SKKN Tổ chức và hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

SKKN Tổ chức và hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

Ngay trong trường học, địa phương các em sinh sống, đất nước ta đã và đang còn tồn tại nhiều tình huống cần phải giải quyết, mà học sinh có thể vận dụng các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của mình để giải quyết các tình huống đó một cách hiệu quả.

Nhưng hiện nay, đa phần học sinh còn lúng túng, thiếu kĩ năng, thậm chí không thèm quan tâm đến việc áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. Theo đó trường THPT Hoằng Hóa 4 phát động và tổ chức cuộc thi cấp trường. Nhưng số lượng học sinh tham gia rất ít và chất lượng bài thi thấp.

Vì vậy tôi chọn đề tài “Tổ chức và hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” để làm sáng kiến kinh nghiệm.

 

doc 16 trang thuychi01 7611
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức và hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4
---*--*--*---
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỔ CHỨC VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
 Người thực hiện: Lê Hải Lý
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: GDNGLL
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3.Đối tượng nghiên cứu
1.4.Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1. Lập kế hoạch tổ chức hướng dẫn học sinh 
2.3.2. Thực hiện buổi 1
	2.3.3. Thực hiện buổi 2 
2.3.4: Thực hiện buổi 3
2.3.5. Thực hiện buổi 4
2.3.5. Thực hiện buổi 5
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.4.1.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục của bản thân và nhà trường.
 2.4.2.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với địa phương
 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận
3.2.Kiến nghị
3
3
3
3
3
4
4
4
4
4
6
8
10
11
13
15
15
17
18
18
18
I. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
Ngay trong trường học, địa phương các em sinh sống, đất nước ta đã và đang còn tồn tại nhiều tình huống cần phải giải quyết, mà học sinh có thể vận dụng các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của mình để giải quyết các tình huống đó một cách hiệu quả.
Nhưng hiện nay, đa phần học sinh còn lúng túng, thiếu kĩ năng, thậm chí không thèm quan tâm đến việc áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống... 
Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. Theo đó trường THPT Hoằng Hóa 4 phát động và tổ chức cuộc thi cấp trường. Nhưng số lượng học sinh tham gia rất ít và chất lượng bài thi thấp.
Vì vậy tôi chọn đề tài “Tổ chức và hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” để làm sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học, hoạt động giáo dục khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm “học đi đôi với hành”.
	Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục [1]
1.3.Đối tượng nghiên cứu
	Cách tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn 
	Quá trình vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn của học sinh.
Kết quả đạt được của học sinh.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Phương pháp thống kê sử lí số liệu. 
II. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Ngay trong trường học, địa phương các em sinh sống, đất nước ta đã và đang còn tồn tại nhiều tình huống cần phải giải quyết, mà học sinh có thể vận dụng các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của mình để giải quyết các tình huống đó một cách hiệu quả.
Theo công văn số 2213 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức cuộc thi “vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” ; nhằm thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy học ; gắn liền giáo dục trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống; góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học. [1]
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Số lượng học sinh tham gia cuộc thi “vận dụng kiến kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” trong các năm học 2015- 2016, 2016-2017 rất ít và chất lượng bài thi không cao. Cụ thể:
Năm học
Số học sinh tham gia cấp trường
Số giải cấp tỉnh
2015 - 2016
6
2 giải khuyến khích
2016- 2017
5
1 giải khuyến khích
Lý do của thực trạng trên là:
Thứ nhất: Đa phần các em học sinh còn thiếu kĩ năng, thậm chí không thèm quan tâm đến việc áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống... 
 Thứ hai: Các em chưa thấy rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của cuộc thi đối với bản thân và xã hội.
Thứ ba: Các em lúng túng trong các khâu chọn tình huống và giải quyết tình huống.
2.3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1. Lập kế hoạch tổ chức hướng dẫn học sinh 
A.Mục tiêu 
Tạo ra một thời gian biểu để giáo viên và học sinh có kế hoạch học tập và nghiên cứu.
