SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh khối 8 trường THCS Nga Nhân

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh khối 8 trường THCS Nga Nhân

 Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Ở nhà trường THCS mục tiêu của môn học Âm nhạc là thông qua việc giảng dạy một số vấn đề sơ giản về nghệ thuật Âm nhạc, nhằm hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo nên một “Trình độ văn hoá Âm nhạc” nhất định, từ đó góp phần đào tạo học sinh phát triển toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mĩ.

Âm nhạc là một bộ môn năng khiếu giúp học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn sau những giờ học căng thẳng từ đó phần nào thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ trong lớp, trong trường thêm vui tươi lành mạnh, song giảng dạy âm nhạc cho tất cả các đối tượng cũng cần có phương pháp, nghệ thuật để truyền tải được nội dung vì đa số học sinh có năng khiếu là rất ít. Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hóa quá trình học tập của học sinh thì ngoài sự nghiên cứu về phương pháp truyền giảng, phương pháp tổ chức lớp học mỗi giáo viên cần phải nghiên cứu sử dụng các thiết bị công nghệ các phần mềm hổ trợ dạy học để ứng dụng. Trong những năm trở lại đây, CNTT trong dạy học được đẩy mạnh và đã đạt được hiệu quả tích cực. Một trong những yếu tố dễ nhận thấy nhất là một giờ học có ứng dụng CNTT thì việc truyền đạt kiến thức - luyện tập kỹ năng của giáo viên được cải thiện rất nhiều, học sinh dễ tiếp thu bài, giờ học sinh động, lôi cuốn các em và chất lượng giờ học được nâng cao. Tất cả các môn học đều có những nét đặc thù khác nhau, vì vậy việc vận dụng các thiết bị công nghệ và phần mềm tin học cũng khác nhau, nhưng nhìn chung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học và từng bước đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá, không những đáp ứng nhu cầu bộ môn mà còn dần dần tạo cho học sinh làm quen với phương pháp học tập hiện đại, giáo viên cũng từng bước nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của mình để đáp ứng với yêu cầu công tác trong thời đại mới.

Với bộ môn Âm nhạc, đặc thù của môn học là dễ lôi cuốn học sinh với điều kiện giáo viên giảng dạy phải biết sáng tạo trong phương pháp truyền giảng, luyện tập kỹ năng cho học sinh. Chính vì thế, việc tìm tòi, sáng tạo các phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn Âm nhạc luôn là nhu cầu cần thiết đối với mỗi giáo viên. Bản thân tôi đã nhận thấy được tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong giảng dạy nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh khối 8 trường THCS Nga Nhân”

 

doc 14 trang thuychi01 14624
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh khối 8 trường THCS Nga Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC:
 Phần I. Mở đầu Trang
1. Lý do chọn đề tài.02
2. Mục đích nghiên cứu...02
3. Đối tượng nghiên cứu..02
4. Phương pháp nghiên cứu.03
 Phần II. Nội dung 
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. ..03
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...........03
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.......04
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoat động giáo dục , với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.13
 Phần III. Kết luận, kiến nghị
1. Kết luận...14
2. Kiến nghị.14
 I. MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
 Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Ở nhà trường THCS mục tiêu của môn học Âm nhạc là thông qua việc giảng dạy một số vấn đề sơ giản về nghệ thuật Âm nhạc, nhằm hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo nên một “Trình độ văn hoá Âm nhạc” nhất định, từ đó góp phần đào tạo học sinh phát triển toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mĩ.
