SKKN Các phương pháp dạy học phân môn học hát lớp 8, Trường PTDTBT - THCS Xuân Chinh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Các phương pháp dạy học phân môn học hát lớp 8, Trường PTDTBT - THCS Xuân Chinh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Trong điều kiện sống hiện nay, theo nhịp độ phát triển khoa học và công nghệ. Các em được tiếp xúc với âm nhạc qua các phương tiện thông tin đại chúng nên vốn kinh nghiệm về âm nhạc của các em khá phong phú.

Với lứa tuổi học sinh THCS nó mang nhiều màu sắc độc lập khác nhau các em yêu thích nhiều thể loại âm nhạc khác nhau. Hoặc có em thích hát, em thích đàn, em thích ca khúc, em lại thích nghe nhạc phim. Đặc biệt âm sắc giọng của các em đã dần thay đổi và thay đổi rõ rệt ở cuối cấp.

Tầm cữ giọng của các em đã phát triển hơn ở cấp tiểu học nhưng không vượt quá âm khu chuyển giọng. Các em có thể hát dễ dàng trong quãng 9 tì Si đến Đô2. Âm vực tuy không rộng nhưng âm vang, trong trẻo. Học sinh THCS các em có khả năng nghe tốt, nhạy cảm nhận biết nhanh dễ dàng nắm được cao độ, trường độ, âm hình tiết tấu, đường nét giai điệu và có khả năng phát triển năng khiếu nếu được tiếp xúc âm nhạc thường xuyên có định hướng và có phương pháp. Mặt khác với lứa tuổi của các em khá hiếu động, nôn nóng, mong muốn được công nhận kết quả. Trong quá trình học tập không chú ý tập trung quan sát.

Trong Nghị Quyết số: 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của BCH TW Đảng về việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đã nêu rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức liên môn, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”.

 

doc 24 trang thuychi01 6295
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các phương pháp dạy học phân môn học hát lớp 8, Trường PTDTBT - THCS Xuân Chinh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN HỌC
 HÁT LỚP 8, TRƯỜNG PTDTBT- THCS XUÂN CHINH HUYỆN THƯỜNG XUÂN, THANH HÓA
	Người thực hiện: Lương Thị Thu Nga
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTDTBT-THCS Xuân Chinh
SKKN thuộc môn: Âm nhạc
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
1.Mở đầu
1
2
1.1. Lí do chọn đề tài
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
6
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
7
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
8
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
3
9
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
10
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động dạy học
15
11
3. Kết luận và kiến nghị
16
12
3.1. Kết luận
16
13
3.2. Kiến nghị
17
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trong điều kiện sống hiện nay, theo nhịp độ phát triển khoa học và công nghệ. Các em được tiếp xúc với âm nhạc qua các phương tiện thông tin đại chúng nên vốn kinh nghiệm về âm nhạc của các em khá phong phú. 
Với lứa tuổi học sinh THCS nó mang nhiều màu sắc độc lập khác nhau các em yêu thích nhiều thể loại âm nhạc khác nhau. Hoặc có em thích hát, em thích đàn, em thích ca khúc, em lại thích nghe nhạc phim. Đặc biệt âm sắc giọng của các em đã dần thay đổi và thay đổi rõ rệt ở cuối cấp.
Tầm cữ giọng của các em đã phát triển hơn ở cấp tiểu học nhưng không vượt quá âm khu chuyển giọng. Các em có thể hát dễ dàng trong quãng 9 tì Si đến Đô2. Âm vực tuy không rộng nhưng âm vang, trong trẻo. Học sinh THCS các em có khả năng nghe tốt, nhạy cảm nhận biết nhanh dễ dàng nắm được cao độ, trường độ, âm hình tiết tấu, đường nét giai điệu và có khả năng phát triển năng khiếu nếu được tiếp xúc âm nhạc thường xuyên có định hướng và có phương pháp. Mặt khác với lứa tuổi của các em khá hiếu động, nôn nóng, mong muốn được công nhận kết quả. Trong quá trình học tập không chú ý tập trung quan sát. 
Trong Nghị Quyết số: 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của BCH TW Đảng về việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đã nêu rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức liên môn, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”.
