SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Trong các năm qua, những thành tựu mới của khoa học công nghệ, đặc

biệt là của công nghệ thông tin (CNTT) đã tạo nên những biến động lớn trong

công cuộc phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, trong tất cả các lĩnh vực

và trong cuộc sống của mỗi con người. Ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học

và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT,

đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa, hướng

tới nền kinh tế tri thức ở nước ta đã được thể hiện rất rõ trong những quan

điểm của Đảng và Nhà nước qua các văn kiện, Chỉ thị, Nghị quyết của tất cả

các cấp, các ngành.

Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục đã mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới công tác quản lý, phương pháp dạy học, cách thức học tập. Nhận rõ vai trò quan trọng này, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX nhấn mạnh: “Về giáo dục và đào tạo, chúng ta phấn đấu để lĩnh vực này cùng với khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”. Vận dụng chủ trương của Đảng, thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã chỉ rõ: “Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước”. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục cũng là một trong 9 nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2017- 2018 của ngành Giáo dục. Chính vì vậy việc chỉ đạo quản lý ứng dụng CNTT trong dạy và học có vai trò vô cùng quan trọng góp phần thực hiện nhiệm vụ năm học.

 

doc 25 trang thuychi01 7433
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC SÁNG KIẾN
TT
Nội dung
Trang
1
1. MỞ ĐẦU
1
2
1.1. Lý do chọn đề tài
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
4
1.3 Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
6
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
7
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
8
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến CNTT
3
9
2.1.2. Vai trò và ứng dụng CNTT trong giáo dục
3
10
2.2. Thực trạng 
4
11
2.2.1 Thuận lợi
4
12
2.2.2. Khó khăn
5
13
2.3. Một số giải pháp Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. 
6
14
2.3.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong các trường Tiểu học.
6
15
2.3.2. Nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường Tiểu học trên địa bàn. 
7
16
2.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại các nhà trường.
9
17
2.3.4.Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học các môn học trong chương trình chính khóa.
10
18
2.3.5. Ứng dụng Công nghệ thông tin vào biên soạn, thiết kế phần mềm dạy học kỹ năng sống ngoài giờ chính khóa. 
12
19
2.3.6. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. 
14
20
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
21
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
22
1. Kết luận	
17
23
2. Kiến nghị
18
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong các năm qua, những thành tựu mới của khoa học công nghệ, đặc 
biệt là của công nghệ thông tin (CNTT) đã tạo nên những biến động lớn trong 
công cuộc phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, trong tất cả các lĩnh vực 
và trong cuộc sống của mỗi con người. Ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học 
và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT, 
đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa, hướng 
tới nền kinh tế tri thức ở nước ta đã được thể hiện rất rõ trong những quan 
điểm của Đảng và Nhà nước qua các văn kiện, Chỉ thị, Nghị quyết của tất cả 
các cấp, các ngành. 
Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục đã mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới công tác quản lý, phương pháp dạy học, cách thức học tập... Nhận rõ vai trò quan trọng này, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX nhấn mạnh: “Về giáo dục và đào tạo, chúng ta phấn đấu để lĩnh vực này cùng với khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”. Vận dụng chủ trương của Đảng, thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã chỉ rõ: “Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước”. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục cũng là một trong 9 nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2017- 2018 của ngành Giáo dục. Chính vì vậy việc chỉ đạo quản lý ứng dụng CNTT trong dạy và học có vai trò vô cùng quan trọng góp phần thực hiện nhiệm vụ năm học.
