SKKN Ứng dụng CNTT vào giảng dạy một số bài trong chương trình môn giáo dục quốc phòng - An ninh THPT
Mục tiêu của ngành giáo dục là không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đang được đẩy mạnh và nhân rộng trong toàn ngành hiện nay. Cụm từ “giáo án điện tử”, “bài giảng điện tử” được nhiều người nhắc đến; các phần mềm dạy học phong phú và đa dạng được đăng tải phổ biến trên mạng Internet, tạo điều kiện cho giáo viên (GV) khai thác, sử dụng. Các tiết học có ứng dụng CNTT làm cho học sinh (HS) học tập hứng thú hơn, tích cực hơn, GV có điều kiện tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng tập trung vào người học nhiều hơn.
GDQP–AN là môn học chính khóa có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ Quốc. GDQP–AN là một nội dung của giáo dục, rèn luyện hình thành nhân cách, góp phần nâng cao dân trí quốc phòng, củng cố nền quốc phòng toàn dân. GDQP–AN là nội dung quan trọng trong chiến lược đào tạo toàn diện con người mới XHCN trong hệ thống giáo dục quốc dân. Qua môn học Giáo dục Quốc phòng – An ninh, học sinh được nâng cao hiểu biết về truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam, về Quân đội nhân dân Việt Nam và một số nội dung cơ bản về Quốc phòng – An ninh, rèn luyện tác phong, nếp sống tập thể có kỷ luật
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI _____________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH THPT Người thực hiện: Trần Thị Hoa Lý Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn SKKN thuộc lĩnh vực (môn): GDQP-AN THANH HOÁ NĂM 2017 MỤC LỤC TT Mục Trang I MỞ ĐẦU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 II NỘI DUNG 3 2.1 Cơ sở lí luận 3 2.2 Thực trạng 3 2.3 Các giải pháp và tổ chức thực hiện 4 2.3.1 Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai (Giáo dục QP – AN , lớp 10) 5 2.3.2 Tác hại của ma tuý và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma tuý (Giáo dục Quốc phòng – An ninh, lớp 10) 8 2.3.3 Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia (Giáo dục Quốc phòng – An ninh, lớp 11) 10 2.3.4 Công tác phòng không nhân dân (Giáo dục QP-AN, lớp 12) 14 2.4 Kiểm nghiệm đề tài 16 III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17 3.1 Kết luận 17 3.2 Kiến nghị 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu của ngành giáo dục là không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đang được đẩy mạnh và nhân rộng trong toàn ngành hiện nay. Cụm từ “giáo án điện tử”, “bài giảng điện tử” được nhiều người nhắc đến; các phần mềm dạy học phong phú và đa dạng được đăng tải phổ biến trên mạng Internet, tạo điều kiện cho giáo viên (GV) khai thác, sử dụng. Các tiết học có ứng dụng CNTT làm cho học sinh (HS) học tập hứng thú hơn, tích cực hơn, GV có điều kiện tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng tập trung vào người học nhiều hơn. GDQP–AN là môn học chính khóa có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ Quốc. GDQP–AN là một nội dung của giáo dục, rèn luyện hình thành nhân cách, góp phần nâng cao dân trí quốc phòng, củng cố nền quốc phòng toàn dân. GDQP–AN là nội dung quan trọng trong chiến lược đào tạo toàn diện con người mới XHCN trong hệ thống giáo dục quốc dân. Qua môn học Giáo dục Quốc phòng – An ninh, học sinh được nâng cao hiểu biết về truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam, về Quân đội nhân dân Việt Nam và một số nội dung cơ bản về Quốc phòng – An ninh, rèn luyện tác phong, nếp sống tập thể có kỷ luật Nội dung chương trình môn học GDQP–AN cấp THPT bao gồm nội dung lý thuyết và thực hành. Nội dung lý thuyết bao gồm các vấn đề về lịch sử, chính trị, chiến lược, chiến thuật, Việc tiếp cận và tái hiện lại lịch sử, cách bố trí chiến lược phòng thủ - tấn công, các trận đánh, tình hình về biển đảo là một công việc rất khó khăn; những bài giảng lý thuyết đơn thuần khó tạo được hứng thú cho học sinh THPT. Nguyên nhân chủ yếu là do xét về góc độ tâm lí lứa tuổi, học sinh trung học phổ thông đang trong giai đoạn phát triển của nhận thức và con đường nhận thức của các em cũng không thoát khỏi quy luật: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và