Hơn nữa trong thời kì đổi mới và phát triển mọi mặt về kinh tế - chính trị - văn hoá và xã hội. Hiện nay Đảng và nhà nước ta luôn coi trong vấn đề giáo dục con người phát triển toàn diện bao gồm 5 mặt: Đạo đức, trí dục, thẩm mĩ, thể dục và lao động. Mục đích của giáo dục âm nhạc trong nhà trường là vô cùng quan trọng, bởi đã đưa âm nhạc vào đời sống của học sinh góp phần giáo dục thẩm mĩ, đạo đức lối sống, phát triển trí tuệ, thể chất ở học sinh. Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc trong nhà trường cho tôi thấy âm nhạc là một môn được rất nhiều học sinh yêu thích đặc biệt là phân môn học hát. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc ở trường học một yêu cầu được đặt ra cho bản thân tự rèn luyện phấn đấu, đó là làm thế nào để dạy tốt quả là không đơn giản. Bởi vậy tôi luôn cố gắng vươn lên để học tập nghiệp vụ, lý luận về chuyên môn thật giỏi. Gắn lý luận với thực tiễn, bám sát đường lối chủ trương của Đảng nhà nước về đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng, nắm vững yêu cầu và sự đòi hỏi của ngành giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay cũng như qua kinh nghiệm giảng dạy tôi đã chọn và nghiên cứu với tên đề tài: “Các phương pháp dạy học phân môn học hát lớp 8, Trường PTDTBT-THCS Xuân Chinh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa".
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Xây dựng một trình độ văn hóa âm nhạc, đặc biệt về kĩ năng hát cho học sinh nhất định. Góp phần hình thành phát triển toàn diện, hài hòa nhận cách con người Việt Nam mới.
Giáo dục đạo đức, tình cảm trong sáng, lành mạnh, giáo dục thẩm mĩ, kích thích tiềm năng nghệ thuật. Phát triển ngôn ngữ, thể chất, trí tuệ, trí tưởng tượng sáng tạo, làm phong phú đời sống của trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Các phương pháp dạy học phân môn học hát ở trường PTDT BT - THCS Xuân Chinh huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. 
- Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 8A, trường PTDTBT – THCS Xuân Chinh.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2018 tới tháng 3 năm 2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp trình bày tác phẩm, bài hát.
- Phương pháp hướng dẫn thực hành luyện tập.
- Phương pháp dùng lời.
- Phương pháp sử dụng phương tiện dạy học âm nhạc.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong âm nhạc.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong các trường năng khiếu âm nhạc là đạo tạo ra các ca sĩ, nhạc sĩ, chỉ huy âm nhạc. Nhưng trong các trường học môn âm nhạc được coi là môn học góp phần giáo dục toàn diện học sinh về cả trí - thể - mĩ. Năm 1979 âm nhạc được đưa vào nội dung giảng dạy từ lớp 1 đến lớp 8 và một loạt vấn đề được đề cập như” xây dựng đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, nhất là xây dựng nội dung chương trình giảng dạy. Năm 1995 sách giáo khoa âm nhạc đã được sử dụng rộng rãi trong toàn quốc từ lớp 1 đến lớp 8. Năm 2000 việc thay sách bắt đầu từ lớp 1 đến lớp 6. Năm 2006 chương trình thay sách từ lớp 1 đến lớp 9 đã hoàn thành.
Hiện nay môn âm nhạc ở trường học được coi là môn học phát triển năng lực và phát hiện năng khiếu cho các cấp học tiếp theo của nhà trường.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi.
Xuân Chinh là một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Thường Xuân có tổng diện tích tự nhiên 7.336,76ha, diện tích canh tác 7.049,35 ha. Phía đông giáp xã Xuân Lộc; phía đông bắc giáp xã Vạn Xuân; phía nam giáp huyện Như Xuân; Phía tây giáp xã Xuân Lẹ; Dân số xã Xuân Chinh có 611 hộ với 3004 khẩu chia làm 6 thôn.
Xã Xuân Chinhh có nền giáo dục rất sớm, với sự quan tâm của lãnh đạo Đảng ủy - HĐND - UBND xã Xuân Chinh và sự nỗ lực trong lao động sản xuất cũng như trong công tác chăm sóc giáo dục thanh thiếu niên những năm gần đây từng bước được cũng cố vững và phát triển. Cộng với sự nhiệt tình của các thầy cô giáo đã góp phần thúc đẩy nền giáo dục của địa phương những năm gần đây được cũng cố vững chắc, góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết TW2 khoá VIII về Giáo dục & Đào tạo; NQ số 29 của TW đổi mới căn bản toàn diện về GD&ĐT.
