SKKN Vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc xây dựng bài tập phần Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho học sinh lớp 10

SKKN Vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc xây dựng bài tập phần Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho học sinh lớp 10

Với yêu cầu dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, học sinh không chỉ đạt được những yêu cầu cơ bản về kiến thức mà còn phải đạt được những yêu cầu tối thiểu về kĩ năng của môn học, bài học. Do đó, học sinh không chỉ nắm, hiểu về nội dung mà còn phải biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề cụ thể trong thực tiễn. Việc đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cũng không dừng lại ở mức độ nhận biết, thông hiểu mà còn đánh giá ở mức độ vận dụng.

Khi giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10, phần I “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” giáo viên thường gặp nhiều khó khăn và học sinh không hứng thú học tập. Bởi lẽ đây là phần gắn liền với những tri thức triết học, với những khái niệm trừu tượng, rất mơ hồ, khó hiểu. Học sinh lớp 10 thì mức độ nhận thức và khả năng tư duy còn hạn chế. Do đó, yêu cầu học sinh phải vừa nắm, hiểu được khái niệm, nguyên lí vừa phải biết vận dụng vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn là một điều rất khó khăn. Đây là một yêu cầu rất cao đối với cả người học và người dạy. Do đó để tạo hứng thú học tập cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải biết tìm tòi, lựa chọn kiến thức, vận dụng phương pháp phù hợp. Có như vậy mới khắc phục được sự khôn khan, nhàm chán, nặng nề thường diễn ra trong các tiết học ở bộ môn GDCD.

Mặc khác, kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Đối với học sinh đa số các em đều biết, nhớ, thuộc ca dao, tục ngữ và nhiều em có niềm yêu thích, say mê đặc biệt với những sáng tạo độc đáo này.

 Qua 14 năm tham gia giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân ở trường THPT Quan Hóa, bản thân tôi nhận thấy được những vấn đề trên. Do đó với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi muốn giúp học sinh không chỉ làm quen với kiến thức triết học cụ thể mà còn hiểu vấn đề một cách sâu sắc hơn, hình thành cho học sinh thói quen, kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề cụ thể trong thực tiễn; tạo điều kiện cho học sinh có thêm hiểu biết về ca dao, tục ngữ Việt Nam; góp phần khắc phục tính triết lí, khô khan của môn học, để tiết dạy-học môn Giáo dục công dân trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Những suy nghĩ ấy đã thôi thúc tôi chọn đề tài: Vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc xây dựng bài tập phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” cho học sinh lớp 10.

 

doc 23 trang thuychi01 7180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc xây dựng bài tập phần Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho học sinh lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
Với yêu cầu dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, học sinh không chỉ đạt được những yêu cầu cơ bản về kiến thức mà còn phải đạt được những yêu cầu tối thiểu về kĩ năng của môn học, bài học. Do đó, học sinh không chỉ nắm, hiểu về nội dung mà còn phải biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề cụ thể trong thực tiễn. Việc đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cũng không dừng lại ở mức độ nhận biết, thông hiểu mà còn đánh giá ở mức độ vận dụng.
Khi giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10, phần I “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” giáo viên thường gặp nhiều khó khăn và học sinh không hứng thú học tập. Bởi lẽ đây là phần gắn liền với những tri thức triết học, với những khái niệm trừu tượng, rất mơ hồ, khó hiểu. Học sinh lớp 10 thì mức độ nhận thức và khả năng tư duy còn hạn chế. Do đó, yêu cầu học sinh phải vừa nắm, hiểu được khái niệm, nguyên lí vừa phải biết vận dụng vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn là một điều rất khó khăn. Đây là một yêu cầu rất cao đối với cả người học và người dạy. Do đó để tạo hứng thú học tập cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải biết tìm tòi, lựa chọn kiến thức, vận dụng phương pháp phù hợp. Có như vậy mới khắc phục được sự khôn khan, nhàm chán, nặng nề thường diễn ra trong các tiết học ở bộ môn GDCD.
Mặc khác, kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Đối với học sinh đa số các em đều biết, nhớ, thuộc ca dao, tục ngữ và nhiều em có niềm yêu thích, say mê đặc biệt với những sáng tạo độc đáo này.
