SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng phương pháp sơ đồ hoá vào bài giảng Địa lí 11 Đông Nam Á (Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội)

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng phương pháp sơ đồ hoá vào bài giảng Địa lí 11 Đông Nam Á (Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội)

- Biết được vị trí đại lý, phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế.

- Phân tích được đặc điểm dân cư-xã hội và ảnh hưởng của dân cư tới kinh tế.

- Ghi nhớ một số địa danh: Tên của 11 quốc gia ở Đông Nam Á.

- Sử dụng bản đồ tự nhiên Châu Á, bản đồ tự nhiên Đông Nam Á, bản đồ các nước Đông Nam Á để nhận biết và trình bày được vị trí, đặc điểm chung về địa hình, khoáng sản ở Đông Nam Á.

- Nhận xét tư liệu, tranh ảnh liên quan đến tự nhiên, dân cư Đông Nam Á.

- Thiết lập các sơ đồ lôgic kiến thức.

Đồng thời để vận dụng phương pháp này, giáo viên cần nắm rõ những đặc điểm của phương pháp sơ đồ hoá và yêu cầu học sinh phát huy năng lực tư duy, tự rèn luyện của bản thân. Giáo viên có thể kết hợp các phương pháp giảng dạy trong bài học, kể cảc phương pháp sơ đồ hoá.

Đối với học sinh cần tập cho các em làm quen với sơ đồ , xây dựng sơ đồ dưới sự hướng dẫn của GV. Giáo viên phải hướng dẫn cho HS khái quát kiến thức cơ bản, tổng quát nội dung bằng sơ đồ.

Trong quá trình dạy và học cần điều chỉnh nội dung bài với sơ đồ cho hợp lí, mang tính khoa học, tính lôgic, phù hợp với đối tượng học sinh.

