SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hứng thú học tập và khả năng tiếp thu môn âm nhạc cho học sinh khối 8 trường Trung học cơ sở Đồng Lộc

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hứng thú học tập và khả năng tiếp thu môn âm nhạc cho học sinh khối 8 trường Trung học cơ sở Đồng Lộc

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà khoa học kỹ thuật đang vươn tới những đỉnh cao chưa từng có trong lịch sử. Công nghệ thông tin (CNTT) đã có một vai trò không nhỏ trong việc phát triển của khoa học kỹ thuật, tác động tới mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Việc ứng dụng CNTT vào công tác nghiên cứu, giảng dạy, thực hành không còn là điều mới mẻ. Rất nhiều nước trên thế giới và ngay cả ở Việt nam, với sự hỗ trợ đắc lực của CNTT đã mang lại nhiều thành tựu to lớn.

Vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học đã được chứng minh bằng thực tiễn giáo dục trong và ngoài nước những năm qua, nó cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy và học tập là xu thế tất yếu của giáo dục. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.

 Ở Việt Nam nói chung và trong ngành giáo dục nói riêng việc sử dụng công nghệ thông tin đã trở nên phổ cập và mang tính thường nhật. Với việc giáo dục bộ môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông cũng vậy, trong mỗi tiết học Âm nhạc giờ đây để thoát khỏi cách dạy “chay” hoặc có chăng là với vài thứ đồ dùng lạc hậu, tính trực quan và thẩm mĩ thấp, người giáo viên có thể khai thác và sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ hữu ích để việc giảng dạy Âm nhạc trở nên hấp dẫn và mang tính chuyên nghiệp hơn. Mọi thông tin, tài liệu hỗ trợ cho công việc giảng dạy Âm nhạc có thể khai thác được trên mạng Internet, các bài dạy đều có thể thiết kế trên máy tính.để trong giờ dạy người giáo viên sẽ không còn phải đưa những giáo cụ cũ mòn hay những bức tranh minh họa tĩnh lặng với tính minh họa không cao, hay những bản nhạc với chất lượng thu thanh kém cho học sinh nghe.

 Cuối năm học trước tôi đã làm một cuộc khảo sát đối với 34 học sinh khối 7 trường THCS Đồng Lộc bằng cách tôi đã đưa ra một câu hỏi rằng: Em có yêu thích môn Âm nhạc không? Em có cảm thấy hứng thú khi được học các tiết học âm nhạc không? Sau khi nhận được câu hỏi này đa số các em đều trả lời rằng: Các em thích môn Âm nhạc nhưng các em chưa thực sự hứng thú với môn học này, đặc biệt là với các tiết học Nhạc lí hay Âm nhạc thường thức.

 

doc 14 trang thuychi01 6281
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hứng thú học tập và khả năng tiếp thu môn âm nhạc cho học sinh khối 8 trường Trung học cơ sở Đồng Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HẬU LỘC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỒNG LỘC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM NÂNG CAO
HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ KHẢ NĂNG TIẾP THUMÔN ÂM NHẠC CHO HỌC SINH KHỐI 8 TRƯỜNG THCS ĐỒNG LỘC.
Người thực hiện: Trương Thị Tâm
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Đồng Lộc
SKKN thuộc lĩnh vực: Âm nhạc
NĂM 2015
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
2
B. NỘI DUNG
4
1.Cơ sở lí luận của đề tài 
4
 Tri giác
4
 Trí nhớ
4
2. Thực trạng vấn đề
4
a. Thuận lợi
4
b. Khó khăn
5
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
5
a. Dạy hát
5
b. Dạy nhạc lí
8
3. Dạy tập đọc nhạc
9
4. Dạy âm nhạc thường thức
11
B. KẾT LUẬN
 17
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà khoa học kỹ thuật đang vươn tới những đỉnh cao chưa từng có trong lịch sử. Công nghệ thông tin (CNTT) đã có một vai trò không nhỏ trong việc phát triển của khoa học kỹ thuật, tác động tới mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Việc ứng dụng CNTT vào công tác nghiên cứu, giảng dạy, thực hành không còn là điều mới mẻ. Rất nhiều nước trên thế giới và ngay cả ở Việt nam, với sự hỗ trợ đắc lực của CNTT đã mang lại nhiều thành tựu to lớn. 
Vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học đã được chứng minh bằng thực tiễn giáo dục trong và ngoài nước những năm qua, nó cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy và học tập là xu thế tất yếu của giáo dục. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.
 	Ở Việt Nam nói chung và trong ngành giáo dục nói riêng việc sử dụng công nghệ thông tin đã trở nên phổ cập và mang tính thường nhật. Với việc giáo dục bộ môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông cũng vậy, trong mỗi tiết học Âm nhạc giờ đây để thoát khỏi cách dạy “chay” hoặc có chăng là với vài thứ đồ dùng lạc hậu, tính trực quan và thẩm mĩ thấp, người giáo viên có thể khai thác và sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ hữu ích để việc giảng dạy Âm nhạc trở nên hấp dẫn và mang tính chuyên nghiệp hơn. Mọi thông tin, tài liệu hỗ trợ cho công việc giảng dạy Âm nhạc có thể khai thác được trên mạng Internet, các bài dạy đều có thể thiết kế trên máy tính...để trong giờ dạy người giáo viên sẽ không còn phải đưa những giáo cụ cũ mòn hay những bức tranh minh họa tĩnh lặng với tính minh họa không cao, hay những bản nhạc với chất lượng thu thanh kém cho học sinh nghe... 
	Cuối năm học trước tôi đã làm một cuộc khảo sát đối với 34 học sinh khối 7 trường THCS Đồng Lộc bằng cách tôi đã đưa ra một câu hỏi rằng: Em có yêu thích môn Âm nhạc không? Em có cảm thấy hứng thú khi được học các tiết học âm nhạc không? Sau khi nhận được câu hỏi này đa số các em đều trả lời rằng: Các em thích môn Âm nhạc nhưng các em chưa thực sự hứng thú với môn học này, đặc biệt là với các tiết học Nhạc lí hay Âm nhạc thường thức.
 	Vì vậy nhằm phát huy tính tích cực của công nghệ thông tin trong việc giảng dạy môn Âm nhạc, đặc biệt là trong các tiết học Nhạc lí hay Âm nhạc thường thức như: Giới thiệu nhạc sĩ nổi tiếng thế giới; Nghe nhạc; Giới thiệu nhạc cụ dân tộc; Giới thiệu nhạc cụ nước ngoài; Tập đọc nhạc... người giáo viên có thể thiết kế bài giảng với các phần mềm hỗ trợ trên máy tính như: PowerPoint (Phần mềm thiết kế các dạng trình chiếu), Encore 4.5, Final 2010 (Phần mềm chép và soạn nhạc), Internet (Mạng toàn cầu khai thác tất cả các thông tin cần có)... 
 	Qua việc giảng dạy môn Âm nhạc nhiều năm, thực tế đã chứng minh là chất lượng các giờ học Âm nhạc có sử dụng công nghệ thông tin đều đem lại hiệu quả rất cao. Sự hứng thú trong học tập của học sinh thể hiện rất rõ nét, người giáo viên có nhiều cơ hội để nâng cao và mở rộng lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh...Các dẫn chứng, minh họa chính xác và hiệu quả hơn, cuối tiết học bên cạnh việc dạy và học môn Âm nhạc thì một việc quan trọng hơn đó là học sinh cũng đã một phần nào được giáo dục về thẩm mỹ, thái độ cảm thụ và thưởng thức âm nhạc. 
 Một số hoạt động điển hình về ứng dụng CNTT trong dạy – học được giáo viên thực hiện thành công và mang lại hiệu quả cao như:
- Tra cứu thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, nâng cao kiến thức chuyên môn và lấy tư liệu hỗ trợ soạn giảng.
