SKKN Tổng kết bài giảng bằng sơ đồ hoá kiến thức

SKKN Tổng kết bài giảng bằng sơ đồ hoá kiến thức

 Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Thực tế hiện nay cho thấy còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. Mặc khác, phần đông học sinh và giáo viên đều cho rằng nội dung chương trình Vật lí phổ thông khá nhiều và rộng nên việc tiếp thu và nhớ bài của các em còn nhiều khó khăn.

 Để khắc phục được phần nào thực tế trên, theo tôi học sinh cần tổng quan được nội dung bài học một cách hiệu quả mà không mất quá nhiều thời gian, từ đó chủ động lĩnh hội được kiến thức và vận dụng kiến thức trong bài học. Đó cũng là lí do mà tôi chọn đề tài: Tổng kết bài giảng bằng sơ đồ hoá kiến thức.

 

doc 21 trang thuychi01 7420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổng kết bài giảng bằng sơ đồ hoá kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang 
I . ĐẶT VẤN ĐỀ	2
1. Lí do chọn đề tài	2
2. Phạm vi và đối tượng áp dụng đề tài nghiên cứu. 	2
3. Phương pháp nghiên cứu. 	2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 	2
1. Cơ sở lý luận	2
1.1. Sơ đồ hóa kiến thức là gì? 	3
1.2. Đặc điểm sơ đồ hóa kiến thức. 	3 
1.3. Phương pháp dạy học theo sơ đồ là gì? 	3 
1.4. Ưu điểm của phương pháp dạy học theo sơ đồ hóa kiến thức.	3
2. Thực trạng của việc tổng hợp kiến thức vật lí sau mỗi bài giảng	4
3. Các biện pháp thực hiện	4 
3.1. Đối với giáo viên	4
3.2. Đối với học sinh  	5
3.3. Một số biện pháp thực hiện 	5
3.4. Kết quả 	19
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	20
1. Kết luận	20 
2. Đề xuất và kiến nghị	20 
Tài liệu tham khảo: 	21
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lí do chọn đề tài:
 Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Thực tế hiện nay cho thấy còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy.  Mặc khác, phần đông học sinh và giáo viên đều cho rằng nội dung chương trình Vật lí phổ thông khá nhiều và rộng nên việc tiếp thu và nhớ bài của các em còn nhiều khó khăn. 
 Để khắc phục được phần nào thực tế trên, theo tôi học sinh cần tổng quan được nội dung bài học một cách hiệu quả mà không mất quá nhiều thời gian, từ đó chủ động lĩnh hội được kiến thức và vận dụng kiến thức trong bài học. Đó cũng là lí do mà tôi chọn đề tài: Tổng kết bài giảng bằng sơ đồ hoá kiến thức. 
 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng đề tài nghiên cứu:
 Đề tài được viết từ kinh nghiệm dạy học của bản thân tại trường THPT, xoay quanh việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tổng kết bài giảng bằng sơ đồ hóa kiến thức. 
 Đối tượng được áp dụng là học sinh lớp 11
 3. Phương pháp nghiên cứu.
 Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra giáo dục.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp thông kê, tổng hợp, so sánh.
- Phương pháp mô tả, biểu diễn.
- Phương pháp thực hiện các bước vẽ sơ đồ tư duy.
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 
 Phương pháp dạy học theo mô hình, sơ đồ thuộc nhóm phương pháp dạy học trực quan. Sử dụng phương pháp này phối hợp với phương pháp thuyết trình hoặc vấn đáp sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc và vận dụng tri thức một cách có hiệu quả.
 Thực tiễn hiện nay đã đặt ra vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm. Học sinh phải chủ động tham gia vào quá trình lĩnh hội kiến thức mới. Kết quả dạy học sẽ cao hơn nữa nếu giáo viên cho học inh tiếp cận tài liệu, kiến thức dưới dạng sơ đồ, mô hình. Ngược lại, việc học tập sẽ gặp khó khăn khi giáo viên chỉ đơn thuần thuyết trình chứ không kết hợp giảng dạy với tài liệu, mô hình....
Sơ đồ hóa kiến thức là gì?
 Sơ đồ hóa kiến thức là phương pháp diễn đạt nội dung dạy học bằng ngôn ngữ sơ đồ.
 1.2. Đặc điểm của sơ đồ hóa kiến thức
 Một là, khối lượng kiến thức quyết định nội dung khách quan của sơ đồ. Hình thức chủ quan của sơ đồ phụ thuộc người lập sơ đồ. Vì vậy, cùng một khối lượng kiến thức nhưng có thể có nhiều cách sáng tạo, thiết kế sơ đồ khác nhau.
