SKKN Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT với chủ đề Tình yêu tuổi học trò

SKKN Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT với chủ đề Tình yêu tuổi học trò

Quá trình giáo dục bao giờ cũng bao hàm hai mặt. Một mặt là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của những người làm công tác giáo dục để gây ảnh hưởng đến các mặt nhân cách của người học. Mặt khác, là sự hưởng ứng tích cực, chủ động của người học, tự giác hoàn thiện nhân cách bản thân. Bản chất của quá trình giáo dục là sự thống nhất giữa tác động sư phạm của thầy và hoạt động tự giác hoàn thiện nhân cách của trò. Quá trình giáo dục phải bao hàm và phải dẫn đến quá trình tự giáo dục. Sự hoàn thiện nhân cách của học sinh trong nhà trường thông qua hai con đường hai con đường cơ bản là con đường dạy học và con đường hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL).

docx 19 trang thuychi01 8770
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT với chủ đề Tình yêu tuổi học trò", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 . MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Quá trình giáo dục bao giờ cũng bao hàm hai mặt. Một mặt là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của những người làm công tác giáo dục để gây ảnh hưởng đến các mặt nhân cách của người học. Mặt khác, là sự hưởng ứng tích cực, chủ động của người học, tự giác hoàn thiện nhân cách bản thân. Bản chất của quá trình giáo dục là sự thống nhất giữa tác động sư phạm của thầy và hoạt động tự giác hoàn thiện nhân cách của trò. Quá trình giáo dục phải bao hàm và phải dẫn đến quá trình tự giáo dục. Sự hoàn thiện nhân cách của học sinh trong nhà trường thông qua hai con đường hai con đường cơ bản là con đường dạy học và con đường hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL).
Đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà, Bộ Giáo dục và đào tạo thường xuyên đề ra nhiều biện pháp nhằm đổi mới, nhằm phát huy vai trò tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh trong mọi hoạt động dạy và học. Để làm được điều đó, bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học thì sự phối hợp các hình thức tổ chức dạy học là một việc làm cần thiết. Một trong những hình thức tổ chức dạy học tiêu biểu là tổ chức HĐGDNGLL. Đây là hình thức bổ trợ cho việc học chính khoá, giúp học sinh có thể lĩnh hội kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của các em. Đồng thời, hoạt động này còn giúp học sinh hoàn thiện nhân cách và phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự hoạt bát, tự tin và khẳng định bản thân. Bên cạnh đó, nhà trường, thầy cô giáo có thể giáo dục được kĩ năng sống cơ bản cho học sinh. Không ít trường hợp, những tài năng hội họa, âm nhạc, thể thao được phát hiện từ các hoạt động ngoại khoá. 
Với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm môn GDCD ở trường trung học phổ thông (THPT) và tìm hiểu thực tế, cũng như qua tham gia trực tiếp vào việc tổ chức chương trình HĐGDNGLL thành công, tôi mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm của bản thân qua đề tài: “Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT với chủ đề Tình yêu tuổi học trò”. Cụ thể trong đề tài này là buổi HĐGDNGLL tại trường THPT DTNT tỉnh. Hi vọng những kinh nghiệm nhỏ này sẽ giúp ích cho các thầy cô và các bạn đồng nghiệp trong việc tổ chức các buổi HĐGDNGLL ở trường THPT.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục tiêu của tôi khi nghiên cứu đề tài này là đề xuất một số biện pháp tổ chức HĐGDNGLL nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản về tình bạn, tình yêu, SKSS và hình thành được những kĩ năng cần thiết, hữu ích ở tuổi học trò. Đồng thời các em cũng phải xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè, tình yêu và gia đình, có thái độ đúng đắn trong việc xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp đẽ, trong sáng và bình đẳng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện tốt đề tài, phương pháp nghiên cứu của tôi là:
	- Bồi dưỡng thường xuyên module THPT 34 - Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT.
	- Nghiên cứu các tài liệu, các Nghị quyết Trung Ương Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà nước, Luật Giáo dục, Điều lệ trường THPT.
 - Tham khảo các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá của các trường THPT khác trong trong tỉnh. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. HĐGDNGLL là gì?
HĐGDNGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường THPT. Đó là những hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa trên lớp. HĐGDNGLL là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở học sinh. HĐGDNGLL là một chương trình bắt buộc, là một bộ phận trong quy trình giáo dục toàn diện học sinh.
Theo Điều 26 - Điều lệ trường THPT của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành ngày 28/11/2011, HĐGDNGLL bao gồm:
	+ Các hoạt động ngoại khoá về văn học, thể dục, thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu.
	+ Các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giáo dục văn hoá, các hoạt động giáo dục môi trường. 
	+ Các hoạt động lao động công ích, các hoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh.
Hoạt động này do nhà trường quản lí, tiến hành ngoài giờ dạy trên lớp (theo kế hoạch năm học của nhà trường). Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội, được diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể được thực hiện mọi lúc, mọi nơi.
2.1.2. Vị trí của HĐGDNGLL.
Hoạt động giáo dục trong nhà trường bao gồm hai bộ phận: Hoạt động dạy học trên lớp và HĐGDNGLL. HĐGDNGLL là một bộ phận cấu thành trong hoạt động giáo dục và thực sự là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông.
HĐGDNGLL bồi dưỡng, xây dựng cho học sinh lối sống phù hợp với đạo đức, chấp hành pháp luật, truyền thống tốt đẹp của địa phương, đất nước.
HĐGDNGLL bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực, năng động, sáng tạo, sẵn sàng tham gia cá hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của nhà trường, của lớp vì lợi ích chung, vì sự trưởng thành và tiến bộ của bản thân.
2.1.3. Mục tiêu của HĐGDNGLL
2.1.3.1. Về kiến thức
Củng cố, bổ sung kiến thức các môn học văn hóa, khoa học, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh.
2.1.3.2. Về tư tưởng
Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm, đạo đức trong sáng, thái độ yêu ghét rõ ràng. Trực tiếp rèn luyện phẩm chất, nhân cách, tài năng và thiên hướng nghề nghiệp cá nhân, hình thành các mối quan hệ giữa con người với đời sống xã hội, với thiên nhiên và môi trường sống.
2.1.3.3.Về kĩ năng
Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng cơ bản đã được hình thành từ các cấp học trước để trên cơ sở đó phát trển một số năng lực chủ yếu như: năng tự hoàn thiện, năng lực giao tiếp... Qua đó hình thành ở các em tố chất thông minh, nhanh nhẹn, có tính quyết đoán cao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết tự đánh giá và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân mình.
2.1.4. Các hình thức chủ yếu để HĐGDNGLL có hiệu quả
Các hình thức HĐGDNGLL rất phong phú, đa dạng. Từ yêu cầu thực tiễn, ở lứa tuổi học sinh THPT cần tập trung vào ba con đường chủ yếu để thực hiện hoạt động giáo dục này:
- HĐGDNGLL thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp cuối tuần
- HĐGDNGLL thông qua các hình thức giáo dục thực tế.
	- HĐGDNGLL thông qua hoạt động theo chủ điểm trong tháng.	
2.2. Thực trạng của HĐGDNGLL 
2.2.1. Thực trạng của HĐGDNGLL nói chung
Bộ Giáo dục & đào tạo đã ban hành nội dung dạy học trong đó có HĐGDNGLL. Tuy nhiên, công bằng mà nói, các tiết HĐGDNGLL thời lượng ít, hệ thống cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ còn thiếu, áp lực thi cử đã làm cho học sinh không có nhiều thời gian dành cho hoạt động này. Hơn nữa tài liệu hướng dẫn HĐGDNGLL còn hạn chế, bản thân nhiều giáo viên cũng không coi trọng hoạt động này. Bên cạnh đó, việc định hướng cách thức, nội dung tổ chức các HĐGDNGLL ở nhiều trường còn thiếu, đôi khi chỉ là tự phát. Các chủ điểm được tiến hành chỉ tập trung vào các ngày lễ lớn trong năm, nhưng nội dung cũng chưa phong phú. Đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trắng các HĐGDNGLL của bộ môn ở rất nhiều trường. 
