SKKN Ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá trong chương trình Địa lí Lớp 10 - CTGDPT 2018 theo hướng phát triển các năng lực số cho học sinh

SKKN Ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá trong chương trình Địa lí Lớp 10 - CTGDPT 2018 theo hướng phát triển các năng lực số cho học sinh

Từ hai thập kỷ qua khi công nghệ thông tin, mạng Internet được sử dụng rộng rãi trong giáo dục và đào tạo, chuyển đổi số đã được đặt ra. Những tiến bộ về công nghệ thông tin và sự thâm nhập của mạng Internet đã dẫn tới những sáng kiến về giáo dục mở với sự xuất hiện của các khóa học trên các nền tảng công nghệ số với sự ra đời của các chương trình ứng dụng học tập, kiểm tra thích ứng và khoa học mở. Sự ra đời và ngày càng phát triển về cả thị trường và công nghệ cho những nền tảng này cho thấy „giáo dục số‟ đang phát triển mạnh mẽ.

Ở Việt Nam, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-9- 2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Trên cơ sở đó ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ hai sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giáo dục và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước.

Những năm gần đây, ngành giáo dục Việt Nam rất quan tâm đến việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động giảng dạy. Việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động dạy học đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy học từ truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực, giúp người dạy và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Qua đó, người học có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động trong việc học tập và ứng dụng kiến thực vào thực tiễn. Sự bùng nổ về công nghệ giáo dục đã, đang và sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người.