Đối với thành phố Thanh Hóa, trong những năm qua và cụ thể là năm học 2017 - 2018, việc thực hiện ứng dụng CNTT vào công tác quản lí chuyên môn của các nhà trường đã tạo được phong trào và bước đầu đã có những hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, với sự đổi mới không ngừng của CNTT với các phần mềm, thiết bị công nghệ hỗ trợ việc ứng dụng CNTT phong phú như hiện nay thì đòi hỏi mỗi nhà quản lý, mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý và giảng dạy. Bản thân tôi là một cán bộ quản lí trực tiếp chỉ đạo hoạt động chuyên môn của các nhà trường, thực tế này khiến tôi luôn băn khoăn: Làm thế nào để chỉ đạo, bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho các nhà trường một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học? Chính vì thế trong năm học này tôi chọn đề tài nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa”.
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu lý luận, thực tiễn đề tài nhằm đánh giá thực trạng, tìm ra các biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
 - Nhằm giúp cán bộ, giáo viên các nhà trường làm việc nhanh, hiệu quả trong công tác thực hiện nhiệm vụ giáo dục, cũng như công tác giảng dạy. 
- Bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có kỹ năng trong công tác truy cập Internet để tìm kiếm thông tin cũng như tìm kiếm các tư liệu phục vụ nhiệm 
vụ công tác giáo dục. 
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc ứng dụng CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả dạy học trong các nhà trường Tiểu học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Trong khuôn khổ thời gian có hạn, tôi tập trung nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tại các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa năm học 2017 - 2018. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng các nhóm phương pháp sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận. 
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ.
- Phương pháp thống kê, phương pháp biểu bảng, phương pháp sơ đồ. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến CNTT
Công nghệ thông tin (tiếng Anh: Information Technology, viết tắt là IT)) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin, đặc biệt trong các cơ quan tổ chức lớn.
Ở Việt Nam thì khái niệm Công nghệ thông tin được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết 49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển công nghệ thông tin của chính phủ Việt Nam, như sau: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội."
- CNTT có bốn chức năng cơ bản là thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền dữ liệu.
- CNTT có bốn ưu thế: tốc độ, nhất quán, chính xác và ổn định. 
- CNTT có ba thành phần: máy tính (gồm phần cứng và phần mềm); mạng truyền thông và kỹ năng sử dụng CNTT. 
- CNTT là công nghệ tạo khả năng, có nghĩa là nó không làm thay công việc của con người mà nó tạo ra những khả năng to lớn giúp con người phát huy năng lực của mình để làm tốt hơn, hiệu quả hơn công việc của mình trong mọi lĩnh vực.
Nó không làm từ không thành có, nó chỉ giúp cho cái “có” có được khả năng nhạy bén, sắc sảo, hiệu quả hơn.
2.1.2. Vai trò và ứng dụng CNTT trong giáo dục
- Trong hệ thống giáo dục phương Tây, CNTT đã được chính thức tích hợp vào chương trình học phổ thông. Người ta đã nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về CNTT đã có ích cho tất cả các môn học khác. Với sự ra đời của Internet mà các kết nối băng thông rộng tới tất cả các trường học, áp dụng của kiến thức, kỹ năng và hiểu biết về CNTT trong các môn học đã trở thành hiện thực.
- Theo dự báo của các chuyên gia thì trong thế kỷ XXI, chúng ta sẽ chứng kiến những thay đổi sâu sắc trong công nghệ giáo dục và đào tạo nhờ CNTT.
- CNTT mang lại một tài nguyên giáo dục phong phú cho tất cả mọi người.
