SKKN Ứng dụng dạy học theo chủ đề phần Vi sinh vật và những ứng dụng của Vi sinh vật trong thực tiễn đời sống nhằm nâng cao hiệu quả dạy học

SKKN Ứng dụng dạy học theo chủ đề phần Vi sinh vật và những ứng dụng của Vi sinh vật trong thực tiễn đời sống nhằm nâng cao hiệu quả dạy học

Trong chương trình Sinh học hiện hành đang còn thể hiện nhiều bất cập và sự bất cập đó đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ ra. như sau: Các kiến thức trong sách giáo khoa được trình bày theo định hướng về nội dung, nặng nề về lập luận, suy luận, diễn giải, hình thành kiến thức; cùng một chủ đề nhưng kiến thức lại được chia ra thành nhiều bài/tiết để dạy học trong 45 phút không phù hợp với phương pháp dạy học tích cực; có những nội dung kiến thức được đưa nhiều môn học; hình thức dạy học chủ yếu trên lớp theo từng bài/tiết nhằm truyền tải hết những gì được viết trong sách giáo khoa, chủ yếu là hình thành kiến thức, ít thực hành vận dụng kiến thức. Để khắc phục những bất cập đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn nhiều tài liệu và chương trình tập huấn trong đó có chương trình tập huấn về “Phương pháp và tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” nhằm hướng dẫn giáo viên các môn học chủ động lựa chọn nội dung sách giáo khoa hiện hành để xây dựng các bài học theo chủ đề; thiết kế tiến trình dạy học theo phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học. Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa đề tài sang kiến kinh nghiệm là “Ứng dụng dạy học theo chủ đề phần Vi sinh vật và những ứng dụng của Vi sinh vật trong thực tiễn đời sống nhằm nâng cao hiệu quả dạy học” để giảng dạy sinh học cho học sinh lớp 10 . Với mong muốn có thể giúp các em học sinh lớp 10 có được cái nhìn tổng quát về vi sinh vật (VSV) và vận dụng được những hiểu biết đó vào trong thực tiễn đời sống hay nó cách khác là gắn liền lí thuyết với thực hành. Và Tôi cũng rất mong được sự góp ý thêm để chủ đề của tôi được hoàn chỉnh hơn.

docx 20 trang thuychi01 12472
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng dạy học theo chủ đề phần Vi sinh vật và những ứng dụng của Vi sinh vật trong thực tiễn đời sống nhằm nâng cao hiệu quả dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
	Trong chương trình Sinh học hiện hành đang còn thể hiện nhiều bất cập và sự bất cập đó đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ ra. như sau: Các kiến thức trong sách giáo khoa được trình bày theo định hướng về nội dung, nặng nề về lập luận, suy luận, diễn giải, hình thành kiến thức; cùng một chủ đề nhưng kiến thức lại được chia ra thành nhiều bài/tiết để dạy học trong 45 phút không phù hợp với phương pháp dạy học tích cực; có những nội dung kiến thức được đưa nhiều môn học; hình thức dạy học chủ yếu trên lớp theo từng bài/tiết nhằm truyền tải hết những gì được viết trong sách giáo khoa, chủ yếu là hình thành kiến thức, ít thực hành vận dụng kiến thức. Để khắc phục những bất cập đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn nhiều tài liệu và chương trình tập huấn trong đó có chương trình tập huấn về “Phương pháp và tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” nhằm hướng dẫn giáo viên các môn học chủ động lựa chọn nội dung sách giáo khoa hiện hành để xây dựng các bài học theo chủ đề; thiết kế tiến trình dạy học theo phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học. Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa đề tài sang kiến kinh nghiệm là “Ứng dụng dạy học theo chủ đề phần Vi sinh vật và những ứng dụng của Vi sinh vật trong thực tiễn đời sống nhằm nâng cao hiệu quả dạy học” để giảng dạy sinh học cho học sinh lớp 10 . Với mong muốn có thể giúp các em học sinh lớp 10 có được cái nhìn tổng quát về vi sinh vật (VSV) và vận dụng được những hiểu biết đó vào trong thực tiễn đời sống hay nó cách khác là gắn liền lí thuyết với thực hành. Và Tôi cũng rất mong được sự góp ý thêm để chủ đề của tôi được hoàn chỉnh hơn. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
	Nhằm nâng cao chất lượng tổ chức dạy học theo nhóm và hướng dẫn học sinh lớp 10 tự học đặc biệt là trong phần VSV. Giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học trong phần này vào thực tiễn đời sống.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
	Các loại VSV và các ứng dụng thực tiễn của VSV trong đời sống.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.	
