SKKN Tổ chức giải thi đấu cầu lông trong phần đấu tập của tiết học thể dục nội dung cầu lông, nhằm tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh tích cực học tập nội dung cầu lông nói riêng và môn học thể dục nói chung đối với học sinh lứa tuổi 16 - 18 trường
Giáo dục thể chất trong trường học là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” cho đất nước để mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Giáo dục thể chất học đường thực sự có vị trí quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh, quốc phòng. Muốn phát triển được phong trào thể dục thể thao của đất nước không thể coi nhẹ vai trò của giáo dục thể chất trong trường học.
Công tác giáo dục thể chất trong trường học là một bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng văn hoá của nước ta, giáo dục thể chất kết hợp chặt chẽ với các mặt giáo dục khác trong trường học là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của khoa học kĩ thuật và phát triển nền kinh tế quốc dân.
Đất nước ta đang trên con đường tiến hành đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên việc đào tạo nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu “ phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” vì vậy việc dạy thể dục trong các trường học rất cần đội ngũ thầy, cô giáo làm công tác giáo dục thể chất có trình độ chuyên môn, tri thức sư phạm vững vàng để đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Giáo dục thể chất trong trường học là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” cho đất nước để mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Giáo dục thể chất học đường thực sự có vị trí quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh, quốc phòng. Muốn phát triển được phong trào thể dục thể thao của đất nước không thể coi nhẹ vai trò của giáo dục thể chất trong trường học. Công tác giáo dục thể chất trong trường học là một bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng văn hoá của nước ta, giáo dục thể chất kết hợp chặt chẽ với các mặt giáo dục khác trong trường học là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của khoa học kĩ thuật và phát triển nền kinh tế quốc dân. Đất nước ta đang trên con đường tiến hành đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên việc đào tạo nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu “ phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” vì vậy việc dạy thể dục trong các trường học rất cần đội ngũ thầy, cô giáo làm công tác giáo dục thể chất có trình độ chuyên môn, tri thức sư phạm vững vàng để đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay. Trong thực tế hiện nay, điều kiện giảng dạy, sân bãi phục vụ cho việc dạy và học môn thể dục ở nhiều trường THPT trong tỉnh ta chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học, nên chưa thực sự hấp dẫn và lôi cuốn học sinh ham thích, hứng thú, tự giác tham gia tập luyện. Do vậy học sinh tích cực tập luyện trong giờ thể dục vẫn còn hạn chế. Đăc biệt là nội dung cầu lông, đây là một nội dung đang được rất nhiều người ở các lứa tuổi khác nhau quan tâm, tập luyện để rèn luyện sức khỏe và để giải trí, giảm căng thẳng sau một ngày học tập và làm việc. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều học sinh chưa chủ động, chưa tích cực tập luyện nội dung này, có tập cũng chỉ là tập đối phó và khi giáo viên giới thiệu, hướng dẫn kỹ thuật mới thì không tập trung nghe giảng, khia giáo viên giao bài tập thì thực hiện không đúng kỹ thuật, kết quả kiểm tra còn nhiều học sinh chưa đạt yêu cầu. Đó cũng là một khó khăn đối với giáo viên trong giảng dạy nội dung cầu lông nói riêng và môn thể dục nói chung. Cho đến nay còn rất ít sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học môn thể dục đề cập đến việc tổ chức giải cầu lông trong các tiết học thể dục, nội dung cầu lông, phần đấu tập. Nhằm tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh ham thích tập luyện nội dung cầu lông nói riêng và học môn thể dục nói chung không chỉ ở lớp, ở trường và cả ở nhà. Chính vì lẽ đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Tổ chức giải thi đấu cầu lông trong phần đấu tập của tiết học thể dục nội dung cầu lông, nhằm tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh tích cực học tập nội dung cầu lông nói riêng và môn học thể dục nói chung đối với học sinh lứa tuổi 16-18 trường THPT Triệu Sơn 3 ” 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Đề tài đã giải quyết được việc tạo hứng thú, lôi cuốn học sinh ham thích học nội dung cầu lông nói riêng và môn thể dục nói chung. - Mục tiêu của tôi đó là đem đề tài trao đổi với các đồng nghiệp nhằm mục đích nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học nội dung cầu lông trong các tiết học thể dục ở trường trung học phổ thông. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh thuộc các lớp: 10D4, 10D5, 11C2, 11C3, 12B4, 12B5 trường THPT Triệu Sơn 3 tỉnh Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu. - Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp tổ chức giải thi đấu. - Phương pháp tính toán và xử lí số liệu. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận: 2.1.1. Khái quát chung về cầu lông. 2.1.1.1. Giới thiệu về cầu lông. Cầu lông hay đánh cầu là môn thể thao dùng vợt thi đấu với 2 vận động viên (đấu đơn) hoặc hai cặp vận động viên (đấu đôi) trên hai nửa của sân cầu hình chữ nhật được chia ra bằng tấm lưới ở giữa. Người chơi ghi điểm bằng cách đưa quả cầu qua lưới bằng vợt và chạm đất ở trong phần sân bên kia của đối thủ. Mỗi bên chỉ có 1 lần chạm cầu duy nhất để đưa cầu sang sân bên kia. Lượt cầu kết thúc khi quả cầu chạm đất, hoặc có lỗi do trọng tài chính hoặc trọng tài biên bắt; trường hợp không có trọng tài thì do người chơi bắt, vào bất cứ thời điểm nào trong lượt cầu đang đánh. Quả cầu được làm bằng lông (hoặc nhựa, không dùng trong thi đấu) khi bay có những tính chất khí động học đặc trưng làm cho nó có cách bay lẫn đường bay khác hẳn với những quả bóng trong các môn thể thao dùng vợt khác; cụ thể cầu lông tạo ra lực cản vô cùng lớn, khiến quả cầu lông giảm tốc nhanh hơn rất nhiều so với quả bóng. Quả cầu lông có vận tốc cực đại cao hơn rất nhiều khi so sánh với các môn thể thao dùng vợt khác. Vì nó khá nhẹ nên dễ dàng bị ảnh hưởng bởi gió, do đó các vận động viên chỉ thi đấu trong nhà. Cầu lông vẫn có thể chơi và thi đấu được ở ngoài trời (trong điều kiện trời lặng gió). Từ năm 1992, cầu lông chính thức trở thành một trong các môn thể thao Olympic với 5 hạng mục thi đấu: đơn nam và đơn nữ, đôi nam và đôi nữ, đôi nam nữ. Ơ cấp độ chuyên nghiệp, đặc biệt là đánh đơn, cầu lông đòi hỏi một thể lực rất tốt, vân động viên cần có sự dẻo dai, nhanh nhẹn, sức khỏe tốt, tốc độ và sự chuẩn xác. Đây còn là môn thể thao có liên quan nhiều đến kỹ thuật, yêu cầu sự kết hợp tốt và sự phát triển các di chuyển phức tạp của cây vợt. 2.1.1.2. Các kỹ thuật cơ bản trong cầu lông. - Kỹ thuật cầm vợt, cầm cầu và tư thế chuẩn bị. - Kỹ thuật di chuyển. - Kỹ thuật đánh cầu thấp thuận tay. - Kỹ thuật đánh cầu