- Sử dụng các phần mềm hỗ trợ soạn giảng để tạo bài giảng điện tử như MS Powerpoint, Violet, iSpring Presenter và các phần mềm dựng phim, nhạc
- Sử dụng các phần mềm hỗ trợ làm đề thi/kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh như McMix, Quest, MS Excel
- Sử dụng diễn đàn, email như một phương tiện để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên các trường bạn trong cả nước.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học âm nhạc ở trường THCS. Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo sự hứng thú cho học sinh khi học môn âm nhạc, học sinh tiếp thu bài một cách nhanh hơn, trực quan và sinh động hơn, giáo viên truyền đạt dễ dàng hơn, tiết kiệm được thời gian hơn
3. Đối tượng nghiên cứu.
- Về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ dạy hoc âm nhạc lớp 8.
4. Phương pháp nghiên cứu.
 	- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tìm tài liệu và nghiên cứu các nội dung có liên quan đến nội dung đề tài, các chỉ thị chỉ đạo hướng dẫn việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, các văn bản chuyên môn. Tìm hiểu ứng dụng các phần mềm soạn giảng.
 - Phương pháp điều tra: Thông qua phiếu điều tra nhằm nắm bắt được những ý kiến của HS về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn Âm nhạc ở lớp 8.
+ Cách thực hiện: Soạn phiếu điều tra và phát phiếu điều tra cho HS sau đó thu phiếu và tổng hợp kết quả. 
+ Phương pháp quan sát: Quan sát tinh thần thái độ, của HS khi học bằng giáo án điện tử. Các kĩ năng, kiến thức của HS sau khi học bằng giáo án điện tử.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: 
 + Đề xuất các giải pháp để ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc.
 + Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm tại lớp 8 trường THCS Đồng Lộc nhằm nâng cao hiệu quả môn học.
Căn cứ vào cơ sở thực tiễn của việc giảng dạy bộ môn âm nhạc có ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường phổ thông, cùng với việc cá nhân tôi đã thử áp dụng vào các giờ dạy của mình, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp về “Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hứng thú học tập và khả năng tiếp thu môn âm nhạc cho học sinh khối 8 trường Trung học cơ sở Đồng Lộc”.
 B. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận của đề tài.
- Tri giác trẻ em lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở thường gắn với hoạt động cụ thể như: Cầm, nắm, sờ, "Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm". Vì thế dạy học trực quan sinh động giúp các em có tri giác tốt hơn.
- Trí nhớ của học sinh Trung học cơ sở là trí nhớ trực quan hình tượng, kiến thức bài học đều đến với các em từ 5 giác quan: Thị giác (nhìn); Xúc giác (sờ,cầm, nắm); Vị giác (nếm); Khứu giác (ngửi); Thính giác (nghe). Do đó những hình ảnh và âm thanh trực quan sinh động sẽ giúp các em ghi nhớ bài học nhanh nhất và lâu nhất.
Tóm lại: Quá trình nhận thức của học sinh rất cần đến những phương tiện trực quan sinh động, chính vì đặc điểm đó mà sử dụng đồ dùng dạy học thông qua công nghệ thông tin đối với học sinh Trung học cơ sở là rất thích hợp và cần thiết.
2. Thực trạng vấn đề.
Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn âm nhạc ở trường Trung học cơ sở Đồng Lộc:
* Về điều kiện cơ sở vật chất :
a. Thuận lợi:
* Nhà trường:
- Với phương châm đi trước đón đầu trong phương hướng, nhiệm vụ giáo dục, trường THCS Đồng Lộc đã sớm triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường và là tiêu chí đánh giá mỗi giáo viên.
- Được sự ủng hộ của các cấp, ban ngành, phụ huynh toàn trường hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường và đặc biệt là sự quan tâm đầu tư các trang thiết bị hiện đại của lãnh đạo ngành và lãnh đạo địa phương trong những năm học vừa qua nên hiện nay, nhà trường đã có:
+ 2 máy chiếu Projector cùng màn chiếu hiện đại.