B.Nội dung 
Thời gian
Nội dung
Địa điểm
Buổi 1: Chiều thứ 5 (5/10/2017)
 Giáo viên nêu mục đích của việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện và lựa chọn tình huống thực tiễn cần giải quyết.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm mục tiêu giải quyết tình huống.Học sinh thảo luận .
Phòng học 11A11
Buổi 2:
Chiều thứ 5 (12/10/2017)
Giáo viên nhận xét kết quả của học sinh về: lựa chọn tình huống thực tiễn cần giải quyết và nêu được mục tiêu giải quyết tình huống. Học sinh hoàn thiện 
Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống và đưa ra các giải pháp giải quyết tình huống. Học sinh thảo luận.
Phòng học 11A11
Buổi 3:
Chiều thứ 5
(19/10/2017)
Giáo viên nhận xét kết quả của học sinh trong việc: nêu tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống, và đưa ra các giải pháp giải quyết tình huống. Học sinh hoàn thiện.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống 
 Học sinh thảo luận.
Phòng học 11A11
Buổi 4:
Chiều thứ 3
(31/10/2017)
 Giáo viên nhận xét kết quả của học sinh trong việc: thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống . Học sinh hoàn thiện.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
 Học sinh thảo luận.
Phòng học 11A11
Buổi 5:
Chiều thứ 5
(16/11/2017)
 Giáo viên nhận xét kết quả của học sinh trong việc: nêu ý nghĩa của việc giải quyết tình huống. Học sinh hoàn thiện.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày bài theo đúng quy định .
 Học sinh về nhà hoàn thiện bài, in và nạp cho giáo viên vào ngày 25/11/2017
Phòng học đa năng
2.3.2. Thực hiện buổi 1
 Thời gian: Chiều thứ 5 (5/10/2017)
	Địa điểm: Phòng học lớp 11A11 
A .Mục đích yêu cầu
Học sinh nắm được mục đích của việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn.
Học sinh phát hiện và lựa chọn các vấn đề, tình huống thực tiễn .
Học sinh tìm hiểu và biết cách xác định mục tiêu giải quyết tình huống
B.Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Mục đích của việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn.
 - Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học, hoạt động giáo dục khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh;
-Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm “học đi đôi với hành”;
- Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục [1]
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phát hiện các vấn đề, tình huống.
Các chủ đề: Hiểu biết về pháp luật, an toàn giao thông; phòng chống tham nhũng; bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới,biển, đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiểu quả; giáo dục dân số; giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Tình huống đưa ra phải thực tiễn; gần gũi, thiết thực; có thể giải quyết được bằng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của các em
Hoạt động 3:Hướng dẫn học sinh tìm mục tiêu giải quyết tình huống.
Cho ví dụ về mục tiêu giải quyết tình huống.
Lắng nghe và đặt câu hỏi thắc mắc (nếu có)
Lắng nghe 
Thảo luận phát hiện các vấn đề, tình huống nảy sinh trong thực tiễn.
Lắng nghe 
Thảo luận tìm mục tiêu giải quyết tình huống.
Về nhà hoàn thiện việc lựa chọn được tình huống thực tiễn cần giải quyết và nêu được mục tiêu giải quyết tình huống.
	C.Hướng dẫn về nhà: 
 Lựa chọn tình huống thực tiễn cần giải quyết, đưa ra mục tiêu giải quyết tình huống, chuyển gmail cho giáo viên vào thứ 3 ngày 10/10/2017 để gáo viên xem và nhận xét kết quả của các em vào buổi 2.
-----------------------------------------------------------------------------------------
2.3.3. Thực hiện buổi 2 
Thời gian: Chiều thứ 5 (12/10/2017)
Địa điểm: lớp 11A11
A.Mục đích yêu cầu
Học sinh nắm nhận xét của giáo viên về kết quả của mình “ lựa chọn tình huống thực tiễn cần giải quyết và nêu được mục tiêu giải quyết tình huống” từ đó hoàn thiện nội dung này.