thấp trái tay. - Kỹ thuật phát cầu thuận tay. - Kỹ thuật phát cầu trái tay. - Kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay. - Kỹ thuật đánh cầu cao trái tay. - Kỹ thuật đập cầu chính diện. 2.1.1.3. Một số điểm trong Luật cầu lông. * Kích thước sân và lưới (Điều 1). - Sân cầu lông hình chữ nhật, chiều dài 13,40m, chiều rộng 5,18m (sân thi đấu đơn); chiều dài 13,40m, chiều rộng 6,10m (sân thi đấu đôi). Các đường kẻ trong sân có chiều rộng là 4cm. - Lưới: Có màu sẫm, chiều dài 6,1m và chiều ngang 0,76m. Các mắt lưới hình vuông có cạnh 15-20mm. Mép trên và dưới lưới được viền vải rộng từ 5-7cm để luồn dây căng lưới. - Chiều cao lưới khi được căng ở hai đầu là 1,55m (tính từ mép trên lưới xuống mặt sân). Giữa lưới không được thấp hơn 1,524m. - Cột lưới: Cột lưới được làm bằng kim loại hoặc bằng gỗ có đế vững chắc để mắc lưới. Cột thường có mấu để buộc dây căng lưới. Cột lưới được đặt đúng điểm giữa hai đường biên dọc trên sân chia đôi sân cầu lông. * Tung đồng xu bốc thăm ( Điều 6). - Trước khi trận đấu bắt đầu, việc tung đồng xu bắt thăm cho hai bên thi đấu được thực hiện và bên được thăm sẽ tuỳ chọn theo. Giao cầu trước hoặc nhận cầu trước hoặc bắt đầu trận đấu ở bên này hay bên kia của sân. - Bên không được thăm sẽ được thăm sẽ nhận lựa chọn còn lại. * Hệ thống tính điểm (Điều 7) - Một trận đấu sẽ thi đấu theo thể thức ba ván thắng hai, trừ khi có sắp xếp cách khác (phụ lục 2 và 3: thi đấu 1 ván 21 điểm; hoặc thi đấu ba ván 15 điểm cho các nội dung đôi + đơn nam và ba ván 11 điểm cho nội dung đơn nữ). - Bên nào ghi được 21 điểm trước sẽ thắng ván đó, ngoại trừ trường hợp. Nếu tỷ số là 20 đều, bên nào ghi trước 2 điểm cách biệt sẽ thắng ván đó hoặc nếu tỷ số là 29 đều, bên nào ghi điểm thứ 30 sẽ thắng ván đó. - Bên thắng một pha cầu sẽ ghi môt điểm vào điểm số của mình. Một bên sẽ thắng pha cầu nếu: bên đối phương phạm một “Lỗi” hoặc cầu ngoài cuộc vì đã chạm vào bên trong mặt sân của họ. - Bên thắng ván sẽ giao cầu trước ở ván kế tiếp. * Đổi sân (Điều 8). Các vận động viên (VĐV) sẽ đổi sân: - Khi kết thúc ván đầu tiên; - Khi kết thúc ván hai, nếu có thi đấu ván thứ ba; và trong ván thứ ba, khi một bên ghi được 11 điểm trước. Nếu việc đổi sân chưa được thực hiện thì các VĐV sẽ đổi sân ngay khi lỗi này được phát hiện và khi cầu không còn trong cuộc. Tỷ số ván đấu hiện có vẫn giữ nguyên. * Giao cầu (Điều 9) - Trong một quả giao cầu đúng: + Không có bên nào gây trì hoãn bất hợp lệ cho quả giao cầu một khi: cả bên giao cầu và bên nhận cầu đều sẵn sàng cho quả giao cầu. Khi hoàn tất việc chuyển động của đầu vợt về phía sau của người giao cầu, bất cứ trì hoãn nào cho việc bắt đầu quả giao cầu sẽ bị xem là gây trì hoãn bất hợp lệ; + Người giao cầu và người nhận cầu đứng trong phạm vi ô giao cầu đối diện chéo nhau mà không chạm đường biên của các ô giao cầu này; + Một phần của cả hai bàn chân người giao cầu và người nhận cầu phải còn tiếp xúc với mặt sân ở một vị trí cố định từ khi bắt đầu quả giao cầu (Điều 9.2) cho đến khi quả cầu được đánh đi. + Vợt của người giao cầu phải đánh tiếp xúc đầu tiên vào đế cầu; + Toàn bộ quả cầu phải dưới thắt lưng của người giao cầu tại thời điểm nó được mặt vợt của người giao cầu đánh đi. Thắt lưng được xác định là một đường tưởng tượng xung quanh cơ thể ngang với phần xương sườn dưới cùng của người giao cầu; + Tại thời điểm đánh quả cầu, thân vợt của người giao cầu phải luôn hướng xuống dưới; + Vợt của người giao cầu phải chuyển động liên tục về phía trước từ lúc bắt đầu quả giao cầu cho