SKKN Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng "tích hợp liên môn" trong tiết dạy mỹ thuật lớp 8: Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975

SKKN Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng "tích hợp liên môn" trong tiết dạy mỹ thuật lớp 8: Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975

Ở Việt Nam hiện nay vấn đề đổi mới giáo dục là một vấn đề then chốt để phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện. Một trong những môn học góp phần không nhỏ đến việc đổi mới phương pháp giáo dục tích hợp liên môn các môn học ở trong nhà trường phổ thông đó là môn Mỹ thuật.

Xuất phát từ thực tế giảng dạy của đồng nghiệp và cùng với quá trình giảng dạy của bản thân, đặc biệt là việc từng bước đổi mới phương pháp dạy học, tôi luôn đặt cho mình mục tiêu là: “Phải làm gì để thực hiện yêu câu đổi mới nhằm nâng cao chất lượng bài dạy của mình” và để các em học sinh cảm nhận được một cách sâu sắc về kiến thức bài học và cảm nhận được vẻ đẹp của các tác phẩm hội họa thông qua các bài học “thường thức mĩ thuật” tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng "tích hợp liên môn" trong tiết dạy mỹ thuật lớp 8: "Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975". Qua bài học, học sinh cảm nhận được bối cảnh lịch sử của đất nước Việt Nam trong giai đoạn này. Đồng thời cho chúng ta nhìn nhận về những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mỹ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Đặc biệt là những thành tựu Mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975 thông qua một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Từ đó học sinh có thể vận dụng những kiến thức được học vào học các môn học khác, hay từ những kiến thức của môn học khác vận dụng vào học mỹ thuật ở trường phổ thông. Từ đó học sinh có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.

 

doc 20 trang thuychi01 8403
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng "tích hợp liên môn" trong tiết dạy mỹ thuật lớp 8: Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài. 
Ở Việt Nam hiện nay vấn đề đổi mới giáo dục là một vấn đề then chốt để phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện. Một trong những môn học góp phần không nhỏ đến việc đổi mới phương pháp giáo dục tích hợp liên môn các môn học ở trong nhà trường phổ thông đó là môn Mỹ thuật. 
Xuất phát từ thực tế giảng dạy của đồng nghiệp và cùng với quá trình giảng dạy của bản thân, đặc biệt là việc từng bước đổi mới phương pháp dạy học, tôi luôn đặt cho mình mục tiêu là: “Phải làm gì để thực hiện yêu câu đổi mới nhằm nâng cao chất lượng bài dạy của mình” và để các em học sinh cảm nhận được một cách sâu sắc về kiến thức bài học và cảm nhận được vẻ đẹp của các tác phẩm hội họa thông qua các bài học “thường thức mĩ thuật” tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: Một số biện pháp dạy học đạt kết quả cao theo hướng "tích hợp liên môn" trong tiết dạy mỹ thuật lớp 8: "Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975". Qua bài học, học sinh cảm nhận được bối cảnh lịch sử của đất nước Việt Nam trong giai đoạn này. Đồng thời cho chúng ta nhìn nhận về những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mỹ thuật nói riêng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Đặc biệt là những thành tựu Mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975 thông qua một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Từ đó học sinh có thể vận dụng những kiến thức được học vào học các môn học khác, hay từ những kiến thức của môn học khác vận dụng vào học mỹ thuật ở trường phổ thông. Từ đó học sinh có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. 
Sau tiết học, các em sẽ nhớ lại kiến thức của nhiều môn học có liên quan trong bài như: Kiến thức về lịch sử, ngữ văn, vật lý, hóa học,...điều đó giúp các em củng cố và hoàn thiện vốn kiến thức THCS của mình.
Vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Trong chương trình giáo dục THCS, các em sẽ có ý thức học tập nghiêm túc đối với tất cả các bộ môn. Và đặc biệt là học sinh có tấm lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc. Về phía giáo viên dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay. 
II. Mục đích đề tài: 
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mỹ thuật ở trường THCS, từ những kinh nghiệm trong giảng dạy giúp các em HS hứng thú trong học tập môn Mỹ thuật. Biết vận dụng các kiến thức liên môn vào môn học. Liên hệ kiến thức bài học để hiểu rõ hơn về nền mỹ thuật Việt Nam.