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
	- Phương pháp thu nhận thông tin.
	- Phương pháp thống kê.
	- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
	1. Cơ sở lí thuyết:
	- Khái niệm VSV.
	- Các loại môi trường cơ bản và các kiểu dinh dưỡng 	của VSV.
	- Quá trình phân giải các chất của VSV: Phân giải prôtêin, phẩn giải pôlisaccarit. 
	- Khái niệm sinh trưởng của VSV. Sự sinh trưởng của VSV trong môi trường nuôi cấy không liên tục và liên tục.
	- Các hình thức sinh sản của VSV.
	- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV.
	2. Cơ sở thực tiễn: 
	- Các ứng dụng thực tế trong chế biến thực phẩm: chế biến rượu, làm sữa chua, làm nem chua, làm tương, làm nước mắm.
	- Các ứng dụng thực thế trong xử lí làm ức chế sự sinh trưởng của VSV.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.	
- Trong Sách giáo khoa Sinh học 10 (chương trình cơ bản và nâng cao) mới đề cập được đến các vấn đề lý thuyết và nặng về lập luận. Các bài thực hành thì nêu các tiến hành chung chung. Nên nếu làm theo hướng dẫn trong sách giáo khoa thì khó tạo ra sản phẩm. Từ đó, sẽ dẫn đến việc học sinh mất đi hứng thú học tập và mất đi niềm tin đối với những gì mình học.
- Các ứng dụng đơn giản của VSV trong sách giáo khoa chỉ mới dừng lại ở mức độ kể tên, chưa giúp học sinh vận dụng được vào thực tiễn, còn muốn vận dụng được vào thực tiễn thì phải học trong dân gian của những người chưa bao giờ học về VSV nhưng họ lại dễ dàng tạo được các sản phẩm đó như len men rượu, muối chua rau, củ, quả, làm tương.
III. GIẢI PHÁP VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN.
1. Cơ sở xây dựng bài học: 
	- VSV được ứng dụng khá rộng rãi trong đời sống thực tiễn, như trong việc chế biến thực phẩm, làm nước chấm, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của các VSV gây bệnh, sản xuất sinh khối, các hợp chất có hoạt tính sinh học như các axit amin, enzim, các kháng sinh, các hoocmôn..
	- Những ứng dụng như sản xuất sinh khối, axit amin, các kháng sinh, enzim, các hoocmôn thì đối với chủ đề này học sinh cấp THPT chỉ cần biết để liệt kê mà thôi. Nhưng đối với những ứng dụng của VSV để chế biến một số loại thực phẩm như làm sữa chua (một loại thực phẩm bổ dưỡng, mà rất dễ làm), làm nem chua ( đây là một loại thực phẩm đặc sản nổi tiếng của quê hương xứ Thanh), muối chua rau, củ, quả (một món ăn dân dã), nước mắm, nước tương ( là các loại nước chấm không thể thiếu trong các gia đình. Nhưng ngày nay đang bị làm nhái rất nhiều, chất lượng rất kém và nó là một trong những nguyên nhân gây nên các vụ ngộ độc và căn bệnh ung thư ngày càng tăng ở nước ta) thì sau khi học xong chủ đề này học sinh có thể làm tạo ra các sản phẩm đó để cung cấp cho gia đình mình, ngoài ra có thể giới thiệu với bạn bè về sản phẩm nổi tiếng của quê hương mình.
	- Những ứng dụng của về việc ứng chế và kìm hãm của VSV thì qua chủ đề này học sinh cũng cần biết rõ để phòng tránh được các bệnh do VSV gây nên.
	2. Nội dung chủ đề.
	Chủ đề “VSV và những ứng dụng của VSV trong thực tiễn đời sống” được thiết kế trên cơ sở nội dung các bài học trong chương trình sinh học 10 sau đây:
	- Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV (bài 22 – 1 tiết)
	- Quá trình phân giải ( bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV) + Thực hành: Lên men êtilic và lactic (bài 24) – 1 tiết.
	- Sinh trưởng + sinh sản của VSV ( bài 25 + 26 - 1 tiết).
	- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV (bài 27 – 1 tiết).
	- Thực hành: Quan sát một số VSV ( bài 28 – 1 tiết).
