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa phương pháp dạy học, đổi mới

công tác kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn

luyện phương pháp tự học của học sinh, tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng

kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, đa dạng hóa các hình thức

học tập, đẩy mạnh ứng dụng thông tin và truyền thông trong dạy và học.

Từ thực tế Trường THPT Triệu Sơn 5, môn Địa Lí không được học sinh chú

trọng nhiều, đặc biệt là chương trình Địa Lí 10 vì nội dung kiến thức liên quan đến

các quy luật, khái niệm, các vấn đề tự nhiên, kinh tế-xã hội chung, kiến thức trìu

tượng.

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu

ra, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện phẩm chất, nhân cách, có khả năng xác

định mục tiêu cần đạt được và những tiêu chuẩn cho việc đo lường kết quả. Sau khi

hoàn thành bài học, học sinh có thể tự học, tự rèn luyện kiến thức, kĩ năng, giúp

học sinh chủ động trong việc nắm kiến thức và hứng thú nhiều hơn đối với môn

học, biết vận dụng kiến thức kĩ năng vào giải quyết các tình huống, vấn đề nảy sinh

trong đời sống gia đình, xã hội.

Muốn hình thành và phát triển năng lực của học sinh, để học sinh tự chiếm

lĩnh tri thức, tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc xử lí mọi vấn đề nảy

sinh trong thực tiễn cần phải có hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo. Các hoạt

động học phải được tổ chức đa dạng đặc biệt phải quan tâm đến việc ứng dụng kiến

thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đây chính là thử thách lớn đối với toàn

ngành giáo dục nói chung, các nhà trường nói riêng trong đó có bộ môn Địa Lí.

Trước yêu cầu phát triển của xã hội, với mong muốn tạo hứng thú, sự yêu

thích môn học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Tôi mạnh dạn chọn

đề tài “Vận dụng Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào Bài:

Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành

giao thông vận tải - Địa lí 10” mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của quý thầy cô

và đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn.