	Qua 14 năm tham gia giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân ở trường THPT Quan Hóa, bản thân tôi nhận thấy được những vấn đề trên. Do đó với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi muốn giúp học sinh không chỉ làm quen với kiến thức triết học cụ thể mà còn hiểu vấn đề một cách sâu sắc hơn, hình thành cho học sinh thói quen, kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề cụ thể trong thực tiễn; tạo điều kiện cho học sinh có thêm hiểu biết về ca dao, tục ngữ Việt Nam; góp phần khắc phục tính triết lí, khô khan của môn học, để tiết dạy-học môn Giáo dục công dân trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Những suy nghĩ ấy đã thôi thúc tôi chọn đề tài: Vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc xây dựng bài tập phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” cho học sinh lớp 10.
2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài Vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc xây dựng bài tập phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” cho học sinh lớp 10 chúng tôi nhằm hướng đến các mục đích sau:
+ Nâng cao phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy, nâng cao hứng thú cho người học.
 + Việc sử dụng các phương pháp dạy học tiến bộ trên sẽ nâng cao tính chủ động, sáng tạo, bồi đắp niềm tin, hứng thú, tình yêu, sự say mê đối với môn học... Đồng thời, giúp các em củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức trọng tâm bài học một cách hiệu quả; nâng cao năng lực phân tích, giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp. 
+ Qua nội dung môn học giúp học sinh phát triển năng lực thích ứng được với cuộc sống bên ngoài, có được lối sống đẹp, đúng pháp luật, có cách ứng xử hay với những trường hợp cụ thể xảy ra trong cuộc sống.
+ Đánh giá được thực trạng việc dạy và học tập môn Giáo dục công dân 10 của học sinh ở trường Trung học phổ thông. Thông qua đó, nâng cao ý thức và hứng thú học tập môn Giáo dục công dân cho các em.
+ Vận dụng nội dung nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy môn GDCD lớp 10 nói riêng và cả chương trình GDCD THPT nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu
 Nghiên cứu, tìm tòi và vận dụng một cách linh hoạt một số phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân theo định hướng phát triển năng lực vào giảng dạy phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” (chương trình học kì I - môn GDCD lớp 10), trong đó tập trung vào việc vận dụng ca dao, tục ngữ để kích thích hứng thú học tập của học sinh.
Đồng thời nghiên cứu nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 10, việc dạy của giáo viên và học tập của học sinh đối với môn học. Từ đó vận dụng một cách linh hoạt phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân theo định hướng phát triển năng lực vào giảng dạy trong từng tiết học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn ở trường THPT.
Học sinh khối 10 trường THPT Quan Hóa trong các năm học 2013-2014; 2014- 2015; 2015- 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
 - Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật: Lôgic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh... để giải quyết nội dung đề tài. 
 - Đặc biệt là phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học trên lớp, giao bài tập, củng cố bài học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài kết hợp với kiểm tra, đánh giá). 
- Gắn lý luận với thực tiễn.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận 
 Triết học trong chương trình lớp 10 trang bị cho các em những kiến thức cơ bản như: Thế giới quan khoa học và phương pháp luận biện chứng, thế giới này tồn tại khách quan, sự vận động và phát triển của thế giới vật chất là theo hướng tiến lên, nguồn gốc của sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng, cách thức vận động phát triển của sự vật hiện tượng, thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội.
Đặc biệt, nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 10 - học kỳ I đã đề cập đến một chủ đề lớn: "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”. Với chủ đề này học sinh cần đạt được các yêu cầu sau đây:
Về kiến thức:
+ Nhận biết được nội dung cơ bản của thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
+ Thấy được mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động của chủ thể mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động của chủ thể với khách thể qua các mối quan hệ: thực tiễn với nhận thức, con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội.
Về kĩ năng:
Vận dụng được những tri thức triết học với tư cách là thể giới quan, phương pháp luận để phân tích các hiện tượng tự nhiên, xã hội thông thường và các hiện tượng đạo đức, kinh tế, nhà nước, pháp luật sẽ được học ở phần sau.
Về thái độ:
+ Tôn trọng các quy luật khách quan của tự nhiên và đời sống xã hội, khắc phục những biểu hiện duy tâm trong cuộc sống hàng ngày, phê phán các hiện tượng mê tín, dị đoan và tư tưởng không lành mạnh trong đời sống xã hội.
+ Có quan điểm phát triển, ủng hộ và làm theo cái mới, cái tiến bộ, tham gia tích cực và có trách nhiệm đối với các hoạt động cộng đồng.