Thông qua bài học, học sinh nắm được một cách sơ lược về Mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975, từ đó sẽ có những kiến thức cơ bản trong việc cảm thụ các tác phẩm nghệ thuật. 
Sau tiết học, các em sẽ nhớ lại kiến thức của nhiều môn học có liên quan trong bài như: Kiến thức về lịch sử, địa lí, ngữ văn, âm nhạc
Học sinh thấy được sự hỗ trợ lẫn nhau của các kiến thức trong chương trình giáo dục THCS, các em sẽ có ý thức học tập nghiêm túc đối với tất cả các bộ môn. Và đặc biệt là học sinh có tấm lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc
III. Đối tượng nghiên cứu: 
Đối tượng nghiên cứu là Học sinh lớp: 8 - Trường THCS Lộc Sơn- Hậu Lộc -Thanh Hoá.
Sĩ số : 36 
+ Thời gian nghiên cứu từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2017-2018
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tham khảo tài liệu các môn học khác liên quan đến bài học.
- Phương pháp gợi mở, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, chia nhóm tìm hiểu
- Dạy học theo hướng tích hợp liên môn
+ Ứng dụng CNTT và phương tiện dạy học
+ Phương pháp dạy học hợp tác nhóm
+ Phương pháp củng cố, luyện tập
+ Phương pháp kiểm tra, đánh giá
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích và tổng hợp được những ưu, nhược điểm trong bài “thường thức mĩ thuật” để đề ra những giải pháp khắc phục những nhược điểm đó.
- Phương pháp so sánh và chứng minh:
 	+ So sánh kết quả trước và sau khi tiến hành thực nghiệm, áp dụng các giải pháp đã đề ra.
 	+ Chứng minh: “Vận dụng các phương pháp dạy học tích hợp, liên môn trong bài “thường thức mĩ thuật” giúp các em vận dụng được kiến thức của nhiều môn học để giải quyết các tình huống nhằm khắc sâu nội dung của bài học.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận:
	Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
	Việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề không phải là câu chuyện hoàn toàn mới. Nó đã được nhắc đến được thực hiện từ rất lâu. Những giáo viên có kinh nghiệm vẫn đang làm, học sinh khá – giỏi các em cũng đang làm. Vấn đề dặt ra ở đây là làm sao để đại bộ phận giáo viên và tất cả học sinh cùng hưởng ứng, cùng làm. Trong Mĩ thuật có Văn, trong Văn có Sử, trong Sử có Địa, trong Mĩ thuật có văn hóa có âm nhạc có thơ ca, có tư tưởng, có giá trị thẩm mỹ. Làm thế nào để một tác phẩm mãi sống, mãi lung linh tỏa sáng, thấm ngấm vào tâm hồn mỗi học sinh, để các em không chỉ hiểu mà còn biết sống đẹp, sống có ý nghĩa, sống cần lao động là vấn đề đặt ra với mỗi giáo viên dạy Mĩ thuật.
- Do đó tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy các tác phẩm hội họa không còn là vấn đề đơn thuần nữa mà nó trở thành nhiệm vụ của mỗi ai đã, đang và sẽ là giáo viên dạy Mĩ thuật trong mỗi nhà trường.
II. Thực trạng của vấn đề: 
- Trong xu thế đổi mới toàn diện nội dung, chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học hiện nay, bên cạnh những thành công những kết quả đáng phát huy vẫn còn tồn tại những bất cập nhất định: Chẳng hạn, học sinh giờ đây không còn yêu thích môn Mĩ thuật; cách tiếp cận, học tập môn Mĩ thuật vẫn còn thụ động, hình thức sao chép.... Nhiều em không nhớ nổi một tác phẩm, tên của họa sĩ... Bởi vậy dẫn đến thụ động trong học tập. Do đó giúp học sinh hiểu được ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm trong hội họa, tìm ra được phương pháp dạy học đúng nhất người giáo viên phải cung cấp, rèn luyện, tạo cho các em thói quen học đa chiều, tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết tốt một vấn đề.
 Kết quả khảo sát thực trạng trước khi áp dụng đề tài.
