SKKN Tổ chức dạy học theo dự án chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường, phần 7: Sinh thái học, Sinh học 12

SKKN Tổ chức dạy học theo dự án chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường, phần 7: Sinh thái học, Sinh học 12

Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, nền kinh tế mở cửa hội nhập và trước những yêu cầu của xã hội cần có sự đổi mới về đào tạo nhân lực cho đất nước. Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Vì vậy, Đảng, Nhà nước, các tầng lớp nhân dân đặc biệt quan tâm và từ đó cũng đã đề ra những yêu cầu cho việc đổi mới phương pháp cũng như hình thức dạy học.

Tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực là xu hướng, phương pháp học mới đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của những người làm giáo dục. Mô hình học tập này ngày càng được nhân rộng và thu hút sự tham gia của nhiều người do tính hiệu quả mà nó đem lại.

Học tập theo dự án là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động này được liên hệ bằng vốn hiểu biết và kinh nghiệm cụ thể của người học, trên cơ sở đó, giáo viên hệ thống hóa những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, đáp ứng mục tiêu dạy học. Để thực hiện tốt hoạt động dạy học theo dự án cần gắn liền giữa lý luận và thực tiễn, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướng mà bộ giáo dục đề ra cũng như đáp ứng kì vọng của người dân vào nền giáo dục của đất nước.

Sinh học là một ngành khoa học thực nghiệm, kiến thức sinh học xuất phát từ đời sống sản xuất và được ứng dụng mạnh mẽ vào thực tiễn sản xuất. Phần Sinh thái học (Sinh học 12) theo chương trình cải cách được bổ sung rất nhiều kiến thức mới và hiện đại. Cấu trúc chương trình phần này được thể hiện từ cấp độ cá thể -> quần thể -> quần xã -> Hệ sinh thái -> Sinh quyển, có rất nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn và tính ứng dụng cao. Vì vậy, khi dạy- học phần này, đòi hỏi có những phương pháp dạy học phù hợp để có thể giúp học sinh hình thành, khắc sâu các kiến thức một cách chủ động, nâng cao hiệu quả việc học tập. Có thể áp dụng những phương pháp dạy học gắn với thực tế.

Tuy nhiên, hiện nay hầu như chương trình giảng dạy môn sinh học ở trường phổ thông chỉ mới tiến hành dạy chủ yếu thiên về lí thuyết, các hoạt động thực hành chưa triển khai được do thiếu thời gian, khó khăn về kinh phí. Do đó, kiến thức sinh học của học sinh thường nghèo nàn, không có kĩ năng áp dụng vào thực tiễn hoặc giải quyết các tình huống thực tiễn, việc cung cấp và bổ sung kiến thức sinh học cho học sinh còn nhiều hạn chế.

 

doc 26 trang thuychi01 15172
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức dạy học theo dự án chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường, phần 7: Sinh thái học, Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
	 Trang
Phần I: Mở đầu	
1. Lí do chọn đề tài	2
2. Mục đích nghiên cứu	3
3.Đối tượng nghiên cứu	3
4. Phương pháp nghiên cứu	3
	Phần II: Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm	4
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	7
3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng	9
 để giải quyết vấn đề
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo	18
	 dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Phần III: Kết luận, kiến nghị
1. Kết luận	19
2. Kiến nghị	19
Tài liệu tham khảo	20
Danh mục các đề tài SKKN đã đạt được 	20
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài: 
Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, nền kinh tế mở cửa hội nhập và trước những yêu cầu của xã hội cần có sự đổi mới về đào tạo nhân lực cho đất nước. Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu. Vì vậy, Đảng, Nhà nước, các tầng lớp nhân dân đặc biệt quan tâm và từ đó cũng đã đề ra những yêu cầu cho việc đổi mới phương pháp cũng như hình thức dạy học.
Tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực là xu hướng, phương pháp học mới đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của những người làm giáo dục. Mô hình học tập này ngày càng được nhân rộng và thu hút sự tham gia của nhiều người do tính hiệu quả mà nó đem lại. 