+ Hệ thống máy vi tính hiện đại được nối mạng Internet
* Giáo viên: 
- Giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh, tư liệu, các sự kiện âm nhạc từ các nguồn phim ảnh đa dạng từ internet, băng ghi hình, tranh ảnh trong sách báo mà không phải mang theo đồ dùng dạy học cồng kềnh khi lên lớp.
 - Các tư liệu âm nhạc được chuyển thể thành phim theo chủ đề bài học được các đài truyền hình cả nước đưa lên màn ảnh và phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, giáo viên có thể mua ở các trung tâm dịch vụ truyền hình hoặc từ internet để phục vụ minh hoạ cho bài giảng sinh động hơn.
 - Giáo viên có thể trình chiếu các sơ đồ, bài tập nhóm, các câu hỏi trắc nghiệm khách quan khi kiểm tra bài cũ hay kết thúc bài học để học sinh tiện theo dõi.
 - Việc sơ đồ hoá, hệ thống hoá toàn bộ kiến thức bài học cũ theo từng chương, từng chủ đề cũng thuận lợi hơn khi sử dụng bảng phụ để giảng dạy. 
- Khi soạn một giáo án điện tử, giáo viên có thể lưu lại để giảng dạy ở nhiều lớp khác nhau.
- Được tham gia các lớp tập huấn sử dụng cụng nghệ thông tin . 
- Sử dụng tương đối thành thạo các phần mềm tin học. 
- Nhiệt tình, sáng tạo, có ý thức đổi mới phương pháp dạy học.
* Học sinh: 
- Học sinh thường rất say mê và hứng thú học tập môn âm nhạc, đặc biệt là những tiết học có sử dụng công nghệ thông tin. 
b. Khó khăn:
- Việc xây dựng và thiết kế 1 bài giảng có sử dụng công nghệ thông tin đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều hơn về thời gian, công sức và sức sáng tạo; bên cạnh đó các điều kiện phục vụ cho tiết dạy phải có sự chuẩn bị lâu hơn về mọi điều kiện để tiến trình tiết học diễn ra theo dự kiến về mặt thời gian, nội dung kiến thức
- Nhà trường chưa có phòng học chức năng, mà mỗi lớp chỉ học 1 tiết/tuần nên việc di chuyển máy chiếu từ lớp này sang lớp khác còn gặp nhiều khó khăn.
- Giờ học còn bị chi phối và phụ thuộc vào các điều kiện như: Phòng học, nguồn điện, các đồ dùng dạy học cần thiết khác
 	 Qua nhiều năm giảng dạy Âm nhạc trường THCS Đồng Lộc, tôi nhận thấy kỹ năng nhận thức môn âm nhạc của một số bộ phận HS còn yếu dẫn đến kết quả học tập chưa tốt. Sau đây là số liệu thống kê kết quả phần Âm nhạc thường thức lớp 8 năm học 2015-2016.
Khối
Số HS
 Điểm Đạt
	Điểm Chưa Đạt
8
40
36 HS = 90%
4 HS = 10%
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
Dựa vào các tính năng sẵn có trên máy tính giáo viên có thể thiết kế được nhiều dạng bài để phục vụ việc giảng dạy môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông như:
 a. Phân môn dạy hát
	Sử dụng phần mềm PowerPoint và Encore 4.5 để thiết kế dạng bài dạy hát (Bao gồm cả nhạc và lời). Có thể chèn những hình ảnh tĩnh hoặc động phù hợp với nội dung bài hát như là một giáo cụ trực quan sinh động với tính thẩm mỹ rất cao.