	Ở chủ đề này, không đưa nội dung mới vào bài mà chủ đề được xây dựng nhằm mở rộng phần thực hành hơn cho học sinh giúp học sinh không chỉ có những kiến thức lí thuyết về VSV mà còn biết vận dụng những kiến thức đó vào trong thực tiễn ( về cách hạn chế sự sinh trưởng của VSV gây bệnh, làm sữa chua, làm nem, làm tương..). Qua đó góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh và các phẩm chất cần thiết khác.
	3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài học và những năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh.
	3.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ:
	Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chương trình hiện hành và hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, môn Sinh học 10 do Bộ GD & ĐT ban hành, bài học này sẽ được thực hiện trong 5 tiết với những mục tiêu sau:
	3.1.1. Kiến thức:
	- Nêu được khái niệm VSV và các đặc điểm chung của VSV.
	- Trình bày được các kiểu chuyển hóa vật chất và năng lượng của VSV dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon mà VSV đó sử dụng.
	- Nêu được đặc điểm chung của các quá trình phân giải chủ yếu ở VSV và ứng dụng của các quá trình này trong đời sống và sản xuất.
	- Trình bày được đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở VSV và giải thích được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không liên tục.
	- Nêu được các kiểu sinh sản ở VSV.
	- Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV và những ứng dụng của chúng.
	3.1.2. Kĩ năng:
	- Biết làm một số sản phẩm lên men: sữa chua, muối chua rau quả, lên men rượu.
	- Biết được quy trình làm một số sản phẩm như làm tương, làm nem chua.
	- Biết nhuộm đơn, quan sát một số loại VSV và quan sát một số tiêu bản bào tử của VSV.
	3.1.3. Thái độ: 
	- Củng cố được niềm tin và khoa học, xây dựng được hứng thú học tập.
	- Có ý thực vận dụng những hiểu biết về VSV trong chế biến một số loại thực phẩm và trong việc bảo vệ sức khỏe của con người.
	3.2. Các năng lực và phẩm chất hướng tới hình thành cho học sinh qua bài học:
	- Năng lực tự học.
	- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
	- Năng lực giao tiếp vào hợp tác
	- Phẩm chất: Học sinh tự lập, tự chủ, hợp tác và tự tin trong học tập.
	4. Các mức độ yêu cầu của câu hỏi, bài tập dung trong dạy học và kiểm tra, đánh giá. 
	Trên cơ sở mục tiêu của bài học, có thể mô tả năng lực cần đạt theo 4 mức độ tư duy như sau:
Nội dung
Mức độ cần đạt
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV
- Nêu được khái niệm và đặc điểm chung VSV.
- Kể tên được các loại môi trường nuôi cấy cơ bản.
- Nêu được các kiểu dinh dưỡng ở VSV.
- Phân biệt được các loại môi trường nuôi cấy cơ bản.
- Dựa vào căn cứ để phân biệt được sự khác nhau giữa các kiểu dinh dưỡng của VSV.
- Vận dụng các kiến thức đã học để xác định các loại VSV mà con người thường gặp ( một số VSV gây bệnh, VSV được sử dụng trong chế biến thực phẩm, ) thuốc giới sinh vật nào?
- Vận dụng các kiến thức đã học để xác định một số loại môi trường nuôi cấy VSV trong thực tế.
- Đề xuất các biện pháp sử dụng VSV có hiệu quả trong thực tế đời sống dựa và những hiểu biết về các kiểu dinh dưỡng của chúng.
2. Thực hành: Lên men êtilic và lactic (lồng ghép thêm phần lên men và phân giải các chất ở VSV)
- Biết được thế nào là lên men.
- Nêu được các đặc điểm chung của quá trình phân các chất ở VSV.
- Biết được quy trình làm một số sản phẩm: lên men rượu, làm sữa chua, làm nem chua, muối chua rau quả, làm nước mắn, làm tương.
- Giải thích được yêu cầu, kĩ thuật cần đạt khi thực hành.
- Giải thích được tại sao sản phẩm thu được lại khác so với lúc đầu.
- Vận dụng các kiến thức đã học để tạo được sản phẩm cho gia đình sử dụng và có thể cung cấp cho xã hội.
- Đề xuất những cách làm mới để nâng cao được chất lượng sản phẩm như: tăng hương vị, thơm ngon, bổ dưỡng hơn.
3. Sinh trưởng và sinh sản ở VSV
- Nêu được khái niệm sinh trưởng của VSV.