docx 52 trang Thu Kiều 06/10/2024 6437
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá trong chương trình Địa lí Lớp 10 - CTGDPT 2018 theo hướng phát triển các năng lực số cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
Tên đề tài:
 ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ ĐA DẠNG HÓA 
HÌNH THỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 
TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ LỚP 10 - CTGDPT 
2018 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG LỰC
 SỐ CHO HỌC SINH
 Nhóm Tác giả:
 1. Bùi Thị Hậu
 2. Hoàng Thị Lưu
 3. Đặng Thị Nghĩa
 Đơn vị: THPT Yên Thành 3
 Số điện thoại cơ quan: 0238 638 678
 Năm học: 2022- 2023
 0 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lí do chọn đề tài.
 Từ hai thập kỷ qua khi công nghệ thông tin, mạng Internet được sử dụng 
rộng rãi trong giáo dục và đào tạo, chuyển đổi số đã được đặt ra. Những tiến bộ về 
công nghệ thông tin và sự thâm nhập của mạng Internet đã dẫn tới những sáng kiến 
về giáo dục mở với sự xuất hiện của các khóa học trên các nền tảng công nghệ số 
với sự ra đời của các chương trình ứng dụng học tập, kiểm tra thích ứng và khoa 
học mở. Sự ra đời và ngày càng phát triển về cả thị trường và công nghệ cho những 
nền tảng này cho thấy „giáo dục số‟ đang phát triển mạnh mẽ.
 Ở Việt Nam, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-9- 
2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công 
nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình 
chuyển đổi số. Trên cơ sở đó ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 
số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 
2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên 
chuyển đổi số thứ hai sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giáo 
dục và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, 
không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước.
 Những năm gần đây, ngành giáo dục Việt Nam rất quan tâm đến việc ứng 
dụng chuyển đổi số vào hoạt động giảng dạy. Việc ứng dụng chuyển đổi số vào 
hoạt động dạy học đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy học từ truyền thống 
sang phương pháp giảng dạy tích cực, giúp người dạy và người học phát huy được 
khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Qua đó, người học có thể 
tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động trong việc học tập và ứng dụng 
kiến thực vào thực tiễn. Sự bùng nổ về công nghệ giáo dục đã, đang và sẽ tạo ra 
những phương thức giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của 
nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người.
 Với xu thế phát triển công nghệ hiện nay, việc tiếp cận công nghệ vào giảng 
dạy và học tập trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Sự phát triển của các ứng dụng 
trên nền tảng di động, mạng xã hội giúp người dùng dễ dàng tương tác mọi lúc mọi 
nơi, đã tạo điều kiện cho giáo dục ứng dụng chuyển đổi số phát triển lên bậc cao 
hơn. Ứng dụng chuyển đổi số giúp GV đa dạng hóa các hình thức dạy học và 
kiểm tra đánh giá phù hợp trong nhiều bối canh.
 Hiện nay, các trường phổ thông đã áp dụng công nghệ số vào giảng dạy và 
kiểm tra đánh giá từ nhiều năm trước đây, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều lúng túng và 
hiệu quả chưa cao và chưa phát huy được năng lực của người học, nhất là việc ứng 
dụng số trong tổ chức các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá theo định
 2 PHẦN II: NỘI DUNG
 CHƯƠNG 1: ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ ĐA DẠNG HÓA HÌNH 
 THỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG CHƯƠNG TRÌNH 
 ĐỊA LÍ LỚP 10- CTGDPT 2018 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NĂNG
 LỰC SỐ CHO HỌC SINH
1.1.Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài.
 Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và kiểm tra đánh giá 
môn Địa lí và đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng 
lực môn Địa lí lớp 12 đã được đề cập khá nhiều trên các phương tiện thông tin, ở 
lĩnh vực nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến tại Nghệ An cũng có một số tác giả 
viết, năm 2020 tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngọc đã có nghiên cứu “ Khai thác và 
ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng và dạy học địa lí ở trường 
trung học phổ thông Con Cuông”. Còn vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá chương 
trình Địa lí lớp 12 tác giả Vũ Thị Hồng cũng đã nghiên cứu đề tài: “Một số phương 
pháp và kĩ thuật kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí 12 
THPT theo định hướng năng lực”. Năm 2022 Tác giả Nguyễn Thị Yến, Nguyễn 
Tố Hoài cũng có nghiên cứu về “ Phát triển năng lực số cho học sinh THPT 
theo hướng chuyển đổi số”
 Tuy nhiên, vấn đề ứng dụng chuyển đổi số để đa dạng hóa hình thức dạy 
học và kiểm tra đánh giá trong chương trình Địa lí lớp 10 - CTGDPT 2018 trong 
các công trình nghiên cứu, sách, bài viết mà tác giả đề tài sưu tìm được, chưa có 
công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, đó là một “khoảng trống” rất lớn về lý luận 
và thực tiễn đòi hỏi đề tài sáng kiến phải làm rõ.
1.2.Cơ sở lí luận
1.2.1. Một số vấn đề về năng lực số.
1.2.1.1. Năng lực số
 Đã có nhiều khái niệm được sử dụng khi đề cập đến phát triển năng lực số ở 