 	Thông thường trong một tiết học dạy hát người giáo viên thường sử dụng tranh ảnh để minh họa cho nội dung, phần nhạc và lời của bài hát được photo to ra rồi treo lên bảng, cách làm này đến nay đã trở nên nhàm chán đối với học sinh. Thực tế với cách giới thiệu bài vẫn là tranh ảnh minh họa nhưng tôi đã sử dụng máy chiếu ứng dụng công nghệ thông tin, giới thiệu một số hình ảnh động thì chất lượng những bức ảnh trở nên vượt trội hơn, thu hút sự chú ý của hoc sinh hơn so với cách làm cũ. Ví dụ: Học hát bài: Nổi trống lên các bạn ơi! - Nhạc và lời: Phạm Tuyên. Tôi sử dụng một số hình ảnh sau:
 Với việc sử dụng các hình ảnh này, học sinh bước đầu biết được nội dung bài hát có liên quan đến sự tích về mẹ Âu Cơ, đồng thời gây hứng thú, kích thích tư duy của học sinh trong học bài.
 Thông qua các hiệu ứng trình chiếu của phần mềm Powerpoint, các bức ảnh này có thể chuyển động theo ý đồ của giáo viên với phần giai điệu của bài hát được lồng ghép trực tiếp có thể phát đồng thời trong quá trình người giáo viên giới thiệu bài.
 Với phần dạy hát, giáo viên có thể đưa toàn bộ phần nhạc và lời bài hát hoặc đưa riêng phần lời ca để hướng dẫn học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài hát: “Nổi trống lên các bạn ơi”, tôi đã chiếu toàn bộ phần nhạc và lời bài hát để học sinh theo dõi từng nốt nhạc và lời một cách cụ thể hơn.
 Với phần rèn luyện các kỹ năng như vận động phụ họa hoặc tập biểu diễn, tùy thuộc vào nội dung từng bài hát cụ thể mà người giáo viên có thể lồng ghép các Video clip vào cho học sinh xem và tự tìm cách vận động phụ họa hay biểu diễn một cách hoàn toàn chủ động và sáng tạo. Tôi lại sử dụng phần mềm Windows Movie Maker (Biên tập chỉnh sửa video) lần nữa, lần này tôi chỉnh sửa video clip có sẵn đã sưu tầm trên mạng . Thường thì những video đó rất dài mà thời gian trong giờ học thì có hạn nên tôi cắt bớt cho phù hợp. Chỉ để hai lần biểu diễn cho học sinh xem và hoạt động cùng các bạn.
 Ví dụ: Từ video bài “Nổi trống lên các bạn ơi”trong cuộc thi “Ươm mầm tài năng” sau, tôi đã cho học sinh quan sát các điệu múa trong video. Từ đó, các em có thể bắt chước theo một số động tác múa phụ họa.
 Ngoài ra việc xây dựng các kỹ năng hát nâng cao cũng rất dễ xây dựng trên một sơ đồ trực quan, thay cho việc giáo viên phải giải thích, dẫn giải. Ví dụ : Khi dạy cho học sinh cách hát Xướng và hát Xô trong bài “Hò ba lí”, giáo viên chỉ cần trình chiếu bài hát và đánh dấu lời hát xướng và xô bằng hai màu chữ đối lập, như vậy học sinh có thể quan sát và thực hiện một cách dễ dàng:
b. Phân môn dạy nhạc lí
Đối với phân môn nhạc lí, giờ lên lớp giáo viên không mất nhiều thời gian cho việc đọc chép, bài giảng sẽ hấp dẫn hơn khi có nhiều hình thức minh họa về hình ảnh, âm thanhngoài ra học sinh sẽ tự tìm hiểu thêm nội dung của bài giảng ở nhiều nguồn khác nhau qua Internet.
 Chương trình dạy nhạc lí ở THCS yêu cầu giáo viên phải cung cấp cho học sinh một số nội dung lí thuyết âm nhạc đơn giản và cần thiết, nhằm hỗ trợ việc học hát, Tập đọc nhạc và nâng cao hiểu biết về Âm nhạc. Mục tiêu của bài học về nhạc lí là giúp học sinh biết khái niệm, đặc điểm, nhận biết kiến thức trên bản nhạc, được nghe âm thanh minh họa và có thể áp dụng kiến thức vào bài tập cụ thể. Với thời lượng không nhiều, các nội dung nhạc lí cần được giới thiệu ở mức sơ giản, qua thực hành để biết lí thuyết.