- Nêu được các pha sinh trưởng của VSV trong các môi trường nuôi cấy liên tục và không liên tục.
- Kể tên được các ứng dụng của nuôi cấy VSV.
- Kể tên được các hình thức sinh sản của VSV
- Giải thích được tại sao có sự khác nhau về sinh trưởng của VSV trong nuôi cấy liên tục và không liên tục.
- Vận dụng các kiến thức đã học để tính toán, xác định được thời gian để thu được sản phẩm của nuôi cấy VSV tốt nhất.
- Vận dụng các kiến thức trong nuôi cấy liên tục trong thực tiễn đời sống.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV.
- Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV.
- Giải thích được tại sao các yếu tố đó lại có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự sinh trưởng của VSV.
- Vận dụng được những kiến thức đã học trong việc nuôi cấy hoặc ức chế sự sinh trưởng của VSV.
- Đề xuất những phát hiện mới về các chất hay các sản phẩm từ thiên nhiên có thể dùng để ức chế sự sinh trưởng của VSV.
5. Thực hành: Quan sát một số VSV.
- Biết nhuộm đơn và quan sát được một số loại VSV.
- Giải thích được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Vận dụng được các kiến thức đã học trong cuộc sống.
	5. Câu hỏi, bài tập dùng trong dạy học và kiểm tra đánh giá.
	5.1. Câu hỏi, bài tập ở mức độ nhận biết.
	Câu 1: VSV có những đặc điểm chung nào sau đây?
Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.
Sinh trưởng rất mạnh.
Phân bố rộng.
Cả A, B, D.
	Câu 2: Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu , người ta phân chia làm mấy nhóm VSV ?
1
2
3
4
	Câu 3: Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cac bon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh sáng được gọi là:
Hóa tự dưỡng
Quang tự dưỡng
Hóa dị dưỡng
Quang dị dưỡng
	Câu 4: Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon CO2, được gọi là :
Hóa tự dưỡng
Quang tự dưỡng
Hóa dị dưỡng
Quang dị dưỡng
	Câu 5: Tự dưỡng là :
Tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
Tổng hợp chất hữu cơ này từ chất hữu cơ khác.
Tổng hợp chất vô cơ này từ chất vô cơ khác.
Tự tổng hợp chất vô cơ từ chất hữu cơ.
	Câu 6: VSV sau đây có lối sống tự dưỡng là :
Tảo đơn bào
Vi khuẩn lưu huỳnh
Vi khuẩn nitrat hóa
Cả A, B, C đều đúng
	Câu 7: Sản phẩm nào sau đây được tạo ra từ quá trình lên men lactic?
Axit glutamic
pôlisaccarit
Sữa chua
Đisaccarit
	Câu 8 : Trong gia đình , có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau đây ?
Làm tương
Muối dưa
Làm nước mắm
Làm giấm
	Câu 9 : Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là
Thời gian thế hệ
Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng & phát triển
Thời gian tiềm phát
	Câu 10: Biểu hiện của vi sinh vật ở pha tiềm phát là 
VSV sinh trưởng mạnh
VSV sinh trưởng yếu
VSV bắt đầu sinh trưởng
VSV thích nghi dần với môi trường nuôi cấy
	Câu 11: Biểu hiện sinh trưởng của VSV ở pha cần bằng là:
Số được sinh ra nhiều hơn số chết đi
Số chết đi nhiều hơn số được sinh ra
Số được sinh ra bằng với số chết đi
Chỉ có chết mà không có sinh ra
Câu 12: Pha log là tên gọi khác của giai đoạn nào sau đây ?
Pha tiềm phát
Pha lũy thừa
Pha cân bằng
Pha suy vong
	Câu 13: Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vât ở pha suy vong là :
Số lượng sinh ra bằng với số lượng chết đi
Số chết đi ít hơn số được sinh ra
Số lượng sinh ra ít hơn số lượng chết đi
Số có chết, chỉ có sinh.
	Câu 14: Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách :
Phân đôi
Tiếp hợp
Nảy chồi
Hữu tính
Câu 15: Hình thức sinh sản có thể tìm thấy ở nấm men là :
Tiếp hợp & bằng bào tử vô tính
Phân đôi và nảy chồi
Tiếp hợp & bằng bào tử hữu tính
Bằng tiếp hợp và phân đôi
Câu 16: Chất sau đây có nguồn gốc từ hoạt động của VSV và có tác dụng ức chế hoạt động của vi sinh vật khác là :
Chất kháng sinh
Alđêhit
Các hợp chất cacbohidrat
Axit amin
Câu 17: Chất nào sau đây có tác dụng diệt khuẩn có tính chọn lọc ?