Học sinh tìm hiểu cách “ nêu tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống, và đưa ra các giải pháp giải quyết tình huống”.
Học sinh về nhà nêu được “tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống, và đưa ra các giải pháp giải quyết tình huống” và nạp lại cho giáo viên trước khi học buổi 3.
B.Nội dung
Hoạt động 1: Đánh giá kết quả hoàn thiện ở nhà của học sinh 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Sau khi đã nghiên cứu kết quả thực hiện của học sinh, giáo viên tổng hợp tên đề tài và nhận xét bổ sung vào bài rồi phát cho học sinh.
Nghe và xem nhận xét của giáo viên về kết quả: lựa chọn tình huống và mục tiêu giải quyết tình huống.
Danh sách tên tình huống
 (Trích dẫn 12 trong 55 tình huống của học sinh)
STT
Tên tình huống
Tên học sinh thực hiện
Ghi chú
1
Các bạn học sinh bỏ rác không đúng nơi quy định
Lê Hồng Hà
2
Có nhiều học sinh trường THPT Hoằng Hóa 4 đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm.
Nguyễn Chu Ngọc Ánh
3
Tảo hôn xưa ở xã hội hiện nay.
Nguyễn Thị Hiền
4
Tình trạng người dân bỏ các bao bì và vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật một cách bừa bãi ra đường đi, bờ ruộng, kênh mương.
Lê Văn Mạnh
Nguyễn Hữu Tuấn
5
Ngăn ngừa và giải quyết mâu thuẩn trong tập thể lớp.
Trương Hoàng Minh
Lương Triều Hải
6
Rác thải nhiều trên bờ nơi nuôi tôm ở xã Hoằng Châu của em.
Nguyễn Thị Huyền
7
Gia tăng học sinh bị tâm thần do nghiện facebook
Nguyễn Thị Thúy
8
Tình yêu tuổi học trò đối với học sinh ngày nay
Lê Thị Gấm
9
Học sinh nam hút thuốc lá trong giờ ra chơi.
Nguyễn Thị Ngọc 
10
Học sinh phải nghỉ học vì có thai ngoài ý muốn.
Mai Thị Hà
11
Tìm hiểu về biển đảo nước ta.
Hoàng Thị Ngân
12
Dịch sốt xuất huyết bùng phát, cách phòng và trị bệnh sốt xuất huyết.
Lê Thị Hoa
Nguyễn ngọc Ánh
Hoạt động 2: Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
Giáo viên cho ví dụ 
Lắng nghe
Thảo luận
Nêu tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống 
Hoạt động 3: Các giải pháp giải quyết tình huống.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đưa ra các giải pháp giải quyết tình huống.
Giáo viên cho ví dụ 
Lắng nghe
Thảo luận 
Đưa ra các giải pháp giải quyết tình huống.
 C.Hướng dẫn về nhà: 
Học sinh thực hiện đánh máy hai nội dung “Nêu tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống” và “Đưa ra các giải pháp giải quyết tình huống”.
 Nạp kết quả nghiên cứu qua gmail của giáo viên trước khi thực hiện buổi 3
------------------------------------------------------------------------------
2.3.4: Thực hiện buổi 3:
Thời gian: chiều thứ 5 ngày 19/10/2017
Địa điểm: lớp 11A11
A. Mục đích yêu cầu
Giáo viên nhận xét kết quả của học sinh trong việc: nêu tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống, và đưa ra các giải pháp giải quyết tình huống. Học sinh hoàn thiện nội dung.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống .
 Học sinh thảo luận để thực hiện nội dung “thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống” về nhà hoàn thiện và nạp cho giáo viên trước khi thực hiện buổi 4.
	B.Nội dung.
