SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Thường Xuân 2

SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Thường Xuân 2

Đứng trước xu thế phát triển của đất nước, giáo dục - đào tạo đóng vai trò quan trọng nhằm phát huy nguồn lực con người, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Giáo dục trong xã hội mới, thời đại mới phải là "đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH hình thành và bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [2, tr.32].

Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng đã ra Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Nghị quyết mang tính định hướng chiến lược cho sự thay đổi của hệ thống giáo dục Việt Nam chuyển từ “tiếp cận nội dung” sang “tiếpcận năng lực”. Nghĩa là hệ thống giáo dục không phải chỉ giúp người học biết được cái gì mà quan trọng cốt lõi là hệ thống giáo dục giúp người học phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.

Học từ trải nghiệm thực tế, trải nghiệm sáng tạo là xu hướng, phương pháp học mới đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của những người làm giáo dục. Mô hình học tập từ trải nghiệm ngày càng được nhân rộng và thu hút sự tham gia của nhiều người do tính hiệu quả mà nó đem lại. Học tập trải nghiệm là một quá trình xã hội bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động này được liên hệ bằng vốn hiểu biết và kinh nghiệm cụ thể của người học, trên cơ sở đó, giáo viên hệ thống hóa những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, đáp ứng mục tiêu dạy học. Để thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần gắn thực tiễn nhà trường với xã hội, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướng mà bộ giáo dục đề ra cũng như đáp ứng kì vọng của những người dân vào nền giáo dục của đất nước. Tuy nhiên hiện nay hầu như chỉ mới tiến hành dạy lí thuyết, các hoạt động thực hành chưa triển khai được do thiếu thời gian, khó khăn về kinh phí. Do đó, kiến thức Địa lí của học sinh thường nghèo nàn, việc cung cấp và bổ sung kiến thức Địa lí cho học sinh còn nhiều hạn chế.

 

doc 20 trang thuychi01 10906
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Thường Xuân 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Đứng trước xu thế phát triển của đất nước, giáo dục - đào tạo đóng vai trò quan trọng nhằm phát huy nguồn lực con người, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Giáo dục trong xã hội mới, thời đại mới phải là "đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH hình thành và bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [2, tr.32].
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng đã ra Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Nghị quyết mang tính định hướng chiến lược cho sự thay đổi của hệ thống giáo dục Việt Nam chuyển từ “tiếp cận nội dung” sang “tiếpcận năng lực”. Nghĩa là hệ thống giáo dục không phải chỉ giúp người học biết được cái gì mà quan trọng cốt lõi là hệ thống giáo dục giúp người học phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.
Học từ trải nghiệm thực tế, trải nghiệm sáng tạo là xu hướng, phương pháp học mới đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của những người làm giáo dục. Mô hình học tập từ trải nghiệm ngày càng được nhân rộng và thu hút sự tham gia của nhiều người do tính hiệu quả mà nó đem lại. Học tập trải nghiệm là một quá trình xã hội bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động này được liên hệ bằng vốn hiểu biết và kinh nghiệm cụ thể của người học, trên cơ sở đó, giáo viên hệ thống hóa những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, đáp ứng mục tiêu dạy học. Để thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần gắn thực tiễn nhà trường với xã hội, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướng mà bộ giáo dục đề ra cũng như đáp ứng kì vọng của những người dân vào nền giáo dục của đất nước. Tuy nhiên hiện nay hầu như chỉ mới tiến hành dạy lí thuyết, các hoạt động thực hành chưa triển khai được do thiếu thời gian, khó khăn về kinh phí. Do đó, kiến thức Địa lí của học sinh thường nghèo nàn, việc cung cấp và bổ sung kiến thức Địa lí cho học sinh còn nhiều hạn chế.