Âm nhạc là một bộ môn năng khiếu giúp học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn sau những giờ học căng thẳng từ đó phần nào thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ trong lớp, trong trường thêm vui tươi lành mạnh, song giảng dạy âm nhạc cho tất cả các đối tượng cũng cần có phương pháp, nghệ thuật để truyền tải được nội dung vì đa số học sinh có năng khiếu là rất ít. Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hóa quá trình học tập của học sinh thì ngoài sự nghiên cứu về phương pháp truyền giảng, phương pháp tổ chức lớp học mỗi giáo viên cần phải nghiên cứu sử dụng các thiết bị công nghệ các phần mềm hổ trợ dạy học để ứng dụng. Trong những năm trở lại đây, CNTT trong dạy học được đẩy mạnh và đã đạt được hiệu quả tích cực. Một trong những yếu tố dễ nhận thấy nhất là một giờ học có ứng dụng CNTT thì việc truyền đạt kiến thức - luyện tập kỹ năng của giáo viên được cải thiện rất nhiều, học sinh dễ tiếp thu bài, giờ học sinh động, lôi cuốn các em và chất lượng giờ học được nâng cao. Tất cả các môn học đều có những nét đặc thù khác nhau, vì vậy việc vận dụng các thiết bị công nghệ và phần mềm tin học cũng khác nhau, nhưng nhìn chung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học và từng bước đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá, không những đáp ứng nhu cầu bộ môn mà còn dần dần tạo cho học sinh làm quen với phương pháp học tập hiện đại, giáo viên cũng từng bước nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của mình để đáp ứng với yêu cầu công tác trong thời đại mới. 
Với bộ môn Âm nhạc, đặc thù của môn học là dễ lôi cuốn học sinh với điều kiện giáo viên giảng dạy phải biết sáng tạo trong phương pháp truyền giảng, luyện tập kỹ năng cho học sinh. Chính vì thế, việc tìm tòi, sáng tạo các phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn Âm nhạc luôn là nhu cầu cần thiết đối với mỗi giáo viên. Bản thân tôi đã nhận thấy được tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong giảng dạy nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: "Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh khối 8 trường THCS Nga Nhân”
2. Mục đích nghiên cứu.
 - Đối với giáo viên: Giúp giáo viên có những giờ dạy Âm nhạc hiệu quả nhất. 
 - Đối với học sinh: Giúp học sinh nâng cao chất lượng cho việc học môn Âm nhạc của học sinh lớp 8 bậc THCS.
3. Đối tượng nghiên cứu.
 Học sinh lớp 8-Trường THCS Nga Nhân
4. Phương pháp nghiên cứu.
 * Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
 Nghiên cứu qua nội dung SGK, SGV lớp 8
 Nghiên cứu qua tài liệu bồi dưỡng giáo viên THCS môn Âm nhạc
 * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tế.
 Nghiên cứu qua giảng dạy thực tế ở trường THCS Nga Nhân
Qua việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.
* Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
 Dạy tiết thể nghiệm có đồng nghiệp dự giờ rút kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong công việc đổi mới các phương pháp và hình thức day học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học và phát hiện theo giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dung các phần mềm này mà học sinh hứng thú tham gia bài học hơn trong môi trường học tập. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột” vài giây trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học.
 Quá trình nhận thức của các em rất cần đến những phương tiện trực quan động chính vì đặc điểm đó mà sử dựng đồ dùng dạy học thông qua công nghệ thông tin đới với các em rất cần thiết. Nhận thức được điều ấy trông năm học bản thân đã cố gắng để học hỏi và ứng dụng vào giảng dạy bước đầu tạo bước triển hơn nữa trong nhưng năm tiếp theo góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nhằm nâng cao chất lượng bộ môn mình giảng dạy.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, BGH nhà trường, cha mẹ HS, trường tôi có 2 phòng học được trang bị thiết bị dạy học hiện đại máy tính và màn hình lớn, phòng máy tính riêng của giáo viên và học sinh. Tất cả đều nối mạng Internet.
 - Bên cạnh đó BGH nhà trường rất chú trọng về việc nâng cao chất lượng, ứng dụng CNTT vào dạy học. 
 - Bản thân luôn nhiệt tình, sáng tạo, có ý thức đổi mới phương pháp dạy học.