 Hai là, sơ đồ là những biểu tượng trực quan phản ánh một cách trừu tượng, khái quát các khái niệm, phạm trù, quy luật. Vì vậy, đòi hỏi sơ đồ phải phản ánh trung thành với khối lượng kiến thức mà nó mô tả.
 Ba là, sơ đồ nhằm giúp người học lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơn. Vì vậy, phải có tính thẩm mỹ, không rập khuôn, khuyến khích người học tự thiết kế sơ đồ trên cơ sở kiến thức đã lĩnh hội.
 Bốn là, sơ đồ hình thành trên cơ sở xác định các yếu tố nội dung trong các chương, các mục, mối liên hệ biện chứng giữa các đơn vị kiến thứcKhi giảng dạy cần vận dụng các thao tác so sánh, phân tích tổng hợp, trừu tượng, khái quát So sánh với  những quan điểm đối lập, bổ sung mở rộng vấn đề, phát triển tư duy logic.
 1.3. Phương pháp dạy học theo sơ đồ là gì?
 Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và các nhiệm vụ dạy học.
 Phương pháp dạy học theo sơ đồ hóa kiến thức là  cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của người dạy và người học nhằm giúp người học hiểu được  bản chất của các sự vật, hiện tượng liên quan đến nội dung, nhiệm vụ dạy học dựa vào mô hình, sơ đồ của chúng.
 1.4. Ưu điểm của phương pháp dạy học theo sơ đồ hóa kiến thức
 - Dễ phát huy tính tích cực của người học.  Huy động tối đa các giác quan của học sinh tham gia vào quá trình nhận thức, lĩnh hội kiến thức.
 - Kiến thức được biểu diễn dưới dạng sơ đồ, ngắn gọn dễ nhớ. Hoc sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển ý tưởng, tìm tòi lĩnh hội và xây dựng kiến thức mới. Dùng sơ đồ minh họa tạo hiệu quả: trong một thời gian rất ngắn có thể khái quát được một khối lượng kiến thức lớn, vừa làm rõ bài giảng, vừa xâu chuỗi kiến thức và các mối liên hệ giữa chúng.
 - Tác động vào "kênh hình" của người học. Sẽ tạo ra sự hứng thú trong giờ học, bài giảng, tiết học trở nên sôi động. Phát triển óc quan sát, kích thích tư duy của người học, củng cố kiến thức bài giảng, hào hứng tìm tòi, đón nhận tri thức mới, có lòng yêu thích môn học.
 - Người học khám phá tri thức mới theo trình tự logic, giúp người học hiểu được bản chất quy luật. Thuận lợi cho quá tình tái hiện tri thức khi cần thiết.
 Tuy nhiên việc sử dụng sơ đồ hóa kiến thức cần tránh lạm dụng, cần xác định một các linh hoạt và hiệu quả trong dạy một mục, một bài hay một đối tượng học sinh cụ thể. Sử dụng sơ đồ kiến thức cần kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp dạy học khác để nâng cao hiệu quả bài học.
 2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔNG HỢP KIẾN THỨC VẬT LÍ SAU MỖI BÀI GIẢNG
 - Về phía giáo viên: Khi tồng hợp kiến thức trong việc dạy - hoc vật lí là hết sức cần thiết, thế nhưng phương pháp tổng hợp kiến thức như thế nào cho học sinh cảm thấy hứng thú và nhìn được bức tranh vật lí một các tổng quan nhất lại là điều không phải giáo viên nào cũng thực hiện được, vì cần khơi dậy lòng ham muốn tìm hiểu vấn đề lôgíc, từ đó tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình học tập của học sinh, làm phát huy năng lực tư duy, khả năng sáng tạo của các em, như vậy mơi có thể giúp học sinh tiếp thu và khắc sâu kiến thức một cách tốt nhất. Ở các trường phổ thông hiện nay, phương pháp thuyết trình và phương pháp vấn đáp là hai phương pháp được nhiều giáo viên sử dụng thường xuyên. Nếu như dạy học bằng phương pháp thuyết trình thì học sinh sẽ tiếp thu một cách thụ động, không phát huy được tính tích cực chủ động. Tuy nhiên cũng có một số giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học mới nhưng còn ít.
