SKKN Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm trong việc góp phần giảm tình trạng bạo lực học đường ở trường THPT
Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc và ở mọi thời đại.Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải ngoại lệ.
Cũng trong xu thế phát triển đó, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển của xã hội. Muốn phát triển xã hội, phải chăm lo phát triển con người cả về thể chất và tinh thần, nhất là về học vấn, về kĩ năng sống.
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục – đào tạo đối với sự phát triển của đất nước, Đảng, Nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Vì vậy, giáo dục hiện nay đang là mối quan tâm của các cấp, các nghành và của toàn xã hội.
Bên cạnh những thành tựu và những đột phá của nghành giáo dục tạo ra, được xã hội ghi nhận và ủng hộ. Thì những năm gần đây bạo lực học đường lại đang trở thành vấn đề gây nhức nhối trong dư luận xã hội. Từ những hình ảnh, những clip chụp, quay lại cảnh học sinh đánh nhau, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhau, thậm chí có những vụ để lại hậu quả nặng đề đối với người bị hại .
Từ những hậu quả đó đã gióng lên hồi chuông báo động không chỉ đối với nghành giáo dục, mà còn với toàn xã hội, đó là làm sao để vừa rèn đức, vừa luyện tài, vừa học tập tri thức, nhưng cũng vừa rèn luyện được đạo đức và kĩ năng sống cho các em học sinh.
MỤC LỤC: Tên đề mục Trang MỤC LỤC 1 I. MỞ ĐẦU 2 1.1. Lí do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 II. NỘI DUNG 5 2.1. Cơ sở lí luận 5 2.2. Thực trạng vấn đề 5 2.3 Giải pháp 9 2.4. Kết quả áp dụng vào thực tế 15 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 18 3.1. Kết luận 18 3.2. Kiến nghị 18 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 I. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài . Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc và ở mọi thời đại.Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải ngoại lệ. Cũng trong xu thế phát triển đó, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển của xã hội. Muốn phát triển xã hội, phải chăm lo phát triển con người cả về thể chất và tinh thần, nhất là về học vấn, về kĩ năng sống. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục – đào tạo đối với sự phát triển của đất nước, Đảng, Nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Vì vậy, giáo dục hiện nay đang là mối quan tâm của các cấp, các nghành và của toàn xã hội. Bên cạnh những thành tựu và những đột phá của nghành giáo dục tạo ra, được xã hội ghi nhận và ủng hộ. Thì những năm gần đây bạo lực học đường lại đang trở thành vấn đề gây nhức nhối trong dư luận xã hội. Từ những hình ảnh, những clip chụp, quay lại cảnh học sinh đánh nhau, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhau, thậm chí có những vụ để lại hậu quả nặng đề đối với người bị hại. Từ những hậu quả đó đã gióng lên hồi chuông báo động không chỉ đối với nghành giáo dục, mà còn với toàn xã hội, đó là làm sao để vừa rèn đức, vừa luyện tài, vừa học tập tri thức, nhưng cũng vừa rèn luyện được đạo đức và kĩ năng sống cho các em học sinh. Đã có rất nhiều những bài báo, những phóng sự, những bài viết mang tính nghiên cứu trong việc chung tay tìm ra những nguyên nhân và giải pháp góp phần ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường hiện nay. Trong đó, đều nhấn mạnh đến vai trò của nhà trường trong việc giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, những giải pháp đưa ra lại chưa thấy được vai trò của người giáo viên chủ nhiệm trong việc góp phần làm giảm đi tình trạng bạo lực học đường ở trường THPT. Bởi chính giáo viên chủ nhiệm là người sát sao nhất, gần gũi nhất, và nắm bắt mọi tâm tư nguyện vọng của các em học sinh lớp mình chủ nhiệm nhất. Thậm chí nhiều phụ huynh đã khẳng định “con tôi nghe lời cô hơn nghe lời tôi”. Xuất phát từ thực trạng đó, là một giáo viên chủ nhiệm lớp, lại thường “được” nhà trưởng tin tưởng giao phó chủ nhiệm những lớp “cuối”, lớp “đại trà” tôi xin được mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm trong việc góp phần giảm tình trạng bạo lực học đường ở trường THPT”. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Học sinh THPT nói chung đa số đều có những đặc điểm chung là tâm sinh lý có nhiều biến đổi, suy nghĩ bồng bột, thích tự mình giải quyết mâu thuẫn, dễ bị bạn bè rủ rê lôi kéo. Đặc biệt, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, internet, mạng xã hội như hiện nay đã tác động lớn đến hành vi, suy nghĩ, nhận thức của các em. Cái tôi ngày càng lớn, cảm xúc cá nhân lấn át, yêu, ghét, giận hờn hay không đồng ý chuyện gì các bạn đều dễ dàng bộc lộ, thậm chí dễ đẩy cảm xúc lên cao trào, thành những hành vi bột phát nếu được cổ vũ, kích động. Vì vậy, nhiều tình huống, nhiều vấn đề xảy ra trong cuộc sống như những xung đột, va chạm với bạn bè cùng lớp, cùng trường, cùng giới....là khó tránh khỏi. Thậm chí từ những xích mích nhỏ nhưng do các em chưa có những kĩ năng giải quyết, chưa hiểu biết về pháp luật, lại là lứa tuổi cảm xúc điều khiển lý trí nên đã có rất nhiều những trường hợp đáng tiếc xảy ra liên quan đến hành vi bạo lực học đường, mà phổ biến nhất là đánh nhau, cá biệt có nhiều trường hợp các em đánh nhau và còn sử dụng điện thoại quay lại rồi đưa lên mạng xã hội, gây bất bình trong xã hội, để lại hậu quả nặng đề đối với sức khỏe, tâm lý và quá trình học tập của các em. Có những em đã phải bỏ học. ` Vậy, là một người giáo viên chủ nhiệm sẽ có vai trò như thế nào trong việc góp phần giúp các em biết cách tránh những mâu thuẫn xung đột, tránh dẫn đến bạo lực? Làm sao để giáo viên chủ nhiệm trở thành địa chỉ tin cậy để các em tìm đến chia sẻ, nhờ tư vấn, giúp đỡ mỗi khi gặp tình huống có vấn đề? Giáo viên chủ nhiệm sẽ có vai trò như thế nào để xây dựng một lớp học thân thiện, hướng học sinh tới một lối sống tích cực, không vô cảm như một bộ phận giới trẻ hiện nay? Giáo viên chủ nhiệm sẽ góp phần giảm tình trạng bạo lực học đường ở trường THPT như thế nào? Mục đích nghiên cứu đề tài của tôi chính là để đưa ra được những giải pháp để giải quyết những câu hỏi đó. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Là học sinh THPT. Cụ thể là học sinh lớp 11B7 và học sinh trường THPT Lam Kinh. Phạm vi nghiên cứu là vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc góp phần giảm tình trạng bạo lực học đường. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Lập kế hoạch nghiên cứu: Lập kế hoạch nghiên cứu chi tiết, cụ thể cho thời gian, nội dung công việc và dự kiến kết quả sẽ đạt được, từ đó có sự điều chỉnh theo từng giai đoạn nghiên cứu nếu cần thiết (phụ lục 1) - Nghiên cứu tài liệu: + Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016 – 2017: Module THPT 35 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT – tác giả Nguyễn Thanh Bình. + Sách tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm – tác giả Đỗ Văn Thông + Cẩm nang giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, tác giả Bùi Ngọc Diệp, Bùi Phương Nga, Bùi Thanh Xuân – NXB Giáo dục + Kĩ năng làm chủ bản thân – NXB trẻ + Điều lệ trường THPT. + Một số web như: Báo giáo dục thời đại, Báo công an nhân dân.... - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khi thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu từ thực tiễn sau: + Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (phương pháp ăng két) là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách dánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó. + Phương pháp trò chuyện Phương pháp trò chuyện/phương pháp phỏng vấn là phương pháp nghiên cứu khoa học thu thập thông tin qua hỏi – trả lời giữa nhà nghiên cứu với các cá nhân khác nhau về vấn đề quan tâm. + Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát là phương pháp sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng trong tự nhiên và xã hội nhằm tiếp cận thông tin mà không can thiệp vào quá trình diễn biến của các sự vật, hiện tượng. + Xử lí và đánh giá kết quả, tính % 3.5 Tiến hành thực nghiệm. Đề tài được tiến hành thực nghiệm tại lớp 11B7 trường THPT Lam Kinh trong thời gian 6 tháng (từ 20/11/2016 đến 20/5/2017) cùng sự giúp đỡ của BGH nhà trường, Đoàn trường. II. NỘI DUNG. 2.1. Cơ sở lí luận: Theo K.Dushinsk: “Nhân cách của nhà giáo dục có sức mạnh to lớn đối với học sinh đến mức không thể thay thế bằng sách giáo khoa, những lời khuyên bảo về đạo đức, hệ thống khen thưởng và kỷ luật nào cả” [2]. Nhân cách của người giáo viên biểu hiện ở nhiều mặt. Đó là, lòng yêu mến học sinh, trình độ học vấn, sự thành thạo về nghề nghiệp, lối sống, cách xử sự và kỹ năng giao tiếp... Mọi hành động, suy nghĩ, cách cư xử của người giáo viên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quan niệm, suy nghĩ, thái độ của học sinh. Đặc biệt, đối với người giáo viên chủ nhiệm, bên cạnh việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, cùng với gia đình, giáo viên chủ nhiệm còn có một trọng trách cao cả là “dạy các em làm người”. Trong đó, dạy cho các em kĩ năng sống là một trong những giải pháp tối ưu nhất, thiết thực nhất đối với mỗi học sinh THPT. Bởi, lứa tuổi các em học sinh THPT do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nên cảm xúc thường dễ điều khiển lý trí. Những mối quan hệ tình cảm, yêu đương, giận hờn, ghen tuông chi phối rất nhiều những cảm xúc, nếu bản thân mỗi em học sinh biết tự làm chủ cảm xúc của mình, làm chủ các mối quan hệ, có kĩ năng để giải quyết các mâu thuẫn thì chắc chắn các bạn đã tự giúp mình nói không với bạo lực. Đối với học sinh THPT, người giáo viên chủ nhiệm chính là người sẽ gần gũi các em nhất, nắm rõ tính cách và hoàn cảnh của từng em trong lớp mình chủ nhiệm. Và, người giáo viên chủ nhiệm cũng sẽ là người nắm bắt tình hình của lớp hằng ngày, trực tiếp xử lý nếu có mâu thuẫn hay vướng mắc mà các em cần người tháo gỡ, giúp đỡ. Nếu người giáo viên chủ nhiệm phát huy tốt vai trò của mình, cùng với những kĩ năng sư phạm đặc biệt, thì một trong những giải pháp quan trọng góp phần giảm tình trạng bạo lực học đường, chính là vai trò của người giáo viên chủ nhiệm. 2.2. Thực trạng vấn đề: Một nghiên cứu về tình trạng bạo lực trong các trường học ở châu Á cho thấy 7/10 học sinh từng trải nghiệm bạo lực học đường. Nghiên cứu được thực hiện bởi Tổ chức phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em (Plan International) và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW) từ năm 2013 đến năm 2014. Đối tượng nghiên cứu là học sinh tại 5 quốc gia: Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakistan và Nepal [5] (Số liệu về tình trạng bạo lực học đường được cung cấp bởi nghiên cứu của tổ chức phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em Plan International và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ. Ảnh chụp màn hình)[5] Theo báo cáo này từ cuộc nghiên cứu này, tình trạng bạo lực trong các trường học châu Á đang ở mức