Nhìn chung tất cả các lực lượng tham gia vào chỉ đạo, tổ chức thực hiện và phối hợp thực hiện HĐGDNGLL đều có nhận thức rất tốt về vai trò, vị trí, ý nghĩa của HĐGDNGLL đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là việc thực hiện hoạt động này còn đơn điệu, khô khan, cứng nhắc.
Đối với HĐGDNGLL thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần thường là tập trung học sinh toàn trường, BGH đánh giá tình hình tuần trước, phổ biến kế hoạch của tuần, nhắc nhở một số nhiệm vụ cần thực hiện trong tuần. Sau đó, đại diện BCH Đoàn trường đánh giá xếp loại thi đua các lớp tuần trước. Những hoạt động như vậy được lặp đi lặp lại trong suốt năm học.
Đối với HĐGDNGLL thông qua các hình thức giáo dục thực tế, việc thực hiện hình thức này rất hạn chế do việc tổ chức các hoạt động này đòi hỏi nguồn kinh phí lớn trong khi đó nguồn kinh phí của các nhà trường đều hạn hẹp. Ngoài ra, việc tổ chức các hình thức giáo dục thực tế đòi hỏi các nhà trường phải có kinh nghiệm trong khâu quản lí học sinh khi tham gia các hoạt động bên ngoài nhà trường.
Còn HĐGDNGLL theo chủ điểm thì chưa được thực hiện thường xuyên. Hằng năm các trường học chỉ tổ chức tập trung vào hai ngày lễ lớn là 20/11, 26/3 với hình thức diễn đàn, văn nghệ, thể thao, giao lưu chủ yếu do Đoàn trường chịu trách nhiệm tổ chức.
2.2.2. Thực trạng của HĐGDNGLL ở trường THPT DTNT tỉnh Thanh Hóa.
Trường THPT DTNT tỉnh nằm trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có bề dày lịch sử 48 năm. Trường có trên 100 cán bộ giáo viên, nhân viên với 18 lớp học. Được sự quan tâm sâu sát của các cấp ban ngành, sự tin tưởng của nhân dân trong vùng, nhà trường đã khẳng định thương hiệu của mình. BGH nhà trường, các tổ chức đoàn thể cùng các cán bộ giáo viên nhận thức sâu sắc vai trò của HĐGDNGLL đối với sự phát triển toàn diện của học sinh nên đã có những hình thức, giải pháp thiết thực để tổ chức các HĐGDNGLL hiệu quả.
Trong những năm qua, trường THPT DTNT tỉnh đã tổ chức được nhiều HĐGDNGLL thiết thực. Dưới sự chỉ đạo của BGH nhà trường, Đoàn thanh niên, các tổ chuyên môn đã tổ chức được nhiều hoạt động hoạt động bổ ích, thiết thực như: ngày hội gói bánh chưng với chủ đề “Xuân gắn kết, tết yêu thương”; các lễ hội ẩm thực với chủ điểm “Phiên chợ vùng cao giữa lòng thành phố”; các hoạt động văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian (nhảy bao bố, kéo co, đi cà kheo, ). Hầu hết học sinh đều rất hứng thú với các hoạt động này.
Ngoài các giờ học chính khóa, nhà trường còn tổ chức cho học sinh đi tham quan và học tập tại nhiều địa danh nổi tiếng và có ý nghĩa giáo dục. Hàng năm, học sinh khối 10 đều được nhà trường tổ chức đi tham quan và học tập tại Bảo tàng tỉnh. Mỗi năm nhà trường có bốn đợt thi đua học tập và rèn luyện cho tất cả các khối lớp. Các lớp dẫn đầu đợt thi đua đều được tham gia các hoạt động học tập và trải nghiệm tại các địa danh trong cả nước: Làng Sen quê Bác, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng dân tộc học, Văn miếu Quốc Tử Giám, thành nhà Hồ,
Bên cạnh đó, mỗi tháng một lần nhà trường còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa (HĐNK), các diễn đàn tại trường với các chủ đề, chủ điểm theo môn học như: môn Vật lí với chủ đề: “Vui học vật lí”; môn Địa lí với “Biển đảo quê em”; môn Ngữ văn với chủ điểm: “Học sinh nội trú với phương pháp nhập vai”; môn Tiếng Anh với “ Đêm hội Hallowen”; môn Sinh học với chủ đề: “Đa dạng thế giới sinh vật” môn GDCD với “Tình yêu tuổi học trò”; môn Lịch sử với “Tìm về cội nguồn”... 