Học tập theo dự án là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động này được liên hệ bằng vốn hiểu biết và kinh nghiệm cụ thể của người học, trên cơ sở đó, giáo viên hệ thống hóa những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, đáp ứng mục tiêu dạy học. Để thực hiện tốt hoạt động dạy học theo dự án cần gắn liền giữa lý luận và thực tiễn, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướng mà bộ giáo dục đề ra cũng như đáp ứng kì vọng của người dân vào nền giáo dục của đất nước. 
Sinh học là một ngành khoa học thực nghiệm, kiến thức sinh học xuất phát từ đời sống sản xuất và được ứng dụng mạnh mẽ vào thực tiễn sản xuất. Phần Sinh thái học (Sinh học 12) theo chương trình cải cách được bổ sung rất nhiều kiến thức mới và hiện đại. Cấu trúc chương trình phần này được thể hiện từ cấp độ cá thể -> quần thể -> quần xã -> Hệ sinh thái -> Sinh quyển, có rất nhiều kiến thức liên quan đến thực tiễn và tính ứng dụng cao. Vì vậy, khi dạy- học phần này, đòi hỏi có những phương pháp dạy học phù hợp để có thể giúp học sinh hình thành, khắc sâu các kiến thức một cách chủ động, nâng cao hiệu quả việc học tập. Có thể áp dụng những phương pháp dạy học gắn với thực tế. 
Tuy nhiên, hiện nay hầu như chương trình giảng dạy môn sinh học ở trường phổ thông chỉ mới tiến hành dạy chủ yếu thiên về lí thuyết, các hoạt động thực hành chưa triển khai được do thiếu thời gian, khó khăn về kinh phí. Do đó, kiến thức sinh học của học sinh thường nghèo nàn, không có kĩ năng áp dụng vào thực tiễn hoặc giải quyết các tình huống thực tiễn, việc cung cấp và bổ sung kiến thức sinh học cho học sinh còn nhiều hạn chế. 
Đặc biệt, một số giáo viên còn ỷ lại, ngại tìm hiểu, ngại đổi mới phương pháp dạy học vì sợ mất thời gian, khó làm và một số thậm chí còn chưa hình dung ra việc tổ chức giảng dạy theo hướng tích cực chỉ tổ chức hoạt động nhóm kém hiệu quả theo hình thức giao bài, câu hỏi cho nhóm làm và báo cáo kết quả vì vậy học sinh chỉ cần chép lại nội dung trong sách giáo khoa hoặc lên mạng lấy bài của người khác và chỉnh sửa lại nên không thực sự phát huy được tính tích cực của học sinh, hiệu quả giáo dục không cao. Vì vậy cần phải có những người tiên phong, mạnh dạn trong vấn đề đổi mới phương pháp dạy học.
Tổ chức dạy học theo dự án sẽ giải quyết được tất cả những vấn đề trên và chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường (Phần 7, sinh học 12) là một nội dung phù hợp để áp dụng hình thức dạy học này. Đó là lí do tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tổ chức dạy học theo dự án chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường, phần 7: Sinh thái học, Sinh học lớp 12”
2. Mục đích nghiên cứu: 
Tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm mục đích:
- Nâng cao hiệu quả giảng dạy. Bởi lẽ, đây là một phương pháp dạy học tích cực, hiện đại. Qua việc tổ chức dạy học gắn liền với thực tiễn, học sinh sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc hình thành kiến thức, kĩ năng của mình, khắc phục lỗi truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học; đảm bảo cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh.
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Tạo nên sự lan tỏa mạnh mẽ đến các đồng nghiệp khác trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giáo dục.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về một “Phương pháp giảng dạy” tích cực, hiện đại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của học sinh; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học.
Thực hiện dạy học theo dự án tại chương 3, phần sinh thái học, sinh học lớp 12 được thực hiện thông qua việc khảo sát một hệ sinh thái cụ thể giúp học sinh tự lĩnh hội kiến thức mới một cách chủ động và sáng tạo.