2.2. Khó khăn
 - Đối với học sinh trường THCS Nga Nhân đa phần các em là con em nông thôn và lao động tự do nên các em ít được quan tâm đến việc học tập. Vì vậy với môn học âm nhạc cũng không ngoại lệ, học sinh không lo học, vì thế hiểu biết về âm nhạc đang còn hạn chế, chưa sâu rộng, không kích thích các em học tập. Đa phần các em bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, môn phụ. Các em phải tập trung cho các môn chính, lo cho thi, lo đánh giá, nên phần nào sao nhãng việc học môn Âm nhạc.
Cơ sở vật chất cho việc dạy và học như: nhạc cụ, băng, đĩa nhạc kém chất lượng, tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học bộ môn âm nhạc còn thiếu nhiều tuy đã được nghiên cứu và sản xuất nhưng chưa đủ đáp ứng cho dạy - học Âm nhạc, sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm. Trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại cần phải có những trang thiết bị hiện đại (video, đài đĩa,..) để phục vụ cho việc dạy và học.
2.3. Kết quả thực trạng
 	Từ thực trạng trên	bản thân đã tự tận dụng những thiết bị dạy học sẵn có, đồng thời phải tự sáng tạo sưu tầm thêm như: Nhạc cụ gõ đơn giản, tranh ảnh về nhạc sĩ và băng đĩa nhạc...vv. Chưa áp dụng CNTT vào giảng dạy:
Kết quả năm học 2014- 2015
Lớp
 Năm học
2014- 2015
 Sĩ số
 Đạt
 Chưa đạt
SL
%
SL
%
8
Học kỳ II
 45
 38
 84,4
 7
 15,6
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đê.
Cũng như các môn học khác, môn học Âm nhạc nhằm trang bị cho lớp trẻ một trình độ văn hóa âm nhạc trong một tổng thể của chương trình giáo dục toàn diện. Nội dung môn âm nhạc sẽ phải bao gồm một số kỹ năng tối thiểu về ca hát, những vấn đề về lí thuyết âm nhạc sơ giản, hướng dẫn nghe nhạc, tìm hiểu âm nhạc giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ và yêu thích môn học này. 
Hiện nay, ngoài các thiết bị nghe - nhìn rất phong phú và hiện đại; các phần mềm soạn nhạc, hoà âm cũng được phát triển không ngừng. Việc nghiên cứu và ứng dụng một chức năng nhỏ trong các phần mềm ấy đưa vào trong dạy hát hoặc tập đọc nhạc rất thuận tiện bởi tính năng chung của các phần mềm này là rất dễ sử dụng, không đòi hỏi người dùng phải có kiến thức chuyên sâu về máy tính, người sử dụng chỉ cần tiếp cận và khai thác một vài lần là có thể sử dụng thành thạo. Bên cạnh đó, ngoài sự hỗ trợ của các thiết bị nghe - nhìn, giáo viên có thể kết hợp các phần mềm này trong giáo án điện tử, đảm bảo việc truyền giảng kiến thức và luyện tập kỹ năng cho học sinh sẽ được thực hiện một cách linh động, giờ học hát cũng như giờ học tập đọc nhạc sẽ được thực hiện một cách nhẹ nhàng nhưng không kém phần sinh động, học sinh sẽ cảm thấy thích thú khi thực hành bộ môn và kết quả giờ học sẽ được nâng cao rõ rệt.
3.1. Hướng dẫn sử dụng phần mềm ENCORE trong Âm nhạc:
- Trước hết phải cài đặt phần mềm ENCORE vào máy vi tính.
- Khởi động vào chương trình ENCORE sẽ hiển thị màn hình như sau:
 Riêng thanh công cụ ( NOTES ) chúng ta có thể di chuyển sao cho thuận tiện cho việc chép nhạc.