Vì vậy để đạt được các yêu cầu trên thì việc tìm tòi vận dụng ca dao tục ngữ hay châm ngôn sẽ góp phần tăng thêm hiệu quả cho việc giảng dạy môn triết học bởi ca dao, tục ngữ đã có từ rất lâu, đó là món ăn tinh thần của rất nhiều thế hệ con người Việt Nam. Đối với học sinh đa số các em đều biết, nhớ, thuộc ca dao, tục ngữ và nhiều em có niềm yêu thích, say mê đặc biệt với thể loại văn học này.
 Việc xây dựng một số bài tập vận dụng ca dao, tục ngữ để giảng dạy nội dung: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học sẽ có kết quả cao cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Bởi:
- Tục ngữ, ca dao phản ảnh mọi mặt cuộc sống của người dân Việt Nam qua quá trình lịch sử. Đó là một bức tranh sinh động, phong phú, đầy mầu sắc Việt Nam.
- Tục ngữ ca dao đã thể hiện được một cách sâu sắc rực rỡ thế giới quan, nhân sinh quan của nhân dân Việt Nam từ thượng cổ cho đến sau này. “Tục ngữ ca dao đã diễn đạt được rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã 
hội lịch sử của nhân dân lao động (1).
+ Đó là những quan niệm về trời, đất, về nguồn gốc con người.
 + Phản ảnh công cuộc đấu tranh chống thiên nhiên, chống áp bức bóc lột và xâm lược.
 + Những kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi, gieo trồng mùa vụ.
 + Những kinh nghiệm trong sinh hoạt thường ngày.
 + Những điều cần giáo dục truyền bá cho nhau về cách sống làm người.
 - Tục ngữ, ca dao, nhất là tục ngữ thường ngắn gọn dễ nhớ và lưu truyền, ngôn ngữ hàm súc, lời ít nhưng nhiều ý. 
 Vì thế có thể nói rằng việc vận dụng ca dao, tục ngữ để truyền đạt kiến thức triết học sẽ tác động một cách mạnh mẽ đến học sinh hình, thành con người mới phát triển toàn diện, mở ra những hướng đi đúng đắn trong học tập, nghiên cứu.
2. Thực trạng trước khi vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc xây dựng bài tập ở phần thứ nhất “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” cho học sinh lớp 10
 2.1. Thuận lợi
+ Chương trình GDCD lớp 10, phần "Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” có nhiều nội dung phù hợp với việc sử dụng các phương pháp dạy học nhóm, phương pháp động não, phương pháp dạy học qua trải nghiệm và khám phá, phương pháp đóng vai và giải quyết tình huống. 
 + Cơ sở vật chất nhà trường đã được trang bị tương đối đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhóm, hoạt động trải nghiệm và khám phá như: phòng học đạt chuẩn cho học sinh hoạt động, có trang bị máy vi tính, máy chiếu, bảng phụ ...
 + Giáo viên và học sinh có điều kiện thuận lợi khi tiếp cận với nguồn thông tin về cuộc sống xã hội từ nhiều phương tiện khác nhau làm tư liệu cho quá trình học tập.
 + Phương pháp dạy học này đã khắc phục được tình trạng học tập nhàm chán, thụ động, ỉ lại trong học tập. Vì vậy mà đã gây được hứng thú cho người học, kích thích, phát huy tư duy tích cực của học sinh.
 + Việc sử dụng các phương pháp dạy học tiến bộ trên sẽ nâng cao tính chủ động, sáng tạo, bồi đắp niềm tin, hứng thú, tình yêu, sự say mê đối với môn học... Đồng thời, giúp các em củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức trọng tâm bài học một cách hiệu quả; nâng cao năng lực phân tích, giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp. 
 2.2. Khó khăn
 + Lâu nay, môn GDCD thường được nhiều học sinh, phụ huynh và đôi khi kể cả người dạy cũng mang tâm lý coi đây là môn phụ. Môn GDCD lớp 10, phần thứ nhất: “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” mang đậm tri thức triết học với những khái niệm có phần cao xa, trừu tượng. 
+ Học sinh thuộc địa bàn miền núi nên khả năng nắm bắt thông tin còn nhiều hạn chế.
+ Học sinh còn quen với phương pháp truyền thống: thụ động, ỷ lại, chỉ nắm những vấn đề khi được giáo viên cung cấp.
+ Với học sinh lớp 10, khả năng tư duy, lý luận, phân tích, đánh giá  một vấn đề mang tri thức triết học là cực kỳ khó. 
+ Khả năng nắm, hiểu và giải thích được một số khái niệm, hiện tượng triết học là rất khó đối với các em.