- CNTT như một công cụ hỗ trợ việc giảng dạy và học tập các môn học; đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập.
- CNTT như một công cụ hỗ trợ công tác quản lý, hỗ trợ việc bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên và cán bộ quản lý.
- CNTT như là một phương tiện phục vụ giải trí, thư giãn lành mạnh và là động lực cho sự phát triển của nhà trường, của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
- Ứng dụng CNTT trong giáo dục là một điều tất yếu của thời đại. Thực tế này yêu cầu các nhà trường phải đưa các kỹ năng công nghệ vào trong chương trình giảng dạy của mình. 
 + Việc truy cập Internet tạo cho cán bộ quản lý, giáo viên niềm say mê, hứng thú trong công việc, học tập và giảng dạy, thực hành khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập. Giáo viên có thể chủ động liên kết nhiều nguồn kiến thức, kĩ năng trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh.
+ Ứng dụng CNTT trong GD&ĐT là một yêu cầu đặt ra trong những chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. CNTT không chỉ dừng ở việc đổi mới phương pháp dạy học mà nó còn tham gia vào mọi lĩnh vực trong trường Tiểu học, đặc biệt trong vai trò của quản lý. CNTT là công cụ hỗ trợ đắc lực ở tất cả các khâu, các nội dung công tác của người quản lý, từ việc lập kế hoạch, xếp thời khóa biểu, lịch công tác đến việc kiểm tra, thống kê, đánh giá, xếp loại, ...
+ Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục Tiểu học được các trường, các giáo viên tiếp nhận với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện, nhận thức, năng lực khác nhau của mỗi người, mỗi trường. Nhưng thực tế đã khẳng định vai trò quan trọng của việc ứng dụng CNTT đã đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy và quản lý. 
2.2. Thực trạng
2.2.1 Thuận lợi
Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa, phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Hoằng Hóa, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Quảng Xương, phía Tây giáp huyện Đông Sơn, phía Tây Bắc giáp với huyện Thiệu Hóa. Hiện tại, thành phố có diện tích tự nhiên 146,77km2 với 20 phường và 17 xã, dân số 406 nghìn người (102 nghìn hộ). Năm 2014, thành phố Thanh Hóa đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. Cùng với nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố luôn chủ động trong việc đổi mới cơ chế, tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 
Trong những năm học qua, Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố luôn quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm các thiết bị công nghệ thông tin phục vụ dạy và học. Cụ thể là việc mua sắm, lắp đặt các máy chiếu cố định tại các phòng học, đầu tư các bảng dạy học tương tác, các phòng học tin học, các hệ thống âm thanh, bục giảng thông minh, máy chiếu vật thể, hệ thống loa... Đường truyền mạng phục vụ cho hoạt động CNTT của nhà trường hoạt động tốt. 
Phòng GD&ĐT luôn tạo điều kiện, động viên cán bộ quản lý, giáo viên học tập nâng cao trình độ Tin học. Trong năm học 2017- 2018, phòng GD&ĐT đã tổ chức các buổi tập huấn về sử dụng các phần mềm quản lý, phần mềm dạy học, sử dụng nguồn tài nguyên dạy học, sử dụng phòng học thông minh 
Trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn tại các nhà trường, BGH nhà trường cũng khuyến khích các tổ chuyên môn xây dựng các chuyên đề dạy học ứng dụng CNTT đặc biệt là việc ứng dụng phòng học thông minh trong giảng dạy. Các em học sinh cũng rất hứng thú với các tiết học ứng dụng CNTT.
2.2.2 Khó khăn
 - Giáo dục và đào tạo thành phố luôn nhận được nguồn lực đầu tư rất lớn từ Nhà nước, gia đình và xã hội nhưng hiệu quả đem lại chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu xây dựng con người mới và nhu cầu của thị trường lao động. Trình độ tin học, ngoại ngữ của học sinh thành phố chưa đạt yêu cầu. Chưa có các mô hình dạy học hiệu quả, chưa có các lớp học thông minh
- Cơ sở vật chất trường lớp học chưa đồng bộ, còn nhiều chênh lệch giữa các phường, xã. Công tác xã hội hóa giáo dục còn nhiều hạn chế, chưa huy động được các tổ chức, cá nhân đầu tư và hỗ trợ để nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học.