Hoạt động 1: Nhận xét kết quả của học sinh thực hiện nội dung trong buổi 2.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên nhận xét kết quả của học sinh trong việc “ nêu tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống”.
Giáo viên nhận xét kết quả của học sinh trong việc “đưa ra các giải pháp giải quyết tình huống. Học sinh hoàn thiện nội dung”.
 Lắng nghe, đọc nhận xét bổ sung 
 Học sinh thảo luận và hoàn thiện nội dung.
 Lắng nghe, đọc nhận xét bổ sung 
 Học sinh thảo luận và hoàn thiện nội dung.
Hoạt động 2: Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Giáo viên hướng dẫn học sinh “thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống”.
+) Mô tả quá trình thực hiện.
+) Các tư liệu, thiết bị sử dụng trong việc giải quyết tình huống.
Giáo viên cho ví dụ 
Lắng nghe
Thảo luận 
Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống .
C.Hướng dẫn về nhà:
 Học sinh thực hiện đánh máy nội dung “thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống” về nhà hoàn thiện .Nạp cho giáo viên trước khi thực hiện buổi 4.
-------------------------------------------------------------------------
2.3.5. Thực hiện buổi 4
Thời gian: chiều thứ 3 ngày 31/10/2017.
Địa điểm: Phòng học 11A11
A. Mục đích yêu cầu
Giáo viên nhận xét kết quả của học sinh trong việc: thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống . Học sinh hoàn thiện.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
 Học sinh thảo luận để nêu được ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
B.Nội dung.
	Hoạt động 1: Nhận xét kết quả của học sinh thực hiện trong buổi 3.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên nhận xét kết quả của học sinh trong việc: thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống .
 Lắng nghe, đọc nhận xét bổ sung 
 Học sinh thảo luận và hoàn thiện nội dung.
Hoạt động 2: Nêu ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
 Giáo viên cho ví dụ 
Lắng nghe
Thảo luận 
Nêu được ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
C.Hướng dẫn về nhà: Học sinh hoàn thiện và đánh máy nội dung “ nêu ý nghĩa của việc giải quyết tình huống”.
Nạp cho giáo viên trước khi thực hiện buổi 5.
----------------------------------------------------------------------------
2.3.5. Thực hiện buổi 5
Thời gian: chiều thứ 5 ngày 16/11/2017.
Địa điểm: Phòng học đa năng
A. Mục đích yêu cầu
Giáo viên nhận xét kết quả của học sinh trong việc: nêu ý nghĩa của việc giải quyết tình huống. Học sinh hoàn thiện.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày bài theo đúng quy định .
 B.Nội dung.
Hoạt động 1: Nhận xét kết quả của học sinh thực hiện trong buổi 4.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên nhận xét kết quả của học sinh trong việc: nêu ý nghĩa của việc giải quyết tình huống. 
Lắng nghe, đọc nhận xét bổ sung 
 Học sinh thảo luận và hoàn thiện nội dung.
Hoạt động 2: Cấu trúc của bài 
 Trang bìa 
 Các trang tiếp theo
Tên tình huống
Mục tiêu giải quyết tình huống.
Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
giải pháp giải quyết tình huống
Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
C.Hướng dẫn về nhà
Học sinh về nhà hoàn thiện bài, in và nạp cho giáo viên chủ nhiệm vào ngày 10/11/2017
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.4.1.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục của bản thân và nhà trường.
Sáng kiến kinh nghiệm đã giúp tôi thực hiện được mục tiêu giúp học sinh biết vận dụng kiến thức của các môn học, hoạt động giáo dục khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh (như mục 1.2 của sáng kiến)
Kết quả đạt được trong năm học này vượt bậc so với các năm học trước:
Năm học
Số học sinh tham gia cấp trường
Số giải cấp tỉnh, 
cấp quốc gia
2015 - 2016
6
2 giải khuyến khích cấp Tỉnh
2016- 2017
5
1 giải khuyến khích cấp Tỉnh
2017-2018
55
1 giải khuyến khích Quốc gia
2 giải ba cấp Tỉnh
 3 giải khuyến khích cấp Tỉnh
Năm học 2017- 2018 trường xếp thứ 3 toàn tỉnh trong cuộc thi “kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp”.