+ Đa số học sinh chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhớ kiến thức.
+ Hệ thống câu hỏi bài tập vận dụng trong sách giáo khoa còn ít.
 + Đa số học sinh không có thói quen tự trả lời các câu hỏi hay tự giải các bài tập trong sách giáo khoa.
 + Sự hiểu biết về ca dao, tục ngữ và văn hóa dân tộc ở học sinh còn hạn chế.
 + Khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề cụ thể là không có.
Vì vậy, Xây dựng một số bài tập vận dụng ca dao, tục ngữ ở phần thứ nhất “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” để giúp học sinh hiểu, khắc sâu hơn kiến thức; giúp học sinh hình thành khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn là rất cần thiết. Đó là những cơ sở lý luận và thực tiễn giảng dạy thôi thúc tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này.
3. Giải pháp đã Vận dụng ca dao, tục ngữ trong việc xây dựng bài tập ở phần thứ nhất “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” cho học sinh lớp 10
Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
* Yêu cầu về kiến thức
1. Thế giới quan và phương pháp luận
a. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
- Thế giới quan duy vật cho rằng: Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, vật chất là cái quyết định ý thức; con người có khả năng nhận thức và cải tạo thế giới.
- Thế giới quan duy tâm cho rằng: Ý thức là cái có trước, vật chất là cái có sau, ý thức quyết định vật chất và con người không có khả năng nhận thức thế giới.
b. Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình
- Phương pháp luận biện chứng: Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng.
- Phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác.
Giải pháp: Trên cơ sở nội dung các khái niệm trên, giáo viên có thể đưa ra một số bài tập để học sinh khắc sâu kiến thức và có thể phân biệt rõ ràng giữa hai thế giới quan: duy vật và duy tâm; giữa phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.
Bài tập 1: Theo em, các câu sau thể hiện thế giới quan nào? Vì sao?
+ Sống chết có mệnh, giàu sang do trời
+ Trời sinh voi, sinh cỏ
Đáp án: Thể hiện thế giới quan duy tâm. Vì tin vào số mệnh do trời ban.
Bài tập 2: Em hãy phân tích yếu tố duy vật, duy tâm trong thần thoại Thần Trụ Trời?
Đáp án:	
+ Yếu tố duy vật: Thừa nhận vũ trụ là tự có, không do ai sáng tạo ra và thế giới đó được tạo ra từ vật chất: đất, đá
+ Yếu tố duy tâm: Thừa nhận sự tồn tại của thần và sự hình thành trời, đất, núi, đồi, sông , hồlà do thần tạo ra.	
Bài tập 3: Lựa chọn nội dung thích hợp đặt vào ô tương ứng:
Thế giới quan duy vật
Thế giới quan duy tâm
...
...
+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
+ Phú quý sinh lễ nghĩa.
+ Có số làm quan.
+ Thời tiết có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
+ Con vua thì lại làm vua
 Còn sãi ở chùa thì quét lá đa
 + Làm quan ăn lộc vua, ở chùa ăn lộc phật
 Đáp án:
Thế giới quan duy vật
Thế giới quan duy tâm
+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
+ Phú quý sinh lễ nghĩa.
+ Thời tiết có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
+ Làm quan ăn lộc vua,
+ Có số làm quan.
+ Con vua thì lại làm vua
 Con sãi ở chùa thì quét lá đa
+ Ở chùa ăn lộc phật
Bài tập 4: Vận dụng kiến thức đã học, em hãy giải thích các câu ca dao, tục ngữ sau:
+ Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
+ Núi cao vì có đất bồi
 Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Đáp án:
 Các câu trên thể hiện thế giới quan duy vật. Vì người đẹp nhờ có lụa, lúa tốt nhờ có phân, núi có cao là nhờ đất bồi. (“lụa”, “đất”, “phân” là các yếu tố vật chất). Những yếu tố có thật trong đời sống.
Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
* Yêu cầu về kiến thức
1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động.
a. Thế nào là vận động:
Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.
b. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.
Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng luôn luôn vận động. Bằng vận động, thông qua vận động mà sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình. Bởi vậy, vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật, hiện tượng.
c. Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất:
- Vận động cơ học: Sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.
- Vận động vật lí: Sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện...
- Vận động hóa học: Quá trình hóa hợp và phân giải các chất.
- Vận động sinh học: Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.
- Vận động xã hội: Sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong lịch sử.
* Lưu ý: Trong năm hình thức vận động trên thì hình thức vận động xã hội là hình thức vận động cao nhất.