 - Về phía học sinh: Đa số không có thói quen lập sơ đồ cho nội dung đã học nên khả năng khái quát hóa kiến thức bằng sơ đồ còn yếu dẫn đến các em thấy không hứng thú học tập, khó ghi nhớ, không phù hợp với xu thế làm bài thi trắc nghiệm như hiện nay, do đó dẫn đến kết quả học tập và làm bài của các em chưa cao. 
 Qua khảo sát thực tế một số lớp đầu năm học 2016 -2017 cho thấy kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11C3
45
7
15,6
14
31,1
23
51,1
1
2,2
0
0
11C6
46
7
15,2
15
32,6
22
47,9
2
4,3
0
0
 3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 3.1.Đối với giáo viên: 
 - Chuẩn bị các sơ đồ ôn bài sao cho phù hợp nhất với từng bài, từng chủ đề hay từng chương. Giáo viên có thể thiết kế bằng bảng vẽ trên giấy, hoặc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ trên bảng hoặc có thể thực hiện thành một giáo án hay một bài giảng điện tử với kiến thức được xây dựng thành một sơ đồ, qua đó còn có thể kết hợp để trình chiếu những nội dung cần lưu ý hay những đoạn phim có liên quan được liên kết với sơ đồ. Qua đó có thể giúp học sinh hệ thống được kiến thức vừa học, khắc sâu được kiến thức trọng tâm.
 - Phân nhóm: 2 hoặc 3 học sinh/nhóm. 
 - Phần hướng dẫn các bước tiến hành.
 3.2.Đối với học sinh:
 - Cần nắm vững nội dung kiến thức của bài học. 
- Chủ động viết sơ đồ kiến thức vào vở ghi rồi lên bảng thực hiện công việc đó.
 3.3.Một số biện pháp thực hiện:
 Để thực hiện công viếc sơ đồ hoá kiến thức, sau khi kết thúc phần nội dung bài giảng tôi cho học sinh chủ động viết sơ đồ kiến thức vào vở ghi đồng thời gọi một học sinh lên bảng thực hiện công việc đó. 
 Sau đây là sơ đồ hoá kiến thức những nội dung bài giảng trong chương I của chương trình  Vật Lí lớp 11(ban cơ bản) làm ví dụ minh hoạ.
 CHƯƠNG I. ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG
 Tiết 1. ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
I. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện
 1. Sự nhiễm điện của các vật
 -Một vật có thể bị nhiễm điện do : cọ xát lên vật khác, tiếp xúc với một vật nhiễm điện khác, đưa lại gần một vật nhiễm điện khác. 
 -Dựa vào hiện tượng hút các vật nhẹ để kiểm tra xem vật có bị nhiễm điện hay không.
2. Điện tích. Điện tích điểm
 -Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích.
 -Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.
3. Tương tác điện
 -Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.
 -Các điện tích khác dấu thì hút nhau
II. Định luật Cu-lông. Hằng số điện môi
1. Định luật Cu-lông
 -Nội dung: Lực hút hay đẩy giữa hai diện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
 -Biểu thức: F = k ; 
 + k = 9.109Nm2 /C2 : hệ số tỉ lệ.
 + r : khoảng cách giữa hai điện tích điểm.
 + q1, q2 : độ lớn của hai điện tích điểm (C).
2. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính. Hằng số điện môi
+ Điện môi là môi trường cách điện.
+ Khi đặt các điện tích trong một điện môi đồng tính thì lực tương tác giữa chúng sẽ yếu đi e lần so với khi đặt nó trong chân không. e gọi là hằng số điện môi của môi trường (e ³ 1).
+ Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi : 
 F = k.
+ Hằng số điện môi đặc cho tính chất cách điện của chất cách điện.
Sơ đồ tổng kết bài giảng
Sự nhiễm điện của các vật
Sự nhiễm điện của các vật, điện tích, tương tác điện
Điện tích. 
Điện tích điểm
Tương tác điện. 
Hai loại điện tích
Điện tích 
Định luật CuLông
Định luật Cu-Lông.
Định luật 
Cu-Lông.
Hằng số điện môi
Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính. 
Hằng số điện môi
Tiết2. THUYẾT ELECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
I. Thuyết electron
1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố
a) Cấu tạo nguyên tử
 Gồm: hạt nhân mang điện tích dương nằm ở trung tâm và các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh. 
 Hạt nhân cấu tạo bởi hai loại hạt là nơtron không mang điện và prôtôn mang điện dương.
 Electron có điện tích là -1,6.10-19C và khối lượng là 9,1.10-31kg. Prôtôn có điện tích là +1,6.10-19C và khối lượng là 1,67.10-27kg. Khối lượng của nơtron xấp xĩ bằng khối lượng của prôtôn.