pdf 24 trang thuychi01 9903
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào bài: vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải - Địa lí 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 
NĂNG LỰC HỌC SINH VÀO BÀI: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN 
BỐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI - ĐỊA LÍ 10 
Người thực hiện: Lê Thị Hiên 
Chức vụ: Giáo viên 
SKKN thuộc môn: Địa Lí 
THANH HOÁ NĂM 2017 
MỤC LỤC 
Đề mục Trang 
1. Mở đầu 1 
1.1. Lí do chọn đề tài 1 
1.2. Mục đích nghiên cứu 1 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 
2. Nội dung 3 
2.1. Cơ sở lí luận 3 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 
2. 3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện 4 
2.3.1. Các bước tiến hành xây dựng bài học theo định hướng năng lực 4 
2.3.2. Giải pháp thực hiện 5 
2.3.3. Đánh giá quá trình thực hiện 16 
2.4. Hiệu quả của đề tài 18 
2.4.1. Đối với sự tiến bộ của học sinh 18 
2.4.2. Đối với bản thân và đồng nghiệp 18 
2.4.3. Đối với phong trào giáo dục của nhà trường, địa phương 19 
3. Kết luận và kiến nghị 
3.1. Kết luận 19 
3.2. Kiến nghị 19 
Tài liệu tham khảo 20 
MỘT SỐ KÍ HIỆU VIẾT TẮT 
TT Kí hiệu Nội dung 
1 THPT Trung học phổ thông 
2 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 
3 BCHTW Ban chấp hành Trung ương 
4 KHXH Khoa học xã hội 
5 SGK Sách giáo khoa 
6 GV Giáo viên 
7 HS Học sinh 
8 GTVT Giao thông vận tải 
9 KKVC Khối lượng vận chuyển 
10 KKLL Khối lượng luân chuyển 
11 CNH-HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa 
12 XHCN Xã hội chủ nghĩa 
1 
1. Mở đầu 
1.1. Lí do chọn đề tài 
Trong giai đoạn hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Người 
học có thể tiếp nhận kiến thức, từ nhiều nguồn, kênh khác nhau. Với thông tin 
phong phú, đa chiều mà người học có thể tiếp nhận đã đặt giáo dục trước yêu cầu 
cấp bách và cần thiết phải đổi mới cách dạy và học cho phù hợp với yêu cầu phát 
triển chung của xã hội. 
Để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ 
thông mới, cần thiết phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa phương pháp dạy học, đổi mới 
công tác kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn 
luyện phương pháp tự học của học sinh, tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng 
kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, đa dạng hóa các hình thức 
học tập, đẩy mạnh ứng dụng thông tin và truyền thông trong dạy và học. 
 Từ thực tế Trường THPT Triệu Sơn 5, môn Địa Lí không được học sinh chú 
trọng nhiều, đặc biệt là chương trình Địa Lí 10 vì nội dung kiến thức liên quan đến 
các quy luật, khái niệm, các vấn đề tự nhiên, kinh tế-xã hội chung, kiến thức trìu 
tượng. 
 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu 
ra, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện phẩm chất, nhân cách, có khả năng xác 
định mục tiêu cần đạt được và những tiêu chuẩn cho việc đo lường kết quả. Sau khi 
hoàn thành bài học, học sinh có thể tự học, tự rèn luyện kiến thức, kĩ năng, giúp 
học sinh chủ động trong việc nắm kiến thức và hứng thú nhiều hơn đối với môn 
học, biết vận dụng kiến thức kĩ năng vào giải quyết các tình huống, vấn đề nảy sinh 
trong đời sống gia đình, xã hội. 
Muốn hình thành và phát triển năng lực của học sinh, để học sinh tự chiếm 
lĩnh tri thức, tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc xử lí mọi vấn đề nảy 
sinh trong thực tiễn cần phải có hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo. Các hoạt 
động học phải được tổ chức đa dạng đặc biệt phải quan tâm đến việc ứng dụng kiến 
thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đây chính là thử thách lớn đối với toàn 
ngành giáo dục nói chung, các nhà trường nói riêng trong đó có bộ môn Địa Lí. 
Trước yêu cầu phát triển của xã hội, với mong muốn tạo hứng thú, sự yêu 
thích môn học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Tôi mạnh dạn chọn 
đề tài “Vận dụng Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào Bài: 
Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành 