Cơ sở vật chất của các nhà trường ngày càng khang trang, tạo điều kiện cho sự phát triển giáo dục của xã nhà. Những năm gần đây, các nhà trường luôn huy động và giữ vững sỉ số học sinh theo kế hoạch. Trường Mầm non tuy cơ sở vật chất chưa đầy đủ, nhưng nhà trường luôn được duy chì ổn định, các trường Tiểu học, THCS đã có học sinh giỏi năm sau luôn cao hơn năm trước, số học sinh hoàn thành chương trình cuối cấp học đạt 99% đến 100%.
2.2.2. Khó khăn.
- Sự nhận thức về công tác giáo dục vẫn chưa được nhận thức một cách sâu sắc trong mỗi người dân, cộng với đời sống kinh tế gia đình của một bộ phận người dân còn khó khăn nên chưa quan tâm tốt đến việc học tập của con em mình.
- Một số học sinh phải theo gia đình đi làm thuê theo mùa vụ, chỗ ở chưa thật sự ổn định. Những học sinh bỏ học đã quen với nếp sinh hoạt tự do ở gia đình nên việc huy động ra lớp và duy trì sỉ số vẫn gặp không ít khó khăn.
2.2.3. Chất lượng khảo sát trước khi thực hiện đề tài ở lớp 8A, trường PTDTBT-THCS Xuân Chinh.
Qua điều tra thực trạng kết quả học sinh biết đọc tập đọc nhạc ở lớp 8A trường PTDTBT-THCS Xuân Chinh trước khi thực hiện đề tài là chưa đạt kết quả cao, cụ thể:
Bảng số liệu trước khi chưa áp dụng
Tên lớp
Sĩ số
Thích
Cảm nhận âm nhạc
Biết biểu diễn
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
8A
29
14
48
9
31
14
48
Để điều tra một cách chính xác về mức độ yêu thích phân môn học hát của học sinh khối lớp 8A trường PTDTBT-THCS Xuân Chinh bên cạnh việc phát phiếu thăm dò các em, tôi thường quan sát thái độ biểu hiện cử chỉ của các em trong các giờ lên lớp. Nếu yêu thích môn học các em sẽ chăm chú lắng nghe cô giảng và hứng thú học hát. Sau một thời gian quan sát và căn cứ vào kết quả bài kiểm tra cho thấy:
Nhận xét: Kết quả trong quá trình khảo sát và điều tra thực tế về phân môn học hát của học sinh khối lớp 8A trường PTDTBT-THCS Xuân Chinh cho thấy: Các em chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số phần lớn các em phát âm còn chưa chuẩn, hơn nữa các em không thích thú với phân môn học hát, khả năng cảm thụ âm nhạc chậm và không biết biểu diễn. Điều này đã làm tôi suy nghĩ cần phải có giải pháp hữu hiệu để giảng dạy tạo cho học sinh sự thích thú khi học phân môn học hát. Trước thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra các phương pháp sau: 	
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Phương pháp dạy phân môn học hát.
Phân môn học hát là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình âm nhạc Trung hoc cơ sở, học hát rèn luyện một số kĩ năng mang tính phổ thông về ca hát được vận dụng vào các bài hát cụ thể trong chương trình.
Các kĩ năng hát cần rèn luyện cho học sinh gồm có
* Tư thế đúng khi đứng hát, ngồi hát.
Trong quá trình học hát trước hết phải luyện tư thế hát, hát tập thể có thể tiến hành ở tư thế đứng hoặc ngồi.
- Khi đứng hát: người thẳng, đầu không nghiêng, không so vai, hai tay buông thoải mái, toàn bộ thân thể dồn vào 2 chân đều nhau.
- Khi ngồi hát: đầu và thân người giống như khi đứng hát, lưng thẳng không tựa vào ghế, không vắt chân nọ lên chân kia.
- Tập tư thế hát đúng giúp cho việc hô hấp thuận lợi mà hô hấp là một việc rất quan trọng trong quá trình ca hát.
* Hơi thở.
Trong ca hát hơi thở là một trong những vấn đề hết sức quan trọng, cách thở đúng là biết cách hít vào một lượng hơi vừa đủ để hát hết một câu hát (câu hát có thể dài ngắn khác nhau). Khi tập hít hơi vào không nên hít nhiều quá, hơi sẽ bị căng phải lên gân không điều tiết được hơi. Giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh lấy hơi bằng mũi, không hít bằng miệng. Lấy hơi bằng miệng cổ họng chóng bị khô, rát
Khi hát các bài hát có nhịp độ chậm vừa phải, cần phải hướng dẫn cho các em lấy hơi chậm hít bằng mũi, nên đánh dấu những chỗ lấy hơi trong bài hát để học sinh có thể thực hiện đúng, biết cách lấy hơi, lấy hơi hợp lý mới có thể hát ngân dài ở cuối câu hát.