báo động. Trung bình cứ 10 học sinh thì có 7 em từng trải nghiệm bạo lực học đường. Quốc gia có số học sinh hứng chịu nạn bạo lực cao nhất là Indonesia (84%); thấp nhất là Pakistan với 43%. Chỉ tính trong 6 tháng (tháng 10/2013 đến tháng 3/2014), số học sinh bị bạo lực (ở mọi hình thức: tinh thần, thể xác...) tại trường học của Indonesia là 75%. Việt Nam đứng thứ hai với 71% [5] Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học [5] (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một bạn bị buộc thôi học vì đánh nhau [5]. Bạo lực học đường có thể hiểu là “Những hành vi gây hấn, đánh nhau, hay những hành vi mang tính miệt thị, đe dọa, hành hung người khác, để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí có thể tử vong hoặc gây tổn thương đến tâm lý, tinh thần cho học sinh, ảnh hưởng đến chuẩn mực xã hội, đến công tác giáo dục của nhà trường và trật tự, an toàn xã hội”[3] Có rất nhiều hành vi bạo lực: bạo lực về vật chất, bạo lực về thể chất, bạo lực về tâm lý, tình cảm. Tuy nhiên, phổ biến nhất là hành vi bạo lực về thể chất và về tâm lý tình cảm (Phụ lục 2 hình ảnh minh họa về một số hình thức bạo lực học đường phổ biến) Mặc dù tại các trường THPT, trong chương trình học, chương trình giáo dục, các nội dung giáo dục kĩ năng đã được nhà trường, các tổ chức đoàn thể, các thầy cô lồng ghép tuyên truyền, giáo nhưng tại sao tình trạng bạo lực học đường vẫn diễn ra và thậm chí có nguy cơ tăng lên, hình thức cũng ngày càng phức tạp, mức độ ngày càng nguy hiểm hơn? Làm thế nào để giảm được tình trạng và những hậu quả đáng tiếc xảy ra từ bạo lực học đường? Đây là những câu hỏi, những vấn đề không mới, vì đã có rất nhiều nhà trường, các tổ chức đoàn thể, thậm chí những bài viết mang tính nghiên cứu về chủ đề này, nhưng tôi vẫn lựa chọn làm đề tài để nghiên cứu, để từ những giải pháp chung, tìm ra được giải pháp cụ thể và thực tế nhất, phù hợp với cương vị là một người giáo viên chủ nhiệm của tôi hiện nay. Với đối tượng cụ thể trong đề tài của tôi là học sinh THPT, đặc biệt, từ trải nghiệm và quá trình nghiên cứu thực tiễn tại lớp 11B7 trường THPT Lam Kinh, tôi muốn đưa từ những giải pháp còn mang tính lý thuyết và “chung chung” như: “phải có sự chung tay góp sức", "phải tuyên truyền giáo dục" thành những giải pháp cụ thể, mang tính thực tiễn, góp phần giảm đi tình trạng bạo lực học đường đối với học sinh tại trường chúng tôi nói riêng và học sinh tại các trường THPT nói chung, để các em không rơi vào tình trạng là người hại, người bị hại hay thậm chí là người cầm điện thoại vô tư đứng quay clip, đứng ngoài cổ vũ bạn, hay dùng lời lẽ lăng mạ, xúc phạm hay chế giễu bạn trên mạng xã hội. 2.2.1 Nguyên nhân của thực trạng: Qua quan sát thực tế từ những buổi tan học tại một số trường trung học trên địa bàn thị trấn và các khu vực lân cận, cùng với những câu chuyện của các em học sinh từ các trường chia sẻ, và cả từ kênh thông tin trên mạng xã hội Facebook, tôi đã thu thập được nhiều nguồn thông tin, có nhiều vụ mâu thuẫn có dấu hiệu của bạo lực học đường trong với những hành vi từ nhẹ tới mức độ nặng như “đánh nhau”. Tuy nhiên, để làm rõ thực trạng trên, và để tìm hiểu nhận biết, suy nghĩ của các em học sinh về hành vi bạo lực học đường như thế nào, tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi trên tổng số các khách thể đã lựa chọn là 200 em học sinh tại lớp tôi chủ nhiệm là 11B7, cùng với học sinh các khối lớp 10, 11, 12 tại trường THPT Lam Kinh. (Phụ lục 3, phiếu điều tra thông tin) Từ phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi đối với các em được hỏi, tôi cũng đã gặp gỡ một số em đã từng có hành vi liên