Ví dụ : Giới thiệu về giọng song song, giọng La thứ hòa thanh (SGK Âm nhạc lớp 8)
Với cách giới thiệu kiến thức nhạc lí như thế này học sinh vừa được quan sát dễ dàng trên bản nhạc, vừa được nghe minh họa kiến thức bằng âm thanh một cách sinh động, học sinh sẽ ghi nhớ kiến thức dễ dàng và khắc sâu, như vậy kiến thức sẽ được các em nhớ lâu hơn.
c. Phân môn dạy tập đọc nhạc: 
Sử dụng phần mềm Encore 4.5, Final 2.0 để chép lại các tiến trình như: Luyện tập tiết tấu, luyện tập cao độ, bài tập đọc nhạc, lời ca rồi trình chiếu trên phần mềm PowerPoint theo ý đồ của giáo viên.
 Chương trình dạy tập đọc nhạc ở THCS đòi hỏi giáo viên phải lần lượt rèn cho học sinh các kỹ năng cần thiết như: 
+ Luyện tập cao độ.
+ Luyện tập tiết tấu. 
+ Tập đọc nhạc. 
+ Ghép lời ca. 
Nếu chỉ đơn thuần treo tranh bài tập đọc nhạc lên bảng rồi với một cây đàn và giáo viên lần lượt thực hiện các thao tác trên thì học sinh sẽ tiếp thu bài một cách mơ hồ, thậm chí dẫn đến tình trạng học sinh học vẹt (Nghe bạn đọc rồi bắt chước đọc theo). Vậy thì với phần thiết kế bài giảng trên máy vi tính một cách trực quan, cụ thể các kỹ năng cần thực hiện học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu bài một cách chủ động tích cực bởi nếu bài giảng giáo viên thiết kế tốt đã gây sự tò mò của học sinh ngay từ đầu tiết học.
 Ví dụ: Bài TĐN số 3 – “Hãy hót chú chim nhỏ hay hót”
Những thông tin cơ bản về bài Tập đọc nhạc được đưa ra một cách cụ thể trên màn hình sẽ giúp học sinh dễ nhận biết và quan sát, từ đó có thể ghi nhớ tốt hơn một số nội dung cơ bản như: 
+ Bài TĐN được viết ở nhịp:3/4
 + Cao độ: La, si, đô, rê, mi, son, la
 +Trường độ: Đơn, đen, đen chấm dôi,trắng, đơn chấm dôi, kép.
	+Bài viết ở giọng : La thứ hòa thanh.
 Với các hiệu ứng của phần mềm, các nốt nhạc trong phần luyện cao độ có thể đưa ra lần lượt khi luyện tập kèm cao độ chuẩn của nốt ấy khiến học sinh dễ dàng thẩm âm một cách chuẩn xác. Ví dụ:
Ở phần luyện tiết tấu cũng vậy, giáo viên có thể tạo trường độ của các nốt bằng cách dùng các âm sắc của bộ gõ điện tử minh họa cho hình tiết tấu cần thực hiện.
Trong phần tập đọc nhạc và ghép lời ca, phần nhạc và lời có thể xuất hiện theo chủ ý của giáo viên, kết hợp với hệ thống câu hỏi cùng các hiệu ứng về âm thanh cũng như hình ảnh, tạo hiệu quả rất đặc biệt hỗ trợ tốt cho việc nắm bắt kiến thức cho học sinh. 
Sau khi học sinh tự quan sát và trả lời hệ thống các câu hỏi trên, lúc này tự bản thân mỗi học sinh đã bắt đầu nắm được các kiến thức cơ bản và các yêu cầu của bài tập đọc nhạc. Và học sinh đã có thể tự vỡ bài thông qua sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên.