Địa lí được coi là "ngành học về thế giới" đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học địa lí, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước. Thực tế cho thấy, bộ môn Địa lí khác với các môn khoa học tự nhiên khác ở chỗ: đối tượng nghiên cứu của nó rất rộng, trải dài trên nhiều lãnh thổ và mỗi nơi lại có những nét đặc trưng. Vì thế, khi hình thành khái niệm địa lí (nhất là các khái niệm địa lí chung) không có gì tốt bằng việc học sinh được tự mình trải nghiệm và rút ra khái niệm sẽ làm vấn đề được rõ nét và khắc sâu hơn. Việc học trải nghiệm giúp tạo hứng thú cho học sinh mà vẫn đảm bảo cung cấp kiến thức theo yêu cầu của chương trình.
Từ những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Thường Xuân 2”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Thường Xuân 2 hiện nay.
Giáo dục học sinh phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tố quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.
Giúp học sinh hiểu rõ hệ thống các kỹ năng xã hội, năng lực xã hội, phẩm chất đạo đức, giá trị sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho một số bài học có ưu thế trong môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường THPT Thường Xuân 2.
Phạm vi thực nghiệm: Tôi tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Thường Xuân 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: 
- Phương pháp phân loại và hệ thống lý thuyết: 
- Phương pháp quan sát: 
- Phương pháp điều tra: 
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: 
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: 
2. Nội dung của đề tài.
2.1. Cơ sở lí luận
Để xác định được khái niệm “hoạt động trải nghiệm sáng tạo”, cần xuất phát từ các thuật ngữ "hoạt động”, “trải nghiệm”, “sáng tạo” và mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau. Tuy nhiên, nó cũng không phải là phép cộng đơn giản của ba thuật ngữ trên, bởi trong hoạt động đã có yếu tố trải nghiệm và sáng tạo. Chỉ có những hoạt giáo dục có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành phẩm chất và năng lực cho người học, dành cho đối tượng học sinh đảm bảo ba yếu tố Hoạt động - Trải nghiệm
Nhìn chung, có nhiều cách hiểu khác nhau về TNST, nhưng nhìn chung, TNST được coi là hoạt động giáo dục, được tổ chức theo phương thức trải nghiệm và sáng tạo nhằm góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh.
Trên cơ sở phân tích các khái niệm (thuật ngữ) liên quan, từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, có thể đưa ra nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động trải nghiệm sáng tạo như sau:
Theo nghĩa chung nhất: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó nội dung và cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng học sinh được tham gia trực tiếp và làm chủ thể của hoạt động, tự lên kế hoạch, chủ động xây dựng chiến lược hành động cho bản thân và cho nhóm để hình thành và phát triển những phấm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực cần có của công dân trong xã hội hiện đại, qua hoạt động học sinh phát huy khả năng sáng tạo để thích ứng và tạo ra cái mới, giá trị cho cá nhân và cộng đồng”.
Như vậy, hoạt động TNST được coi là một không gian giáo dục trong nhà trường phổ thông, trong đó có sự tích hợp nội dung học tập trong nhà trường từ các môn học gắn với kinh nghiệm của bản thân học sinh trong cuộc sống và năng lực sở trường của học sinh trong từng lĩnh vực để thích nghi với cuộc sống thực đang diễn ra bên trong và bên ngoài nhà trường. Đó cũng là không gian để tổ chúc các hoạt động giáo dục đa dạng như giáo dục định hướng nghề nghiệp, các hoạt động giáo dục phát triển năng lực chuyên biệt, khác biệt cho các nhóm học sinh, gắn hoạt động của nhà trường với cuộc sống, tạo sự liên kết đa dạng giữa các môn học trong những tình huống thực tiễn, xây dựng các giá trị cuộc sống cho công dân theo định hướng các kỹ năng mềm mà trong các môn học không thể chuyển tải được, tổ chức các hoạt động giáo dục định hướng công dân... Đặc biệt không gian của hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng được tối ưu hoá qua việc dạy học bộ môn khi tổ chức các hoạt động khám phá khoa học, phát huy năng lực sáng tạo cần không gian và thời gian lớn vượt ngoài khuôn khổ cho phép của từng môn học riêng lẻ.