quan trực tiếp đến bạo lực để trò chuyện và tìm hiểu sâu hơn và làm rõ hơn về những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở lứa tuổi học sinh THPT, tôi nhận thấy: Về nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở học sinh THPT: Có nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu là từ 4 nguyên nhân chính: Thứ nhất: Nguyên nhân từ chính bản thân học sinh. Nguyên nhân đầu tiên có thể nói đó là do sự chuyển biến từ tâm, sinh lý của chính các em ở lứa tuổi 16 – 18 tuổi. Đây là giai đoạn các em đang hình thành nhân cách con người, cùng với tâm lý không ổn định, cái tôi cá nhân quá cao [1]. Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động, kích thích xấu từ bên ngoài cũng khiến các em học theo. Do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng ứng xử của bản thân và sự non nớt trong kỹ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống dẫn đến thái độ sai trong nhận thức và hành động [1]. Đặc biệt là về kĩ năng sống của các em khi gặp khó khăn hoặc khi gặp những mâu thuẫn, xung đột với các bạn của mình thì chưa biết cách giải quyết, chưa biết cách chia sẻ, tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía bạn bè, thầy cô, gia đình, đa số các em thường cho rằng “chuyện của mình, tự mình sẽ giải quyết” ! Thứ hai: Nguyên nhân từ môi trường gia đình. “Con người được sinh ra, nhưng tính cách, phẩm chất, đạo đức do giáo dục mà hình thành. Môi trường đầu tiên mà mỗi đứa trẻ tiếp xúc là gia đình” [2]. Ông bà, bố mẹ là những ảnh hưởng đầu tiên, quan trọng nhất đến việc hình thành tính cách, nhân cách và định hướng sống của con cái. Bởi vậy, “cách giáo dục và môi trường sống trong mỗi gia đình đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng đến việc đứa trẻ lớn lên như thế nào và sống ra sao” [2]. Từ những cách dạy con cái bằng hình thức kỷ luật thô bạo của cha mẹ đối với đứa trẻ đã ảnh hưởng đến tính cách của đứa trẻ và dần dần đứa trẻ ấy trở nên hung hăng hơn. Việc đối mặt với trừng phạt thân thể làm gia tăng nguy cơ hành động hung hãn ở trẻ vị thành niên [2]. Sự áp đặt của bố mẹ và phản ứng ngược của trẻ em với những cách cư xử cưỡng bức cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của hành vi hung hãn ở trẻ nhỏ ví dụ như: La hét, đánh đấm, bỏ đói, nhốt trong phòng kín... [2] gia đình có những hạn chế thiếu các kỹ năng nhận thức xã hội ảnh hưởng tới cách dạy bảo con cái. Có em học sinh từng tham gia đánh hội đồng bạn tâm sự: “chính bố tớ là người đã nói: cho mày đánh bỏ mẹ nó đi, cho nó chừa thói bắt nạt”. Thứ ba: Nguyên nhân từ môi trường nhà trường Trong những năm gần đây, những nỗ lực của các trường THPT trong việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, rèn luyện nề nếp, đạo đức cho các bạn học sinh ngày càng được chú trọng và nâng cao. Nhiều hình thức tổ chức tuyên truyền, giáo dục có hiệu quả trong việc phòng chống và ngăn chặn bạo lực học đường. Đặc biệt ở tại trường THPT Lam Kinh. Trong các hoạt động giáo dục và giảng dạy, các thầy cô đã khéo léo lồng ghép những nội dung mang đậm tính nhân văn truyền thống “tiên học lễ, hậu học văn”. Tuy nhiên, do một phần vì áp lực thời gian, yêu cầu về kiến thức, lại do các em còn e dè vì tâm lý thầy ra thầy, trò ra trò nên lhi gặp tình huống có vấn đề, các em thường ngại chia sẻ. Thầy, cô phần vì áp lực công việc nên cũng ít có thời gian chia sẻ, gần gũi và hiểu các em hơn. Đôi lúc cách giải quyết và xử lý những trường hợp các bạn vi phạm còn cứng nhắc và khuôn mẫu khiến các em “sợ” cho thầy, cô biết những rắc rối của mình. Thứ 4: Nguyên nhân từ môi trường xã hội Đa số các trường THPT đều đóng trên những địa bàn có nền