SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phần vẽ kỹ thuật cơ sở môn Công nghệ 11

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phần vẽ kỹ thuật cơ sở môn Công nghệ 11

Chúng ta đều thấy rõ về sự phát triển tột bậc của công nghệ thông tin. Nhờ có công nghệ thông tin các công cụ đa phương tiện của máy tính cũng phát triển theo như văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh, video.Từ đó giáo viên sẽ xây dựng được một bài giảng sinh động, thu hút được sự tập trung của người học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng giúp người học trở nên năng động, sáng tạo, chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Nhờ đó, giờ học không còn áp đặt, giáo điều, khô cứng và người học có thể khắc sâu được kiến thức ngay trên lớp học.

Vậy làm thế nào để thực hiện được những yếu tố trên. Người giáo viên giảng dạy môn Công nghệ kỹ thuật công nghiệp cần trang bị cho bản thân những kiến thức tốt về công nghệ thông tin. Người giáo viên đó cần thành thạo những thiết bị liên quan như: Máy chiếu, máy vi tính, Tivi thông minh.và điều quan trọng hơn là cần trang bị kiến thức, kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ đó là phần mềm PowerPoint, AutoCad hay thậm chí là cả Photoshop.

Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy môn Công nghệ Trường THPT Triệu Sơn 4. Tôi nhận thấy rằng cần có hướng giải quyết tốt nhất khi giảng dạy phần vẽ kỹ thuật cơ sở. Đó chính là lý do lựa chọn đề tài:

“Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phần vẽ kỹ thuật cơ sở môn công nghệ 11”

 

docx 21 trang thuychi01 16405
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phần vẽ kỹ thuật cơ sở môn Công nghệ 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY 
PHẦN VẼ KỸ THUẬT CƠ SỞ
MÔN CÔNG NGHỆ 11.
Người thực hiện: Nguyễn Anh Ngọc
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Công Nghệ - Công nghiệp
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1
Cơ sở lý luận 
2
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3
Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
A. Dạy Bài 1 - Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật.
B. Dạy Bài 2 - Hình chiếu vuông góc.
 Nội dung của phương pháp chiếu góc thứ nhất.
C. Dạy Bài 4 - Mặt cắt và hình cắt.
D. Dạy Bài 5 - Hình chiếu trục đo.
E. Dạy Bài 7 - Hình chiếu phối cảnh.
4
4
9
10
12
14
2.4
Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
15
2.4.1
Đối với hoạt động giáo dục.
15
2.4.2
Đối với bản thân
16
2.4.3
Đối với đồng nghiệp
16
2.4.4
Đối với nhà trường
16
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
16
3.1
Kết luận
16
3.2
Kiến nghị
17
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 - Lý do chọn đề tài 
Chúng ta đều thấy rõ về sự phát triển tột bậc của công nghệ thông tin. Nhờ có công nghệ thông tin các công cụ đa phương tiện của máy tính cũng phát triển theo như văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh, video...Từ đó giáo viên sẽ xây dựng được một bài giảng sinh động, thu hút được sự tập trung của người học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng giúp người học trở nên năng động, sáng tạo, chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Nhờ đó, giờ học không còn áp đặt, giáo điều, khô cứng và người học có thể khắc sâu được kiến thức ngay trên lớp học.
Vậy làm thế nào để thực hiện được những yếu tố trên. Người giáo viên giảng dạy môn Công nghệ kỹ thuật công nghiệp cần trang bị cho bản thân những kiến thức tốt về công nghệ thông tin. Người giáo viên đó cần thành thạo những thiết bị liên quan như: Máy chiếu, máy vi tính, Tivi thông minh...và điều quan trọng hơn là cần trang bị kiến thức, kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ đó là phần mềm PowerPoint, AutoCad hay thậm chí là cả Photoshop.
Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy môn Công nghệ Trường THPT Triệu Sơn 4. Tôi nhận thấy rằng cần có hướng giải quyết tốt nhất khi giảng dạy phần vẽ kỹ thuật cơ sở. Đó chính là lý do lựa chọn đề tài:
“Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phần vẽ kỹ thuật cơ sở môn công nghệ 11”
1.2 - Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu và rút kinh nghiệm hy vọng đề tài này sẽ tìm ra những giải pháp nhằm phát huy tốt việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy phần vẽ kỹ thuật được tốt hơn. Ở phần vẽ kỹ thuật cơ sở mặc dù các em đã tiếp cận trong chương trình Công nghệ 8 nhưng ở Công nghệ lớp 11 lại có một số kiến thức mới mẻ vì nó liên quan tới kiến thức toán học như: Phép chiếu vuông góc, phép chiếu song song và phép chiếu xuyên tâm. Đặc biệt với rất nhiều hình vẽ liên quan đến kỹ thuật lại rất trừu tượng và khó hiểu, hình biểu diễn cần sự tư duy cao và đầu óc phải tưởng tượng tốt. Yêu cầu người giáo viên phải dẫn dắt học sinh đi từ tư duy trừu tượng đến thực tế. Ở đây việc áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào bài giảng là rất quan trọng, nó quyết định đến sự hình thành tư duy kỹ thuật cho học sinh, tạo điều kiện cho việc lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng. Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới. 
Với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy phần vẽ kỹ thuật cơ sở. Giúp cho học sinh hiểu và nắm bài nhanh nhất đồng thời tạo hứng thú cho học sinh trong học tập phần vẽ kỹ thuật cơ sở nói riêng và môn Công nghệ nói chung.
	Vấn đề mà tôi nghiên cứu, được đưa ra làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm là: Ứng dụng Công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phần “Vẽ Kỹ Thuật Cơ Sở”. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh rất khó hình dung và tưởng tượng vì nó rất trừu tượng, việc tìm hiểu các hình chiếu và biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể chỉ thuận lợi đối với các em học sinh khối A, A1 hay khối D còn các khối khác sẽ không thể hình dung được. Đây cũng là những kiến thức quan trọng để học sinh nắm vững được những kiến thức về phần cơ khí và phần động cơ đốt trong sau này. Khi giảng dạy phần vẽ kỹ thuật giáo viên cần dạy theo phương pháp dạy học như thế nào để:
+ Học sinh hiểu được các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật.
+ Học sinh nắm được thế nào là hình chiếu vuông góc, hình chiếu trục đo, hình chiếu phối cảnh, mặt cắt và hình cắt. 
+ Học sinh phải hiểu bài để vận dụng những kiến thức trên để vẽ được các hình biểu diễn đó. 
1.3 - Đối tượng nghiên cứu	
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm giúp học sinh lớp 11 Trường THPT Triệu sơn 4 học môn Công Nghệ đạt kết quả cao, đồng thời giúp học sinh có hứng thú học tập, không xem nhẹ bộ môn này vì bộ môn công nghệ mang tính thực tế cao, kiến thức gần gũi với cuộc sống, học sinh có thể vận dụng ngay vào cuộc sống sau khi đã được học. 
Do đó, là giáo viên giảng dạy môn công nghệ, tôi nhận thấy phải khai thác tối đa môn học này, phải làm cho học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn học hơn. Từ đó học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế của cuộc sống.
Những phần mềm nghiên cứu để áp dụng vào bài giảng:
	- Dùng phần mềm Auto CAD để thiết kế các hình chiếu và các vật thể. 
- Dùng PowerPoint để thiết kế, tạo các hoạt hình và trình chiếu bài giảng.
- Dụng phần mềm Photoshop để nâng cao tính thẩm mĩ các hình vẽ và các bản vẽ kỹ thuật.
	- Tạo các ảnh động, hình ảnh màu để hình thành khái niệm về từng tiêu chuẩn trình bày bản vẽ, các phương pháp chiếu và cách dựng hình.
1.4 - Phương pháp nghiên cứu
	Phương pháp dạy học dùng ngôn ngữ
	Phương pháp trình bày trực quan
	Phương pháp dạy học nêu vấn đề
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 - Cơ sở lý luận
	Quan niệm giáo dục hiện nay với mục tiêu của giáo dục là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ”, hướng tới công cuộc “Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”. Hiện nay các trường học đã và đang quan tâm tới việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy học, nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên, trong đó có môn Công nghệ đã từng bước đưa các đồ dùng dạy học hiện đại vào giảng dạy. Phát huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh là trung tâm. Vì vậy việc thay đổi phương pháp giảng dạy và nghiên cứu phương pháp giảng dạy để tiếp cận mang tính phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn đề quan trọng.