giao thông vận tải - Địa lí 10” mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của quý thầy cô 
và đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn. 
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 
Thông qua các tiết học theo phương pháp định hướng phát triển năng lực học 
sinh giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả, góp phần hình thành năng 
lực cho học sinh thông qua các hoạt động học và hứng thú hơn với môn Địa Lí. 
2 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Các lớp 10B3, 10B4, Trường THPT Triệu Sơn 5. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu tống hợp nhiều phương pháp trong đó phương pháp chủ đạo: 
+ Phương pháp nguyên cứu lí luận: tham khảo, nghiên cứu từ tài liệu. 
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - thực nghiệm: Thiết kế bài giảng theo 
phương pháp định hướng phát triển năng lực học sinh, tiến hành thực nghiệm đánh 
giá tình hình học tập môn Địa Lí của học sinh tại lớp 10B3, 10B4. 
3 
2. Nội dung 
2.1. Cơ sở lí luận 
Năm 2002 bắt đầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới với trọng 
tâm: đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, 
sáng tạo của học sinh. 
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020, kèm theo quyết định 
711QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới 
phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy 
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học” 
Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 hội nghị BCHTW khóa XI về 
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nghị quyết nêu rõ: “nhằm đáp ứng 
yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội 
nhập quốc tế,...Chuyển từ mục tiêu chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng 
lực,... từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp tích cực” Tiếp tục 
đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy 
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh, đa 
dạng hóa các hình thức học tập. 
Luật giáo dục nêu rõ: “phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của 
học sinh, phù hợp đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, 
rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại 
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” 
Như vậy, chúng ta có thể thấy: định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã 
khẳng định, cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là 
giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học thụ động. 
Bản chất của dạy học theo hướng năng lực là tổ chức cho học sinh các hoạt động 
học mà học sinh chính là chủ thể nhận thức còn giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm 
tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh (chiếm lĩnh và xây dựng tri thức) trong 
sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh. Cho phép cá nhân 
hóa việc học trên cơ sở mô hình năng lực người học [1] Giúp người học phát huy 
tốt khả năng tự học, chủ động, sáng tạo trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu 
cũng như từ thực tế các em sẽ học được rất nhiều kiến thức, kỹ năng và giá trị mới 
Mặt khác còn giúp các em tự phát triển năng lực tư duy sáng tạo theo sở thích, năng 
lực và nguyện vọng của cá nhân cũng như các thành viên trong tập thể, có khả năng 
học tập suốt đời. 
2.2. Thực trạng của vấn đề 
Những năm qua, từ thực tiễn Trường THPT Triệu Sơn 5 và các nhà trường 
tôi nhận thấy: trong xu hướng hiện nay môn Địa Lí không được học sinh chú trọng 
nhiều đặc biệt Địa Lí lớp 10 vì liên quan đến nhiều khái niệm, quy luật, vấn đề 
chung. Vậy học theo định hướng năng lực sẽ giúp học sinh chủ động nắm kiến thức 
và hứng thú nhiều hơn với môn học. 
4 
Xu hướng giáo dục hướng nghiệp, đại học hiện nay: sinh viên được tuyển 
khối C ngày càng hạn chế, đặc biệt đặc biệt từ mùa thi 2017 nhóm các trường Công 
An nhân dân không xét tuyển khối C truyền thống. Như vậy chỉ còn một phần rất 
nhỏ các em học theo khối, một phần học để thi THPT Quốc gia, môn tự chọn trong 
tổ hợp bài thi KHXH. 
Trước yêu cầu của xã hội và thực tiễn nhà trường đòi hỏi người dạy cần tích 