Thứ tự
Nội dung
 thử nghiệm
Kết quả trước khi thực nghiệm còn bất cập
1
Dạy học theo phương pháp gợi mở, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, chia nhóm tìm hiểu.
Học sinh chưa chủ động hết về nội dung kiến thức. học sinh Chưa yêu thích môn học, chưa phát huy được hết những thế mạnh vốn có của học sinh.
2
Dạy học theo phương pháp học sinh áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nhóm 
Học sinh chưa hiểu sâu về kiến thức, chưa mạnh dạn, chưa áp dụng vào thực tiễn môn học ở phổ thông, chưa có tính giáo dục cao. 
3
Dạy học theo hướng tích hợp liên môn. Mỹ thuật giai đoạn: 1954- 1975 
Chưa phát huy được năng lực phẩm chất của học sinh một cách triệt để, Khả năng sáng tạo còn chưa cao.
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng, để việc áp dụng các phương pháp, kinh nghiệm trong việc tổ chức dạy học theo hướng tích hợp liên môn ở các bài “thường thức mỹ thuật” đạt hiệu quả cao, giúp học sinh tích cực học tập yêu thích môn Mỹ thuật hơn, thì các giải pháp thực hiện phù hợp, đơn giản, dễ hiểu chính là điều mà tôi luôn tìm tòi, trăn trở.
III. Các giải pháp thực hiện.
1. Lên kế hoạch cho bài dạy:
+ Giáo viên: xây dựng kế hoạch, thiết kế bài học, tư liệu liên quan, thiết bị tương ứng, dự kiến quy trình, kết quả,
+ Học sinh: Sưu tầm, vận dụng kiến thức: Mĩ thuật, Âm nhạc, Văn học, lịch sử, địa lí, kỹ năng tổng hợp, báo cáo kết quả. Có thể sưu tầm cá nhân, trao đổi, thu thập thông tin theo nhóm.
2. Các biện pháp tiến hành 
2.1 Vận dụng kiến thức liên môn vào bài học
	Tích hợp kiến thức âm nhạc 
+ Bài: - Âm nhạc thường thức - Nhạc sĩ Đỗ Nhuận với bài hát “Hành quân xa".
 - Âm nhạc thường thức - Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát " Biết ơn chị Võ Thị Sáu".
 + Một số tác phẩm âm nhạc: Bài ca hy vọng ( Văn Ký); Anh vẫn hành quân (Huy Du); Chào anh giải phóng quân (Hoàng Vân);  Giải phóng miền Nam (Lưu Hữu Phước)...
=> HS thấy được các ca khúc cách mạng cùng đồng hành với những tác phẩm hội họa tạo nên những trang sử hào hùng của cha ông.
Tích hợp kiến thức ngữ văn 
 + Bài: - Đồng chí
 - Tiểu đội xe không kính
 - Mồ anh hoa nở của Thanh Hải
--> HS hiểu được về diễn biến lịch sử, về cuộc sống của những con người trong giai đoạn 1954-1975. Thông qua sự miêu tả bằng hình ảnh, tranh vẽ chân thật của các chiến sĩ là các họa sĩ yêu nước. Từ những kiến thức về mỹ thuật học sinh có thể tưởng tượng vẽ lại những hình ảnh, tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học, thơ ca... trong chương trình ngữ văn.
Tích hợp kiến thức Giáo dục công dân 
+ Bài 6: - Biết ơn
 - Yêu thương con người.
 - Nghĩa vụ bảo vệ đất nước
	Tích hợp kiến thức lịch sử 
+ Bài: - Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam 1954 - 1965.
 - Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ cứu nước 1965-1973.
 - Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 1973-1975.
=> Học sinh nắm được những sự kiện lịch sử theo hướng tích hợp liên môn Mỹ thuật phục vụ cho việc học tập môn lịch sử của dân tộc ta.
2.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
Chuẩn bị cho bài học:
- Giáo viên : Chuẩn bị đầy đủ thiết bị dạy học 
+ Máy chiếu
+ Bảng phụ
+ Tài liệu tham khảo:
+ Từ điển thuật ngữ mĩ thuật phổ thông
+ Phương pháp đổi mới dạy và học mĩ thuật THCS
Học liệu:
+ SGK, SGV môn mĩ thuật
+ Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học mĩ thuật THCS
+ SGK lịch sử, ngữ văn, âm nhạc, giáo dục công dân
+ Tư liệu, phiên bản tranh của các họa sĩ
- Học sinh : + Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu cho tiết học.