Công nghệ là môn học mang tính thực tiễn cao vì vậy mỗi giờ học giáo viên không nên chỉ trình bày lý thuyết một chiều mà cần nêu vấn đề, đặt câu hỏi, sự dụng các hình ảnh sống động cho học sinh để vận dụng những kiến thức kinh nghiệm bản thân tiếp thu được từ cấp học dưới, từ thực tiễn để giải quyết vấn đề được đặt ra. Người giáo viên ngay ban đầu phải hình thành phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn. Muốn đạt được các yêu cầu đó mỗi người giáo viên phải không ngừng học hỏi trao đổi dự giờ với đồng nghịêp. Đúc rút kinh nghiệm giảng dạy, lựa chọn phương pháp cho phù hợp với từng bài dạy trên lớp với từng đối tượng học sinh khác nhau. Phải kết hợp tốt giữa lý thuyết và thực hành, hướng dẫn các thao tác chuẩn xác và đảm bảo đúng tiêu chuẩn góp phần hình thành các kỹ năng cho học sinh. 
2.2 - Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Chúng ta đều biết Công nghệ là môn học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng những nguyên lý khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
Trong đó phần vẽ kĩ thuật cơ sở của môn Công Nghệ lớp 11 đòi hỏi trí tưởng tượng không gian, là môn học góp phần giúp học sinh hình thành tính năng động, sáng tạo tiếp cận với tri thức khoa học và định hướng tốt hơn cho ngành nghề của mình sau này. 
Phần vẽ kỹ thuật cơ sở là phần cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về kĩ thuật công nghiệp, nhưng học sinh khó nắm được phương pháp vẽ hình chiếu, các hình biểu diễn một chi tiết máy, một vật thể hay một máy cơ khí hoàn chỉnh. 
Học sinh rất khó hình dung ra hình dạng vật thể trong không gian, cũng như thấy các đường nét bị che khuất của vật thể.
Phức tạp hơn là các em học sinh phải đọc được các bản vẽ kĩ thuật đơn giản và là cơ sở cho quá trình học tập phần gia công cơ khí và động cơ đốt trong và điều quan trọng là sự giáo dục học sinh trong lao động và sản xuất.
Thực tế hiện nay do đặc thù của môn học nên việc giảng dạy môn Công nghệ lớp 11 phần vẽ kĩ thuật cơ sở đang gặp nhiều khó khăn. Phần vẽ kĩ thuật được phân bố giảng dạy vào đầu học kì 1 trong khi đó một số kiến thức hình học không gian trong toán học thì học sinh mới được tiếp cận, nên kết quả dạy và học chưa cao. 
Chính vì lẽ đó tôi viết đề tài này với mong muốn được đóng góp một phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, năng động và sáng tạo. Điều quan trọng là thực hiện nhiệm vụ cụ thể là ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá.
Đồng thời tạo sự hứng thú cho các em học tập bộ môn vẫn được coi là khô khan, trừu tượng. Nhằm thay đổi về nhận thức của các em học sinh khi tiếp cận với bộ môn khoa học kĩ thuật này. Hy vọng với đề tài này, không chỉ giúp ích cho bản thân mà còn giúp ích cho các các bạn đồng nghiệp và các em học sinh.
* Ưu điểm: 
	Cách dạy cũ có ưu điểm là đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị dạy học ở mức độ cao, giáo viên dễ thực hiện.
* Hạn chế:
	Học sinh tiếp nhận kiến thức gần như là áp đặt, chưa thấy được bản chất cụ thể.
	Học sinh vẫn còn mơ hồ khi tìm hiểu về các hình biểu diễn.
Đối với giáo viên giảng phần này sẽ thấy khó dạy cho học sinh hiểu bài.
	Qua thực tế rút ra bài học từ chính bài giảng của mình và kết quả vận dụng kiến thức của học sinh theo từng năm học. Tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học đó là: Ứng dụng CNTT trong giảng dạy phần vẽ kỹ thuật cơ sở, giúp cho học sinh tiếp cận các hình biểu diễn một cách rõ ràng và có thể hình dung nhanh hơn.
2.3 - Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
Từ việc dạy phần vẽ kỹ thuật cơ sở là một nội dung khó đối với học sinh, bởi lẽ các em cần tư duy tưởng tượng thật sự phong phú. Thêm vào đó, vì thời lượng có hạn nên chương trình SGK chỉ trình bày vắn tắt về các thông tin, chưa cụ thể hoá được từng thao tác, yêu cầu học sinh tưởng tượng và vẽ hình ở mức độ cao.