Do đặc trưng của các bài hát và bài TĐN hay những ca khúc được giới thiệu trong Âm nhạc thường thức đều sử dụng khuông nhạc đơn nên chúng ta dùng Ctrl+N sẽ xuất hiện màn hình: 
Chọn số 1 1111
Chọn Single Staves
Sau đó bấm OK màn hình sẽ xuất hiện dạng:
Khi đã xuất hiện hình trên thì chúng ta vào các chức năng để điền những thông tin cần thiết vào bản nhạc sau đó thì Click vào thanh công cụ những nốt nhạc có trong bài TĐN hay bài hát sau đó kéo chuột đến khuông nhạc và Click vào. Sau khi viết hoàn chỉnh các nốt nhạc chúng ta tiến hành viết lời :
Click vào thanh công cụ cho đến xuất hiện thanh Graphics (có thể vào [Windows Ž Palette Ž Graphics] ta cũng được thanh Graphics.
Click vào biểu tượng chữ L, báo hiệu ENCORE đang ở chế độ ghi chép. Trên thanh Menu chữ Notes đổi thành chữ Text (ENCORE) đổi từ chế độ ghi notes sang chế độ ghi chữ. Click vào Text, chọn Font sẽ xuất hiện như sau: 
 Chọn Font chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, lúc này Click vào nơi muốn ghi lời chương trình hiện ra một ô chữ nhật dạng : 
Bấm chuột ở chấm đen và rê về phía phải để tạo vùng ghi lời.
 Lưu ý : Khi chép xong, ô chữ nhật sẽ biến mất. Nếu chúng ta muốn vào lại để sửa lời thì chuyển vào chế độ ghi lời và Click chuột dưới hàng lời nhạc, ô chữ nhật sẽ xuất hiện. Với bản nhạc có nhiều lời, chúng ta nên để mỗi lời trong một ô chữ nhật để tiện cho việc chỉnh sửa.
Chúng ta có thể dời vị trí cả dòng lời một cách dễ dàng bằng cách Click vào mũi tên và bấm chuột vào lời nhạc rà đến vị trí thích hợp.
Ví dụ: Tiết 5 - với bài TĐN số 2: 
3.2. Ứng dụng phần mềm ENCORE trong các phân môn cụ thể:
*. Đối với bài Tập đọc nhạc:
- Giáo viên sẽ tạo được một bài TĐN giống hệt như bài TĐN được in trong SGK điều này giúp học sinh dễ quan sát bởi vì các bài TĐN đều được trích từ các ca khúc và thường rất ngắn.
 - Bài TĐN được thể hiện trên toàn màn hình giúp giáo viên có thể hướng dẫn cách thực hiện các kí hiệu, cao độ, trường độ dễ dàng và học sinh dễ nắm bắt. Phần mềm ENCORE khi thực hiện bài tập đọc nhạc sẽ có tiếng phách gõ và được hiển thị trên màn hình một cách chính xác và rõ ràng. Chức năng biểu diễn theo các kí hiệu âm nhạc được soạn sẵn được thực hiện tự động, học sinh dễ dàng theo dõi bài và nắm bắt cao độ, trường độ, các âm hình tiết tấu.
 Với phần mềm này, nếu giáo viên tạo được bản tập đọc nhạc giống với cách trình bày trong sách giáo khoa thì hiệu quả bài dạy sẽ rất tốt. TĐN là một phân môn khó với đa số học sinh, các em chuẩn bị bài ở nhà và khi quan sát trên màn hình với cách trình bày giống y hệt các em đã soạn thì việc thực hành bài TĐN sẽ được tiến hành một cách dễ dàng. 
 Phần mềm này có khả năng hiển thị toàn màn hình, do đó giáo viên có thể tận dụng tối đa diện tích của màn hình chiếu để hiển thị bài TĐN rõ ràng, sử dụng công cụ Custom View trên thanh công cụ và nhập vào tỉ lệ % tương ứng. Để tạo chú ý ở một số kí hiệu, hình nốt đặc biệt, hay đơn giản là muốn đổi màu sắc cho toàn bộ bài TĐN để lôi cuốn hơn có thể sử dụng chức năng đổi màu sắc cho các đối tượng trong bản nhạc ở mục Score Color (trình đơn View).
