SKKN Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63: Bằng hình thức tham quan, thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63: Bằng hình thức tham quan, thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

Trong giáo dục phổ thông, các môn xã hội nói chung, môn Lịch sử nói riêng có vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn, bồi dưỡng tâm hồn nhân cách, bản lĩnh và tư duy của con người. Như Bác Hồ kính yêu đã từng dạy “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” do vậy dạy lịch sử không chỉ giúp học sinh nắm được lịch sử hình thành của một quốc gia, dân tộc mà còn hình thành ở các em lòng tự hào để từ đó các em thêm yêu quê hương, đất nước mình hơn.

Trong chương trình lịch sử ở trường phổ thông hiện nay gồm lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc, một phần về lịch sử địa phương. Lịch sử địa phương là lịch sử làng, xã, huyện, tỉnh hay khu vực, vùng miền. Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc và có quan hệ với lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới như mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, cái đặc thù và cái phổ biến. Dạy học lịch sử địa phương có tác dụng bổ sung kiến thức cho phần lịch sử dân tộc, góp phần giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng tình cảm, ý thức trách nhiệm với quê hương, tổ quốc, rèn luyện kỹ năng tư duy, bồi dưỡng niềm say mê học tập, nghiên cứu, kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Cho nên, trước hết cần giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, làng xóm trên cơ sở đó giáo dục lòng yêu Tổ quốc và hướng suy nghĩ của các em về đất nước, về XHCN ngay trên mảnh đất quê hương mà các em sinh ra, lớn lên như nhà văn Ê-ren-bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”.

 Tuy nhiên trên thực tế việc dạy học Lịch sử địa phương ở trường THCS hiện nay vẫn chưa được coi trọng. Số tiết trong chương trình quá ít chỉ từ 1-3 tiết/ năm học/ khối lớp. Các tiết LSĐP thường được bố trí vào cuối năm học. Chính vì vậy nhiều giáo viên đã dạy tiết lịch sử địa phương một cách chiếu lệ, hoặc biến tiết này thành tiết làm bài tập hoặc ôn tập chung cho học sinh.

Trường THCS Hà Long nơi tôi đang giảng dạy thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Đây chính là quê hương gốc rễ cội nguồn của Hoàng tộc họ Nguyễn ở Thanh Hóa. Ở đây có các di tích lịch sử được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, cấp tỉnh - Quần thể khu di tích Lăng Miếu Triệu Tường gồm 4 địa điểm nổi tiếng: Lăng Triệu Tường, Nhà thờ Nguyễn Hữu, Đình Gia Miêu, Đền Quan Hoàng Triệu Tường. Tuy nhiên khi giảng dạy lịch sử dân tộc giai đoạn Vua Lê - Chúa Trịnh, Nguyễn, Vương triều Nguyễn tôi lồng ghép hỏi học sinh về quê hương của nhân vật lịch sử Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng hay trên quê em có các di tích lịch sử nào? thờ ai? Đa số các em đều không trả lời chính xác.

 