* Hát chính xác.
Trong ca hát việc hát chính xác có tầm quan trọng đặc biệt. Hát chính xác có nghĩa là hát đúng giai điệu, tiết tấu của bản nhạc. Mức độ hát chính xác của từng học sinh phụ thuộc vào khả năng nghe nhạc và khả năng của các cơ quan phát âm. Nếu học sinh tập trung chú ý, phân biệt được rõ độ cao thấp, nhanh chậm của âm thanh, ghi nhớ được giai điệu, tiết tấu của bản nhạc thì khi giáo viên hát mẫu các em có thể nhắc lại chính xác, nếu học sinh phải hát cao hơn hoặc thấp hơn giọng trung bình của bản thân thì có thể ảnh hưởng ngay tới việc hát chính xác. Một trong những điều kiện để giúp cho học sinh phát triển kĩ năng hát chính xác là việc lựa chọn giọng bài hát cho phù hợp với âm vực giọng của các em.
* Hát đồng đều.
Giáo viên cần dạy cho các em có kĩ năng hát đồng đều và hoà giọng, có thể vận dụng một số biện pháp sau:
- Thu hút sự chú ý của toàn thể học sinh.
- Dẫn vào câu hát đầu tiên bằng động tác chỉ huy hay nghe dạo nhạc hoặc nghe giáo viên hát một câu ngắn rồi theo hiệu lệnh đến bắt vào bài.
- Theo động tác tay chỉ huy của giáo viên, học sinh có thể hát nhanh, chậm, to, nhỏ, nhấn, nảy hoặc hát liền hơi.
- Giúp học sinh cách phát âm, nhả chữ đúng cũng làm cho giọng hát của các em đồng đều, hoà hợp.
* Phát âm, nhả chữ, hát rõ lời.
Nhả chữ là sự cấu tạo rành rọt, chính xác về phương diện phát âm của từ. Khi hát tập thể cũng như hát cá nhân rất cần quan tâm đến vấn đề này.
Hát rõ lời góp phần truyền cảm và thông tin chính xác nội dung ca từ của bài hát. Những nguyên tắc phát âm lời ca trong ca khúc Việt Nam có liên quan chặt chẽ đến sự vận động của 6 thanh điệu (thanh không dấu, thanh dấu sắc, thanh dấu huyền, thanh dấu hỏi, thanh dấu ngã, thanh dấu nặng) trong ngữ âm tiếng Việt.
2.3.2.Thực hiện chương trình dạy hát.
Đối với những học sinh có năng khiếu ca hát, tai nghe và trí nhớ âm nhạc tốt thì khi tiếp xúc với bài hát mới các em chỉ cần nghe qua một vài lần là thuộc và có thể hát đúng giai điệu. Những trường hợp đó không nhiều trong mỗi lớp học trên dưới 30 học sinh. Việc dạy hát theo một trình tự quy định và trình tự là tất yếu không thể bỏ qua bởi dạy hát là một quá trình rèn luyện tai nghe, nhạc cảm, xử lí hơi thở, cách phát âm, nhả chữ cùng với những kĩ năng ca hát thông thường khác.
Quy trình dạy hát thường các bước sau
- Giới thiệu bài
- Nghe hát mẫu
- Khởi động giọng
- Tập hát từng câu
- Hát cả bài và luyện tập nhóm
- Củng cố bài học
* Giới thiệu bài.
Dạy cho học sinh hát một bài hát mang tính chất giáo dục âm nhạc là một quá trình gồm nhiều giai đoạn. Muốn các em hát hay, hát đúng và có truyền cảm các em phải được nghe, được xem bài hát trước khi học. Trước khi bắt đầu dạy hát, khâu đầu tiên có ý nghĩa qua trọng là phải tạo được trong ý thức các em hình tượng đầy đủ trọn vẹn bài hát các em học. Trong bước giới thiệu ngắn gọn về bài hát chú ý 2 phần: 
- Giới thiệu bài hát sắp học cho học sinh nắm.
- Cho học sinh nghe toàn bộ bài hát
+ Giới thiệu bài hát
Bước vào học hát, giáo viên tóm tắt ngắn gọn chủ đề tư tưởng, nội dung đặc điểm nghệ thuật, thể loại, xuất xứ và tác giả của bài hát
- Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi để toát lên nội dung, tính chất của bài hát. 