Học tập trải nghiệm sáng tạo là phương thức hoạt động chỉ sự tương tác, sự tác động của chủ thể với đối tượng xung quanh và ngược lại. Hoạt động ở đây là hoạt động của chính bản thân chủ thể. Những hoạt động này vừa mạng tính trải nghiệm, thử và sai, vừa là cách thức nhận thức, tác động của riêng mỗi chủ thể. Qua hoạt động giải quyết vấn đề mà thu nhận những giá trị cần thiết cho bản thân đó chính là quá trình mang tính trải nghiệm. Học tập trải nghiệm sáng tạo nhấn mạnh đến sự trải nghiệm, thúc đẩy năng lực sáng tạo của người học.Trong đó "trải nghiệm" là phương thức giáo dục và "sáng tạo" là mục tiêu giáo dục.
Từ những nghiên cứu lý luận trên, tôi xác định hoạt động động trải nghiệm sáng tạo môn địa lí là hoạt động giáo dục trong đó học sinh vận dụng vốn kinh nghiệm về tự nhiên và kinh tế - xã hội, để trải nghiệm, phân tích, khái quát hóa thành kiến thức của bản thân và vận dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn trên cơ sở sáng tạo và phù hợp nội dung môn học.
2.2. Thực trạng vấn đề.
2.2.1. Thực trạng chung.
Trong dạy học ở các trường phổ thông hiện nay, cụm từ HĐTNST được nhắc đến khá nhiều. Đây là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông..Thông qua việc tham gia vào các HĐTNST, học sinh được trải (kinh qua, tham gia), từ đó nghiệm (nhận thấy, rút ra) điều đúng, sai. Qua đó, hình thành, phát triển cho các em các giá trị sống, cũng như những năng lực cần thiết. HĐTNST về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo, cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể.
Với cách hiểu về HĐTNST như trên, có thể thấy bất kỳ môn học, lĩnh vực nào cũng có thể xây dựng nội dung trải nghiệm. Nội dung trải nghiệm sáng tạo rất đa dạng, mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập, giáo dục như: đạo đức, trí tuệ, kỹ năng sống, giá trị sống, nghệ thuật, thẩm mỹ, thể chất, an toàn giao thông, môi trường... Giáo viên có thể lựa chọn những vấn đề thiết thực, gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng hiểu biết vào thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi.
2.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Địa lí ở trường THPT Thường Xuân 2
a) Thực trạng nhận định của giáo viên về ý nghĩa của hoạt động trải ghiệm sáng tạo môn Địa lý ở trường THPT Thường Xuân 2
Để làm rõ thực trạng tổ chức hoạt động TNST trong dạy học Địa lí ở trường THPT Thường Xuân 2 hiện nay, tôi đã tiến hành trao đổi và điều tra bằng Anket giáo viên và học sinh ở một số trường THPT Thường Xuân 2.
+ Số lượng giáo viên: 04 giáo viên địa lí trường THPT Thường Xuân 2.
+ Số lượng học sinh: 150 học sinh thuộc 3 khối 10; 11; 12.
Tôi điều tra nhận định của giáo viên về vai trò của hoạt động TNST trong dạy học môn Địa lý và thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1: Thực trạng nhận định của giáo viên về ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Địa lý trường THPT Thường Xuân 2
STT
Ý nghĩa
Mức độ
Rất nhiều
Bình
thường
Ít
Không có
1
Cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa
học về tự nhiên, về dân cư, về chế độ xã hội và về các hoạt động kinh tế của con người ở khắp nơi trên Trái Đất.
100%
0
0
0
2
Giúp học sinh biết cách giải thích các hiện
tượng, các mối quan hệ đã tạo nên những sự thay đổi và phát triển trong môi trường tự nhiên cũng như trong nền kinh tế, xã hội.
