SKKN Tổ chức sinh hoạt lớp theo Chuyên đề tư vấn hướng nghiệp: “Khám phá bản thân để định hướng nghề nghiệp dựa vào trắc nghiệm holland” dành cho học sinh THPT

SKKN Tổ chức sinh hoạt lớp theo Chuyên đề tư vấn hướng nghiệp: “Khám phá bản thân để định hướng nghề nghiệp dựa vào trắc nghiệm holland” dành cho học sinh THPT

Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, yêu cầu về năng lực tư vấn, hỗ trợ học sinh được coi là một trong những tiêu chuẩn về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên phổ thông nói chung và giáo viên trung học phổ thông nói riêng (tiêu chuẩn 2, tiêu chí 7). Ở một góc độ nhất định, giáo viên thực hiện công việc tư vấn, hỗ trợ học sinh hiệu quả sẽ góp phần hỗ trợ tích cực đến việc giáo dục và dạy học học sinh, mang lại kết quả tốt đẹp cho cả giáo viên và học sinh. Trong tài liệu tập huấn module 5 về nội dung tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học cấp THPT cũng đã nêu lên những khó khănchính của học sinh THPT trong cuộc sống học đường bao gồm: khó khăn trong học tập, hướng nghiệp; khó khăn trong các mối quan hệ, giao tiếp; khó khăn trong phát triển bản thân; một số yếu tố tác động tới tâm lí học sinh THPT trong bối cảnh xã hội mới…Trong đó, khó khăn trong hướng nghiệp là một trong những khó khăn của học sinh THPT cần được quan tâm tư vấn, hỗ trợ nhất hiện nay.

Thực tế những năm gần đây, hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là một nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nhằm mục đích giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh, thực hiện phổ cập cấp trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhiệm vụ đó cũng được cụ thể hóa trong chương trình GDPT 2018 về “Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp” (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo): “ Ngoài các hoạt động hướng đến cá nhân, xã hội, tự nhiên, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp trung học phổ thông tập trung hơn vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp. Thông qua các hoạt động hướng nghiệp, học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai”.

Chương trình GDPT 2018 cũng cho thấy rằng GVCN là lực lượng chủ chốt, sinh hoạt lớp là hình thức chủ yếu trong việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT: “Đây là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện trong nhà trường với thời lượng là 105 tiết/năm thông qua 4 loại hình chủ yếu là sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề và sinh hoạt câu lạc bộ. Hoạt động này có sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: GV chủ nhiệm lớp, GV bộ môn, cán bộ tư vấn tâm lí học đường (nếu có), cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ Quản lý nhà trường, cha mẹ HS, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong xã hội.”

docx 66 trang Thu Kiều 24/09/2024 1051
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức sinh hoạt lớp theo Chuyên đề tư vấn hướng nghiệp: “Khám phá bản thân để định hướng nghề nghiệp dựa vào trắc nghiệm holland” dành cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT CỬA LÒ
 ------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
 TỔ CHỨC SINH HOẠT LỚP THEO CHUYÊN ĐỀ TƯ VẤN HƯỚNG 
NGHIỆP: “ KHÁM PHÁ BẢN THÂN ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 
DỰA VÀO TRẮC NGHIỆM HOLLAND” DÀNH CHO HỌC SINH THPT.