- Chọn lọc những ý cơ bản sinh động nói về hoàn cảnh ra đời của bài hát và ý đồ của tác giả, và những gì tác giả muốn truyền tải cho người nghe qua bài hát.
- Kết hợp dùng các phương tiện trực quan như: xem ảnh diễn tả nội dung bài hát hoặc xem ảnh tác giả (nếu có).
Các bước trên giáo viên phải vận dụng sáng tạo phù hợp với từng bài hát sao cho dễ hiểu, có hiệu quả nhằm thu hút học sinh tập trung cao độ khi học hát, hát đúng và hiểu rõ nội dung của bài hát để diễn tả nhiệt tình từng bước nâng cao nhận thức cho học sinh khi học hát.
* Nghe hát mẫu.
Đây là việc quan trọng gắn lí luận với thực tiễn trong dạy hát của giáo viên cho học sinh. người giáo viên phải hát đúng, diễn cảm, trình bày hấp dẫnLưu ý những chỗ khó, phải nhắc bảo các em để các em có ấn tượng và cảm xúc đối với bài hát, giúp các em cảm nhận về nội dung tính chất âm nhạc qua giai điệu, lời ca, sắc thái tình cảm của bài hát. Khi giáo viên trình bày lần đầu tiên bài hát chuẩn bị cho học sinh nếu có chất lượng cao sẽ gây ngay ấn tượng mạnh mẽ, tác động nhiều mặt tạo nên hưng phấn sự yêu thích và tự có nhu cầu say mê học bài hát đó.
* Hát mẫu thể hiện các hình thức.
- Giáo viên trực tiếp trình bày bài hát, hát một cách nhiệt tình bằng giọng hát tốt, đúng, giàu sức biểu cảm mới gây được sự ham thích của các em học sinh. Nếu giáo viên dạy hát lại sử dụng nhạc cụ thì càng tăng thêm sự hấp dẫn và lí thú đối với các em.
- Khi dạy cũng có thể cho các em nghe tách biệt phần nhạc, phần lời và phân tích rõ cho các em hiểu để các em xác nhận được tính chất âm nhạc của bài hát như: hùng hồn, trang nghiêm, sôi nổi hay nhẹ nhàng, tình cảmSau khi nghe nhạc, giáo viên mới hát lời ca cho các em để các em tiếp thu một các trọn vẹn.
- Trong lúc dạy, giáo viên phát hiện có học sinh hát đúng bài hát đang dạy, thì giáo viên sẽ lấy em đó hát trình bày cho cả lớp nghe, đó là một hình thức hay làm cho khoảng cách giữa người dạy hát và người học hát gần nhau hơn. Đây cũng là hình thức tốt để lôi cuốn nhiều học sinh yêu thích bộ môn Âm nhạc.
* Khởi động giọng.
- Bước khởi động giọng rất quan trọng trong học hát vì sẽ làm cho giọng của học sinh được thoát và trong hơn
- Giáo viên có thể cho học sinh khởi động giọng bằng nguyên âm A, O, U theo thang 7 âm.
* Tập hát từng câu.
- Giáo viên phân chia câu hợp lý trong bài
- Đàn giai điệu từng câu 2-3 lần cho học sinh lắng nghe và thực hiện cho đến hết bài
* Hát cả bài và luyện nhóm.
- Giáo viên đàn cho cả lới hát tập thể và cho ôn luyện nhóm theo nhiều hình thức khác nhau như: Chia tổ, hát cá nhân , hát tốp, song ca...gõ đệm. 
* Củng cố bài học.
- Giáo viên đàn cho lớp hát tập thể và đặt câu hỏi nêu cảm nghĩ của mình về bài hát.
Mục đích chính của việc nêu cảm nghĩ sau khi học hát là để các em nói lên những hiểu biết của mình về bài hát, qua đó giáo viên phát hiện ra năng lực cảm thụ âm nhạc, bài hát của từng em mà tập cho học sinh có khả năng phát biểu cảm xúc của mình, nhận biết các phương tiện diễn tả âm nhạc như: giai điệu, tiết tấu, sắc tháiĐể mô tả tính chất của âm nhạc, nội dung bài hát. Qua đó giúp cho học sinh mở rộng thêm hiểu biết khả năng nhận thức, đánh giá, nhận xét một tác phẩm âm nhạc từ chi tiết đến khái quát. 
* Nghe hát lại.