100%
0
0
0
3
Trang bị cho học sinh một số kĩ năng, kĩ xảo để
học sinh vận dụng các kiến thức của khoa học địa lí vào thực tiễn, làm quen với các phương pháp nghiên cứu, quan sát, điều tra, làm việc với bản đồ, với các số liệu thống kê kinh tế,
100%
0
0
0
4
Hình thành cho học sinh thế giới quan duy vật
biện chứng.
100%
0
0
0
5
Bồi dưỡng cho học sinh quan điểm duy vật lịch
sử, duy vật kinh tế, tư duy sinh thái,
100%
0
0
0
6
Giáo dục cho học sinh lòng yêu nuớc, thái độ
lao động nhiệt tình, ý thức trách nhiệm, lòng mong muốn góp phần làm cho đất nước, quê hương giàu đẹp.
100%
0
0
0
(Nguồn: Tác giả xây dựng thông qua điều tra thực tế)
Bảng số liệu cho thấy 100% giáo viên đều nhận định hoạt động TNST trong dạy học Địa lý ở trường THPT có ý nghĩa vô cùng to lớn. Thông qua tổ chức hoạt động TNST có thể đạt được tất cả những mục tiêu mà môn Địa lý mong muốn trong chương trình giáo dục phổ thông.
b. Thực trạng tổ chức hoạt động TNST trong dạy học Địa lí ở trường THPT Thường Xuân 2.
Trong quá trình thiết kế và tổ chức các hoạt động TNST, nội dung môn Địa lý được sử dụng thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2: Thực trạng nội dung môn Địa lý trong các hoạt động TNST
STT
Nội dung Địa lý
Mức độ
Đồng
ý
Phân
vân
Không
đồng ý
1
Kiến thức thực tiễn
1.1
Các số liệu, sự kiện địa lí.
100%
1.2
Các biểu tượng địa lí.
100%
1.3
Các mô hình sáng tạo về địa lí
100%
2
Kiến thức lí thuyết
2.1
Các khái niệm, quy luật, mối quan hệ nhân quả.
100%
2.2
Các thuyết trong địa lí.
100%
2.3
Những tư tưởng, những quan điểm trong địa lí học.
100%
2.4
Những kiến thức về phương pháp học tập và nghiên cứu địa lí
100%
3
Kỹ năng
3.1
Kĩ năng bản đồ
100%
3.2
Kĩ năng làm việc với các dụng cụ nghiên cứu địa lí
100%
3.3
Kĩ năng làm việc với các tài liệu địa lí
100%
3.4
Kĩ năng học tập và nghiên cứu địa lí
100%
(Nguồn: Tác giả xây dựng thông qua điều tra thực tế)
Qua bảng số liệu điều tra thì 100% giáo viên được điều tra đều thống nhất những nội dung được đưa vào trong các hoạt động TNST môn Địa lý. Như vậy, hoạt động TNST có khả năng truyền tải tới học sinh tất cả các loại kiến thức và kỹ năng cần thiết của môn Địa lý ở trường THPT. 
Qua số liệu điều tra tôi thấy khi tổ chức các hoạt động TNST trong quá trình dạy học Địa lý, giáo viên sử dụng đa dạng các phương pháp và hình thức tổ chức.
Bảng 2.3: Thực trạng phương pháp tổ chức hoạt động TNST trong dạy học môn Địa lý ở trường THPT Thường Xuân 2
STT
Phương pháp và hình thức
Có sử
dụng
Không
sử dụng
1
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
100%
2
Phương pháp thuyết trình
100%
3
Phương pháp trao đổi, đàm thoại
100%
4
Phương pháp sắm vai
100%
5
Phương pháp làm việc nhóm
100%
6
Phương pháp dạy học dự án
100%
7
Tham quan, dã ngoại
100%
(Nguồn: Tác giả xây dựng thông qua điều tra thực tế)
Bảng số liệu cho thấy 100% giáo viên đều có sử dụng các phương pháp trong hoạt động TNST, nhưng các thầy cô cũng chia sẻ không phải hoạt động nào cũng sử dụng được hết tất cả các phương pháp. 