- Đội ngũ giáo viên Tin học của Thành phố thiếu nhiều về số lượng, hiện tại Bậc Tiểu học toàn thành phố có 5 giáo viên biên chế/45 trường, số giáo viên đang giảng dạy tại các nhà trường chủ yếu là do hợp đồng trường. Số giáo viên văn hóa việc ứng dụng CNTT vào dạy học chưa được thường xuyên còn mang nặng tính hình thức.
- Chương trình dạy học còn phụ thuộc vào tài liệu do Bộ GD&ĐT quy đinh, tài liệu cũ, không phù hợp với hiện tại. Ví dụ như chương trình Tin học lớp 3, hệ điều hành của máy trong sách giáo khoa Tin học là 2003, nhưng thực tế hiện tại máy tính của các nhà trường đều là hệ điều hành 2007. Đồng thời, phòng GD&ĐT thành phố chưa định hướng được cho các nhà trường các chương trình dạy học Tin học thiết thực bổ ích như chương trình Stem
2.2.3. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Nguyên nhân chính tác động đến hiệu quả ứng dụng CNTT vào giảng dạy là kiến thức và kỹ năng về CNTT của một số cán bộ, giáo viên còn hạn chế. Có thể nhận thấy sự sáng tạo, đam mê, ứng dụng CNTT ở các giáo viên trẻ nhưng khó có thể thấy ở những giáo viên đã có tuổi thậm chí còn là sự né tránh, làm cho xong.
Tuy máy tính, các thiết bị công nghệ có nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên, nhưng những công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó.
Đôi lúc, việc vận dụng máy móc hỗ trợ các bài giảng của giáo viên cũng gây ra một số tình huống bất lợi do yếu tố khách quan như: mất điện, máy bị treo, bị vi rút... và mỗi khi có sự cố như vậy giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn.
2.3. Các giải pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
 2.3.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong các trường Tiểu học.
	2.3.1.1 Mục đích
- Tuyên truyền phổ biến đường lối chính sách của Đảng, Chính phủ và 
của ngành về ứng dụng CNTT trong GD&ĐT.
- Vai trò, tác động của CNTT đối với GD&ĐT cũng như sự cần thiết phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, giảng dạy, học tập để nâng cao hiệu quả dạy học.
2.3.1.2. Cách thức thực hiện
a) Bằng nhiều hình thức, quán triệt trong giao ban Hiệu trưởng, giao ban chuyên môn và định hướng trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của các nhà trường. Đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT, của Sở, phòng GD&ĐT về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nhà trường. 
b) Xây dựng các kế hoạch ứng dụng CNTT có tính chất chiến lược lâu dài, kết hợp triển khai theo từng mảng công việc, giao trách nhiệm cho các tổ chức trong nhà trường thực hiện các nhiệm vụ về ứng dụng CNTT. Tạo sự đồng thuận, nhất trí trong Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn trong các nhà trường.
2.3.2. Nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường Tiểu học trên địa bàn. 
2.3.2.1 Mục đích
- Tăng cường dạy Tin học, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tổ chức các hoạt động giáo dục, qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề. 
- Đào tạo bồi dưỡng kiến thức tin học cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên bằng nhiều hình thức.
- Tạo điều kiện tốt nhất để đội ngũ cán bộ, giáo viên có điều kiện tiếp cận nhanh chóng đối với CNTT.
	2.3.2.2 Cách thực hiện
          a) Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học và tự bồi dưỡng về kiết thức Công nghệ thông tin.
	- Phòng Giáo dục yêu cầu các nhà trường đưa vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên về nội dung CNTT. Giáo viên căn cứ vào năng lực, hiểu biết để tự chọn nội dung bồi dưỡng. Trong năm học nhà trường đánh giá các việc làm có ứng dụng CNTT. Cuối mỗi năm học nhà trường tổ chức kiểm tra đánh giá.
	b) Bồi dưỡng kiến thức CNTT qua các buổi sinh hoạt chuyên môn.
	- Kiến thức triển khai qua các buổi sinh hoạt chuyên môn nên có sự thống nhất đồng bộ vì thế ngay từ đầu năm học, phòng Giáo dục yêu cầu các nhà trường xây dựng các nội dung sinh hoạt, tổ chức theo chuyên đề cho các tổ khối.
	+ Ví dụ về một số chuyên đề chuyên môn có liên quan đến CNTT