cực áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học mới phù hợp, chuyển từ lối truyền thụ 
và áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc sang tập trung dạy cách học, cách nghĩ, đảm 
bảo cân đối giữa trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng, định hướng thái độ hành 
vi cho học sinh. 
Dạy học theo định hướng năng lực sẽ giúp học sinh phát huy tốt khả năng tự 
học, chủ động, sáng tạo trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu. lĩnh hội kiến 
thức, kỹ năng và giá trị mới; Giúp học sinh tự phát triển năng lực tư duy sáng tạo 
theo năng lực, sở thích và nguyện vọng của bản thân, hiểu và vận dụng kiến thức, 
kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống [2] Tạo được sự hứng thú say 
mê với môn học. Vì một thực tiễn môn Địa Lí hiện nay: “xã hội không có nhu cầu, 
học sinh không hứng thú học” Đổi mới phương pháp dạy là cần thiết. 
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 
2.3.1.Các bước tiến hành xây dựng chuyên đề theo định hướng năng lực dựa 
trên chương trình giáo dục phổ thông môn Địa Lí. 
Bước 1: Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học 
Trong phần này giáo viên cần phải lựa chọn được chủ đề dạy học với các nội dung 
cụ thể sẽ thực hiện. 
Bước 2: Xác định yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ, định hướng năng lực hình 
thành. 
Ngoài kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực được hình thành cần xác định rõ các 
năng lực chung và năng lực chuyên biệt 
Bước 3: Lập bảng mô tả các yêu cầu cần đạt 
Trong bảng mô tả giáo viên cần chia theo các mức độ nhận thức, gồm 4 mức độ: 
Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. 
Bảng mô tả các mức độ nhận thức 
Chủ đề, Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 
...................... ............... ................ ................ .................... 
Những năng lực có thể hướng tới: 
1. Năng lực chung: 
2. Năng lực chuyên biệt: 
Biên soạn câu hỏi minh họa cho từng mức độ nhận thức về kiến thức, kĩ năng 
và năng lực: 
5 
Bài tập theo định hướng phát triển năng lực được xây dựng theo 4 mức độ nhận 
thức: Câu hỏi nhận biết, câu hỏi thông hiểu, câu hỏi vận dụng thấp, câu hỏi vận 
dụng cao. 
Bước 5. Tiến trình dạy học theo chủ đề [2] 
Trên đây là đề xuất các bước tiến hành, sau đây là giải pháp thực hiện theo các 
bước xây dựng chuyên đề trong bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng 
tới sự phát triển và phân bố ngành GTVT. Địa lí 10 
2.3.2. Giải pháp thực hiện: 
Tiết 44. 
Bài 36: 
VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT 
TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI 
 (Hình thức Bài lên lớp: Dạy kiến thức và kĩ năng mới) 
I. Nội dung bài học 
Nội dung 1: 
1. Vai trò của ngành giao thông vận tải 
2. Đặc điểm của ngành giao thông vận tải 
Nội dung 2: Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân ngành GTVT 
1. Nhân tố tự nhiên 
2. Nhân tố kinh tế-xã hội 
II. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Hiểu được vai trò của ngành giao thông vận tải trong sự phát triển kinh tế-xã hội. 
- Hiểu được đặc điểm và phân biệt được sự khác biệt về đặc điểm của ngành giao 
thông vận tải so với các ngành sản xuất vật chất. 
- Hiểu và phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành 
giao thông vận tải. [4] 
2. Kĩ năng 
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, ... để trình bày về: Vai trò. đặc điểm và các 
nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. [4] 
- Vận dụng tích hợp kiến thức kĩ năng vào bài học và thực tiễn cuộc sống. 
3. Thái độ 
- Thái độ nghiêm túc, chủ động, sáng tạo khi tham gia các hoạt động trong bài học. 
- Có ý thức chấp hành luật An toàn giao thông, bảo vệ môi trường 
4. Định hướng năng lực được hình thành 
4.1. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng 
tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính 
toán. 
4.2. Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp, sử dụng tranh ảnh Địa Lí, 
bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê, ,... 
6 
III. Bảng mô tả mức độ nhận thức/bài tập kiểm tra đánh giá 