thực tiễn. Với những nội dung lý thuyết được học trong chương trình môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh, các em học sinh khó có thể học và hiểu toàn bộ nội dung bài giảng của giáo viên. Vì vậy, nếu giáo viên sử dụng những tư liệu như: hình ảnh, bản đồ, biểu đồ và đặc biệt là phim tư liệu vào giảng dạy thì sẽ góp phần rất lớn giúp học sinh có thể tái hiện lại được nội dung kiến thức mà giáo viên đã truyền đạt. Do đó, việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn GDQP-AN để có thể cung cấp cho các em những tư liệu trực quan sinh động (tranh ảnh, bản đồ, phim tư liệu), giúp các em có thể tự học và chủ động chiếm lĩnh tri thức là hoàn toàn phù hợp với các em. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Ứng dụng CNTT vào giảng dạy một số bài trong chương trình môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh bậc THPT”, 2. Mục đích nghiên cứu. - Nhằm thể hiện rõ hơn những ưu thế, ưu điểm của việc sử dụng phương tiện hiện đại trong dạy học môn Giáo dục Quốc Phòng – An ninh. - Đưa ra một số biện pháp, đề xuất một số phương án thiết thực để thúc đẩy hơn nữa việc sử dụng CNTT trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh ở các trường THPT hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu. - Tranh ảnh, bản đồ, phim tư liệu... sử dụng trong bài giảng môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh bậc THPT. 4. Phương pháp nghiên cứu - Thao giảng, dạy thử nghiệm, dự giờ rút kinh nghiệm - Hướng dẫn học sinh tự học II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận. Thực hiện mục tiêu đào tạo những con người có đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, góp phần phát triển kinh tế, xã hội. Với mục tiêu của giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực khả năng, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”2. Muốn vậy người học phải chủ động nắm bắt kiến thức cơ bản, tự tìm hiểu và phát hiện những kiến thức liên quan. Tuy nhiên vai trò của thầy cô giáo trong việc giúp các em nắm vững kiến thức môn học, nhận biết được các vấn đề về lịch sử, chính trị, chiến thuật, chiến lược là rất quan trọng. Với độ tuổi đang còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc các em tự tìm hiểu các vấn đề liên quan đến nội dung môn học là việc làm rất khó khăn. Các thầy cô cần phải “soi đường chỉ lối” cho các em4. Đối với bộ môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh, giáo viên phải sáng tạo trong phương pháp giảng dạy để học sinh tích cực học, giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn trong học tập đặc biệt là trong các nội dung khó như tìm hiểu về các loại bom đạn, tác hại của thiên tai, công tác phòng không nhân dân, trách nhiệm của học sinh trong công tác phòng, chống ma tuý Điều này sẽ góp phần động viên cổ vũ tinh thần học tập của các em, tạo hứng thú trong học tập, say mê nghiên cứu, tìm tòi phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra. Từ đó giúp các em học tập tốt hơn, tự tin hơn. 2.2. Thực trạng. 2.2.1. Thuận lợi. - Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác dạy và học môn Giáo dục QP – AN. - Đội ngũ giáo viên môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình và tâm huyết với môn học. - Trang thiết bị, điều kiện phục vụ cho môn học Giáo dục Quốc phòng – An ninh tương đối đầy đủ. - Nền nếp, kỷ cương của nhà trường đối với học sinh chặt chẽ qua từng cấp, từng khâu nên đa phần các em chăm ngoan, có ý thức học tập tốt. - Trong trang này, đoạn “giúp học sinh bảo vệ Tổ quốc” tác giả trích nguyên văn TLTK số 2, câu “các thầy cô cho các em” tác giả tham khảo TLTK số 4 2.2.2. Khó khăn. - Đội ngũ giáo viên Giáo dục Quốc phòng – An ninh dành thời gian nghiên cứu sâu về môn GD QPAN còn hạn chế. - Đối với học sinh: Do các em được sinh ra và lớn lên trong thời bình và yêu cầu về lượng kiến thức các môn học, giờ học trong chương trình phổ thông nên ít nhiều tác động đến suy nghĩ và việc xác định nhiệm vụ học tập đối với bộ môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh, dẫn đến ý thức học chưa cao. Bên cạnh đó, dưới tác động của nền kinh tế thị trường một số tệ nạn xã hội đã bắt đầu len lỏi vào trong các nhà trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến các em học sinh, vì đây là lứa tuổi rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. - Một số nội dung trong chương trình GD Quốc phòng – An ninh cấp THPT còn thiếu các hình ảnh minh hoạ, chưa sát với tình hình thực tế hiện nay. 