4. Phương pháp nghiên cứu: 
* Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
- Căn cứ vào những văn bản, tài liệu hướng dẫn về tổ chức dạy học theo dự án của Bộ giáo dục và đào tạo, của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa.
- Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương 3, phần 7, sinh học 12 để lập dự án.
* Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
- Trực tiếp khảo sát thực tế và thông qua cán bộ địa phương, quần chúng nhân dân để nắm bắt thông tin về một hệ sinh thái đồng lúa gần trường (vị trí, diện tích, thực vật, động vật chủ yếu, sự biến động theo mùa... )
* Phương pháp thống kê, xử lí số liệu:
- Kiểm tra đánh giá học sinh sau quá trình học tập bằng các bài kiểm tra viết, thực hành...
- Đối chiếu, so sánh kết quả với các lớp đối chứng cùng hoặc khác năm học. 
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến:
1.1. Cơ sở chung:
Bộ giáo dục - đào tạo tiếp tục đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và hình thức dạy học theo hướng tích cực, hiện đại. Trong đó, tổ chức dạy học theo dự án được đặc biệt quan tâm.
*Mục đích của phương pháp:
Việc thực hiện giảng dạy theo dự án nhằm hướng tới học sinh các kiến thức và kĩ năng cân thiết đó là:
+ Nắm bắt kiến thức: dạy học theo dự án nhằm mục đích đầu tiên là giúp học sinh nắm được kiến thức bài học ở mức độ nhận thức cao: biết phân tích nội dung, vận dụng và tổng hợp kiến thức của bộ môn, sử dụng kiến thức liên môn.
+ Phát triển kỹ năng: dạy học theo dự án rèn luyện cho học sinh rất nhiều kỹ năng trong đó quan trọng nhất là kỹ năng tổng hợp và kỹ năng làm việc theo nhóm qua đó giúp phát triển năng lực toàn diện của học sinh, hoàn thiện nhân cách và xây dựng tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, ý thức bảo vệ sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên. 
+ Tận dụng công nghệ để thực hiện được dự án học sinh phải khai thác triệt để tài nguyên trên mạng Internet và và kiến thức thực tế khi khảo sát dự án để có được những nguồn tri thức hữu ích và sử dụng chúng một cách hiệu quả. Đồng thời khi trình bày, bảo vệ dự án học sinh thường phải sử dụng các công cụ trình chiếu hiện đại.
+ Học sinh tạo ra sản phẩm và phổ biến cộng đồng: việc tổ chức cho học sinh phổ biến sản phẩm của mình và công bố có nhiều tác dụng tích cực.
+ Đánh giá chất lượng sẽ có nhiều người cùng đánh giá và góp ý để sản phẩm hoàn thiện hơn.
+ Phát triển ý tưởng: từ những đóng góp của người nhận và sử dụng sản phẩm mà nhóm có thể có ý tưởng mới hoặc phát triển quy mô dự án.
+ Tăng cường kiến thức: nhiều kiến thức mới sẽ được chia sẻ, nhiều thông tin mới được phản hồi và lượng thông tin của dự án được bổ sung hoàn thiện.
+ Góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh. 
+ Tăng cường và tạo hứng thú cho học sinh khi lĩnh hội kiến thức, giúp các em chủ động tìm kiếm, lĩnh hội kiến thức mới. 
+ Xác định được quy trình và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy môn sinh học nói chung và phần hệ sinh thái sinh học 12 nói riêng.
*Nội dung phương pháp.
Theo bộ giáo dục Singapore dạy học theo dự án là một hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống. Quá trình học theo dự án giúp học sinh củng cố kiến thức và xây dựng các kỹ năng hợp tác giao tiếp và học tập độc lập, chuẩn bị hành trang cho học sinh trong sự nghiệp học tập suốt đời và đối mặt với các thử thách trong cuộc sống.