đến khi quả cầu được đánh đi (Điều 9.3); + Đường bay của quả cầu sẽ đi theo hướng lên từ vợt của người giao cầu vượt qua trên lưới, mà nếu không bị cản lại nó sẽ rơi vào ô của người nhận giao cầu (có nghĩa là trên và trong các đường giới hạn ô giao cầu đó); và + Khi có ý định thực hiện quả giao cầu, người giao cầu phải đánh trúng quả cầu. + Khi các VĐV đã vào vị trí sẵn sàng, chuyển động đầu tiên của đầu vợt về phía trước của người giao cầu là lúc bắt đầu quả giao cầu. + Khi đã bắt đầu (Điều 9.2), quả giao cầu được thực hiện khi nó được mặt vợt người giao cầu đánh đi, hoặc khi có ý định thực hiện quả giao cầu, người giao cầu đánh không trúng quả giao cầu. + Người giao cầu sẽ không giao cầu khi người nhận cầu chưa sẵn sàng. Tuy nhiên người nhận cầu được xem là đã sẵn sàng nếu có ý định đánh trả quả cầu. + Trong đánh đôi, khi thực hiện quả giao cầu, các đồng đội có thể đứng ở bất cứ vị trí nào bên trong phần sân của bên mình, miễn là không che mắt người giao cầu và người nhận cầu của đối phưong. * Thi đấu đơn (Điều 10) - Ô giao cầu và ô nhận cầu: + Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên phải tương ứng của mình khi người giao cầu chưa ghi điểm hoặ ghi được điểm chẵn trong ván đó. + Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên trái tương ứng của mình khi người giao cầu ghi được điểm lẻ trong ván đó. + Trình tự trận đấu và vị trí trên sân: Trong pha cầu, quả cầu sẽ được đánh luân phiên bởi người giao cầu và người nhận cầu, từ bất kỳ vị trí nào phía bên phần sân của VĐV đó cho đến khi cầu không còn trong cuộc (Điều 15). - Ghi điểm và giao cầu: + Nếu người giao cầu thắng pha cầu (Điều 7.3), người giao cầu sẽ ghi cho mình một điểm. Người giao cầu sẽ tiếp tục giao cầu từ ô giao cầu còn lại. + Nếu người nhận cầu thắng pha cầu (Điều 7.3), người nhận cầu sẽ ghi cho mình 1 điểm. Người nhận cầu lúc này trở thành người giao nhận cầu mới. * Thi đấu đôi (Điều 11) - Ô giao cầu và ô nhận cầu: + Một VĐV bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên phải khi bên họ chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó. + Một VĐV bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên trái khi họ ghi được điểm lẻ trong ván đó. + VĐV có quả giao cầu lần cuối trước đó của bên giao cầu sẽ giữ nguyên vị trí đứng mà từ ô đó VĐV này đã thực hiện lần giao cầu cuối cho bên mình. Mô hình ngược lại sẽ được áp dụng cho đồng đội của người nhận cầu. + VĐV của bên nhận cầu đang đứng trong ô giao cầu chéo đối diện sẽ là người nhận cầu. + VĐV sẽ không thay đổi vị trí đứng tương ứng của mình cho đến khi họ thắng một điểm mà bên của họ đang nắm quyền giao cầu. + Bất kỳ lượt giao cầu nào cũng được thực hiện từ ô giao cầu tương ứng với số điểm mà bên giao cầu đó có, ngoại trừ các trường hợp nêu ở Điều 12. - Thứ tự đánh cầu và vị trí trên sân: Sau khi quả giao cầu được đánh trả, cầu được đánh luân phiên bởi một trong hai VĐV của bên giao cầu và một trong hai VĐV của bên nhận cầu cho đến khi cầu không còn trong cuộc (Điều 15). + Ghi điểm và giao cầu: + Nếu bên giao cầu thắng pha cầu (Điều 7.3), họ sẽ ghi cho mình một điểm. Người giao cầu tiếp tục thực hiện quả giao cầu từ ô giao cầu tương ứng còn lại. + Nếu bên nhận cầu thắng pha cầu (Điều 7.3), họ sẽ ghi cho mình một điểm. Bên nhận cầu lúc này trở thành bên giao cầu mới + Trình tự giao cầu: Trong bất kỳ ván nào, quyền giao cầu cũng được chuyển tuần tự: + Từ người giao cầu đầu tiên khi bắt đầu ván đấu ở ô giao cầu bên phải, + Đến đồng đội của người nhận cầu đầu tiên. Lúc này quả