Tuy nhiên, qua thống kê và khảo sát học sinh toàn trường, hầu hết học sinh đều muốn có nhiều hoạt động ngoại khóa với nội dung và hình thức phong phú hơn nữa. Nhận thức rõ ý nghĩa, vai trò của việc tổ chức các HĐGDNGLL, ngay từ đầu năm học 2018 - 2019, Ban giám hiệu (BGH) trường THPT DTNT tỉnh đã có kế hoạch gắn kết các hoạt động giáo dục, đặc biệt là giữa hoạt động học tập chính khoá và HĐGDNGLL. Các kế hoạch này của nhà trường đã được sự hưởng ứng tích cực của toàn thể giáo viên và học sinh.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
Quán triệt kế hoạch năm học của nhà trường đề ra, tôi đã cùng tổ Sử - Địa - GDCD, phối hợp với Đoàn trường, mạnh dạn đầu tư suy nghĩ, lên kế hoạch và trình lên BGH nhà trường kế hoạch tổ chức buổi HĐGDNGLL cho học sinh dưới hình thức diễn đàn để trang bị các kiến thức cơ bản về sự phát triển tâm - sinh lí ở lứa tuổi học trò. Được đồng ý của BGH, sự phối kết hợp của các tổ chức đoàn thể, buổi HĐGDNGLL cho học sinh toàn trường vào tháng 4.2019 với chủ đề “Tình yêu tuổi học trò” đã diễn ra thành công. 
Dưới đây là những kinh nghiệm của bản thân:
2.3.1. Các bước chuẩn bị.
Bước 1: Lựa chọn và đặt tên cho hoạt động 
Theo kế hoạch năm học của nhà trường, kế hoạch hoạt động của tổ, tổ Sử - Địa - GDCD đã tổ chức buổi HĐGDNGLL trong tháng 4.2019 với chủ đề “ Tình yêu tuổi học trò”. 
Bước 2: Xác định mục đích yêu cầu, đối tượng tham gia. Cụ thể:
	- Mục đích yêu cầu: 
	+ Về kiến thức: 
- Học sinh hiểu được vẻ đẹp của tình bạn, tình yêu trong sáng, lành mạnh ở tuổi học trò và ý nghĩa quan trọng của những tình cảm đó trong việc hình thành nhân cách của các em .
- Hiểu rõ học sinh THPT được tự do giao kết bạn bè, được bảo vệ danh dự và bí mật riêng tư, có quyền được bày tỏ và bảo vệ quan điểm của mình về tình bạn, tình yêu trong quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội.
+ Về tư tưởng: 
	- Học sinh nhận thức rõ hơn về tình bạn khác giới, tình yêu tuổi học trò: học sinh có quyền được giao kết bạn bè, được tôn trọng sự giao kết đó.
	- Đồng thời các em cũng phải xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè, tình yêu và gia đình. Có thái độ đúng đắn trong việc xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp đẽ, trong sáng và bình đẳng.
	+ Về kĩ năng: 
	- Rèn luyện các kĩ năng ứng xử phù hợp trong tình bạn, tình yêu và gia đình. Biết cách giao tiếp có văn hóa và cùng hợp tác xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, bình đẳng trong tình bạn, tình yêu.
	- Học sinh biết phân biệt tình bạn với tình yêu, tình yêu trong sáng, lành mạnh và tình yêu không chân chính trong thời hiện đại; biết dừng lại ở giới hạn của tình bạn và tình yêu, biết kiềm chế những cảm xúc nhất thời để giữ gìn sự trong sáng của tuổi học trò, đặt ra được mục tiêu đúng đắn cho tương lai để biết sống đẹp, sống có ích. 
	+ Về năng lực hướng tới: 
	Thông qua buổi ngoại khoá, học sinh có thể tự tin giao lưu, phát biểu các quan điểm, suy nghĩ của mình trước tập thể, có thể truyền đạt thông điệp tới học sinh toàn trường.