Đối với phân phối chương trình của môn Công nghệ 11, Chương 1 Vẽ kĩ thuật cơ sở là các bài từ bài 1 đến bài 7. Khi trình bày các phương pháp chiếu và sử dụng mặt cắt hình cắt cũng như dựng hình, học sinh rất khó tiếp thu bài và vận dụng vào việc giải các bài tập thực hành vì nó rất trừu tượng. 
Tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học, đó là ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy phần vẽ kĩ thuật cơ sở. Nhằm giúp các em HS nắm vững kiến thức, biết cách lập và trình bày bản vẽ kĩ thuật một cách khoa học, chính xác, và tiết kiệm chi phí sản xuất nhất, người giáo viên cần tìm hiểu và vận dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp, chọn cách làm hợp lý, hướng dẫn các em suy nghĩ tìm lời giải để vận dụng trong việc vẽ hình chiếu sao cho kết quả đạt được là cao nhất. 
Trường THPT Triệu Sơn 4 mấy năm gần đây đã được đầu tư trang thiết bị dạy học gắn máy chiếu, Tivi tại mỗi phòng học nên việc ứng dụng công nghệ thông tin là rất thuận lợi. 
Với việc vận dụng phương pháp dạy học mới với giáo án điện tử sinh động sẽ có tác dụng rất lớn trong học tập các kiến thức khó, vận dụng vào việc vẽ kĩ thuật cơ sở và qua đây các em sẽ thêm hứng thú và yêu thích môn học hơn.
CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ CỦA NỘI DUNG ĐỀ TÀI
A. Dạy Bài 1 - Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật.
Ở bài này giáo viên cần nhấn mạnh:
Bản vẽ kỹ thuật là phương tiện thông tin dùng trong các lĩnh vực kỹ thuật và đã trở thành “ngôn ngữ” chung dùng trong kỹ thuật. Vì vậy, nó phải được xây dựng theo các quy tắc thống nhất được quy định trong các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật.[1]
Bản vẽ kỹ thuật được lập theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc tế (ISO)[1]
Sau đó dùng các hình ảnh minh họa yêu cầu học sinh cần nhớ mốt số quy định là: Để thực hiện thành công một bản vẽ kỹ thuật thì các em cần phải chuẩn bị những yếu tố sau: 
* Vật liệu và dụng cụ vẽ[4]
- Vật liệu vẽ: 
+ Giấy vẽ khổ A4 và A0 thường: Dùng bút chì để vẽ lên khổ giấy này.
(Gam giấy A4 và kích thước khổ giấy A0)
- Dụng cụ vẽ:[4]
+ Bút chì: Theo độ cứng của lõi chì có bút chì cứng và bút chì mềm (HB, 2B, 3B...)
(Các loại nét bút chì và bút chì thường dùng)
+ Ê ke.[4]
(Bộ thước Eke đo góc vuông)
+ Compa sử dụng bút chì. [4]
Giáo viên chụp hình ảnh thao tác đúng khi đo, điều chỉnh và sử dụng compa và giới thiệu cho học sinh quan sát.
+ Thước tròn, thước Elip, ... [4]
* Khổ giấy: Theo TCVN 7285: 2003, có 5 khổ giấy chính:[1]
A0: 1189 × 841mm; A1: 841 × 594mm; A2: 594 × 420mm
A3: 420 × 297mm; A4: 297 × 210mm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chia khổ giấy A0 thành các khổ giấy khác và cách dựng khung vẽ, khung tên như tranh vẽ: Dùng hiệu ứng cắt đôi tờ giấy A0 ta được 2 tờ giấy A1, cắt đôi tờ A1 ta sẽ được 2 tờ A2, cắt đôi tờ A2 ta sẽ được 2 tờ A3 và tiếp tục cắt đôi 1 tờ A3 ta được 2 tờ A4
	Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ và làm đúng các quy định về khung vẽ và khung tên của BVKT (trên giấy A4) khi được đặt nằm ngang hoặc đứng.[2]
- Khung vẽ: Là khung chỉ giới hạn bản vẽ, được vẽ bằng nét liền đậm[1]
- Khung tên: Được đặt ở góc dưới, bên phải khung vẽ.[1]
- Nội dung khung tên:[1]
	Giáo viên nhắc cho học sinh: Khi điền thông tin vào khung tên cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn của chữ viết và con số. Tức là phải đảm bảo đúng kỹ thuật.