	Chuyên đề “ Du lịch qua các thành phố”. Yêu cầu giáo viên lựa chọn, sưu tầm các thành phố nổi tiếng trong nước hoặc thế giới. Xây dựng bài thuyết minh có sử dụng âm thanh, hình ảnh, video, lồng tiếng để đưa học sinh đi du lịch qua nội dung này. 
Chuyên đề: “ Ứng dụng CNTT trong phương pháp bàn tay nặm bột” . Yêu cầu trong nội dung này, giáo viên thiết kế được các thí nghiệm thay thế thí nghiệm bằng vật thật để mô phỏng được quá trình bốc hơi của nước qua thí nghiệm ảo. 
- Chỉ đạo các nhà trường các tổ chuyên môn lên kế hoạch xây dựng các chuyên đề: ứng dụng CNTT, sử dụng lớp học thông minh trong dạy học. Qua chuyên đề, GV nòng cốt cùng BGH nhà trường đã hướng dẫn GV thực hành một số kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy như: lồng ghép hình ảnh, âm thanh, tạo những video về các hoạt động của mô hình trường học Việt Nam mới, tạo hiệu ứng liên kết các slide, cách truy cập vào các trang Web để lấy thông tin, hình ảnh, âm thanh cần thiết để phục vụ soạn giảng giáo án điện tử, bài giảng điện tử kết hợp với chuyên đề, giáo viên các trường đã mạnh dạn chia sẻ những thuận lợi, khó khăn, những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy để giáo viên toàn thành phố cùng tham khảo và học tập. 
c) Bồi dưỡng kiến thức Công nghệ thông tin qua các buổi hội hop, trong công việc làm hằng ngày. 
      - Trong các buổi hội họp hàng tháng, các nội dung triển khai và bổ sung kiến thức về thời sự, chính trị, kinh tế, văn hóa yêu cầu các nhà trường quan tâm các nội dung về CNTT đem lại giá trị cao trong kinh tế, đời sống luôn được triển khai thông báo nhằm tăng hiểu biết của đội ngũ về ích lợi của CNTT. 
- Trong mỗi việc làm hằng ngày, đều khuyến khích các nhà trường ứng dụng CNTT để đem lại hiệu quả công việc. Giao kế hoạch dạy học có ứng dụng CNTT cho các nhà trường, các tổ, nhóm chuyên môn. Chỉ đạo cho các tổ nhóm chuyên môn thường xuyên báo cáo kinh nghiệm về đổi mới phương pháp nhất là những báo cáo có ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đồng thời phát động phong trào dạy học có ứng dụng CNTT trong các kỳ hội giảng, chào mừng ngày 20/11, 8/3, ... hằng năm giao cho các tổ nhóm chuyên môn lựa chọn các tiết dạy hay có ứng dụng CNTT thao giảng để giáo viên tham khảo, học tập.
Phát động sâu rộng thành phong trào và đề ra yêu cầu cụ thể về số tiết ứng dụng CNTT (ít nhất 5tiết/tuần) đối với mỗi giáo viên để chính họ qua áp dụng thấy được hiệu quả và sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đặc biệt đối với đổi mới phương pháp dạy học.
2.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại các nhà trường
 	2.3.3.1. Mục đích 
 - Thực hiện CNTT như một công cụ hỗ trợ tích cực cho quản lý trường học.
 - Tích cực nghiên cứu và sử dụng có hiệu quả các phần mềm phục vụ công tác quản lý.
	 2.3.3.2. Cách thức thực hiện 
a) Tăng cường chỉ đạo việc thực hiện các phần mềm tiện ích trong các công việc cụ thể như: 
- Công tác quản lý: Các nhà trường sử dụng các phần mềm Kiểm định chất lượng, Thư viện, Kế toán, Bán trú và dinh dưỡng, Phổ cập giáo dục, Quản lí nhân sự (PMIS), 
- Công tác chuyên môn: Quản lý chất lượng bài soạn, phần mềm dạy học các môn Tiếng Anh; Toán Anh; Kỹ năng sống. 
- Công tác quản lý học sinh: phần mềm thông tin liên lạc. 
b) Tiếp tục chỉ đạo tăng cường sử dụng và quản lí website của các nhà trường; thành lập ban quản trị website giao trách nhiệm cho từng cá nhân phụ trách từng nhóm công việc, chịu trách nhiệm viết bài và đưa tin về các hoạt động của Nhà trường nhằm cho thông tin luôn đến được với học sinh và phụ huynh. 
c) Các trường sử dụng hộp thư điện tử của trường, công khai địa chỉ Email để khi cần giáo viên, phụ huynh có thể chủ động liên hệ, trao đổi công việc một cách nhanh chóng, đồng bộ, tiết kiệm được giấy tờ. Các hoạt động của nhà trường, các văn bản chỉ đạo của phòng và các cấp đều được chuyển tới cán bộ, giáo viên, nhân viên thông qua hộp thư điện tử. Các tổ khối chuyên môn và cá nhân giáo viên thường xuyên mở hộp thư của mình để nắm bắt các thông báo, biểu mẫu thống kê của nhà trường để báo cáo kịp thời.
 d) Chỉ đạo các nhà trường thành lập tổ tin học với các giáo viên, nhân viên đã được đào tạo 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_gop_phan_nang_cao_chat_luo.doc