1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức 
Chủ đề, 
Nội dung 
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 
Vai trò, 
đặc điểm 
và các 
nhân tố 
ảnh 
hưởng tới 
phát triển 
và phân 
bố GTVT 
-Trình bày 
được vai trò 
của ngành 
giao thông 
vận tải 
- Trình bày 
được đặc 
điểm của 
ngành 
GTVT 
- Phân tích được 
vai trò của các 
nhân tố tới phát 
triển và phân bố 
GTVT. 
- So sánh được 
sự khác biệt 
giữa GTVT với 
ngành sản xuất 
vật chất 
- Chứng minh 
được vai trò 
của GTVT đối 
với sự phát 
triển kinh tế-xã 
hội, mối liên 
hệ kinh tế giữa 
các vùng miền, 
các quốc gia. 
- Liên hệ được vai trò 
của GTVT trong 
chiến tranh bảo vệ, 
thống nhất đất nước 
được thể hiện trong 
Văn Học, Lịch Sử, 
trong Thơ Ca cách 
mạng Việt Nam. 
 - Vận dụng vào thực 
tiễn GTVT Việt 
Nam. 
Những năng lực có thể hướng tới: 
1. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng 
tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực 
tính toán. 
2. Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp, sử dụng tranh ảnh Địa Lí, 
bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê, ,... 
2. Biên soạn hệ thống câu hỏi minh họa cho từng mức độ nhận thức về kiến 
thức, kĩ năng và năng lực: 
2.1. Câu hỏi nhận biết 
Câu 1. GV cho HS xem sơ đồ, một số hình ảnh sau: 
GTVT GTVT
Xe chở mía Xe chở đường
Nguyên, 
nhiên liệu Sản xuất(sản phẩm)
Thị 
trường
7 
GTVT GTVTNguyên, 
nhiên liệu Sản xuất(sản phẩm)
Thị 
trường
Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, an ninh quốc phòng,... 
Dựa vào hình ảnh trên và kiến thức trong SGK, hãy trình bày vai trò của ngành 
giao thông vận tải đối với sự phát triển kinh tế-xã hội? 
Gợi ý trả lời: 
- Tham gia cung ứng vật tư, trang thiết bị kĩ thuật, nguyên, nhiên liệu cho các cơ sở 
sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ. 
- Phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. 
- Giúp cho việc thực hiện các mối quan hệ giao lưu kinh tế, xã hội giữa các vùng 
miền, các quốc gia. 
- Góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa vùng sâu, vùng xa, tăng cường sức mạnh an 
 ninh quốc phòng, tạo mối giao lưu kinh tế trên thế giới [3] 
Câu 2. Dựa vào kiến thức trong SGK và vốn hiểu biết, hãy trình bày đặc điểm của 
ngành giao thông vận tải? 
Gợi ý trả lời: 
- Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa. 
- Chỉ tiêu đánh giá: Khối lượng vận chuyển (số hành khách, số tấn hàng hóa), khối 
lượng luân chuyển (gười.km, tấn.km) cự li vận chuyển Tb (km) 
2.2. Câu hỏi thông hiểu 
Câu 1. GV cho HS xem hình ảnh sau 
8 
Theo em địa hình ảnh hưởng như thế nào đến loại hình và công tác thiết kế, thi 
công các công trình GTVT. Cho ví dụ. 
Gợi ý trả lời: 
- Địa hình ảnh hưởng đến loại hình, công tác thiết kế, khai thác công trình GTVT 
- Ví dụ: 
+ Địa hình nhiều sông, suối: Phát triển GTVT đường sông, xây dựng cầu, cảng 
 + Địa hình đảo, quẩn đảo: Phát triển GTVT biển, xây dựng cảng biển. 
Câu 2. Theo em, mạng lưới sông ngòi dày đặc của nước ta có thuận lợi khó khăn gì 
đối với ngành giao thông vận tải? 
Gợi ý trả lời: 
- Thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải đường sông 
- Không thuận lợi cho giao thông đường ô tô, đường sắt vì đòi hỏi xây dựng nhiều 
công trình cầu, phà và dễ gây tắc nghẽn giao thông mùa mưa lũ... 
2.3. Câu hỏi vận dụng thấp 
Câu 1. So sánh sự khác biệt về sản phẩm của ngành GTVT so với các ngành sản 
xuất nông nghiệp và công nghiệp? 
Gởi ý trả lời: 
Công 
nghiệp 
Nông nghiệp Giao thông 
vận tải 
- Sản 
phẩm là 
tư liệu sản 
xuất hoặc 
vật phẩm 
tiêu dùng 
- Sản phẩm là các vật phẩm từ ngành trồng trọt: 
+ Cây lương thực (lúa gạo, ngô, sắn,...) 
+ Cây công nghiệp (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu, dừa,...) 
+ Chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn...) 
+ Gia cầm (gà, vịt, chim,...) 
+ Đánh bắt, nuôi trrồng thủy sản... 
- Sản phẩm 
là sự chuyên 
chở người 
và hàng hóa. 
- Nông nghiệp và công nghiệp: Sản phẩm là vật chất cụ thể thông qua lao động 
của con người có thể trực tiếp bằng sức lao động,qua máy mốc, thiết bị. 