* Tỉ lệ: Là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn và kích thước tương ứng đo được trên vật thể. Theo TCVN 7286-2003, có 3 loại tỉ lệ: [1]
	- Tỉ lệ phóng to: 2:1; 2,5:1; 4:1: 5:1; 10:1; 20:1....
	- Tỉ lệ nguyên hình: 1:1
	- Tỉ lệ thu nhỏ: 1:2; 1:2,5; 1:4; 1:5; 1:10; 1:20...
* Nét vẽ: Giáo viên giới thiệu các loại nét vẽ thường dùng trên bản vẽ kĩ thuật với các đặc tính cụ thể của từng loại nét vẽ. [1]
- Nét liền đậm: Vẽ các đường bao thấy, cạnh thấy. Chiều rộng nét: S
- Nét liền mảnh (S/3): Vẽ các đường gióng, đường kích thước; đường gạch gạch trên mặt cắt...
- Nét lượn sóng: Vẽ các đường giới hạn hình chiếu, hình cắt
- Nét gạch chấm mảnh: Vẽ đường tâm, đường trục đối xứng
- Nét đứt: Vẽ đường bao khuất, cạnh khuất
* Chữ và số:[4]
+ Khổ chữ: chiều cao h
+ Kiểu chữ: Chữ đứng, chữ nghiêng
* Ghi kích thước và các kí hiệu trên hình chiếu:
	Giáo viên dùng một hình biểu diễn có ghi kích thước đầy đủ, biểu diễn và giải thích rõ cho học sinh hiểu và đồng thời là quy ước chung.[1]
B. Dạy Bài 2 - Hình chiếu vuông góc
 Nội dung của phương pháp chiếu góc thứ nhất
Giáo viên thiết kế mô hình (hình vẽ), tạo các hiệu ứng giúp học sinh hình dung các thao tác “chiếu”vật thể từ các hước chiếu.[2]
Trong không gian lấy 3 mặt phẳng vuông góc với nhau từng đôi một, đặt tên là mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh, đặt vật thể trong không gian sao cho các mặt của vật thể song song với các mặt phẳng hình chiếu.[1]
	Trường hợp nếu vật thể có phần khuyết thì chúng ta cần phải hiểu rõ các phần khuyết đó là những khối gì. Để từ đó khi vẽ các hình chiếu vuông góc sẽ đảm bảo vẽ đúng phần thấy hay phần khuất của vật thể. [3]
Sau khi tìm hiểu nội dung của phương pháp này, giáo viên trình chiếu một số ví dụ cụ thể nhằm giúp học sinh khắc sâu kiến thức.[1]
(Giá đỡ và 3 hình chiếu vuông góc)
(Gối cột và 2 hình chiếu vuông góc)
C. Dạy Bài 4 - Mặt cắt và hình cắt.
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu khái niệm theo SGK. Sau đó vừa trình chiếu các thao tác “cắt” vật thể, vừa diễn giảng cho học sinh dễ nhận biết và bắt chước. [1]
+ Ý nghĩa của phương pháp
Trong phương pháp hình chiếu vuông góc, nếu vật thể có nhiều lỗ và rãnh ta phải dùng nét khuất để vẽ, hình biểu diễn có nhiều nét khuất sẽ khiến người đọc bản vẽ rối mắt, khó hình dung vật thể. Nếu sử dụng mặt cắt và hình cắt để biểu diễn bổ sung cho các hình chiếu sẽ giúp chúng ta hình dung vật thể một cách chính xác và dễ dàng hơn. [4]
+ Khái niệm
Đặt vật thể trong không gian, dùng một mặt phẳng tưởng tượng cắt vật thể làm hai phần, bỏ phần vật thể nằm giữa mặt phẳng cắt và người quan sát. Chiếu phần vật thể còn lại lên mặt phẳng hình chiếu tương ứng. Khi đó ta thu được: [2]
Mặt cắt: Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt. [1]
(Mặt cắt của chiếc Cờ lê trong)
(Hình biểu diễn mặt cắt chập và mặt cắt rời)
Hình cắt: Là hình biểu diễn phần vật thể nằm trên và sau mặt phẳng cắt.