giao cầu được thực hiện từ ô giao cầu bên trái, + Sang đồng đội của người giao cầu đầu tiên, + Đến người nhận cầu đầu tiên, + Trở lại người giao cầu đầu tiên, và cứ tiếp tục như thế - Không VĐV nào được giao cầu sai phiên, nhận cầu sai phiên, hoặc nhận hai quả giao cầu liên tiếp trong cùng một ván đấu, ngoại trừ các trường hợp nêu ở Điều 12. - Bất kỳ VĐV nào của bên thắng ván cũng có thể giao cầu đầu tiên ở ván tiếp theo, và bất kỳ VĐV nào của bên thua ván cũng có thể nhận cầu đầu tiên ở ván tiếp theo. * Thi đấu liên tục, lỗi tác phong đạo đức và các hình phạt (Điều 16). - Thi đấu phải liên tục từ quả giao cầu đầu tiên cho đến khi trận đấu kết thúc, ngoại trừ các quãng nghỉ và ngừng thi đấu. - Các quãng nghỉ: + Không quá 60 giây trong một ván khi một bên ghi được 11 điểm; và + Không quá 120 giây giữa ván đầu tiên và ván thứ hai, giữa ván thứ hai và ván thứ ba đượi phép trong tất cả các trận đấu. - Ngừng thi đấu: + Khi tình thế bắt buộc không nằm trong kiểm soát của VĐV, Trọng tài chính có thể cho ngừng thi đấu trong một khoảng thời gian xét thấy cần thiết. + Trong những trường hợp đặc biệt, Tổng trọng tài sẽ chỉ thị trọng tài chính cho ngừng thi đấu. + Nếu trận đấu được ngừng, tỷ số hiện có vẫn giữ nguyên và trận đấu vẫn tiếp tục trở lại từ tỷ số đó. - Trì hoãn trong thi đấu: + Không được phép trì hoãn trong mọi trường hợp để giúp VĐV phục hồi thể lực hoặc nhận sự chỉ đạo. + Trọng tài chính là người duy nhất quyết định về mọi sự trì hoãn trong trận đấu. - Chỉ đạo và rời sân + Trong một trận đấu, chỉ khi cầu không trong cuộc (Điều 15), thì một VĐV mới được phép nhận chỉ đạo. + Trong một trận đấu, không một vận động viên nào được phép rời sân nếu chưa có sự đồng ý của Trọng tài chính ngoại trừ trong các quãng nghỉ như nêu ở điều 16.2. - Một VĐV không được phép: + Cố tình gây trì hoãn hoặc ngưng thi đấu; + Cố tình sửa đổi hoặc phá hỏng quả cầu để thay đổi tốc độ hoặc đường bay của quả cầu; + Có tác phong thái độ gây xúc phạm; hoặc + Phạm lỗi tác phong đạo đức mà không có ghi trong Luật cầu lông. - Xử lý vi phạm: + Trọng tài chính sẽ áp dụng Luật đối với bắt cứ vi phạm nào về các Điều 16.4, 16.5. hay 16.6 bằng cách: Cảnh cáo bên vi phạm; Phạt lỗi bên vi phạm nếu trước đó đã cảnh cáo. Một bên vi phạm hai lỗi như vậy được xem là một vi phạm liên tục; hoặc trong trường hợp vi phạm hiển nhiên. Các vi phạm liên tục, hoặc vi phạm vào Điều 16.2, Trọng tài chính sẽ phạt lỗi bên vi phạm và báo cáo ngay với Tổng trọng tài, người có quyền truất quyền thi đấu của bên vi phạm. 2.1.2. Đặc điểm tâm lí của học sinh lứa tuổi 16-18. - Về mặt tâm lí: Các em thích chứng tỏ mình là người lớn, muốn để cho mọi người tôn trọng mình đã có trình độ hiểu biết nhất định, có khả năng phân tích tổng hợp, các em muốn hiểu biết nhiều, có nhiều hoài bão, nhưng còn nhiều nhược điểm và thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống. - Về mặt hứng thú: Các em đã có thái độ tự giác tích cực trong học tập xuất phát từ động cơ học tập đúng đắn và hướng tới việc chọn nghề sau khi đã học xong THPT. Song hứng thú học tập cũng còn nhiều động cơ khác nhau; giữ lời hứa với bạn bè, đôi khi còn tự ái, hiếu danh... cho nên giáo viên cần định hướng cho các em xây dựng động cơ đúng đắn để cho các em được hứng thú bền vững trong học tập môn thể dục nói chung và trong học nội dung cầu lông nói riêng. - Về tình cảm: So với học sinh các cấp học trước học sinh trung học phổ thông biểu lộ rõ rệt hơn tình cảm gắn bó và yêu quý mái trường và bạn bè cùng trang lứa, đặc biệt đối