Phênol
Chất kháng sinh 
Foocmalđêhit
Rượu
Câu 18: Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của các vi sinh vật thuộc nhóm ưa ấm là :
5-10 độ C
20-40 độ C
10-20 độ C
40-50 độ C
Câu 19: Có một dạng vi sinh vật sinh trưởng rất mạnh ở nhiệt độ môi trường dưới 10 độ C. Dạng vi sinh vật đó thuộc nhóm nào sau đây ?
Nhóm ưa lạnh
Nhóm ưa ấm
Nhóm ưa nóng
Nhóm ưa nhiệt
Câu 20: Dựa trên tác dụng của độ pH lên sự sinh trưởng của vi sinh vật , người ta chia vi sinh vật làm các nhóm là :
Nhóm ưa kiềm và nhóm axit
Nhóm ưa axit và nhóm ưa trung tính
Nhóm ưa kiềm, nhóm ưa axit và nhóm ưa trung tính
Nhóm ưa kiềm và nhóm ưa trung tính
	5.2. Câu hỏi, bài tập ở mức độ hiểu.
Câu 1: Môi trường nào sau đây có chứa ít vi khuẩn ký sinh gây bệnh hơn các môi trường còn lại ?
Trong đất ẩm
Trong máu động vật
Trong sữa chua
Trong không khí
	Câu 2:Có một tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút . Số tế bào tạo ra từ tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu ?
16
32
64
128
	Câu 3: Trong thời gian 100 phút , từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới . Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu ?
2 giờ
60 phút
40 phút
20 phút
	Câu 4: Vì sao trong môi trường nuôi cấy liên tục pha luỹ thừa luôn kéo dài?
Có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới
Loại bỏ những chất độc, thải ra khỏi môi trường
Cả A và B đúng
Tất cả A, B và C đều sai
	Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng sau đây :
 Rượu êtanol + O2 (X) + H2O + năng lượng . (X) là : 
Axit lactic
Dưa chua
Sữa chua
Axit axêtic
	Câu 6:Vì sao sữa chua là loại thực phẩm bổ dưỡng?
	Câu 7: Trong làm sữa chua, vì sao sữa đang từ trạng thái lỏng trở thành sệt?
	Câu 8: Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?
	Câu 9: Vì sao, có thể dùng VSV khuyết dưỡng (ví dụ E. coli triptôphan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptôphan hay không?
	Câu 10 : Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 – 10 phút?
	Câu 11: Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?
	Câu 12: Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn?
	Câu 13: Vì sao trong sữa chua hầu như không có VSV gây bệnh?
	Câu 14: Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh?
5.3. Câu hỏi, bài tập ở mức độ vận dụng thấp.
	Câu 1: Có người cho là không có “tay” muối dưa nên dưa dễ bị khú, ý kiến của em như thế nào?
	Câu 2 Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?
	Câu 3: Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa nên dừng ở pha nào?
	Câu 4: Hãy kể những chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh biện, trường học, và gia đình.
	Câu 5: Hãy kể tên các sản phẩm lên men lactic được ứng dụng trong gia đình.
	Câu 6: hãy kể tên các sản phẩm lên men.
5.4. Câu hỏi, bài tập ở mức độ vận dụng cao.
	Câu 1: Em có đề xuất gì trong việc lên men êtilic, lên men lactic để tạo được nhiều sản phẩm khác nhau và chất lượng sản phẩm tốt hơn.
	Câu 2: Em có phát hiện gì mới về những chất, những sản phẩm của thiên nhiên có tác dụng diệt khuẩn.
	* Đáp án:
	Mức biết: 1D, 2D, 3B, 4A, 5A, 6D, 7C, 8B, 9A, 10D, 11C, 12B, 13C, 14A, 15B, 16A, 17B, 18B, 19A, 20C.