 Lĩnh vực: Giáo viên chủ nhiệm 
 Nhóm tác giả:
 1. Nguyễn Thị Vân – 0974837846- Tổ KHTN
 2. Nguyễn Thị Thu Hằng- 0915237797- Tổ KHTN 
 Đơn vị: Trường THPT Cửa Lò
 Năm học 2022 – 2023 3.2.2. Nội dung khảo sát và phương pháp khảo sát...........................................29
 3.2.3. Đối tượng khảo sát ..................................................................................29
 3.2.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề
 xuất....................................................................................................................29
 4. Thực nghiệm ...................................................................................................32
 4.1. Xây dựng kế hoạch thực nghiệm................................................................32
 4.2. Thực nghiệm sư phạm................................................................................32
 4.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm đề tài..........................................................47
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................52
 1. Kết luận ...........................................................................................................52
 2. Kiến nghị .........................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC
 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm
 GV Giáo viên
 HS Học sinh
 GVCN Giáo viên chủ nhiệm
 THPT Trung học phổ thông
 GDĐT Giáo dục đào tạo
 CLB Câu lạc bộ
 GDPT Giáo dục phổ thông
 PHHS Phụ huynh học sinh
 ppt Powerpoint
 CNTT Công nghệ thông tin Trong hướng nghiệp có 3 bước chính là: tìm hiểu bản thân; tìm hiểu nghề 
nghiệp; xây dựng kế hoạch nghề nghiệp. Trong đó điều đầu tiên và quan trọng nhất 
đối với một người là hiểu mình để trả lời câu hỏi “Tôi là ai?”. Hiểu được mình đúng 
đắn sẽ giúp học sinh quyết định chọn nghề dựa trên cơ sở khoa học thay vì chạy theo 
những kết quả hào nhoáng bên ngoài. Trong hành trình hiểu mình đó, học sinh cần 
hiểu sở thích nghề nghiệp của mình, năng lực học tập, khả năng nghề nghiệp, cá tính 
và những giá trị nghề nghiệp quan trọng nhất đối với bản thân. Trong đó, Lý thuyết 
mật mã Holland giúp làm được điều đầu tiên và quan trọng nhất là bước đầu hiểu 
được mình, khám phá bản thân có những sở thích và đặc tính nghề nghiệp gì. Tuy 
nhiên hiện nay, hầu hết học sinh lớp 12 còn rất lúng túng trước quyết định của mình, 
không dám chắc ngành nghề mình định chọn có phải là nghề phù hợp với mình hay 
không? Với vài trò là một giáo viên chủ nhiệm lớp 12, chúng tôi rất cảm thông cho 
những khó khăn của các em trong việc đưa ra quyết định quan trọng có liên quan 
đến bản thân, gia đình và xã hội. Chúng tôi mong muốn làm được điều gì đó để tư 
vấn, hỗ trợ tốt nhất cho các em học sinh trong quá trình tìm hiểu bản thân, lựa chọn 
nghề nghiệp nên chúng tôi quyết định nghiên cứu, thực nghiệm và chia sẻ đề tài: Tổ 
chức sinh hoạt lớp theo chuyên đề tư vấn hướng nghiệp ”Khám phá bản thân để định 
hướng nghề nghiệp dựa vào trắc nghiệm Holland” dành cho học sinh THPT.
2. Mục đích nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu của đề tài là giúp HS lớp 12 khám phá bản thân để lựa 
chọn nghề nghiệp phù hợp. Giúp các em hiểu mình có những sở thích và đặc tính 
nghề nghiệp gì theo lý thuyết Mật mã Holland, kết nối với bản đồ thế giới nghề 
nghiệp để tra cứu được những ngành nghề có thể phù hợp với 2,3 nhóm Holland nổi 
trội của mình. Từ đó, HS sẽ tự xây dựng kế hoạch nghề nghiệp và đưa ra quyết định 
lựa chọn nghề không sai cho bản thân. Đồng thời góp phần đổi mới nội dung sinh 
hoạt lớp. Nâng cao năng lực tự tìm tòi, học hỏi của bản thân để phát triển chuyên 
môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, thực hiện tốt chương trình GDPT 
2018.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
 - Đối tượng nghiên cứu là: Cơ sở khoa học về vai trò của GVCN lớp trong công 
tác tư vấn, hỗ trợ học sinh THPT; khám phá bản thân và định hướng nghề nghiệp 
dựa vào Lý thuyết Mật mã Holland, Bản đồ thế giới nghề nghiệp;
 - Khách thể, phạm vi nghiên cứu: chúng tôi tiến hành nghiên cứu, thực nghiệm lý 
thuyết Mật mã Holland, bản đồ thế giới nghề nghiệp trong tư vấn hướng nghiệp cho 
học sinh trường THPT Cửa Lò. Trong đó, tập trung nghiên cứu và thực nghiệm trong 
các tiết sinh hoạt ở lớp 12A1.2 và lớp 12A1.1- Trường THPT Cửa Lò do chúng tôi 
trực tiếp làm công tác chủ nhiệm năm học 2022-2023
 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1. Vai trò của GVCN lớp trong công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh THPT
 Trong tài liệu bồi dưỡng module 5 : “ Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động 
giáo dục và dạy học” cấp THPT, trang 22 :”Các chủ thể tham gia tư vấn, hỗ trợ học 
sinh trong giáo dục và dạy học bao gồm: cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư 
vấn tâm lí cho học sinh; giáo viên chủ nhiệm; giáo viên bộ môn; Bí thư Đoàn; hiệu 
trưởng, hiệu phó và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường. Như vậy có nhiều 
lực lượng cùng là chủ thể tham gia hoạt động tư vấn và hỗ trợ học sinh. Bởi lẽ đây 
là hoạt động hướng tới mọi học sinh kể cả học sinh chưa gặp khó khăn, có nguy cơ 
gặp khó khăn và đang gặp khó khăn ở các mức độ khác nhau đều được thụ hưởng 
sự tư vấn, hỗ trợ từ các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường. Do đó nội dung 
và hình thức tư vấn, hỗ trợ học sinh rất phong phú tùy từng đối tượng học sinh và 
tính chất, mức độ vấn đề mà học sinh cần hỗ trợ.
 Tuy nhiên, trong bối cảnh trường học ở Việt Nam hiện nay khi lực lượng 
chuyên trách làm công tác tư vấn học đường còn rất hạn chế, chỉ có một số trường 
tại thành phố lớn có phòng tâm lí học đường với cán bộ chuyên trách hoặc có giáo 
viên kiêm nhiệm làm công tác tư vấn tâm lí học sinh. Do vậy, giáo viên chủ nhiệm 
vẫn được coi là lực lượng chủ chốt trong việc tư vấn, hỗ trợ cho học sinh về mọi mặt 
từ học tập, quan hệ-giao tiếp, hướng nghiệp và phát triển bản thân. Vì thế, hoạt động 
tư vấn, hỗ trợ học sinh của giáo viên chủ nhiệm đòi hỏi sự đầu tư thời gian, công sức 
và cả tình yêu thương, tâm huyết của giáo viên.”
1.2. Tổ chức sinh hoạt lớp theo chuyên đề tư vấn hướng nghiệp
 Sinh hoạt lớp là loại hình hoạt động trải nghiệm được tổ chức theo quy mô 
lớp. Mục tiêu của sinh hoạt lớp là góp phần hình thành phẩm chất, năng lực cho học 
sinh theo quy định của Chương trình GDPT 2018. Sinh hoạt lớp đóng vai trò quan 
trọng trong việc triển khai các công việc, hoạt động của lớp, của trường diễn ra trong 
tuần, tháng, học kỳ, sau mỗi chủ đề, phong trào, Bên cạnh đó, sinh hoạt lớp tạo 
cơ hội cho học sinh phát huy tính tự giác, tinh thần hợp tác, năng lực điều hành, tự 
quản của học sinh. Nội dung của sinh hoạt lớp phong phú, đa dạng, xây dựng thành 
các chuyên đề.
 Trong công tác chủ nhiệm, sử dụng hiệu quả tiết sinh hoạt lớp đóng vai trò rất 
quan trọng trong việc phát triển phẩm chất, năng lực cho HS một cách toàn diện. 
Ngoài việc lồng ghép các chuyên đề giáo dục Pháp luật; An toàn giao thông; Phòng 
chống ma túy; Các chủ đề theo tháng: 20/10; 20/11;22/12; 8/3; 26/3 thì chương 
trình GDPT 2018 thực hiện ở lớp 10 năm học 2022-2023 đã quy định sinh hoạt lớp 
là một trong bốn loại hình hoạt động chủ yếu, bắt buộc trong môn hoạt động trải 
nghiệm, hướng nghiệp.