- Hình cắt toàn bộ: Dùng mặt phẳng cắt toàn bộ vật thể. [2]
- Hình cắt một nửa: Dùng mặt phẳng cắt một phần của vật thể. [2]
- Hình cắt cục bộ: Chỉ cắt một phẩn cần nhìn thấy của vật thể (phần rỗng của vật thể) [1]
D. Dạy Bài 5 - Hình chiếu trục đo.
* Ý nghĩa của phương pháp: 
	Để dễ nhận biết hình dạng của vật thể, trên bản vẽ kỹ thuật thường dùng hình ba chiều như hình chiếu trục đo để bổ sung cho các hình chiếu vuông góc. [1]
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu khái niệm theo SGK. Sau đó vừa trình chiếu các thao tác chiếu một vật thể có gắn hệ trục tọa độ vuông góc, vừa diễn giảng cho học sinh dễ nhận biết và hiểu về hình chiếu trục đo. [2]
	Giáo viên kết luận: Sau khi chiếu lên mặt phẳng hình chiếu, hình biểu diễn ba chiều của vật thể đó gọi là hình chiếu trục đo, nó được xây dựng bằng phép chiếu song song. [1]
	Lưu ý cho các em học sinh về sự biến dạng của vật thể khi biểu diễn:
- Hình chiếu trục đo vuông góc đều: Hệ số biến dạng p = q = r = 1[1]
	Khi vẽ và biểu diễn cần lưu ý hình chiếu của các hình tròn là các hình Elip[2]
- Hình chiếu trục đo xiên góc cân: Hệ số biến dạng p = r = 1; q = 0,5[1]
(Hình chiếu trục đo xiên góc cân của tấm đệm)
* Giáo viên dùng hiệu ứng một số cách vẽ HCTĐ của một vật thể, yêu cầu học sinh quan sát để làm theo[2]
(Hình biểu diễn HCTĐ vuông góc đều và xiên góc cân)
E. Dạy Bài 7 - Hình chiếu phối cảnh.
* Ý nghĩa của phương pháp: 
	Hình chiếu phối cảnh thường được đặt bênh cạnh các hình chiếu vuông góc trong các bản vẽ thiết kế kiến trúc và xây dựng để biểu diễn các công trình có kích thước lớn như nhà cửa, cầu đường, đê đập... [1]
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu khái niệm theo SGK. Sau đó vừa trình chiếu và diễn giải ngắn gọn nhất nhằm giúp học sinh hiểu được hình chiếu nào là hình chiếu phối cảnh một điểm tụ và hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ.[2]
- Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ: Mặt tranh song song với một mặt của vật thể (Mặt tường của căn phòng song song với mặt tranh) [1]
- Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ: Mặt tranh không song song với một mặt nào của vật thể (Mặt tranh không song song với mặt nào của ngôi nhà) [1]
* Giáo viên dùng phần mềm PowerPoint để trình chiếu, hướng dẫn và yêu cầu học sinh thực hiện theo đảm bảo đúng 7 bước để hoành thành một hình chiếu phối cảnh một điểm tụ [1]
	Giáo viên trình chiếu một số trường hợp cụ thể về hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ. Cho học sinh thảo luận về cách quan sát trong thực tế đối với một vật thể hay ngôi nhà dưới đây.
	Giáo viên kết luận về đặc điểm cơ bản của hình chiếu phối cảnh: Là tạo cho người xem ấn tượng về khoảng cách xa gần của các vật thể giống như khi quan sát trong thực tế [1]
2.4 - Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1 - Đối với hoạt động giáo dục
	Qua việc ứng dụng CNTT vào từng bài giảng tôi nhận thấy bản thân luôn có sự sáng tạo, linh động hơn, nhanh nhẹn hơn, thay vào sự nhàm chán trong những tiết dạy bằng tranh vẽ cố định, luôn ép học sinh phải tự tưởng tượng để đi đến kết quả mình cần.
Các em đã hiểu sâu sắc vấn đề, nắm rõ phương pháp, biết vận dụng kiến thức để thực hành, không cảm thấy trừu tượng khi tìm hiểu về các hình chiếu cũng như các hình biểu diễn dưới dạng các hình chiếu vuông góc. Trong giờ học các em sôi nổi tham gia trao đổi kiến thức, không nặng nề, phụ thuộc vào những kiến thức giáo viê

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_nham_nang_cao_hieu_qua_gia.docx