kinh tế phát triển so với những khu vực lân cận (như thị trấn, thị xã, trung tâm thành phố...), bên cạnh những mặt tích cực, thì những mặt trái cũng tác động không nhỏ đến môi trường sống của các em. Sự phân hóa giữa các gia đình cũng khác nhau, có những em học xong, ko có việc làm, ở nhà chơi, kết bạn qua mạng xã hội với những em đang đi học, thậm chí nảy sinh tình cảm, rồi ghen tuông, rồi lăng mạ nhau trên mạng xã hội, rồi từ mạng xã hội ra ngoài đời là tổ chức đánh hội đồng bạn để “dằn mặt”. Ngoài ra, những nguyên nhân như sự phối hợp giữa các cấp chính quyền chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ trong việc xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên [5]. 2.2.2. Hậu quả của bạo lực học đường: Rõ ràng bạo lực học đường ở học sinh đang ngày một gia tăng và trở thành một trong những vấn đề gây nhức nhối đối với xã hội, và để lại hậu quả không nhỏ đối với chính bản thân những người tham gia dù là người bị hại hay là người gây ra. Đồng thời những những hệ lụy khác như mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến không khí gia đình, đến nhà trường. 2.3. Giải pháp: Thấy được hậu quả của những hành vi bạo lực, dù cố ý hay vô tình, dù muốn hay không muốn. Vậy làm sao để đưa các em tránh khỏi nguy cơ bạo lực? Và nếu gặp mâu thuẫn hay có nguy cơ đối mặt với bạo lực (từ những mâu thuẫn, lời đe dọa, hay những cái “hẹn” để giải quyết mâu thuẫn), các em sẽ tìm đến ai để chia sẻ, để tư vấn hay để tìm kiếm sự giúp đỡ? Để trả lời những câu hỏi đó, tôi đã kết hợp tìm hiểu, trò chuyện, trao đổi trực tiếp với các em, đồng thời thu thập thông tin từ phiếu hỏi đối với các em như đã lựa chọn là khách thể nghiên cứu ban đầu (Phần phụ lục 3 phiếu điều tra thông tin) Qua đó tôi thấy phần vì tâm sinh lý lứa tuổi muốn tự khẳng định mình, muốn tự mình giải quyết những mâu thuẫn xung độ, phần vì không muốn thầy cô, hay bố mẹ biết vì các em sợ bị xử phạt, bị kỉ luật. Từ đó dẫn đến tình trạng hoặc là các em “chịu trận”, hoặc là các em “ra tay” với chính bạn bè của mình, thậm chí là vô tình cổ vũ, kích động, “đồng phạm”. Bằng những kinh nghiệm trong thời gian công tác chủ nhiệm, cùng với kết quả nghiên từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, được tiến hành thực nghiệm trong năm học 2016-2017 tại lớp chủ nhiệm 11B7 trường THPT Lam Kinh, tôi xin mạnh dạn đưa ra những giải pháp sau: Thứ nhất, giáo viên chủ nhiệm phải là người có đầy đủ những năng lực và phẩm chất chung của một giáo viên chủ nhiệm. Trên cơ sở nghiên cứu từ điều lệ của trường THPT, cùng với thực tiễn công tác giáo dục, theo tôi những năng lực và phẩm chất chung cần có của một người giáo viên chủ nhiệm đó là: - Giáo viên chủ nhiệm phải là người tận tụy, nhiệt tình, yêu nghề và say sưa với công tác giáo dục. - Giáo viên chủ nhiệm là người biết lập kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện được mụ tiêu, phương pháp, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm và tình hình của học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế của lớp, của trường nơi mình công tác. Ví dụ 1: Bản thân tôi là một giáo viên nhiều năm được nhà trường phân công làm công tác chủ nhiệm tại những lớp “đại trà”, lớp “cuối” – lớp mà có chất lượng đầu vào thấp hơn hẳn so với các lớp cùng khóa. Chính vì đầu vào thấp, nên mục tiêu đầu tiên trong kế hoạch công tác chủ nhiệm của tôi chưa phải là vấn đề học tập, mà phải là phải thiết lập trật tự, kỉ cương nề nếp l
Tài liệu đính kèm:
- skkn_vai_tro_cua_nguoi_giao_vien_chu_nhiem_trong_viec_gop_ph.docx
- Bìa SKKN.doc
- Phiếu đánh giá.doc
- Phụ lục 1.docx
- Phụ lục 2.docx
- Phụ lục 3.docx
- Phụ lục 4.docx