với giáo viên gây được thiện cảm và sự tôn trọng của các em là một trong những thành công trong nghiệp giáo dục và đào tạo. Điều đó giúp giáo viên thuận lợi trong quá trình giảng dạy, thúc đẩy các em tích cực, tự giác trong học tập và ham thích nội dung cầu lông. Do vậy giáo viên phải là người mẫu mực, công bằng, biết động viên kịp thời và quan tâm đúng mức tới học sinh, tôn trọng kết quả học tập cũng như tình cảm của học sinh, nhắc nhở, phê bình đối với những học sinh thờ ơ, chưa tích cực tập luyện. - Về trí nhớ: Ở lứa tuổi này, hầu như không còn việc ghi nhớ máy móc, do các em đã biết cách ghi nhớ có hệ thống, đảm bảo tính lôgic, tư duy chặt chẽ hơn là lĩnh hội bản chất của vấn đề học tập. 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 2.2.1. Thực trạng: - Giáo dục thể chất trong trường học là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” cho đất nước để mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” nhưng vẫn còn nhiều học sinh coi nhẹ, không chú tâm đến môn thể dục, chỉ coi đó là một môn phụ, không học cũng có thể làm được, không phải là môn thi tốt nghiệp nên có nhiều em không cần quan tâm, học cũng được mà không học cũng được. - Các em chưa nhận thức được tác dụng của tập luyện thể dục thể thao nói chung và tập luyện cầu lông nói riêng đối với sự phát triển của cơ thể như thế nào. Từ đó dẫn đến kết quả là có nhiều học sinh không có hứng thú, tự giác, tích cực học và tập luyện nội dung cầu lông, có tập cũng chỉ là tập đối phó, chiếu lệ. 2.2.2. Kết quả thực trạng: Bảng thống kê số học sinh lứa tuổi 16-18 trường THPT Triệu Sơn 3 có hứng thú, tự giác, tích cực học và tập luyện nội dung cầu lông trong các tiết học thể dục TT Lớp Sĩ số Số HS tự giác, tích cực học và tập luyện nội dung cầu lông trong các tiết học thể dục Tỉ lệ 1 10D4 40 22 55% 2 10D5 40 23 57.5% 3 11C3 44 25 56.8% 4 11C4 40 24 60% 5 12B4 45 26 57.7% 6 12B5 40 21 52.5% Từ bảng thống kê trên tôi nhận thấy số học sinh ham thích, có hứng thú, tự giác, tích cực học và tập luyện nội dung cầu lông trong các tiết học thể dục đối với học sinh lứa tuổi 16-18 trường THPT Triệu Sơn 3 vẫn đang còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển thể chất đối với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. Do vậy tôi nhận thấy cần phải đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy và tổ chức giải thi đấu cầu lông trong phần đấu tập để tạo hứng thú giúp học sinh tự giác, tích cực hơn trong nội dung học cầu lông nói riêng và môn học thể dục nói chung. 2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện: 2.3.1. Nguyên nhân học sinh không có hứng thú, tự giác, tích cực học và tập luyện nội dung cầu lông. Để tạo hứng thú, giúp học sinh tự giác, tích cực tập luyện cầu lông hơn thì chúng ta phải tìm ra nguyên nhân tại sao còn nhiều học sinh chưa tích cực tập luyện nội dung cầu lông trong các tiết thể dục. Do học sinh không chú ý trong quá trình học tập. Do năng lực học sinh còn hạn chế. Do phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh, làm cho học sinh khó tiếp thu và không có hứng thú học nội dung cầu lông. Do điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu trong hoạt động giáo dục thể chất. Do học sinh không có hứng thú học tập nội dung cầu lông. 2.3.2. Các giải pháp khắc phục những nguyên nhân trên. * Đối với những học
Tài liệu đính kèm:
- skkn_to_chuc_giai_thi_dau_cau_long_trong_phan_dau_tap_cua_ti.doc
- Bia.doc
- Danh mục cac SKKN dươc So GD & DT Thanh hoa xep loai.doc
- Mục luc + tai lieu tham khảo.doc