 - Trong quá trình TĐN chúng ta có thể tách rời từng câu hay ghép các câu để tập.
Ví dụ: Bài TĐN số 7
 Sau khi tập xong câu 1và câu 2 chúng ta sẽ ghép câu 1-2:
	Nhìn chung, đây là một phần mềm thông dụng nhất trong các phần mềm soạn nhạc, phần mềm này có thể được ứng dụng không chỉ riêng môn học TĐN mà còn có thể các phân môn khác. Tuy vậy, trong thực tế ứng dụng các phần mềm thì ENCORE tỏ ra hiệu quả hơn hẳn đối với phân môn TĐN bởi những tính năng phù hợp của nó.
*. Đối với bài hát:
- Giáo viên tự mình chép được một bản nhạc bao gồm cả lời ca và giai điệu.
- Phần mềm này thuận tiện cho giáo viên trong quá trình giảng dạy ví dụ như: Khi dạy hát giáo viên cần có bộ tranh bài hát để học sinh quan sát tuy nhiên ở trường THCS mới chỉ có bộ tranh bài hát lớp 8-9 chưa có bộ tranh bài hát lớp 6-7 nên khi dạy giáo viên phải tự viết ở bảng phụ điều đó làm mất thời gian và tính thẩm mĩ nhưng nếu ứng dụng được phần mềm này thì chúng ta không còn lo lắng đến việc thiếu tranh bài hát mà ngược lại chúng ta sẽ có những bài hát soạn trên máy với những hình ảnh sinh động màu sắc thay đổi càng làm tăng tính tò mò hứng thú của học sinh với bộ môn.
- Đối với phần mềm này giáo viên cũng có thể chia câu, chia đoạn để dễ dàng tập cho học sinh.
- Trong bước giáo viên hát mẩu giáo viên không trình bày mà sử dụng phần mềm để mở giai điệu để cho học sinh nhẩm theo.
Tóm lại, giáo viên khi soạn một bài dạy hát theo phần mềm ENCORE rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Với tính năng hiển thị toàn bộ bài hát trên màn hình sẽ giúp cho một tiết dạy hát trở nên dễ dàng hơn giờ học hát sẽ đạt hiệu quả cao.
Ví dụ : Học bài hát: Lý dĩa bánh bò- Tiết 4	
	 Ngoài phần mềm ENCORE còn có phần mềm CAKEWALK PRO AUDIO cũng rất thuận lợi cho việc dạy hát. Đây là một phần mềm chuyên dùng trong hòa âm và ghi âm, phần mềm này có khả năng trình diễn các bài nhạc MIDI với chất lượng rất tốt. 
*. Đối với Âm nhạc thường thức:
- Chúng ta có thể ứng dụng phần mềm ENCORE để trình chiếu các tác phẩm của những nhạc sĩ được giới thiệu trong SGK Âm nhạc 6-7-8-9.
- Cũng như một bài hát hay một bài TĐN đối với các tác phẩm trong Âm nhạc thường thức cũng vậy chúng ta có thể đánh hoàn chỉnh một tác phẩm để khi chúng ta trình bày tác phẩm đó có thể trình chiếu tác phẩm lên màn hình để học sinh tiện theo dõi.
Ví dụ: Tiết 10 - có phần Âm nhạc thường thức - Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát Bóng cây kơ- nia
 Do đặc trưng của phân môn Âm nhạc thường thức đó là: Khi giới thiệu một tác phẩm Âm nhạc thường kèm theo những hình ảnh và thông tin về tác giả nên ngoài phần mềm ENCORE còn có phần mềm PROSHOW GOLD với chức năng chụp những hình ảnh hay tạo một đoạn phim về nhạc sĩ đó.