	Mức hiểu: 1C, 2C, 3D, 4C, 5D, 6 (pH thấp ức chế sự sinh trưởng của VSV gây bệnh; có nhiều axit amin, vitamin dễ hấp thu, cung cấp canxi giúp chống loãng xương; ), 7 (VK lactic biến dịch sữa có nhiều axit lactic à pH thấp à protein trong sữa kết tủa), 8 (đây là môi trường thuận lợi cho các VSV trong khoang miệng phát triển phá hủy men răng), 9 (những mẫu thực phẩm có tryptophan thì VK sinh trưởng được còn nếu không có thì ko nhờ đó mà kiểm tra được), 10 (gây co nguyên sinh ức chế sự phân chia của VK; tạo ôxi nguyên tử ôxi hóa mạnh tiêu diệt VK), 11(là môi trường thuận lợi để VK phát triển), 12 (pH thấp ức chế sự sinh trưởng của VSV gây bệnh), 13 (thức ăn dư đã bị nhiễm khuẩn nên đun sôi lại để tiêu diệt VK).
	Mức vận dụng: 1 (không đúng, khú là do nén chưa chặt, nồng độ muối chưa đủ, rau quả chưa ráo nước), 2-không, 3-pha cân bằng, 4 (cồn iôt, nước ôxi già, muối, vôi bột, thuốc kháng sinh, bạc, tỏi, ), 5 (sữa chua; muối chua rau quả, làm đậu phụ, làm nem chua, nem nướng), 6 ( ngoài đáp án câu 5 còn có bia, rượu, vang, tỏi đen, phô mai,
6. Thiết kế chủ đề.
	6.1. Mục tiêu của chủ đề:
	(Như đã trình bày ở phần 3.1 ở trang 3-4)
	6.2. Chuẩn bị:
	6.2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Sách giáo khoa Sinh học 10 và tài liệu tham khảo về VSV.
	- Tranh ảnh về các sản phẩm của quá trình phân giải của VSV, các chất diệt khuẩn, video clip về quy trình kĩ thuật làm sữa chua, làm nem chua, muối chua rau quả, lên men rượu, làm tương, 
	- Phiếu giao việc.
	- Thiết kế bài học.
	6.2.2. Chuẩn bị của học sinh:
	- Đọc kĩ các bài có liên quan trong sách giáo khoa Sinh học 10.
	- Tìm các thông tin về các ứng dụng của VSV qua thực tế, sách báo, internet
	- Tìm hiểu thực tế việc ứng dụng VSV ở gia đình, địa phương.
	- Các dụng cụ và vật liệu cần cho việc thực hành.
 	6.3. Tiến trình dạy học chủ đề:
	HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Xác định tình huống xuất phát – đề xuất vấn đề cần giải quyết:
	- Phần VSV là phần mới và khó, tuy nhiên giáo viên (GV) chỉ cần tạo tình huống bằng cách nêu tên của chủ đề là: VSV và những ứng dụng của VSV trong thực tiễn.
	- GV cho học sinh (HS)suy nghĩ và huy động những kiến thức đã biết để đề xuất các vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết qua chủ đề này:
	+ Tại sao cần phải tìm hiểu về VSV?
	+ VSV có những ứng dụng gì trong thực tiễn đời sống?
	+ Để có thể ứng dụng được VSV trong thực tiễn đời sống cần phải có những hiểu biết gì về VSV?
Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề: 
	Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
	GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận để đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề đã xác định. 
	Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
	GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn:
	- Làm việc cá nhân: Mỗi HS của nhóm làm việc độc lập suy nghĩ viết vào vở những đề xuất của cá nhân trong việc giải quyết vấn đề dựa trên việc tìm tòi của bản thân. 
	- Làm việc nhóm: thư kí của nhóm sẽ tổng hợp các ý kiến của các cá nhân. Nhóm thảo luận và thống nhất đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề của nhóm.
	Bước 3: Báo cáo và thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ
	Đại diện của các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm và cả lớp tiếp tục thảo luận nhằm giải quyết vấn đề đặt ra.
	Bước 4: Lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề
	Từ kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm và kết quả thảo luận, GV giúp học sinh lựa chọn các giải pháp giải quyết vấn đề là: 1/ trang bị các kiến thức về VSV (khái niệm, các loại môi trường nuôi cấy cơ bản, các kiểu dinh dưỡng của VSV, quá trình phân giải các chất ở VSV, sinh trưởng và sinh sản của VSV, các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của VSV); 2/ Liệt kê những ứng dụng thực tiễn của VSV

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ung_dung_day_hoc_theo_chu_de_phan_vi_sinh_vat_va_nhung.docx
  • docbìa SKKN.doc
  • pptxt_ li_u hình _nh ph_c v_ cho gi_ng d_y ch_ _ VSV..pptx