- Giao thông vận tải không làm ra của cải vật chất nhưng làm thay đổi vị trí của 
sản phẩm vật chất và vận chuyển con người. 
Câu 2. Chứng minh điều kiện kinh tế-xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát 
triển và phân bố các ngành giao thông vận tải [3] 
- Sự phát tiển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với 
sự phát triển và phân bố và hoạt động của ngành GTVT: các ngành kinh tế là khách 
hàng của GTVT, phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển, quan hệ kinh 
tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ, quy định mật độ mạng lưới GTVT, các loại 
hình, hướng và cường độ vận chuyển. 
Ví dụ: Sự phát triển của trung tâm công nghiệp lớn và sự tập trung hoá lãnh thổ sản 
xuất công nghiệp =>nhu cầu vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu và sản phẩm, làm 
mở rộng vùng cung cấp nguyên, nhiên liệu,thị trường tiêu thụ,... 
- Phân bố dân cư, thành phố, đô thị lớn ảnh hưởng tới vận tải hành khách 
9 
2.4. Câu hỏi vận dụng cao 
Câu 1. Tại sao nói: Để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội miền núi, giao thông vận 
tải phải đi rước một bước?[3] 
Gợi ý trả lời: 
- GTVT ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở 
miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giưa miền núi với đồng bằng, nhờ thế 
sẽ phá được thế “cô lập” “ tự cấp, tự túc” của nền kinh tế. 
- Sẽ có điều kiện khai thác tài nguyên, hình thành nông, lâm trường, phát triển công 
nghiệp, đô thị, thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi, thúc đẩy phân công lao 
động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế miền núi. 
- Các hoạt động dịch vụ (văn hoá, giáo dục, y tế,) cũng có điều kiện phát triển. 
Câu 2. Tại sao nói: Những tiến bộ của ngành vận tải đã có tác động to lớn làm 
thay đổi phân bố sản xuất và dân cư trên thế giới?[3] 
Gợi ý trả lời: 
- Tiến bộ của GTVT mở rộng các mối liên hệ vận tải và đảm bảo sự giao thông 
thuận tiện giữa các địa phương, khu vực trên thế giới. 
- Những tiến bộ của khoa học - kĩ thuật và quản lí làm cho tốc độ vận chuyển người 
và hàng hóa tăng lên, thời gian vận chuyển giảm xuống, chi phí vận chuyển giảm, 
mức độ tiện nghi, an toàn ngày càng cao => sản xuất đặt ở gần các tuyến vận tải 
lớn, gần đầu mối GTVT đồng nghĩa là gần nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ. 
Việc giảm đáng kể chi phí vận tải ở nhiều nước đã có ảnh hưởng sâu sắc đến bức 
tranh phân bố của nhiều ngành sản xuất, ... 
- Tốc độ vận tải nhanh hơn, quan niệm khoảng cách không gian thay đổi. Dân cư 
không cần tập trung gần nơi làm việc, gần công sở hay gần trung tâm thành phố, có 
thể ở ngoại thành, xa nơi làm việc nhưng vẫn đi về hàng ngày, làm mở rộng thêm 
không gian, phát triển nhanh các thành phố lớn còn ở vùng xa xôi hẻo lánh nhờ có 
GTVT mà có thể di dân quy mô lớn đến khai thác tài nguyên,... 
IV. Thiết kế tiến trình dạy học 
1. Mục tiêu: sau bài học, học sinh đạt được: 
1.1. Kiến thức 
- Hiểu được vai trò của ngành giao thông vận tải 
- Hiểu được đặc điểm và phân biệt được sự khác biệt về đặc điểm của ngành giao 
thông vận tải so với các ngành sản xuất vật chất. 
- Hiểu và phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành 
giao thông vận tải [4] 
1.2. Kĩ năng 
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, ... để trình bày về: 
+ Vai trò. Đặc điểm của ngành giao thông vận tải 
+ Nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố giao thông vận tải 
- Vận dụng tích hợp kiến vào thực tiễn cuộc sống. 
10 
1.3. Thái độ, hành vi 
- Thái độ học tập nghiêm túc, chủ động, sáng tạo khi tham gia các hoạt động trong 
bài học. 
- Nhận thức được tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải trong sự phát triển 
kinh tế-xã hội . Chấp hành luật An toàn giao thông và bảo vệ môi trường. 
1.4. Năng lực định hướng được hình thành 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, 
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính 
toán. 
- Năng lực ch

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_van_dung_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_ho.pdf