Theo dự án Việt Bỉ: Dạy học theo dự án là một chuỗi các hoạt động dựa trên động cơ bên trong của học sinh nhằm khám phá và phát hiện một phần của thực tế (các chuỗi hoạt động thực tế: thực hiện nghiên cứu; khám phá các ý tưởng theo sở thích; tìm hiểu và xây dựng kiến thức; học liên môn; giải quyết các vấn đề; cộng tác với các thành viên trong nhóm; giao tiếp; phát triển các kỹ năng, thái độ và sự đam mê). 
Sau khi nghiên cứu về dạy học dự án tôi cho rằng: Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là một sản phầm hành động có thể giới thiệu được và có tính khả thi. Vì vậy việc sử dụng dạy học theo dự án không chỉ giúp học sinh hứng thú, chủ động trong học tập mà còn rèn luyện, củng cố rất nhiều kĩ năng của học sinh.
*Cách thức tổ chức thực hiện dự án:
Một dự án bao gồm 4 giai đoạn: 
Giai đoạn 1: Ý tưởng dự án. Giáo viên và học sinh cùng nhau: 
- Tìm hiểu nội dung bài học, xác định các kiến thức trọng tâm của bài học. 
- Xác định các mục tiêu bài học. 
- Tìm mối liên hệ giữa nội dung kiến thức bài học với thực tiễn địa phương. 
- Phát hiện các tình huống trong thực tế liên quan đến nội dung kiến thức bài học. Phát hiện các vấn đề tồn tại mang tính thời sự, cấp thiết, hấp dẫn học sinh. 
- Thảo luận các tình huống, các vấn đề đã đặt ra. 
- Xây dựng các ý tưởng dự án. 
- Lựa chọn ý tưởng tối ưu trong các ý tưởng đề xuất. 
- Xây dựng các mục tiêu của dự án. 
Giai đoạn 2: Thiết kế dự án. 
Người dạy: 
- Thiết kế bài dạy 
- Xây dựng các bài tập dự án. Hình thành các kịch bản dự án 
- Chuyển giao bài tập và kịch bản dự án cho học sinh. 
- Phân công nhiệm vụ cho học sinh. 
- Lựa chọn các công cụ hỗ trợ: Các nguồn tài liệu, các trang web, máy tính, kinh phí. 
- Xây dựng công cụ đánh giá dự án: 
Người học: 
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. 
- Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án. 
- Thu thập các tài liệu có liên quan đến chủ đề dự án. 
- Đóng góp ý tưởng và cách giải quyết nhiệm vụ. 
- Dự kiến các sản phẩm dự án. 
Giai đoạn 3: Thực hiện dự án Người học: 
- Tìm kiếm các thông tin để giải quyết các bài tập dự án. 
- Thâm nhập thực tiễn, tìm kiếm tư liệu để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 
- Thảo luận, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 
- Thiết kế, xây dựng, hoàn thiện các sản phẩm dự án. 
Người dạy: 
- Theo dõi quá trình thực hiện dự án của học sinh. 
- Định hướng, điều chỉnh các hoạt động của học sinh phù hợp với các mục tiêu đề ra. 
- Cung cấp các tài liệu, điều kiện cần thiết. 
- Hỗ trợ học sinh trong quá trình tạo ra các sản phẩm dự án, đặc biệt là sản phẩm công nghệ thông tin. 
- Kiểm tra đánh giá thường xuyên, thông báo kịp thời kết quả đánh giá quá trình làm việc của học sinh. 
Giai đoạn 4: Trình bày sản phẩm, đánh giá dự án. 
Người dạy: 
- Chuẩn bị các điều kiện cho buổi báo cáo sản phẩm. 
- Hướng dẫn học sinh báo cáo các sản phẩm dự án. 
- Thông báo lại các tiêu chí đánh giá sản phẩm. 
- Hướng dẫn học sinh tự đánh giá và đánh giá sản phẩm của các nhóm. 
- Nhận xét, đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện dự án. 
- Rút ra các kiến thức cần thiết cho bài học. 
- Đánh giá cải tiến, rút ra các bài học cho các dự án tiếp theo. 
- Lựa chọn sản phẩm ưu việt, công bố rộng rãi để nhân điển hình, phục vụ cho việc tuyên truyền phương pháp dạy học theo dự án. 