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có hiệu quả rất nhiều trong việc tạo hứng thú cho học sinh khi tiếp cận môn học. Từ chỗ giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh qua sách giáo khoa đến nay nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin bài học trở nên vô cùng phong phú và đa dạng. Học sinh có thể khai thác thông tin trên mạng Internet để tìm hiểu trước kiến thức. Trong quá trình lên lớp, học sinh mang những điều mới lạ, những điều còn chưa hiểu ra thắc mắc với giáo viên từ đó có thể thấy rằng không những nội dung bài học được đảm bảo mà còn có những thông tin mới, lạ, bổ ích giúp cho học sinh thực sự có hứng thú trong việc học tập. Trong xu thế phát triển của xã hội ngày nay thì công nghệ thông tin (CNTT) đang có những vấn đề vượt bậc, các tiện ích của nó đã được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các lĩnh trong cuộc sống. Riêng đối với các em học sinh thì CNTT luôc có sức hút to lớn. vấn đề còn lại là chúng ta ứng dụng CNTT sao cho phù hợp để tăng tính hấp dẫn ở bộ môn mình dạy. Nhằm nâng cao hiệu quả bài giảng, tôi đã áp dụng CNTT vào những bài sau: - Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai (tiết 23,24 Giáo dục QP – AN , lớp 10). - Tác hại của ma tuý và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma tuý (tiết 31,32 - Giáo dục QP - AN, lớp 10). - Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quôc gia ( tiết 8,9,10 – Giáo dục QP- AN, LỚP 11) - Công tác phòng không nhân dân ( tiết 28,29- Giáo dục QP - AN lớp 12 ) 2.3.1. Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai (Giáo dục QP – AN , lớp 10). 1. Đặc điểm, tác hại của một số loại bom, đạn. - Giáo viên giới thiệu cho học sinh nội dung trong sách giáo khoa về các loại bom, đạn Mỹ thường dùng trong cuộc chiến tranh xâm lược và chống phá Việt Nam: Tên lửa hành trình (Tomahawk), bom có điều khiển Qua giới thiệu của giáo viên, học sinh chỉ nắm được phần lý thuyết (đặc điểm, tác hại) của các loại bom đạn nhưng không nhận biết được đâu là Tên lửa hành trình, đâu là các loại bom có điều khiển. * Giới thiệu hình ảnh về các loại bom đạn5. Tên lửa hành trình Tomahawk của Hoa Kỳ Bom mẹ CBU 49 C/B - Trong trang này, hình ảnh minh họa tác giả lấy từ TLTK số 5 Bom từ trường Sau khi xem hình ảnh học sinh không chỉ nắm được đặc điểm, tác hại của bom đạn mà còn có thể phân biệt đâu là Tên lửa hành trình, đâu là bom có điều khiển đồng thời có thể mô tả cấu tạo bên ngoài của các loại vũ khí trên. 2. Thiên tai và tác hại của chúng. Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương, là một quốc gia nhiệt đới với những vùng đất thấp, đồi núi, nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm. Đất nước bị chia thành miền núi, vùng đồng bằng sông Hồng ở phía bắc; và dãy Trường Sơn, Tây Nguyên, đồng bằng duyên hải miền trung, và đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam. Chính vì có vị trí địa lý và địa hình phức tạp nên ở nước ta hằng năm đã xảy ra các loại hình thiên tai chủ yếu như: Bão, lũ lụt, lũ quét, lũ bùn đá, ngập úng, hạn hán và sa mạc hoá. - Mỗi một vùng, miền lại xảy ra một loại hình thiên tai khác nhau nên học sinh sẽ khó có thể nhận biết được các loại hình thiên tai. Ví dụ: Học sinh vùng Đồng bằng sông Cửu Long khó có thể nhận biết được tình trạng hạn hán, sa mạc hoá ở vùng Nam Trung bộ và ngược lại. * Giới thiệu một số hình ảnh về các loại hình thiên tai5. Ảnh hưởng của bão đến đời sống sinh hoạt của nhân dân - Trong trang này, hình ảnh minh họa tác giả lấy từ TLTK số 5 Hình ảnh lũ lụt ở miền Trung Hình ảnh về lũ quét ở khu vực miền núi Hình ảnh về sa mạc hoá ở Bình Thuận - Trong trang này, hình ảnh minh họa tác giả lấy từ TLTK số 5 Qua theo dõi các hình ảnh, học sinh đã nhận biết và phân biệt được các loại hình thiên tai chủ yếu và nguy hiểm ở Việt Nam; thấy rõ những tác hại của thiên tai cản trở đến sự phát triển kinh tế - xã hội, gây hậu quả về môi trường, phát sinh dịch bệnh, tác động xấu đến sản xuất và đời sống cộng đồng và là tác nhân gây sự mất ổn định đời sống nhân dân và trật tự xã hội. 2.3.2. Tác hại của ma tuý và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma tuý (Giáo dục Quốc phòng – An ninh, lớp 10). 