 2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển
 a. Thế nào là phát triển?
 Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
 b. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất.
Sự phát triển của thế giới vật chất diễn ra một cách quanh co, phức tạp, đôi khi có những bước thụt lùi tạm thời. Khuynh hướng tất yếu của quá trình đó là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.
* Giải pháp: Từ kiến thức cơ bản trên, giáo viên có thể xây dựng một số bài tập để củng cố kiến thức và rèn luyện khả năng vận dụng cho học sinh như sau:
Bài tập 1. Câu tục ngữ nào sau đây nói về sự vận động, phát triển?
a. Rút dây động rừng	 b. Tre già măng mọc
c. Có chí thì nên	d. Nước chảy đá mòn
e. Già néo đứt dây	g. Con hơn cha là nhà có phúc
Đáp án: 	
 + Sự vận động: a, d, e	
+ Sự phát triển: b, c, g
Bài tập 2. Hãy chỉ ra các hình thức vận động có trong câu ca dao sau:
- Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa.
Đáp án: 
 + Vận động cơ học (hoạt động cày, cấy, bừa)
+ Vận động sinh học: sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường (người, trâu)
+ Vận động xã hội (hoạt động lao động sản xuất)
Bài tập 3. Vận dụng kiến thức bài học, em hãy giải thích đoạn thơ sau:
“ Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa...” 
 ( Xuân Quỳnh)
Đáp án: Thế giới các sự vật và hiện tượng trong đó có cả con người chúng ta đang không ngừng vận động, biến đổi: cuộc đời tuy dài nhưng năm tháng thời gian vẫn đi qua và làm cho con người ta thay đổi (già nua). Vì thế hãy sống sao cho thật ý nghĩa, đừng để năm tháng tuổi trẻ bị xóa nhòa và cuốn đi một cách vô nghĩa giữa dòng xoáy của thời gian. Phải biết quý trọng thời gian. Biết làm những việc có ích.
Bài tập 4: Hãy chứng minh vận động là phương thức tồn tại của vật chất qua các câu:
 - Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông? (Hê-ra-clit)
 - Vật đổi sao dời?
Đáp án: Các sự vật và hiện tượng luôn vận động biến đổi không ngừng. Không vận động là không tồn tại
Bài 4. Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
* Yêu cầu về kiến thức
 1. Thế nào là mâu thuẫn?
 Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
a. Mặt đối lập của mâu thuẫn
Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm,... mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.
 b. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập
Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Trong triết học, đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
c. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
- Hai đối lập luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
- Trong mỗi mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập không tách rời nhau.
2. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
a. Giải quyết mâu thuẫn
b. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh
- Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập không phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn
* Giải pháp: Từ kiến thức cơ bản trên, giáo viên có thể xây dựng một số bài tập để củng cố kiến thức và rèn luyện khả năng vận dụng cho học sinh như sau:
Bài tập 1. Những câu tục ngữ nào sau đây nói về mâu thuẫn?.
+ Xanh vỏ đỏ lòng.
+ Cái nết đánh chết cái đẹp.
+ Dĩ hòa vi quý.
+ Chín bỏ làm mười.
+ Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
+ Đầu voi đuôi chuột.
+ Thuốc đắng dã tật, nói thật mất lòng.
Đáp án: Những câu nói về mâu thuẫn là: Xanh vỏ đỏ lòng; Cái nết đánh chết cái đẹp; Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược; Đầu voi đuôi chuột; Thuốc đắng dã tật, nói thật mất lòng.
Bài tập 2. Hãy chỉ ra yếu tố mâu thuẫn trong các câu ca dao sau:
+ Tìm em như thể tìm chim
Chim bay biển bắc, anh tìm biển nam.
+ Thương cho roi cho vọt
Ghét cho ngọt cho bùi.
 + Thương nhau quả ấu cũng tròn
 Ghét nhau quả bồ hòn cũng méo.
Đáp án:	
+ Chim bay biển bắc >< anh tìm biển nam.
 + Thương >< cho roi, cho vọt
 + Ghét >< cho ngọt, cho bùi.
 + Thương cho roi cho vọt >< Ghét cho ngọt cho bùi
 + Quả ấu >< méo
 + Thương nhau quả ấu cũng tròn >< Ghét nhau quả bồ hòn cũng méo.
Bài tập 3: Em hiểu như thế nào về câu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_ca_dao_tuc_ngu_trong_viec_xay_dung_bai_tap_pha.doc