Người học: 
- Báo cáo các sản phẩm và kết quả nghiên cứu 
- Nhận xét, tự đánh giá và đánh giá các sản phẩm của các nhóm. 
- Nhận xét, đánh giá toàn bộ dự án. 
- Tổng kết các kiến thức của bài học. 
- Rút ra bài học kinh nghiệm. 
- Đánh giá cải tiến.
1.2. Chuẩn kiến thức kỹ năng của chương 3, phần 7, sinh học 12:
Chương III. Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường (gồm các bài từ 42 đến 47 và 48 (Ôn tập chương trình sinh học bậc THPT). Giới thiệu về hệ sinh thái, sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái, sinh quyển, sinh thái học với việc quản lý nguồn lợi thiên nhiên. Mục tiêu của chương: 
*Kiến thức: 
- Nêu được định nghĩa hệ sinh thái. 
- Nêu được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái (tự nhiên và nhân tạo). 
- Nêu được mối quan hệ dinh dưỡng: chuỗi (xích) và lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng. 
- Lấy được những ví dụ minh hoạ chuỗi và lưới thức ăn. 
- Nêu được các tháp sinh thái, hiệu suất sinh thái. 
- Nêu được khái niệm chu trình vật chất và trình bày được các chu trình sinh địa hoá : nước, cacbon, nitơ. 
- Trình bày được quá trình chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái (dòng năng lượng). 
- Nêu được khái niệm sinh quyển và các khu sinh học chính trên Trái Đất (trên cạn và dưới nước). 
- Trình bày được cơ sở sinh thái học của việc khai thác tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên. 
*Kĩ năng:
- Biết lập sơ đồ về chuỗi và lưới thức ăn. 
- Tìm hiểu một số dẫn liệu thực tế về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên không hợp lí ở địa phương. 
- Đề xuất một vài giải pháp bảo vệ môi trường ở địa phương.
1.3. Phạm vi áp dụng của sáng kiến: 
Thực hiện dạy học theo dự án chương 3, phần sinh thái học, sinh học 12 góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích hợp và gắn dạy học với thực tiễn vì vậy có thể áp dụng vào thực tiễn giảng dạy nội dung này tại các trường phổ thông và trung tâm GDTX trong tỉnh.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Trước tiên, chúng ta hãy thể so sánh đặc trưng của PPDH truyền thống và dạy học theo dự án như sau:
PPDH truyền thống
Dạy học theo dự án
Quan niệm 
Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kỹ năng, tư tưởng, tình cảm.
Học là quá trình kiến tạo; HS tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin, ... tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. 
Bản chất 
Truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứng minh chân lý của GV.
Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS. Dạy HS cách tìm ra chân lý.
Mục tiêu 
Chú trọng cung cấp tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Học để đối phó với thi cử. Sau khi thi xong những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến. 
Chú trọng hình thành các năng lực (sáng 
tạo, hợp tác, ...) dạy PP và kỹ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân HS và cho sự phát triển XH. 
Nội dung 
Từ SGK, GV 
Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV, các tài liệu khoa học phù hợp, thực tế điều tra gắn với: 
- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS. 
- Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương. 
- Những vấn đề HS quan tâm 
Phương pháp 
Các PP diễn giải, truyền thụ kiến thức một chiều 
Các PP tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề; dạy học tương tác. 
Hình thức tố chức 
Cố 	định: 	Giới 	hạn 
trong 4 bức tường của lớp học, GV đối diện với cả lớp học. 
Cơ động, linh hoạt: học ở lớp, ở phòng thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế; học cá nhân, học đôi bạn, học theo nhóm; cả lớp đối diện với GV. 
Như vậy, trước khi áp dụng sáng kiến, việc dạy chương 3 phần sinh thái học trong chương trình sinh học 12 có một số bất cập sau:
- Chỉ giới hạn trong 4 bức tường, việc nhìn nhận thực tế bị hạn chế nhiều.
- Giáo viên chú trọng truyền thụ kiến thức là chủ yếu.
- Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, khó phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
- Học sinh nhanh quên kiến thức vì vậy khi kiểm tra kết quả thường không cao.
Việc thực hiện dạy học theo dự án tại chương 3, phần sinh thái học lớp 12 được thực hiện thông qua việc khảo sát một hệ sinh thái cụ thể gần trường sẽ khắc phục được những bất cập trên.
3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề (Nội dung dự án):
Dự án: TÌM HIỂU HỆ SINH THÁI CÁNH ĐỒNG
Địa chỉ: Thôn ..........., xã Hà Phong, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
(Cách trường 70 m)
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức
1.1. Hóa học 
- Hóa học và vấn đề môi trường. (SGK12-CB)
+ Một số vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hóa học.
+ Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Xử lý được các thông tin, rút ra được nhận xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường.
1.2. Địa lý
- Môi trường và sự phát triển bền vững.(SGK10-CB)
+ Hiểu và trình bày được các khái niệm: môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững. 
- Tìm hiểu địa lí địa phương theo chủ đề.(SGK12-CB)
+ Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính.
1.3. Sinh học
- Mô tả hệ sinh thái điển hình hay sẵn có của địa phương. 
- Nêu được những ví dụ minh họa chuỗi và lưới thức ăn.
- Nêu được sự chuyển hoá năng lượng qua các bậc dinh dưỡng (nhấn mạnh là hằng số sinh học).
- Nêu được các dạng tài nguyên thiên nhiên mà con người khai thác không khoa học đã và đang gây tác hại đối với từng dạng tài nguyên.
- Nêu được các giải pháp chính của chiến lược phát triển bền vững.
2. Kĩ năng
2.1 Phân bón hóa học.(SGK11-CB)
- Biết cách sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hóa học.
2.2 Sinh học (SGK12-CB)
+Thu thập được một số dẫn liệu thực tế về công tác bảo tồn và đánh bắt các loài sinh vật trong hệ sinh thái.
+ Đề xuất được một vài giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái.
+ Vận dụng những kiến thức của môn học khác và kiến thức trong xã hội để có được kiến thức mới.
3. Thái độ
3.1 Công dân
- Công dân với cộng đồng. (SGK10-CB)
+ Yêu quý, gắn bó với lớp, với trường, với cộng đồng nơi ở.
- Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.(SGK11-CB)
 	+ Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền cho mọi người xung quanh thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường 
+ Phản đối và đấu tranh với các hành vi gây hại cho tài nguyên, môi trường.
3.2 Sinh học
- Thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên, đặc biệt ý thức bảo vệ động vật hoang dã, nói không với việc giết thịt, săn bắt động vật hoang dã.
- Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bảo vệ sinh vật.
- Chủ động, tích cực tham gia trong các hoạt động cộng đồng, hoạt động tập thể bảo vệ môi trường.
- Đánh giá được hành vi của bản thân và người khác đối với thiên nhiên, chủ động tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên và phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên.
	II. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC:
- Số lượng 40 học sinh, 01 lớp, khối 12- THPT (lớp 12B1); thời gian học từ tuần 31 tới tuần 33 (03 tuần ), số tiết thực hiện: 05 tiết. 
III. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC	
Thông qua việc nghiên cứu “TÌM HIỂU HỆ SINH THÁI CÁNH ĐỒNG”, học sinh sẽ có kiến thức về nội dung các bài 42,43,44,45 và 46: Sinh Thái học ở chương trình sinh học 12, kiến thức về ảnh hưởng của việc khai thác, bảo tồn và phát triển của các loài động vật trong hệ sinh thái, từ đó hình thành tình yêu thiên nhiên, sinh vật, ý thức bảo vệ động vật nói chung và bảo tồn thiên nhiên nói riêng.
Thông qua việc nghiên cứu, học sinh hình thành được ý thức hoạt động tập thể và một số các kĩ năng cần thiết khác giúp hoàn thiện nhân cách, kĩ năng, thái độ đúng về bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái.
Cơ sở khoa học cho vi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_day_hoc_theo_du_an_chuong_iii_he_sinh_thai_sinh.doc