 + Ôn lại kiến thức :Về lịch sử, ngữ văn, âm nhạc, giáo dục công dân,... để liên hệ, vận dụng vào kiến thức bài học.
* Hoạt động học tập:
Quan sát, trả lời các câu hỏi, xây dựng nội dung bài học
Hoạt động nhóm, tìm hiểu, phân tích về các chất liệu, tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
Thuyết trình trước lớp
Lắng nghe thông tin bổ sung từ giáo viên
Vẽ tranh mô phỏng lại các tác phẩm yêu thích, vận dụng kiến thức bài học.
Viết bài cảm thụ về một tác phẩm hội họa
Liên hệ bản thân về kiến thức mĩ thuật đã học.
* Hoạt động kiểm tra, đánh giá
Giáo viên yêu cầu các nhóm:
Trình bày sản phẩm
Tự đánh giá
+ Học sinh nhận xét về sự tham gia của các bạn trong nhóm
+ Học sinh nhận xét, đánh giá về hoạt động của các nhóm 
Giáo viên nhận xét, đánh giá : 
+ Kiểm tra, củng cố kiến thức sau nội dung bài học
+ Tập hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá kết quả thực hành
+ Nhận xét đánh giá các nhóm về: Tiến độ thực hiện, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, biểu đạt tiếp thu thông tin, sự sáng tạo, hợp tác trong công việc
+ Nhận xét đánh giá kết quả học sinh theo nhóm hoặc cá nhân. Khen ngợi, khuyến khích, đánh giá mức hoàn thành tốt đối với những nhóm cá nhân có tinh thần học tập tốt, hăng hái, có ý tưởng sáng tạo.
Giáo viên lưu ý:
Đánh giá cần dựa trên năng lực của người học
Cần tạo điều kiện để học sinh tham gia đánh giá kết quả học tập của các học sinh khác trong nhóm, trong lớp và tự đánh giá bản thân. 
 - Hoạt động học tập, sáng tạo nghệ thuật nhằm khơi dậy tiềm năng người học, hướng người học phát huy được khả năng của mình .
 - Giáo viên theo dõi quá trình tham gia học tập của học sinh để thực hiện đánh giá các năng lực ( năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực cảm thụ thẩm mĩ).
* Hoạt động vận dụng, liên hệ bản thân
 - Học sinh vận dụng những hiểu biết về lịch sử mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 vào các môn học ở phổ thông. 
	- Học sinh vận dụng kiến thức âm nhạc biết thêm về hoàn cảnh ra đời và thêm yêu quý, chân trọng các tác phẩm.
 - Học sinh vận dụng kiến thức ngữ văn về một số hình ảnh người chiến sĩ tiêu biểu trong các tác phẩm văn học giai đoạn 1954-1975.
	- Vận dụng các kiến thức về tinh thần yêu nước ý trí quật cường của nhân dân ta ở tiết giáo dục công dân. Từ đó các em có niềm tin và tự hào về dân tộc hơn. 
	- Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về Mỹ thuật, Âm nhạc, Lịch sử, Văn học... Việt Nam giai đoạn 1954-1975 để góp phần nâng cao hiểu biết về nhiều lĩnh vực nghệ thuật, phát triển nhân cách toàn diện học sinh.
 3. Các hoạt động cơ bản
 Bài 5: Sơ lược về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975
 ( Thời gian 3 tiết)
Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về bối cảnh lịch sử (Tiết 1 )
Tích hợp kiến thức lịch sử lớp 9
+ Bài 28 - Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965).
+ Bài 29 - Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mỹ cứu nước (1965-1973).
+ Bài 30 - Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973-1975).
Tích hợp kiến thức âm nhạc.
+ Bài: - Âm nhạc thường thức - Nhạc sĩ Đỗ Nhuận với bài hát “Hành quân xa".
 - Âm nhạc thường thức - Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát " Biết ơn chị Võ Thị Sáu".