Bảng 2.4: Thực trạng con đường tổ chức hoạt động TNST trong dạy học môn Địa lý ở trường THPT Thường Xuân 2
Con đường
Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa thực hiện
Thông qua con đường dạy học trên lớp
90%
10%
0%
Thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp
20%
30%
50%
Thông qua tổ chức hoạt động lao động trải nghiệm sáng tạo
20%
80%
0%
Thông qua sinh hoạt tập thể
20%
40%
40%
Thông qua tổ chức các hoạt động xã hội
20%
20%
60%
 (Nguồn: Tác giả xây dựng thông qua điều tra thực tế)
Bảng số liệu trên cho thấy hoạt động TNST trong dạy học Địa lý ở nhà trường vẫn chủ yếu được tổ chức thông qua dạy học trên lớp. Các con đường thực hiện khác cũng đã được đề cập tới nhưng mức độ sử dụng không thường xuyên.
Tôi tiến hành điều tra các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tổ chức hoạt động TNST môn Địa lý trong nhà trường THPT và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.5: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức hoạt động TNST trong dạy học môn Địa lý ở trường THPT Thường Xuân 2
STT
Yếu tố
Mức độ
Ảnh
hưởng nhiều
Ảnh
hưởng ít
Không
ảnh
hưởng
1
Nội dung, chương trình môn học
100%
2
Cơ sở vật chất của nhà trường
100%
3
Năng lực thiết kế, tổ chức hoạt động của giảng viên
100%
4
Sự tham gia của các lực lượng giáo dục
100%
Như vậy, tất cả các yếu tố tôi liệt kê để điều tra đều được 100% giáo viên nhận định là ảnh hưởng rất nhiều tới việc thiết kế và tổ chức hoạt động TNST trong dạy học môn Địa lý. 
- Đối với học sinh:
Qua điều tra cho thấy, đa số các em học sinh đều yêu thích môn Địa lí và có mong muốn được tham gia các hoạt động TNST.
Nhìn vào số liệu trên cho thấy đa số HS cho rằng việc TNST theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là rất cần thiết và cần thiết. TNST theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT có những ý nghĩa nhất định, nhận thức được ý nghĩa này là cơ sở quan trọng để giáo viên, học sinh tiến hành các hoạt động TNST theo định hướng phát triển năng lực trong nhà trường. Ngoài ra còn giúp học sinh có thêm những kiến thức về bộ môn, rèn luyện được các kĩ năng sống, là cơ hội để học sinh trình bày suy nghĩ của mình trước tập thể, thể hiện những tài năng, năng khiếu.
2.2.3. Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Địa lí theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Thường Xuân 2
Ví dụ: Những nội dung có thể tổ chức học trải nghiệm:
Địa lí lớp 10
Bài
Nội dung có thể tổ chức học tập
trải nghiệm trong bài
Hình thức hoạt động TNST GV
có thể xây dựng
2-3
1. Phương pháp kí hiệu;
2. Vai trò của bản đồ trong đời sống.
Cho HS sử dụng bản đồ du lịch tỉnh/ thành
phố để xác định hướng đi trong một tình huống cụ thể
6
II. Các mùa trong năm
III. Ngày đêm dài ngắn theo mùa
và vĩ độ
Các trường học, công sở, cơ quan nhà nước đều áp dụng giờ làm việc /học mùa đông và giờ làm việc/học mùa hè, tại sao?
8
II. Tác động của nội lực
Tham quan khảo sát thực tế hiện tượng uốn
nếp ở tại các vùng núi
9
II. Tác động của ngoại lực
Tham quan thực tế hang động
15
II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông
Đưa ra các tình huống liên quan tới hiện tượng
sông mùa cạn và mùa khô, cũng như nước nơi đầu nguồn và thượng lưu
16
I. Sóng
II. Thủy triều
Tham quan thực tế ở tại một vùng biển
17
II. Các nhân tố hình thành đất
Tác động của con người tới quá trình hình
thành đất
Bài
Nội dung có thể tổ chức học tập
trải nghiệm trong bài
Hình thức hoạt động TNST GV
có thể xây dựng
18
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố của sinh vật
Tại sao Thái Nguyên lại là vùng trồng chè lớn
nhất cả nước? Thăm quan vùng trồng chè Tân Cương và lý giải sự phân bố của thực vật nơi đây và các vùng khác trên cả nước.