 Khi hoàn thành các yêu cầu của bài học giáo viên có thể cho học sinh ôn bài bằng cách chơi trò chơi:
 Trên màn hình máy chiếu sẽ là các hình nốt nhạc chuyển động còn trên bảng phụ, giáo viên kẻ sẵn khuông nhạc để học sinh lên viết các nốt nhạc theo bài tập đọc nhạc mình vừa học.
d. Phân môn dạy âm nhạc thường thức
 Trong chương trình âm nhạc THCS nói chung và Âm nhạc lớp 8 nói riêng, ngoài việc học hát, học tập đọc nhạc học sinh còn được học Âm nhạc thường thức. Đây là phân môn sẽ giới thiệu cho các em những kiến thức mở rộng về Âm nhạc như: các nhạc cụ dân tộc Việt Nam và nhạc cụ nước ngoài, được làm quen với một số nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giới, với các nhạc sĩ nổi tiếng có công với nền Âm nhạc cách mạng Việt NamVới dạng bài dạy này nếu giáo viên chỉ sử dụng một vài bức tranh minh họa thì hiệu quả của tiết học sẽ không cao, học sinh sẽ có ấn tượng mờ nhạt sau tiết học. Ngược lại nếu khai thác tốt thì đây là một dạng bài học sinh rất hứng thú bởi tính tò mò, muốn tìm hiểu thế giới xung quanh là đặc điểm của lứa tuổi. Thực tế đã chứng minh rằng trong các tiết học mà mọi thông tin cũng như các kiến thức liên quan mà gíao viên biết khai thác trên mạng Internet sẽ đem đến hiệu quả rất cao trong việc tạo ấn tượng và gây được sự hứng thú cao trong học tập của học sinh.
 * Dạy bài giới thiệu nhạc cụ :
 Bài giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc: Đối với kiểu bài này, giáo viên sử dụng mạng Internet khai thác hình ảnh, lịch sử ra đời, tính năng, cách sử dụng của các nhạc cụ dân tộc Việt Nam cũng như các nhạc cụ nước ngoài với âm thanh, hình ảnh thực minh họa.
 Ngoài hình ảnh của các nhạc cụ sẽ có hình ảnh minh họa tư thế chơi đàn và âm thanh thực minh họa thông qua tiếng đàn, hoặc các Video clip biểu diễn, thậm chí trong các tiết âm nhạc tăng cường giáo viên còn có thể giới thiệu cho học sinh lịch sử ra đời và cấu tạo cụ thể của các nhạc cụ này, tuy nhiên tất cả những vấn đề trên người giáo viên chỉ dạy học sinh ở mức độ mang tính giới thiệu vì với học sinh chưa thể ghi nhớ một cách cụ thể các kiến thức nêu trên, nhưng với tinh thần gợi mở, khuyến khích tìm hiểu sẽ có tác dụng tích cực cho học sinh chẳng hạn như:
`
Với cách giới thiệu này học sinh ngoài việc được quan sát, nghe giới thiệu còn có thể ghi nhớ được ngay âm sắc cụ thể của từng loại nhạc cụ.
 	Cũng với cách làm này, việc làm quen với các nhạc sĩ cũng có thể biến thành một tiết học âm nhạc thường thức rất bổ ích. 
 Ví dụ : Giới thiệu nhạc sĩ Sô-panh (SGK Âm nhạc lớp 8)
Người giáo viên có thể thay vì cách đọc hoặc kể cho học sinh nghe câu chuyện âm nhạc bằng việc cho học sinh biết chi tiết hơn về chân dung, ngày sinh, ngày mất của nhạc sĩ, về hình ảnh cây đàn được trưng bày ở viện bảo tang và tượng đài nhạc sĩ được điêu khắc bằng đá:
 Và các thông tin cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ:
 Sau khi nghe giới thiệu nhạc sĩ thì việc giáo viên cho học sinh nghe nhạc, hoặc giới thiệu các tác phẩm nổi tiếng của các nhạc sĩ (Thông qua các trang Web về âm nhạc của Thế giới và Việt Nam) là vô cùng có ý nghĩa. Trong bất kỳ thời gian nào về sau này, hễ cứ nghe thấy nét nhạc nào đã được nghe, học sinh đều có thể trả lời được n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_nham_nang_cao_hung_thu_hoc.doc