 + Một số tác phẩm âm nhạc: Bài ca hy vọng ( Văn Ký); Anh vẫn hành quân (Huy Du); Chào anh giải phóng quân (Hoàng Vân);  Giải phóng miền Nam (Lưu Hữu Phước)...
Tích hợp kiến thức ngữ văn 
 + Bài: - Đồng chí
 - Tiểu đội xe không kính
 - Mồ anh hoa nở của Thanh Hải
Tích hợp kiến thức Giáo dục công dân 
+ Bài 6: - Biết ơn
 - Yêu thương con người.
 - Nghĩa vụ bảo vệ đất nước
* Cảm nhận về 2 tác phẩm
+ Tất cả vì miền Nam (khắc gỗ- Nguyễn Tư Nghiêm) 
+ Trái tim và nòng súng (Sơn mài- Huỳnh Văn Gấm)
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Vài nét về bối cảnh lịch sử Việt nam giai đoạn 1954-1975.
GV: Em hãy nêu một vài mốc lịch sử quan trọng trong thời kì này?
? Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được kí kết năm nào?
GV: Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương :
Năm 1954 hiệp định Genève đươc kí kết. Đất nước ta tạm bị chia cắt làm hai miền
Miền Bắc bắt đầu xây dưng chủ nghĩa xã hội.
Miền Nam tiếp tục đấu tranh chống đế quôc Mỹ
Miền Bắc
- Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội.
- Ngày 1/1/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch trở về Thủ đô.
- Ngày 13/5/1955, lính Pháp cuối cùng rời khỏi Hải Phòng, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
Miền Nam
- Giữa tháng 5/1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam theo điều khoản của Hiệp định Giơnevơ..
- Mỹ thay Pháp, đưa tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền ở miền Nam, âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Dương và Đông Nam Á.
Năm 1954 hiệp định Genève đươc kí kết. Đất nước ta tạm bị chia cắt làm hai miền
Miền Bắc bắt đầu xây dưng chủ nghĩa xã hội.
Miền Nam tiếp tục đấu tranh chống đế quôc Mỹ
 Quân dân Việt Nam đấu tranh chống đế quốc Mĩ
Bối cảnh lịch sử có tác động gì tới các hoạ sỹ nước ta?
Giới văn nghệ sĩ nói chung và các họa sĩ nói riêng đã có những đóng góp gì trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng dân tộc (1954-1975).
Em hãy kể tên một số tác phẩm ( hội họa, âm nhạc, thơ ca) phán ánh khí thế xây dựng và chiến đấu bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta.
GV giới thiệu (bằng hình ảnh) những đóng góp to lớn của giới văn nghệ sĩ trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ:
- Hội họa: Các họa sĩ tích cực tham gia vào các mặt trận. Những tác phẩm hội họa ấy ngoài giá trị nghệ thuật cao còn có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn" 
- Họa sĩ Trần Khánh Chương khẳng định.
Các họa sĩ nói riêng, các văn nghệ sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã sống và chiến đấu như những người chiến sĩ thực thụ, bình thản trước bom đạn, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình. Như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết, "họ đã sống và chết, giản dị và bình tâm". Hàng ngàn tác phẩm ký họa chiến tranh đã góp phần tái hiện một cách chân thực nhất về cuộc sống và chiến đấu anh dũng và gian khổ của quân và dân ta vì nền độc lập, tự do, hòa bình của Tổ quốc./.
Các họa sĩ tích cực tham gia vào các mặt trận sản xuất và chiến đấu.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng dân tộc (1954-1975), thơ ca, hội họa và âm nhạc - là một binh chủng đặc biệt đã có công lớn trong việc thức dậy lòng yêu nước, tình cảm Nam – Bắc một nhà, củng cố niềm tin tất thắng. Sức mạnh tinh thần đã biến thành và nhân lên sức mạnh vật chất, góp phần làm nên Đại thắng Mùa Xuân vĩ đại năm 1975.
Các tác phẩm của họ phản ánh khí thế xây dựng và chiến đấu bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta.