doc 18 trang Mai Loan 08/02/2025 760
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng phương pháp sơ đồ hoá vào bài giảng Địa lí 11 Đông Nam Á (Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
1.Lời giới thiệu:.....2
2. Tên sáng kiến kinh nghiệm: .....3
3. Tác giả sáng kiến: .....3
4. Chủ đầu tư sáng kiến:....3
5. Lĩnh vực sáng kiến:...3
6. Ngày áp dụng sáng kiến lần đầu:..4 
7. Mô tả bản chất sáng kiến kinh nghiệm.... 4
8. Những thông tin cần được bảo mật ....14
9. Điều kiện cần thiết áp dụng sáng kiến....14
10. Lợi ích thu được:.......14
11. Phụ lục...16
 1 thức một cách chủ động, cập nhật, có liên hệ với thực tế địa phương và đây cũng 
là vốn kiến thức quý giá phục vụ cuộc sống hiện tại và tương lai.
2. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng 
phương pháp sơ đồ hoá vào bài giảng Địa lí 11 Đông Nam Á ( Tiết 1: Tự 
nhiên, dân cư và xã hội)
3. Tác giả sáng kiến: 
 Họ và tên: Trần Thị Tuyết Hạnh 
 Sinh ngày: 01/01/1976
 Tổ: Sử - Địa – GDCD
 Điện thoại: 02113898277
4. Chủ đầu tư sáng kiến: Trần Thị Tuyết Hạnh 
 Giáo viên Địa lý – Trường THPT Bình Xuyên
5. Lĩnh vực sáng kiến:
 Đây là việc làm cần thiết đối với tất cả giáo viên khi thiết kế bài dạy. Việc 
lựa chọn kiến thức cơ bản cần phải đảm bảo tính khoa học và phải vừa sức đối 
với học sinh đảm bảo cho học sinh lĩnh hội kiến thức vững chắc và toàn diện.
 Kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm được trong bài 11- Tiết 1 Chương 
trình Địa Lý 11 là:
 * Đặc điểm vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ, tự nhiên, dân cư và ảnh hưởng 
của chúng đối với sự phát triển kinh tế ở khu vực Đông Nam Á.
 - Vị trí: nằm ở Đông Nam châu Á. Có lãnh thổ, lãnh hải rộng lớn gồm 11 
quốc gia với 2 bộ phận là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo.
 - Đặc điểm tự nhiên:
 + Đông nam Á lục địa: Khí hậu nhiệt đới ẩm, đồng bằng phù sa sông màu 
mỡ, thực vật rừng nhiệt đới gió mùa, tài nguyên khoáng sản đa dạng.
 + Đông Nam Á biển đảo: Khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo, thực vật 
nhiệt đới và xích đạo, giàu khoáng sản đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên.
 + Thuận lợi đối với phát triển kinh tế; lợi thế về biển, rừng, đất trồng, 
khoáng sản.
 + Khó khăn đối với phát triển kinh tế: Nhiều thiên tai như núi lửa, động 
đất, sóng thần, bão nhiệt đới...
 * Đặc điểm dân cư: 
 - Dân số đông, gia tăng tương đối nhanh, dân số trẻ, mật độ dân số cao, 
phân bố rất không đều.
 - Ảnh hưởng của dân cư tới kinh tế:
 + Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn tạo điều kiện phát triển 
kinh tế.
 + Chất lượng lao động còn hạn chế, xã hội chưa thật ổn định gây khó 
khăn cho tạo việc làm, phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực.
 Đồng thời phương pháp sơ đồ hoá chính là việc liên hệ kiến thức của bài 
học theo một quy luật nhất định, phù hợp với khả năng tiếp thu của học 
sinh.Giao viên có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh, dễ 
dàng điều khiển quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh một cách thuận lợi. 
 3 7.3. Hướng dẫn học sinh trên ứng dụng công nghệ thông tin và sơ đồ
7.3.1: Hoạt động 1: 
 Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
 Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
 Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lý và lãnh thổ khu vực Đông Nam Á.
 - Hình thức: cả lớp
 + Bước1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bản đồ tự nhiên Châu Á, 
bản đồ tự nhiên Đông Nam Á để trả lời các câu hỏi sau:
 Xác định vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
 Xác định ranh giới tiếp giáp?
 Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của khu 
vực? 
 Bản đồ tự nhiên châu Á
 Bản đồ tự nhiên Đông Nam Á
 5 - Có vùng biển rộng lớn: Giao lưu với các nước và phát triển tổng hợp 
kinh tế biển.
 - Giàu khoáng sản, nhiều thiên tai
 - Nền văn hoá đa dạng.
 Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, nơi các cường quốc thường 
cạnh tranh ảnh hưởng.
 b. Lãnh thổ:
 - Hình thức: Cá nhân.
 Bước1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bản đồ tự nhiên châu Á bản 
đồ các nước Đông Nam Á để: 
 + Xác định phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á?
 + Khu vực Đông Nam Á gồm những quốc gia nào?
 + Kể tên các nước Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo?
 Bản đồ các nước Đông Nam Á
 Bước 2: Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, bổ sung kiến thức và rút ra 
kết luận sau:
 Lãnh thổ rộng 4,5 triệu km2 gồm 11 quốc gia chia làm 2 bộ phận là Đông 
Nam Á lục địa và Đông nam Á biển đảo.
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á.
 Hình thức: Nhóm.
 Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ:
 Nhóm 1: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên Đông Nam Á lục địa?
 Nhóm 2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên Đông Nam Á biển đảo?