	- Đối tượng tham gia: Tất cả học sinh lớp 10 và 11 trường THPT DTNT tỉnh cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường.
Bước 3: Xác định hình thức tổ chức và nội dung chương trình:
	- Hình thức: Buổi HĐGDNGLL được tổ chức với hình thức sân khấu hóa, là cuộc thi giữa bốn đội chơi, hai đội lớp 11 và hai đội lớp 10.
	- Nội dung chương trình: 
Học sinh được lắng nghe, mạnh dạn trao đổi với người tư vấn (người dẫn chương trình), với bạn bè và thầy cô giáo; được trình bày quan điểm của mình về chủ đề tình bạn, tình yêu thông qua các hoạt động tư vấn, các bài tham luận. 
Chương trình có sự tích hợp kiến thức liên môn với môn Sinh học, môn Ngữ Văn, môn GDCD.
Bước 4: Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Chuẩn bị của giáo viên:
	Tổ Sử - Địa - GDCD phối hợp với BCH Đoàn trường họp phân công nhiệm vụ cho các tổ viên chuẩn bị cho buổi ngoại khoá, gồm: 
	+ Viết kịch bản chương trình và trình BGH phê duyệt chương trình.
	+ Phổ biến kế hoạch cho giáo viên chủ nhiệm và học sinh toàn trường, định hướng nội dung hoạt động diễn đàn.
	+ Thành lập các đội chơi, nhóm trưởng các đội và lên kế hoạch tập duyệt cho các đội chơi.
	+ Giới thiệu tài liệu và hướng dẫn học sinh tìm đọc, sưu tầm các tài liệu liên quan đến nội dung chương trình.
	+ Chuẩn bị câu hỏi, một số tình huống có thể gặp phải, chuẩn bị maket chương trình, phần thưởng cho học sinh; bố trí tiếp đón khách mời.
	+ Phân công lớp trực trang trí phông rạp, sân khấu, kê dọn bàn ghế, loa đài.
Chuẩn bị của học sinh:
	+ Thành lập các nhóm chơi, cử đội trưởng, lên kế hoạch tập luyện về chủ đề tình bạn, tình yêu, một số câu hỏi, tìm hiểu kiến thức liên quan đến chủ đề.
+ Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. 
Bước 5: Xác định thời gian và địa điểm:
	- Thời gian: 1 buổi, chiều ngày 20.04.2019.
	- Địa điểm: Hội trường lớn trường THPT DTNT tỉnh.
2.3.2. Thực hiện.
Từ quá trình chuẩn bị trên, ngày 20/04/201,9 tổ Sử - Địa - GDCD trường THPT DTNT tỉnh đã tổ chức buổi HĐGDNGLL cho học sinh toàn trường.
Dưới đây là toàn bộ kịch bản chương trình ngoại khoá với chủ đề:
KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA 
VỚI CHỦ ĐỀ “TÌNH YÊU TUỔI HỌC TRÒ”
MC
LỜI DẪN
GIỚI THIỆU
Nữ - 1
Kính thưa quý vị đại biểu, quý vị khách quý, quý thầy giáo, cô giáo và các bạn học sinh thân mến!
Lời đầu tiên cho phép chúng tôi gửi đến quý vị đại biểu, quý thầy giáo, cô giáo và các bạn học sinh lời chúc sức khỏe, lời chào trân trọng nhất! Chúc cho buổi ngoại khóa với “Tình yêu tuổi học trò” của trường THPT DTNT thành công tốt đẹp!
Nam - 1
Để mở đầu cho buổi ngoại khóa hôm nay, Xin kính mời quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo và tất cả các bạn cùng hướng lên sân khấu để thưởng thức một số tiết mục Văn nghệ đặc sắc!
Nữ - 2
- Tiết mục thứ nhất: Nhảy Cha cha cha (đến từ Câu lạc bộ văn nghệ của Đoàn trường).
- Tiết mục thứ 3: Hát song ca “Mong đợi ngậm ngùi” do bạn Phương Chi thể hiện. Xin kính mời quý vị đại biểu, quý thầy cô và các bạn cùng thưởng thức!
Nam - 2
Quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo và các bạn vừa được thưởng thức một số tiết mục văn nghệ rất tuyệt vời. Một lần nữa xin quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo và các bạn hãy giành một tràng pháo tay thật nồng nhiệt để cổ vũ cho đội văn nghệ .