 Số prôtôn trong hạt nhân bằng số electron quay quanh hạt nhân nên bình thường thì nguyên tử trung hoà về điện.
b) Điện tích nguyên tố
 Điện tích của electron và điện tích của prôtôn là điện tích nhỏ nhất mà ta có thể có được. Vì vậy ta gọi chúng là điện tích nguyên tố.
2. Thuyết electron
 + Bình thường tổng đại số tất cả các điện tích trong nguyên tử bằng không, nguyên tử trung hoà về điện.
 Nếu nguyên tử bị mất đi một số electron thì tổng đại số các điện tích trong nguyên tử là một số dương, nó là một ion dương. Ngược lại nếu nguyên tử nhận thêm một số electron thì nó là ion âm.
 + Khối lượng electron rất nhỏ nên chúng có độ linh động rất cao. Do đó electron dễ dàng bứt khỏi nguyên tử, di chuyển trong vật hay di chuyển từ vật này sang vật khác làm cho các vật bị nhiễm điện.
 Vật nhiễm điện âm là vật thiếu electron; Vật nhiễm điện dương là vật thừa electron.
II. Vận dụng
1. Vật dẫn điện và vật cách điện
 Vật dẫn điện là vật có chứa các điện tích tự do.
 Vật cách điện là vật không chứa các electron tự do.
 Sự phân biệt vật dẫn điện và vật cách điện chỉ là tương đối.
2. Sự nhiễm điện do tiếp xúc
 Nếu cho một vật tiếp xúc với một vật nhiễm điện thì nó sẽ nhiễm điện cùng dấu với vật đó.
3. Sự nhiễm diện do hưởng ứng
 Đưa một quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của một thanh kim loại MN trung hoà về điện thì đầu M nhiễm điện âm còn đầu N nhiễm điện dương.
III. Định luật bảo toàn điện tích
 Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số các điện tích là không đổi.
Sơ đồ tổng kết bài giảng
Thuyết electron Định luật bảo toàn điện tích
Thuyết electron
Định luật bảo toàn điện tích
Vận dụng
Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện tích nguyên tố
Thuyết electron
Vật ( chất) dẫn điện và vật ( chất ) cách điện
Sự nhiễn điện do tiếp xúc 
Sự nhiễm điện do hưởng ứng
Tiết4. ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG.
 ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN.
I. Điện trường
1. Môi trường truyền tương tác điện
 Môi trường tuyền tương tác giữa các điện tích gọi là điện trường.
2. Điện trường
 Điện trường là một dạng vật chất bao quanh các điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong nó
II. Cường dộ điện trường
1. Khái niệm cường dộ điện trường
 Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của điện trường tại điểm đó.
2. Định nghĩa
 Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.
E = 
 Đơn vị cường độ điện trường là N/C hoặc người ta thường dùng là V/m.
3. Véc tơ cường độ điện trường 
 Véc tơ cường độ điện trường gây bởi một điện tích điểm có :
- Điểm đặt tại điểm ta xét.
- Phương trùng với đường thẳng nối điện tích điểm với điểm ta xét.
- Chiều hướng ra xa điện tích nếu là điện tích dương, hướng về phía điện tích nếu là điện tích âm.
- Độ lớn : E = k
4. Nguyên lí chồng chất điện trường 
Q
Q
M
Q < 0
M
Q > 0
Sơ đồ tổng kết bài giảng
Điện trường và cường độ điện trường
Điện trường 
Cường độ điện trường 
Môi trường truyền tương tác điện
Điện trường
Đơn vị đo cường độ điện trường
Nguyên lý chồng chất điện trường
Khái niệm cường độ điện trường
Vectơ cường độ điện trường
Cường độ điện trường của một điện tích điểm
Tiết 5. ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN
III. Đường sức điện
1. Hình ảnh các đường sức điện
 Các hạt nhỏ cách điện đặt trong điện trường sẽ bị nhiễm điện và nằm dọc theo những đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm trùng với phương của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó.
2. Định nghĩa
 Đường sức điện trường là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác đường sức điện trường là đường mà lực điện tác dụng dọc theo nó.
3. Hình dạng đường sức của một dố điện trường
 Xem các hình vẽ sgk.
4. Các đặc điểm của đường sức điện
+ Qua mỗi điểm trong điện trường có một đường sức điện và chỉ một mà thôi
+ Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó.
+ Đường sức điện của điện trường tĩnh là những đường không khép kín.