 Bước 2: Giáo viên chiếu lên màn hình bản đồ tự nhiên Đông Nam Á lược 
đồ địa hình và khoáng sản các nước Đông Nam Á kết hợp với việc yêu cầu học 
sinh nghiên cứu mục 2 sách giáo khoa để thảo luận và hoàn thành phiếu học tập 
theo mẫu sau:
 7 Sông ngòi Nhiều sông lớn (S.Hồng, Mê Ngắn, dốc, ít sông lớn
 Nam, Mê Kông
 Rừng Nhiệt đới gió mùa và cận xích Cận xích đạo và xích 
 đạo. đạo.
 Khoáng sản Than đá, sắt, thiếc, dầu khí Dầu mỏ, khí tự nhiên 
 trữ lượng lớn than đá, đồng, sắt
 Giáo viên đặt thêm câu hỏi: Điều kiện tự nhiên ở Đông nam Á lục địa và 
Đông Nam Á biển đảo có những đặc điểm gì chung?
 Học sinh trả lời, Giáo viên chuẩn kiến thức và chuyển ý sang phần 3.
 * Hoạt động 3: Tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự 
nhiên đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực Đông Nam Á.
 Hình thức: Cặp đôi.
 Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu hình ảnh 11.2;11.3; 11.4 
sách giáo khoa kết hợp với việc nhìn lên màn hình để khai thác kiến thức từ bản 
đồ, tranh ảnh liên quan đến mục 3:
 Thứ nhất: Sử dụng bản đồ tự nhiên Đông Nam Á 
 Thứ 2: Sử dụng các hình ảnh về sản xuất lúa ở Thái Lan. 
 Thứ 3: Sử dụng hình ảnh về khai thác thuỷ sản ở Việt Nam 
 Thứ 4: Sử dụng hình ảnh về rừng nhiệt đới ở Inđônêxia. 
 Thứ 5: Sử dụng hình ảnh về khai thác dầu khí ở Việt Nam.
 Thứ 6: Sử dụng lược đồ địa hình và khoáng sản các nước Đông Nam Á.
 Từ đó giúp lần lượt tìm ra những thuận lợi của điều kiện tự nhiên đối với 
sự phát triển kinh tế- xã hội ở khu vực Đông Nam Á.
 9 Từ đó giúp học sinh tìm ra các khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông 
Nam Á.
 Bước 4: Học sinh suy nghĩ và trả lời từng khó khăn theo các hình ảnh giáo 
viên trình chiếu. Các học sinh khác bổ sung, Giáo viên nhận xét và đưa ra kết 
luận sau:
 b. Khó khăn: 
 - Nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, sóng thần, bão, lũ lụt, hạn hán.
 - Nạn cháy rừng do khô hạn kéo dài,  suy giảm rừng.
 - Giao thông vận tải (hướng Đông-Tây) hạn chế do các dãy núi hướng 
Bắc-Nam hoặc Tây Bắc-Đông Nam.
 * Lưu ý: Từ những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên ở khu vực 
Đông Nam Á giáo viên yêu cầu học sinh nêu biện pháp khắc phục và liên hệ với 
thực tế địa phương .
 Khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, phòng chống, khắc 
phục thiên tai kết hợp với việc bảo vệ môi trường để đảm bảo sự phát triển 
bền vững.
* Hoạt động 4; Tìm hiểu về dân cư-xã hội của khu vực Đông Nam Á.
 Hình thức: Cá nhân/ cả lớp
 Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, kết hợp với hiểu 
biết của bản thân để hoàn thiện sơ đồ sau.
 11 Bước 4: Học sinh trả lời và lấy ví dụ cụ thể, Giáo viên tổng kết:
 * Thuận lợi:
 - Lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
 - Có khả năng tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật.
 - Nền văn hoá đa dạng.
 - Phong tục, tập quán nhiều nét tương đồng là cơ sở thuận lợi để các quốc 
gia hợp tác cùng phát triển.
 Bước 5: Giáo viên tiếp tục trình chiếu một số hình ảnh liên quan đến dân 
cư-xã hội Đông Nam Á:
7.3.2.Kết quả thực nghiệm việc vận dụng phương pháp sơ đồ hóa vào một 
số bài giảng dạy.
 Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm
 Kết quả thực nghiệm
 Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng 11A3
Bài thực nghiệm 11A 2(37 học sinh) (36 học sinh)
 Giỏi Khá T B Yếu Giỏi Khá TB % Yếu 
 % % % % % % %
Bài 11: Khu vực 
Đông Nam Á 
 6 60 34 0 2 31 59 8
Tiết 1: Tự nhiên 
dân cư xã hội.
 Nhận xét chung về kết quả thực nghiệm
 Căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra và kết quả cụ thể của quá 
trình thực hiện, việc sử dụng phương tiện dạy học và sử dụng công nghệ thông 
tin trong dạy học địa lý lớp 11 THPT đặc biệt là bài 11- Tiết 1: Tự nhiên, dân cư 
và xã hội khu vực Đông Nam Á mà tôi chọn làm sáng kiến kinh nghiệm của 
mình năm học 2018-2019 đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:
 - Đề tài đã vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực đồng thời sử 
dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong bài dạy phù hợp với nội dung, 
yêu cầu của bài và đạt hiệu quả cao trong dạy học địa lý lớp 11 THPT.
 Đồng thời đối với các giáo viên đều cho rằng vận dụng phương pháp sơ 
đồ hoá vào bài giảng, có tác dụng lớn trong việc truyền đạt kiến thức cho học 
sinh, làm phong phú hơn phương pháp dạy học, học sinh tích cực làm việc
 - Hiện nay cần đổi mới phương pháp dạy học, tuy nhiên đối với từng đối 
tượng học sinh, giáo viên cần lựa chọn áp dụng phương pháp sơ đồ hoá vào tuỳ 
từng nội dung bài, không nên lạm dụng. Như thế cũng sẽ gây nhàm chán đối với 
học sinh, nhất là học sinh ở các trung tâm.
 - Qua việc áp dụng phương pháp sơ đồ hoá vào 1số lớp, tôi thấy học sinh 
ở các lớp này hoạt động tích cực hơn, hiểu bài nhanh hơn, các em hứng thú chú 
ý nghe giảng.
 13 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_va_van_dung_phuong_phap_so.doc