 4 Sai lầm lớn nhất tronh định hướng nghề nghiệp là bỏ qua bước thấu hiểu bản 
thân. Chính vì vậy, các bạn trẻ sẽ bị chọn sai và sau này thường hối hận về sự lựa 
chọn của mình. Lúc ấy vừa cảm thấy sai lầm, mà nếu làm lại thì rất tốn thời gian, 
công sức và tiền bạc.
 Khám phá bản thân là điều quan trọng như thế nhưng ở độ tuổi 18-20 không 
phải ai cũng đủ trải nghiệm để khám phá chính mình. Cứ coi như khám phá bản thân 
chỉ là mình thích gì, đam mê gì nhưng nhiều bạn trẻ cũng khó để có câu trả lời. Ở độ 
tuổi này, gần như chỉ tập trung kiến thức trên lớp nên những điều này ít được để ý 
đến, đã trở thành nỗi khó khăn không nhỏ trong vấn đề hướng nghiệp.
1.3.3. Trắc nghiệm tính cách để khám phá bản thân
 Tính cách và đam mê chính là yếu tố giúp con người thành công trong nghề 
nghiệp. Đó chính là lý do để các bạn trẻ nỗ lực khám phá bản thân, trải nghiệm thật 
nhiều để tìm ra con đường đúng hướng. Tưởng rằng ai cũng có khả năng thấu hiểu 
bản thân, tuy nhiên trên thực tế, nhiệm vụ này lại khó hơn chúng ta nghĩ rất nhiều, 
nhất là khi đa số luôn mang tâm lý khiêm nhường, coi thấp bản thân, cũng như bị sự 
tác động của xã hội mà chệch hướng. Thực tế cho thấy, không ít bạn trẻ trước ngưỡng 
cửa trưởng thành vẫn không hiểu rõ bản thân thích gì, muốn thực hiện điều gì; hoặc 
cảm thấy tiếc nuối vì không thực sự thuộc về thế giới họ chọn lựa. Một sự hoang 
mang, khủng hoảng tuổi trưởng thành.
 Vậy, để tìm đến con đường đúng đắn nhất, chúng ta cần làm gì? Cách thức 
hiện đại và dễ dàng nhất không phải là tham khảo ý kiến chủ quan của người thân 
mà hãy tự mình đánh giá thông qua các trắc nghiệm nghề nghiệp. Dựa trên kết quả 
bạn thực hiện, phần mềm sẽ hệ thống lại các câu trả lời để đưa cho bạn đáp án đúng 
nhất về nhóm tính cách của bạn, trực tiếp dẫn lối bạn tới một danh sách những công 
việc phù hợp với cá tính của bạn. Thậm chí, có những loại trắc nghiệm còn tiết lộ 
các mối quan hệ cùng ưu, nhược điểm của người thực hiện, rất đáng để tham khảo.
 Bởi vậy, nếu như bạn thấy một người thành công trên lĩnh vực của họ, không 
phải lúc nào cũng là “sự may mắn” hay “tài năng thiên bẩm” mà đơn giản chỉ là họ 
biết bản thân thuộc về nơi nào sớm mà thôi.
1.4. Lý thuyết mật mã Holland – Trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp dành cho
hướng nghiệp
1.4.1. Lý thuyết Mật mã Holland và tác giả.
 Lý thuyết mật mã Holland – Công cụ trắc nghiệm Sở thích nghề nghiệp được 
xây dựng trên nền tảng lý thuyết đặc tính nghề của Tiến sĩ John Holland, đã được sử 
dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia từ những năm của thập niên 1960 và tại Việt Nam 
hơn 10 năm qua. Công cụ giúp người sử dụng bắt đầu tìm hiểu về đặc tính nghề 
nghiệp của mình qua sở thích tự nhiên. Nhờ kiến thức này mà người sử dụng sẽ từ
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_to_chuc_sinh_hoat_lop_theo_chuyen_de_tu_van_huong_nghie.docx
  • pdfNGUYỄN THỊ VÂN- NGUYỄN THỊ THU HẰNNG_TRƯỜNG THPT CỬA LÒ_GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM.pdf