các quốc gia và tổ chức quốc tế, phổ biến là các khái niệm sau: Digital Literacy, 
Digital Skills, Digital Competences ...
 Theo UNICEF – 2019 năng lực số (Digital Literacy) đề cập đến kiến thức, 
kỹ năng và thái độ cho phép trẻ em phát triển và phát huy tối đa khả năng trong thế 
giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà trẻ 
vừa được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng như 
phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương.
 4 - Kho hình ảnh đa dạng chủ đề: https://www.vectorstock.com/
- Trang web về bản đồ: https://education.maps.arcgis.com/home/index.html
- Trang web về thống kê: https://www.gso.gov.vn/
1.2.2.3.Khung năng lực số dành cho học sinh
 *Năng lực sử dụngcác thiết bị kỹ thuật số
 - Sử dụng thiết bị phần cứng: Xác định và sử dụng được các chức năng và tính 
 năng thiết bị phần cứng củathiết bị số.
 - Sử dụng phần mềm trong thiết bị số: Biết và hiểu về dữ liệu, thông tin và nội 
 dung số cần thiết, sử dụng đúng cáchcác phần mềm của thiết bị số.
 * Kĩ năngvề thông tin và dữ liệu.
 - Duyệt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin và nội dung số: Xác định được thông 
 tin cần tìm, tìm kiếm được dữ liệu, thông tin và nội dung trong môi trường số, truy 
 cập đến chúng và điều hướng giữa chúng. Tạo và cập nhật các chiến lược tìm kiếm
- Đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số: Phân tích, so sánh và đánh giá được 
độ tin cậy, tính xác thực của các nguồndữ liệu, thông tin và nội dung số.
 Phân tích, diễn giải và đánh giá đa chiều các dữ liệu, thông tin và nội số.
 - Quản lý dữ liệu, thông tin và nội dung số : Tổ chức, lưu trữ và truy xuất được 
 các dữ liệu, thông tin và nội dung trong môi trường số. Tổ chức, xử lý và sử dụng 
 hiệu quả công cụ số và thông tin tìm được để đưa ra những quyết định sáng suốt 
 trong môi trường có cấu trúc.
 *Giao tiếp và hợp tác
- Tương tác thông qua thiết bị số: Tương tác thông qua công nghệ và thiết bị số 
và lựa chọn được phương tiện số phù hợp cho ngữ cảnh nhất định để sử dụng
 - Chia sẻ thông qua công nghệ số: Chia sẻ dữ liệu, thông tin và nội dung số với 
 người khác thông qua các công nghệ số phù hợp. Đóng vai trò là người chia sẻ 
 thông tin từ nguồn thông tin đáng tin cậy.
- Tham gia với tư cách công dân thông qua công nghệ số: Tham gia vào xã hội 
thông qua việc sử dụng các dịch vụ số.
 - Hợp tác thông qua công nghệ số: Sử dụng các công cụ và công nghệ số trong 
 hoạt động hợp tác, cùng kiến tạotài nguyên và kiến thức.
 - Chuẩn mực giao tiếp: Nhận thức được các chuẩn mực hành vi và biết cách thể 
 hiện các chuẩn mực đó trong quá trình sử dụng công nghệ số và tương tác trong 
 môi trường số. Điều chỉnh các chiến lược giao tiếp phù hợp với đối tượng cụ
 6 thiết bị số và giải quyết được các vấn đề này (từ xử lý sự cố đến giải quyết các vấn 
 đề phức tạp hơn).
 -Xác định nhu cầu và phản hồi công nghệ: Đánh giá phân tích nhu cầu và từ đó 
 xác định, đánh giá, lựa chọn, sử dụng các công cụ số và giải pháp công nghệ tương 
 ứng khả thi để giải quyết các nhu cầu đề ra. Điều chỉnh và tùy chỉnh môi trường số 
 theo nhu cầu cá nhân (ví dụ: khả năng tiếp cận).
 -Sử dụng sáng tạo thiết bị số: Sử dụng các công cụ và công nghệ số để tạo ra 
 kiến thức và cải tiến các quy trình và sản phẩm. Thu hút cá nhân và tập thể vào 
 quá trình tìm hiểu và giải quyết các vấn đề về nhận thức và tình huống có vấn đề 
 trong môi trường số.
 -Xác định thiếu hụt về năng lực số: Hiểu về những thiếu hụt cần phát triển 
 trong năng lực số của bản thân. Có thể hỗ trợ người khác phát triển năng lực số.
 Tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân và luôn cập nhật thành tựu kỹ thuật số.
 -Tư duy máy tính (Computational thinking): Diễn đạt được các bước xử lý một 
 vấn đề theo kiểu thuật toán.
 *Năng lực địnhhướng nghề nghiệp liên quan
 -Vận hành công nghệ số: Xác định và sử dụng được các công cụ và công nghệ số 
 chuyên biệt cho một lĩnh vực cụ thể.
 - Diễn giải, thao tác với dữ liệu và nội dung kĩ thuật số cho một lĩnhvực đặc 
 thù: Hiểu, phân tích và đánh giá được dữ liệu chuyên ngành, thông tin và nội dung 
 số cho một lĩnh vực cụ thể trong môi trường số.
1.2.3. Ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học và kiểm tra đánh giá theo định 
hướng phát triển các phẩm chất, năng lực số của học sinh.
1.2.3.1.Các phần mềm hỗ trợ dạy học môn Địa lí
 - Microsoft PowerPoint/ MS-PowerPoint
 Microsoft PowerPoint là một phần mềm thiết kế và trình chiếu (office 
tool/suite) Microsoft phát hành giúpngười dùng tạo, thiết kế và trình bày một bài 
trình chiếu đa phương tiện từ cơ bản đến nâng cao sử dụng trong các lĩnh vực 
khác nhau đặc biệt là trong giáo dục.
 Chức năng: Biên tập, thiết kế và trình diễn các bài trình chiếu đa phương 
tiện, các mô phỏng thí nghiệm, các tài liệu/học liệu số ở nhiều định dạng khác 
nhau (pptx, pdf, jpg, mp4, rtf,) để phục vụ dạy học/giáo dục trực tiếp và trực 
tuyến. Tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập cho học sinh thông 
qua trắc nghiệm, trò chơi giáo dục. Hỗ trợ hoạt động học tập cho học sinh nhất là
 8

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ung_dung_chuyen_doi_so_de_da_dang_hoa_hinh_thuc_day_hoc.docx
  • pdfBùi Thị Hậu, Hoàng Thị Lưu, Đặng Thị Nghĩa-THPT YT-Địa Lý.pdf