+ Qui ước vẽ số đường sức đi qua một diện tích nhất định đặt vuông góc với với đường sức điện tại điểm mà ta xét tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó.
4. Điện trường đều
 Điện trường đều là điện trường mà véc tơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương chiều và độ lớn.
 Đường sức điện trường đều là những đường thẳng song song cách đều.
Sơ đồ tổng kết bài giảng
Đường sức điện
Hình ảnh các đường sức điện
Định nghĩa
Hình dạng đường sức của một số điện trường
Các đặc điểm của đường sức điện
Điện trường đều
Tiết 7. CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN
I. Công của lực điện
1. Đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích đặt trong điện trường đều
 = q
 Lực là lực không đổi..
2. Công của lực điện trong điện trường đều
 AMN = qEd
 Với d là hình chiếu đường đi 
trên một đường sức điện.
 Công của lực điện trường trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều từ M đến N là AMN = qEd, không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu M và điểm cuối N của đường đi.
3. Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì
 Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi.
 Lực tĩnh điện là lực thế, trường tĩnh điện là trường thế.
II. Thế năng của một điện tích trong điện trường
1. Khái niệm về thế năng của một điện tích trong điện trường
 Thế năng của điện tích đặt tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích tại điểm đó.
2. Sự phụ thuộc của thế năng WM vào điện tích q
 Thế năng của một điện tích điểm q đặt tại điểm M trong điện trường :
WM = AM¥ = qVM
 Thế năng này tỉ lệ thuận với q.
3. Công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường 
AMN = WM - WN
 Khi một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường thì công mà lực điện trường tác dụng lên điện tích đó sinh ra sẽ bằng độ giảm thế năng của điện tích q trong điện trường
TIẾT 8. ĐIỆN THẾ. HIỆU ĐIỆN THẾ
Sơ đồ tổng kết bài giảng
Công của lực điện
Công của lực điện
Thế năng của một điện tích trong điện trường 
Khái niệm về thế năng của một điện tích trong điện trường
Sự phụ thuộc của thế năng WM vào điện tích q
Công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường
Đặc điểm của lực điện tác dụng lên một diện tích đặt trong điện trường đều
Công của lực điện trường trong điện trường đều
Công của lực điện trường trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì
Tiết 8. ĐIỆN THẾ. HIỆU ĐIỆN THẾ
I. Điện thế
1. Khái niệm điện thế
 Điện thế tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng của điện tích.
2. Định nghĩa 
 Điện thế tại một điểm M trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên điện tích q khi q di chuyển từ M ra xa vô cực và độ lớn của q
VM = 
 Đơn vị điện thế là vôn (V).
3. Đặc điểm của điện thế
 Điện thế là đại lượng đại số. Thường chọn điện thế của đát hoặc một điểm ở vô cực làm mốc (bằng 0).
II. Hiệu điện thế 
1. Định nghĩa
 Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của một điện tích từ M đến N. Nó được xác định bằng thương số giữa công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự di chuyển của q từ M đến N và độ lớn của q.
UMN = VM – VN = 
2. Đo hiệu điện thế 
 Đo hiệu điện thế tĩnh điện bằng tĩnh điện kế.
3. Hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường 
 E = 
 U: hiệu điện thế giữa 2 điểm.
 d: khoảng cách giữa hình chiếu của 2 điểm trên một đường sức.
Đơn vị E là V/m.
Sơ đồ tổng kết bài giảng
Hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường
Điện thế
Hiệu điện thế
Điện thế
Hiệu điện thế
Hiệu điện thế giũa hai điểm
Định nghĩa
Đo điện thế
Khái niệmđiện thế
Đơn vị điện thế
Đặc điểm của điện thế
Định nghĩa
Tiết 10. TỤ ĐIỆN
I. Tụ điện 
1. Tụ điện là gì ?
 Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Mỗi vật dẫn đó gọi là một bản của tụ điện.
 Tụ điện dùng để chứa điện tích.
 Tụ điện phẳng gồm hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.
 Kí hiệu tụ điện 
2. Cách tích điện cho tụ điện 
 Nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện.
 Độ lớn điện tích trên mỗi bản của tụ điện khi đã tích điện gọi là điện tích của tụ điện.
II. Điện dung của tụ điện 
1. Định nghĩa
 Điện 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tong_ket_bai_giang_bang_so_do_hoa_kien_thuc.doc
  • docBia SKKN- Ly - tiến nam - THPT Hoang Hoa 2.doc