 Đặc biệt, từ kiến thức và kĩ năng làm bài thi liên môn về chủ đề An toàn giao thông em Nguyễn Chu Ngọc Ánh đã áp dụng vào bài thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” và đạt 2 giải là: khuyến khích cấp Quốc gia và khuyến khích liên môn cấp Tỉnh.
 2.4.2.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với địa phương
Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, một số tình huống thực tiễn được học sinh lựa chọn và giải quyết, góp phần bảo vệ môi trường sống; phát triển kinh tế; giữ an ninh trật tự, văn minh, văn hóa dân tộc... 
 Khi học sinh tìm các biện pháp giải quyết tình huống đã thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận: 
Sáng kiến kinh nghiệm đã nêu được các phương pháp để “tổ chức và hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” bằng cách lập kế hoạch và thực hiện năm buổi ngoại khóa.
Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã giúp tôi hoàn thành mục tiêu đề ra (như mục 1.2 của sáng kiến) và đem lại thành tích cao hơn những năm trước cho nhà trường. 
Sáng kiến của tôi sẽ còn được áp dụng trong những năm tiếp theo nhằm hưởng ứng cuộc thi “vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” do Sở GD- ĐT tổ chức.
Từ kết quả đạt được của học sinh trong năm học này, tôi tin rằng số lượng học sinh tham gia trong các năm học tiếp theo sẽ tăng hơn nhiều và chất lượng tốt hơn.
3.2.Kiến nghị:
Năm nay là năm đầu tiên áp dụng sáng kiến kinh nghiệm nên số lượng học sinh tham gia còn chưa nhiều. Đề nghị nhà trường sang năm bố trí thêm thời gian học ngoại khóa vào chủ nhật để số lượng học sinh tham gia được nhiều hơn. Giáo viên chủ nhiệm các lớp động viên khuyến khích và tạo điều kiện để các em học sinh tham gia tích cực và có chất lượng. 
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý nhiệt tình của các đồng chí để sáng kiến của tôi sang năm áp dụng đem kết quả cao hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 29 tháng 5 năm 2018
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
 Lê Hải Lý
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Công văn số 2213/SGDĐT-GDTrH V/v tổ chức cuộc thi kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp 
 Sở GD-ĐT Thanh Hóa
BÁO CÁO CÁC ĐỀ TÀI SKKN 
ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGHÀNH XẾP LOẠI
Họ tên: Lê Hải Lý
Ngày sinh: 12/09/1980
Ngày vào ngành: 01/12/2002
Chức vụ: Giáo viên
Môn giảng dạy: môn Toán.
Đơn vị: Tổ Toán, Trường THPT Hoằng Hóa 4.
TT
Tên đề tài
Cấp ĐG
Kết quả XL
Năm ĐGXL
1
Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm chương 1,chương 2 đại số 12
HĐKH ngành
C
2006 - 2007
2
Phương pháp tổ chức và dạy phụ đạo học sinh yếu kém
HĐKH ngành
C
2008 – 2009
3
Tạo ngân hàng hình vẽ Powerpoint làm đồ dùng dạy học
HĐKH ngành
C
2010 - 2011
4
Tạo ngân hàng hình vẽ Powerpoint làm đồ dùng dạy hình học không gian
HĐKH ngành
C
2012 – 2013
5
Giáo dục đạo đức học sinh thông qua buổi ngoại khóa “Tìm hiểu về tấm gương học sinh tiêu biểu của trường”
HĐKH ngành
C
2016 – 2017
 Hoằng Hóa, ngày 25/05/2018
 Lê Hải Lý

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_va_huong_dan_hoc_sinh_van_dung_kien_thuc_lien_m.doc