Đây là công việc cần quan tâm để củng cố những gì các em đã nhận thức được là rất bổ ích. Để cuộc trao đổi có chiều sâu, giáo viên nên cho các em nghe hoàn chỉnh một bài hát lần nữa sau khi trao đổi. 
2.3.3. Phương pháp dạy học phân môn học hát ở trường PTDTBT - THCS Xuân Chinh.
Trong phương pháp dạy hát cho học sinh, bất cứ một người giáo viên nào cũng phải nắm vững và tiến hành các bước trình tự trong dạy hát. Ta phải ghi nhận rằng: âm nhạc vốn là môn nghệ thuật các em ham thích và hứng thú, có sức thu hút mạnh đối với tuổi học sinh, nhưng việc giảng dạy truyền thụ như thế nào để các em tiếp thu có hiệu quả cao nhất. Điều này người giáo viên cần phải có được kể từ khi bước vào lớp. Đó là: cử chỉ, nét mặt vui tươi, tự nhiên, tâm hồn thoải máiđể đi vào nội dung bài giảng. Trong nội dung bài giảng gắn kết hài hoà với sử dụng trực quan sinh động để minh hoạ ý tứ của bài giảng nhằm thu hút học sinh dẫn dắt các em tiếp thu bài hát mẫu đến đọc một câu nhạc có sắc thái. Khi lên lớp cũng như vào giảng bài giáo viên phải chuẩn bị rất chu đáo, đây là sự tôn trọng học sinh. Bản thân việc thể hiện phần âm nhạc là sinh động và hấp dẫn, do vậy giáo viên phải tận dụng triệt để sức mạnh đó làm cho giờ học thêm sinh động tạo thành niềm say mê của học sinh. Tất cả các kĩ năng ca hát, đọc nhạc, trình bày nhạc cụ minh hoạ đều yêu cầu giáo viên phải thành thạo trước các em. Cũng cần tôn trọng quy luật chung của sự phát triển tâm lý học sinh đó là tính không đồng đều của sự phát triển tâm lí trẻ em ở mỗi cá thể, không nên đòi hỏi kết quả như nhau.
Dạy phân môn Học hát ở học sinh khối lớp 8 bước đầu là xây dựng cho các em những kĩ năng học hát tối thiểu, tuy nhiên quan trọng hơn là thức tỉnh trong các em những cảm xúc nội tâm, sự ham thích hào hứng say mê với môn học hát cũng như các hoạt động bổ ích mà các em tham gia một cách tự giác và sáng tạo.
Trước khi dạy hát cần tiến hành luyện thanh mang tính chất khởi động giọng. Dạy học sinh hát đúng cao độ, trường độ của bài hát. Biết thể hiện tình cảm kết hợp với rèn luyện các kĩ năng ca hát là yêu câù đầu tiên của việc dạy hát. Tuỳ mức độ khó dễ, dài ngắn, đơn giản hay phức tạp của bài hát giáo viên có thể lựa chọn cách tiến hành dạy hát phù hợp nhất, để giúp học sinh hát trôi chảy, giọng được mở. Khi vào học hát, giáo viên giúp cho các em biết cách luyện thanh là hát theo một giai điệu với một số mẫu âm nhất định, bắt đầu từ âm khu thuận lợi nhất của học sinh. 
Các bài tập thực hiện như sau.
+ Chuẩn bị tư thế đứng hát vững vàng, tự nhiên.
+ Hát với nhịp độ vừa phải, không vội vàng
+ Hát với âm lượng vừa phải, không cố gắng hát to quá.
+ Hát chụm để âm thanh phát ra có cộng hưởng, sáng, gọn, rền.
+ Hát giai điệu, câu luyện thanh theo tên nốt chính xác.
+ Tập bật môi, lưỡi khi hát các phụ âm và mở khẩu hình theo các nguyên âm khi hát các từ: ma, mê, mi, mô.
+ Tập hít hơi bằng mũi một cách nhẹ nhàng, lấy vào đủ hơi dể hát trôi chảy từng hai nhịp một.
Sau khi tiến hành luyện giọng khởi động, giáo viên phân câu hát thành từng đoạn ngắn để các em đủ hơi và không mệt khi tập, giáo viên hát mẫu từng câu, sau đó cho các em nhắc lại. Dạy hát từng câu theo lối móc xích cho đến hết bài, không cần dạy câu trước thuộc rồi mới dạy câu sau. Dạy hát từng câu nhưng liên tiếp sẽ giúp học si

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cac_phuong_phap_day_hoc_phan_mon_hoc_hat_lop_8_truong_p.doc