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Hội họa:
 “Trái tim và nòng súng, “Nắm đất miền nam”, “Tát nước đồng chiêm”
- Âm nhạc:
 Anh vẫn hành quân (Huy Du), Chào anh giải phóng quân (Hoàng Vân),  Giải phóng miền Nam (Lưu Hữu Phước)
- Thơ ca:
Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
Mồ anh hoa nở (Thanh Hải)
HS quan sát, lắng nghe, tìm hiểu qua một số các họa sĩ và các tác phẩm thể hiện khí thế xây dựng và chiến đấu bảo vệ tổ quốc của quân và dân.
- Họa sĩ: Bùi Xuân Phái.
- Họa sĩ: Trần Văn cẩn.
- Họa sĩ: Nguyễn Sáng
- Họa sĩ: Diệp Minh Châu
- Họa sĩ: Huỳnh Văn Gấm
 Tất cả vì miền Nam Trái tim và nòng súng
 (khắc gỗ- Nguyễn Tư Nghiêm) (Sơn mài- Huỳnh Văn Gấm)
Một số tác phẩm tái hiện về cuộc sống chiến đấu anh dũng và gian khổ của quân và dân ta vì nền độc lập, tự do, hòa bình của Tổ quốc
- Âm nhạc: 
 Nhạc kháng chiến cùng với nhạc dân ca, nhạc truyền thống là những thể loại âm nhạc duy nhất được phát trên đài phát thanh Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Để cổ vũ tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, phục vụ chiến tranh, truyền đạt những chính sách của nhà nước, khuyến khích tình yêu lý tưởng cộng sản, cũng có cả những bài hát trữ tình, thể hiện tình yêu quê hương đất nước hoặc cổ vũ lao động, xây dựng.
 Trong thời kỳ này, nhiều nhạc sĩ tài năng đã ghi dấu ấn với các ca khúc có trong chương trình phổ thông như: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận với bài hát "Giải phóng Điện Biên". Nhạc sĩ Đỗ Nhuận với bài hát" Hành quân xa". Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát "Bóng cây kơ - nia". Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát " Biết ơn chị Võ Thị Sáu"....
 (Vào những năm 1958 -1959 khi Mỹ - Diệm lên máy chém khắp miền Nam, thực hiện các cuộc hành quân càn quét để tìm diệt cộng sản thì nhạc sĩ Văn Ký có bài hát Bài ca Hy vọng. Bài hát này được ca sĩ Khánh Vân (người Sài Gòn) thể hiện lần đầu. Chị không chỉ hát trên Đài TNVN mà còn hát bằng loa phóng thanh ở vĩ tuyến 17 cho người dân Quảng Trị và binh lính Việt Nam cộng hòa nghe).
HS quan sát, lắng nghe một số bài hát ca ngợi tinh thần chiến đấu, lao động của quân và dân trong cuộc kháng chiến...
- Chào anh giải phóng quân  (Hoàng Vân)
- Biết ơn chị Võ Thị Sáu (Nguyễn Đức Toàn)
Giải phóng miền Nam (Lưu Hữu Phước)...
 Nhạc sỹ Văn Ký đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân huy chương cao quý. Năm 2011, ông đã được phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
- Thơ ca: 
 Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, văn học, thơ ca luôn là một đạo quân mang sức mạnh thần kỳ. Nó còn thể hiện tình đồng đội, đồng chí của những người lính. Được thể hiện qua các hình ảnh bình dị mà đặc sắc:
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
 Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
 Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy.
Tinh thần chiến đấu
Động lực mạnh mẽ và sâu xa để làm nên sức mạnh và sự dũng cảm, tư thế hiên ngang của người lính chính là lòng yêu nước, ý chí quyết tâm và khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của thế hệ trẻ.
 Không có kính, rồi xe không có đèn,
 Không có mui xe, thùng xe có nước
Thế nhưng:
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
 Chỉ cần trong xe có một trái tim.
GV Kết luận:
 Qua những trang sử hào hùng của ông cha ta, cùng với thơ ca, các ca khúc, những tác phẩm hội họa cũng có đóng góp một phần lớn trong những thắng lợi của dân tộc ta. 
Ngoài cầm súng, người họa sĩ phải vẽ tranh cổ động, tranh châm biếm đả kích

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_hoc_dat_ket_qua_cao_theo_huong_tic.doc