 Ví dụ: Chụp hình ảnh của các nhạc sĩ như:
 Nhạc sĩ: Phan Huỳnh Điểu Nhạc sĩ: Môda
Sau khi nghe giới thiệu nhạc sĩ thì việc giáo viên cho học sinh nghe nhạc, hoặc giới thiệu các tác phẩm nổi tiếng của các nhạc sĩ là vô cùng có ý nghĩa. Trong bất kỳ thời gian nào về sau này, hễ cứ thấy nghe thấy nét nhạc nào đó đã được nghe, học sinh đều có thể trả lời được ngay tên nhạc sĩ sáng tác một cách rất chính xác, hay khi nhìn thấy tấm chân dung của nhạc sĩ nào thì các em cũng nói ngay được tên nhạc sĩ đó, bởi vì trong tâm trí của các em đã có ấn tượng sâu sắc, nhờ những kiến thức đã được thay đổi cách thức truyền đạt mà công nghệ thông tin là công cụ hữu ích nhất để thực hiện điều đó.
3.3. Một số thiết bị công nghệ khác ứng dụng trong dạy học môn âm nhạc:
 Ngoài ứng dụng CNTT, trong giảng dạy bộ môn Âm nhạc cũng đòi hỏi những thiết bị nghe - nhìn khác. Một trong những thiết bị được sử dụng rộng rãi và quan trọng nhất trong dạy học âm nhạc là đàn Organ, kế đến là hệ thống âm thanh, màn hình để minh họa bài giảng. Nhưng trong thực tế khi thực hiện bài giảng đa số giáo viên đều mắc phải một vấn đề là hầu hết các bài hát trong chương trình đều có âm vực vượt quá tầm cử giọng hát của học sinh. Nếu để nguyên cao độ hiển thị trên màn hình giống như sách giáo khoa thì học sinh không hát được, nhưng dùng chức năng dịch giọng của phần mềm thì tên cao độ và khoá nhạc thay đổi thì không đúng. Vấn đề ở đây làm sao giữ được cao độ như bài học được in trong sách giáo khoa nhưng âm thanh khi phát ra đã được dịch. Muốn làm được điều đó chúng ta phải sử dụng một thiết bị là MIDI Cable, đây là một thiết bị giao tiếp giữa đàn Organ và máy tính, kết hợp những thiết bị đó sẽ giải quyết được vấn đề này.
 Khi kết nối máy tính với đàn Organ thông qua MIDI Cable, tất cả các phần mềm soạn nhạc hiện nay đều có khả năng nhận diện thiết bị MIDI và truyền tín hiệu âm thanh qua thiết bị này (kể cả phần mềm ENCORE). Khi thực thi chương trình, cao độ hiển thị trên màn hình sẽ giữ nguyên nhưng âm thanh phát ra từ đàn Organ đã được dịch thông qua chức năng Transpose của đàn. Như vậy chúng ta sẽ tuỳ bài hát hay bài TĐN để dịch trực tiếp trên đàn mà không cần phải quan tâm đến cao độ hiển thị bởi nó sẽ giữ nguyên như khi soạn, thiết bị này sẽ giải quyết vấn đề đó nhanh chóng và chính xác.
 Có hai loại MIDI Cable, một kết nối thông qua cổng MIDI Joystick/ Game Port trên SoundCard và một kết nối trực tiếp qua cổng USB của máy tính, cả hai loại thiết bị này đều có chức năng như nhau.
MIDI Cable
MIDI IN
MIDI OUT
 PC
 Đàn ORGAN
 (Cổng USB/MIDI Joystick)	 (Cổng OUT)	 (Cổng MIDI IN)
 Âm thanh khi phát ra trên đàn từ máy tính thông qua MIDI Cable, con trỏ nhịp và tiếng gõ phách trên màn hình sẽ kết hợp nhịp nhàng và chính xác. Điều này giúp học sinh dễ dàng theo dõi, thuộc giai điệu và lời ca của bài hát nhanh chóng. Quy trình tập hát sẽ được tiến hành nhanh hơn, thời gian còn lại tuỳ vào khả năng của học sinh mà giáo viên có thể luyện tập để phát triển năng khiếu cho các em.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân đồng nghiệp và nhà trường.