1. Qua giới thiệu của giáo viên, học sinh đã nhận biết được những vấn đề cơ bản sau: - Biết phân loại các chất ma tuý, các ma tuý thường gặp - Tác hại của ma tuý và những hình thức, con đường gây nghiện, dấu hiệu nhận biết. - Có ý thức cảnh giác để tự phòng tránh ma tuý. Hiện nay, loại tội phạm về ma tuý tiếp tục có những diễn biến phức tạp, tăng cả về số vụ lẫn số bị can; Nếu 5 năm trước chỉ xuất hiện một số vụ sản xuất heroin từ thuốc phiện; thì nay bọn tội phạm đã sản xuất trái phép chất ma túy tổng hợp trong nước với quy trình điều chế, chiết xuất từ các loại tân dược có tiền chất ma túy. Qua một số vụ án sản xuất trái phép chất ma túy lớn cho thấy tình hình tội phạm ma túy diễn biến ngày một phức tạp. Vì vậy, nhằm giúp cho học sinh nhận biết và phân biệt được các chất ma tuý tổng hợp hiện nay và tác hại của từng loại ma tuý, giáo viên cần giới thiệu các hình ảnh cụ thể để các em học sinh có những biện pháp cảnh giác, tránh xa và nói không với ma tuý. 2. Phân loại ma tuý và các chất ma tuý thường gặp5. - Nguồn gốc sản xuất ra chất ma tuý Cây thuốc phiện Cây cần sa Cây coca - Trong trang này, hình ảnh minh họa tác giả lấy từ TLTK số 5 - Các chất ma tuý thường gặp. Thuốc phiện dạng bánh Heroin dạng bột Ma tuý tổng hợp 3. Tác hại của tệ nạn ma tuý. Ma tuý không những trực tiếp huỷ hoại sức khoẻ con người, làm khánh kiệt kinh tế của gia đình và xã hội mà còn là nguyên nhân xô đẩy người lương thiện vào con đường phạm tội. Hoạt động mua bán, sử dụng ma tuý trái phép của các đối tượng và sự tụ tập của những người nghiện ở một số địa bàn, kéo theo những tệ nạn xã hội và những vi phạm pháp luật khác sẽ gây bất ổn về an ninh - trật tự tại địa bàn đó. Thực trạng nói trên đã gây tâm lý hoang mang, lo sợ và bất bình trong quần chúng nhân dân. Hình ảnh con nghiện lên cơn đói thuốc Trước và sau khi sử dụng ma tuý 4 năm - Trong trang này, hình ảnh minh họa tác giả lấy từ TLTK số 5 Con nghiện Nguyễn Văn Tiến (32 tuổi, Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận) đã cầm dao chém 1 người chết, 19 người bị thương. Vòong Hoàng Minh (27 tuổi, quê Đồng Nai), trong cơn phê thuốc Minh đã lao vào khu tầng trệt nhà sách Phương Nam nằm trong siêu thị MaxiMark đường Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TPHCM khống chế một nữ nhân viên bán hàng làm con tin. Qua theo dõi hình ảnh trên, học sinh đã nâng cao được cảnh giác, tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý; đồng thời tích cực tham gia phong trào phòng, chống ma tuý do nhà trường, tổ chức đoàn thanh niên và nơi cư trú, tạm trú, do chính quyền địa phương phát động. 2.3.3. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia (Giáo dục Quốc phòng – An ninh, lớp 11). 1. Những vấn đề cơ bản mà học sinh nắm được thông qua bài giảng: - Hiểu được khái niệm sự hình thành, các bộ phận cấu thành lãnh thổ và chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam và cách xác định đường biên giới Quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất. - Quán triệt các quan điểm của Đảng, của Nhà nước, các nội dung, biện pháp cơ bản về xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới Quốc gia đồng thời xác định được thái độ, trách nhiệm của công dân và bản thân trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. 