19
II. Sự phân bố đất và sinh vật theo
độ cao
Lớp phủ thực vật tại địa phương
22
Dân số thế giới và tình hình phát
triển dân số thế giới, ảnh hưởng của tình hình gia tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Tình huống về sức ép dân số tới phát triển kinh
tế - xã hội, môi trường
23
Cơ cấu sinh học
Tại địa phương xuất hiện nhiều hiện tượng lựa
chọn giới tính khi sinh. Hãy là người vận động người dân hiểu ra hậu quả của mất cân bằng giới tình và vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại.
Việt Nam hiện nay là nước xuất khẩu lao động. hãy là một nhà nghiên cứu dự báo về nguồn lao động trong tương lai.
24
Phân bố dân cư, đô thị hóa
Khi thăm quan di tích lịch sử ATK Định Hóa,
em nhận thấy sự khác biệt về sự phân bố dân cư từ TP Thái Nguyên lên Định Hóa, vậy theo em lí do gì khiến cho hai nơi này khác biệt về dân cư đến như vậy?
Đang sinh sống ở một vùng quê, em theo bố mẹ về thành phố em hãy đưa ra so sánh về 2 môi trường sống đó. Em sẽ làm gì để thích nghi với những thay đổi đó.
27-
28-
29
Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi
Tổ chức HS tham quan mô hình trang trại nơi đó có các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi.
31-
32-3
Đặc điểm của công nghiệp, các
ngành công nghiệp
Một số hình thức tổ chức lãnh thổ
công nghiệp
Tổ chức HS tham quan mô hình nhà máy Gang Thép Thái Nguyên, KCN Sam Sung và thấy được đặc điểm của một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Bài
Nội dung có thể tổ chức học tập
trải nghiệm trong bài
Hình thức hoạt động TNST GV
có thể xây dựng
36
Vai trò của GTVT
Tình huống thực tiễn địa phương: Nghiên cứu
các loại hình GTVT ở địa phương và vai trò của các phương tiện GTVT này?
37
Đường sắt, đường ô tô, đường sông hồ, đường biển
Tình huống là một hành khách cần chở khoáng
sản, hành khách đi du lịch nước ngoài, một hành khách cần chuyển phát bưu phẩm tới các quốc gia khác nhau trên thế giới
40
I. Khái niệm thị trường
II. Ngành thương mại
Tổ chức HS tham quan chợ, siêu thị hoặc bến
cảng để thấy được hoạt động thị trường và thương mại
41
II. Chức năng của môi trường, vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loài người
Đóng vai là người nông dân, nhà khai thác tài
nguyên và HS để nói lời cảm ơn tới môi trường. Qua những lời cảm ơn đó HS tự đúc rút ra được chức năng của môi trường.
42
I. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển
Tổ chức ngoại khóa chủ đề Môi Trường
Đưa HS vào các nhân vật trong thực tế nói về cách sử dụng môi trường tài nguyên như thế nào, để từ đó thấy được việc cần thiết bảo vệ môi trường
Địa lí lớp 11.
Hoạt động dạy học Địa lí lớp 11 tập trung vào nội dung Địa lí kinh tế xã hội thế giới, đây là nội dung rộng, khó và tương đối xa lạ với học sinh. Chính vì vậy, đổi mới dạy học nhằm mục tiêu đưa học sinh gần gũi hơn với nội dung Địa lí của những vùng đất 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_mon_dia_li_theo.doc
  • docBia SKKN 2019 Dực.doc
  • docPhụ lục của SKKN 2019.doc