 Qua một thời gian tìm tòi và ứng dụng công nghệ thông tin trong bộ môn âm nhạc tôi thấy rằng: 
 - Đa số các em hứng thú với môn học này và bản chất của nó đã vui vẻ, thoải mái bây giờ lại được xem những hình ảnh động nên lại càng thích thú, say mê hơn.
 - Việc học tốt trong những giờ học chính khóa cũng phần nào giúp các em mạnh dạn và tự tin hơn trong các hoạt động ngoại khóa.
 Qua dạy học bộ môn Âm nhạc ở trường THCS Nga Nhân chất lượng bộ môn được nâng cao rõ rệt. Cụ thể như sau:
Trong năm học 2015- 2016 trường có 2 lớp 8. Lớp 8B tôi chưa đưa đề tài nghiên cứu và thử nghiệm kết quả như bảng sau:
Lớp
 Năm học
2015- 2016
Sĩ số
 Đạt
 Chưa đạt
SL
%
SL
%
8B
 Học kỳ I
 28
 23
 82,1
 5
 17,9
 Kết quả: Các em lớp 8A đạt được sau khi tôi áp dụng đề tài như sau:
Lớp
 Năm học
2015- 2016
Sĩ số
 Đạt
 Chưa đạt
SL
%
SL
%
8A
 Học kỳ I
 27
 27
 100 
 0
 0
 Sau khi ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy tôi thấy có kết quả rõ rệt, không khí học sinh học tập sôi nổi hơn, học sinh phát biểu xây dụng bài nhiều hơn, học sinh được kiểm tra bài cũ thuộc bài hát nhiều hơn. Điều đặc biệt là học sinh ở mức điểm CĐ giảm đáng kể. Tôi hi vọng rằng với phương pháp giảng dạy này sẽ tạo cho các em niềm say mê môn học, có niềm tin ở chính mình và việc dạy học sẽ đạt kết quả cao hơn.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
 1. Kết luận.
Nhu cầu ứng dụng CNTT là rất cần thiết với tất cả các bộ môn. Như trước đây một giờ dạy Âm nhạc cần nhiều tranh ảnh, âm thanh để minh hoạ thì giáo viên phải vất vả từ khâu chuẩn bị tài liệu, chuẩn bị phòng học đến cả quá trình lên lớp thì nay với các thiết bị công nghệ thì việc chuẩn bị cho một tiết học nhẹ nhàng hơn trước rất nhiều. Tiết dạy Âm nhạc đã được nâng lên rõ rệt, học sinh rất hứng thú học tập và tiếp thu bài một cách chủ động nhanh chóng. Tính chuyên nghiệp trong các tiết học Âm nhạc dần được khẳng định, từng bước vượt ra khỏi việc dạy và học Âm nhạc một cách đơn điệu, tẻ nhạt. Sự hiểu biết Âm nhạc của học sinh được nâng cao rõ rệt, góp phần giáo dục thẩm mỹ Âm nhạc và định hướng tốt cho việc dạy môn Âm nhạc, tôi thấy CNTT rất cần thiết cho môn học, bản thân đã áp dụng CNTT trong giờ dạy của mình và đã có hiệu quả cao.
2. Kiến nghị.
 * Với nhà trường: tạo điều kiện để có một phòng học nghe nhìn cho tiện việc dạy và học.
* Với Phòng giáo dục và đào tạo: Mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên dạy Âm nhạc.
 Trên đây là kinh nghiệm của bản thân rút ra đượ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_giang_day_am_nhac_nham.doc