2. Giới thiệu nội dung bài học thông qua các hình ảnh, tư liệu. * Giới thiệu các bộ phận cấu thành nên lãnh thổ quốc gia bao gồm: vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất và vùng trời. - Trong trang này, hình ảnh minh họa tác giả lấy từ TLTK số 5 Sơ đồ khu vực biên giới biển và các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam * Chủ quyền lãnh thổ quốc gia: Theo Hiến Pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”1. Hiện nay, chủ quyền biển - đảo đang là vấn đề thời sự nóng bỏng của đất nước ta. Nhân dân cả nước, từ những người nông dân chân lấm tay bùn, những công nhân với thu nhập ít ỏi đến những cán bộ, công chức đang ra sức chung tay “góp đá xây Trường Sa”, những chiến sĩ hải quân “nắm chắc tay súng, giữ lấy biển, lấy trời”, những nhà sử học nỗ lực đưa ra những bằng chứng thiết thực chứng minh chủ quyền biển đảo, và những ngư dân kiên cường bám biển vươn khơi... Chủ quyền đã được khẳng định của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa - Trong trang này, hình ảnh minh họa tác giả lấy từ TLTK số 5; đoạn “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vùng trời” tác giả trích nguyên văn TLTK số 1 Bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1645 - Bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1645 quần đảo Pracel (Hoàng Sa) được vẽ nối liền với các đả Pulo Secca de Mare (Cù Lao Thu, tức đảo Phú Quý), Pulo Cambir (Cù Lao Xanh), Pullo Canton (Cù Lao Ré, tức đảo Lý Sơn), thành một chuỗi đảo liên hoàn thuộc lãnh thổ Cochinchina (Đàng Trong). Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc ta phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN”. Đó là ý chí sắt đá, quyết tâm không gì lay chuyển được của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. * Xác định biên giới quốc gia Việt Nam được khẳng định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định. - Dùng các hình ảnh để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên tuyến biên giới đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới bao gồm: Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào và Việt Nam – Campuchia. - Trong trang này, hình ảnh minh họa tác giả lấy từ TLTK số 5 Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam, tỉnh Hà Giang và lãnh đạo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tỉnh Vân Nam bên cột mốc 261(2) tại cửa khẩu Thanh Thủy (Việt Nam). Lãnh đạo 2 tỉnh Thanh Hoá và Hủa Phăn khánh thành cột mốc đại 281 - Trong trang này, hình ảnh minh họa tác giả lấy từ TLTK số 5 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hunsen bên cột mốc phía Việt Nam. Thông qua giới thiệu hình ảnh về chủ quyền của Việt Nam, đã xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc, tích cực học tập kiến thức quốc phòng – an ninh của học sinh; đồng thời các em sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng – an ninh khi nhà nước và người có thẩm quyền huy động, động viên. Tích cực tham gia các phong trào của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng về vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. 2.3.4. Công tác phòng không nhân dân (Giáo dục QP-AN, lớp 12). 1. Giáo viên giới thiệu cho học sinh những nội dung sau: - Sự hình thành và phát triển của công tác phòng không nhân dân. - Xu hướng phát triển của tiến công hoả lực. - Nhận thức, trách nhiệm của công dân đối với công tác phòng không nhân dân. 2. Sử dụng các hình ảnh minh hoạ giúp học sinh hiểu được âm mưu của Đế quốc Mĩ tiến hành các cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền bắc (1964 – 1972); những chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước tiến hành công tác phòng không nhân dân của ta trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mĩ; một số vấn đề cơ bản về công tác phòng không nhân dân trong tình hình mới. Pháo đài bay B-52 của Không lực Hoa Kỳ Toàn bộ 6 khối phố ở Khâm Thiên hầu như bị xoá sạch trong đêm 26/12. Bom Mỹ đã giết chết 287 người trong đó có 40 cụ già và 55 em nhỏ. Nhiều gia đình không ai sống sót. Tên lửa AGM-88E có chiều dài hơn 4 m và nặng 361 kg, có tầm bắn hơn 100 km và tốc độ đến 2М. - Trong trang này, hình ảnh minh họa tác giả lấy từ TLTK số 5 2.4. Kiểm nghiệm đề tài Trước khi áp dụng đề tài này vào giảng dạy, tôi đã tiến hành khảo sát các em học sinh ở bốn lớp 12C1, 12C2, 12C3 và 12C4 của Trường THPT Nguyễn Trãi khoá học 2014 -2017; 02 lớp (12C1, 12C2) áp dụng đề tài “Ứng dụng CNTT vào một số bài giảng môn Giáo dục quốc
Tài liệu đính kèm:
- skkn_ung_dung_cntt_vao_giang_day_mot_so_bai_trong_chuong_tri.doc