Xin chân thành cảm ơn!
KHAI MẠC
Nữ- 3
Kính thưa quý vị đại biểu!
Kính thưa quý thầy giáo, cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến! 
Chúng ta đang sống trong một xã hội với rất nhiều cơ hội phát triển, được tiếp nhận thành quả của khoa học, kĩ thuật, công nghệ hiện đại song phải đối mặt với với những thay đổi về giá trị văn hóa, lối sống và những nguy cơ liên quan đến SKSS.
Trong những năm gần đây, việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên đang từng bước được các cấp, các ngành, các nhà trường và các gia đình ngày càng quan tâm.
Tuy vậy, tình hình giới tính, SKSS vị thành niên vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm, lo lắng như: tình trạng vị thành niên – thanh niên có quan hệ tình dục sớm, nạo hút thai, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật ... có chiều hướng gia tăng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại nói trên mà chủ yếu là do các bạn học sinh thiếu hụt nghiêm trọng kiến thức và kĩ năng về giới tính và sức khỏe sinh sản.
Để trang bị cho các bạn những kiến thức, kĩ năng cơ bản về giới tính, SKSS, hôm nay trường THPT DTNT long trọng tổ chức buổi ngoại khóa với chủ đề “Giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên – Tình yêu tuổi học trò” Chương trình xin phép được bắt đầu!
Nam - 3
Về tham dự với buổi ngoại khóa của trường chúng ta hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu:
- Thầy Phạm Anh Toàn Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường.
- Thây Lê Đình Thuật, phó hiệu trưởng nhà trường.
- Và quý thầy cô giáo cùng toàn thể học sinh của trường THPT DTNT.
Xin nhiệt liệt chào mừng!
Nữ - 4
Sau đây tôi xin thông qua chương trình ngoại khoá: 
1. Ổn định tổ chức.
2. Chương trình văn nghệ mở đầu.
3. Khai mạc, giới thiệu đại biểu
4. Nội dung Ngoại khóa: Thi hiểu biết “Giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên – Tình yêu tuổi học trò”giữa 4 đội chơi đại diện cho khối 10, 11, 12 gồm 4 phần thi: Phần thi Chào hỏi; Phần thi Hiểu biết; Phần thi Tài năng và phần thi giành cho khán giả
6. Công bố kết quả, trao giải cho các đội chơi.
7. Bế mạc
Nam - 4
Mở đầu cho chuyên đề ngoại khóa hôm nay, chúng ta nhiệt liệt đón chào 4 đội chơi đến từ 2 khối. 
Xin tất cả quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo và các bạn một tràng pháo tay để chào đón 4 đội chơi!
Nữ- 5
Vâng, để tìm ra đội chiến thắng, 4 đội chơi sẽ cùng nhau thi đấu qua 3 vòng thi: Vòng thi Chào hỏi, Vòng thi Hiểu biết, và vòng thi Tài năng. Bên cạnh đó, cuộc chơi không thể thiếu được những người cầm cân nảy mực – đó là những vị Giám khảo sắc sảo nhưng công tâm:
Xin trân trọng giới thiệu thành phần BGK:
1. Cô giáo Lê Thị Huế (Tổ trưởng Tổ Sử - Địa - GDCD) – trưởng ban.
2. Thầy giáo Lê Văn Chung - Phó ban
3. Cô giáo Lương Hồng Nhung - Thư kí
Toàn thể chúng ta hãy dành một tràng pháo tay thật lớn để chào đón BGK của chúng ta hôm nay. Trân trọng kính mời BGK vào vị trí làm việc.
Phần thi: CHÀO HỎI
Nam - 5
Trước khi bước vào các vòng thi, tôi xin thông qua thể lệ cuộc thi: Cuộc thi gồm 3 phần thi
- Phần thi: Chào hỏi (thời gian tối đa là 5 phú

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_to_chuc_hoat_dong_giao_duc_ngoai_gio_len_lop_o_truong_t.docx
  • docBia SKKN.doc
  • docPHẦN PHỤ LỤC SKKN.doc