doc 27 trang thuychi01 12803
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63: Bằng hình thức tham quan, thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
MỤC LỤC
1
1
MỞ ĐẦU
2
1.1
Lí do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2
Thực trạng vấn đề dạy học LSĐP trong chương trình THCS trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
19
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
20
3.1
Kết luận
20
3.2
Kiến nghị
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
21
DANH MỤC SÁNG KIẾN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN
22
PHỤ LỤC
23
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong giáo dục phổ thông, các môn xã hội nói chung, môn Lịch sử nói riêng có vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn, bồi dưỡng tâm hồn nhân cách, bản lĩnh và tư duy của con người. Như Bác Hồ kính yêu đã từng dạy “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” do vậy dạy lịch sử không chỉ giúp học sinh nắm được lịch sử hình thành của một quốc gia, dân tộc mà còn hình thành ở các em lòng tự hào để từ đó các em thêm yêu quê hương, đất nước mình hơn.
Trong chương trình lịch sử ở trường phổ thông hiện nay gồm lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc, một phần về lịch sử địa phương. Lịch sử địa phương là lịch sử làng, xã, huyện, tỉnh hay khu vực, vùng miền. Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc và có quan hệ với lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới như mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, cái đặc thù và cái phổ biến. Dạy học lịch sử địa phương có tác dụng bổ sung kiến thức cho phần lịch sử dân tộc, góp phần giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng tình cảm, ý thức trách nhiệm với quê hương, tổ quốc, rèn luyện kỹ năng tư duy, bồi dưỡng niềm say mê học tập, nghiên cứu, kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Cho nên, trước hết cần giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, làng xóm trên cơ sở đó giáo dục lòng yêu Tổ quốc và hướng suy nghĩ của các em về đất nước, về XHCN ngay trên mảnh đất quê hương mà các em sinh ra, lớn lên như nhà văn Ê-ren-bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”.
 Tuy nhiên trên thực tế việc dạy học Lịch sử địa phương ở trường THCS hiện nay vẫn chưa được coi trọng. Số tiết trong chương trình quá ít chỉ từ 1-3 tiết/ năm học/ khối lớp. Các tiết LSĐP thường được bố trí vào cuối năm học. Chính vì vậy nhiều giáo viên đã dạy tiết lịch sử địa phương một cách chiếu lệ, hoặc biến tiết này thành tiết làm bài tập hoặc ôn tập chung cho học sinh.
Trường THCS Hà Long nơi tôi đang giảng dạy thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Đây chính là quê hương gốc rễ cội nguồn của Hoàng tộc họ Nguyễn ở Thanh Hóa. Ở đây có các di tích lịch sử được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, cấp tỉnh - Quần thể khu di tích Lăng Miếu Triệu Tường gồm 4 địa điểm nổi tiếng: Lăng Triệu Tường, Nhà thờ Nguyễn Hữu, Đình Gia Miêu, Đền Quan Hoàng Triệu Tường. Tuy nhiên khi giảng dạy lịch sử dân tộc giai đoạn Vua Lê - Chúa Trịnh, Nguyễn, Vương triều Nguyễn tôi lồng ghép hỏi học sinh về quê hương của nhân vật lịch sử Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng hay trên quê em có các di tích lịch sử nào? thờ ai? Đa số các em đều không trả lời chính xác. 
Xuất phát từ vai trò của lịch sử địa phương đối với việc giáo dục học sinh, trước những hạn chế và khó khăn trong việc giảng dạy lịch sử địa phương tại các trường THCS hiện nay, bản thân tôi đã tiến hành thực nghiệm tại trường THCS Hà Long một số năm gần đây về biện pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương. Một trong những biện pháp và hình thức tôi áp dụng là Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức tham quan, thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Với hình thức này đã đem lại hiệu quả rất lớn: học sinh hứng thú với bài học, say mê tìm hiểu về lịch sử quê hương, áp dụng viết bài về lịch sử quê hương, sưu tầm các câu chuyện, tiểu sử, sự nghiệp các nhân vật lịch sử của quê hương, các bài hát ca ngợi về các nhân vật lịch sử, các em còn biết vẽ tranh về các di tích lịch sử... Từ hiệu quả trên tôi muốn đem một chút kinh nghiệm nhỏ của mình để các bạn đồng nghiệp tham khảo nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử nói chung và các tiết LSĐP nói riêng.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài: “Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức tham quan, thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa” với mục đích góp phần giúp giáo viên THCS có một giờ dạy học có hiệu quả tốt hơn bằng hình thức dạy học tham quan, thực địa tại các di tích lịch sử. Thông qua bài học giáo viên biết lồng ghép các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tự giác, chủ động, ngày càng yêu thích tiết LSĐP nói riêng và bộ môn Lịch sử nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 7 Trường THCS Hà Long của hai năm học 2017 - 2018; 2018 - 2019.
Số lượng: 147 em.
Số lớp thực hiện: 4.
- Thực hiện bài học là một tiết Lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Tổ chức dạy học tiết lịch sử địa phương Lớp 7 bằng hình thức tham quan, thực địa quần thể khu di tích Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
- Nghiên cứu tài liệu lịch sử về quần thể khu di tích Lăng Miếu Triệu Tường.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Lịch sử địa phương (LSĐP) là một bộ phận hữu cơ của Lịch sử dân tộc bất cứ một sự kiện nào của lịch sử dân tộc đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian, không gian nhất định. Tùy quy mô, tính chất phản ánh mà có sự kiện LSĐP ảnh hưởng đến phạm vi của từng địa phương, cả nước và thậm chí mang tầm thế giới (ví dụ như khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa thế kỉ XV, khởi nghĩa Ba Đình ở Nga Sơn - Thanh Hóa trong phong trào Cần Vương có sức ảnh hưởng lan rộng trong cả nước, chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 với sự đóng góp to lớn của nhân dân Thanh Hóa làm chấn động địa cầu...). Do đó, việc dạy học LSDT và LSĐP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
	Con người luôn có nhu cầu hiểu biết về cội nguồn, gốc tích, quê hương, xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Chính vì vậy, việc làm cho học sinh hứng thú và yêu thích học tập LSĐP là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn đối với công tác dạy học lịch sử hiện nay. Việc làm này không những đề cao ở những tiết dạy LSĐP mà giáo viên còn phải biết lồng ghép trong chương trình lịch sử chính thống.
2.2. Thực trạng vấn đề dạy học LSĐP trong chương trình THCS trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Thực trạng:
a.1. Thực trạng chung:
Thực tế chung cho thấy trong nhiều năm qua những tiết học về địa phương chưa được chú trọng. Thứ nhất số tiết trong PPCT quá ít. Lớp 6 có 01 tiết; Lớp 7 có 03 tiết; Lớp 8 có 01 tiết; Lớp 9 có 02 tiết. Thứ hai chương trình lịch sử địa phương không được đưa vào nội dung kiến thức kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên. Thứ ba tài liệu dạy chương trình địa phương không phong phú, đôi khi nhiều xã huyện không có tài liệu cho giáo viên nghiên cứu, bản thân giáo viên phải tự mày mò xây dựng bài giảng... Chính vì vậy nhiều giáo viên đã dạy tiết lịch sử địa phương một cách chiếu lệ, hoặc biến tiết này thành tiết ôn tập chung cho học sinh. Do vậy, chưa nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn lịch sử, chưa tạo ra mối gắn kết tình cảm, xác định trách nhiệm của HS đối với quê hương.
a.2. Thực trạng về phía giáo viên:
Trong thực tế giảng dạy, nhiều giáo viên nhận thức chưa đúng đắn về mục tiêu của tiết học LSĐP nên còn xem nhẹ, chưa chú trọng, đầu tư vào các tiết dạy LSĐP hoặc có khi còn bỏ qua, có GV sử dụng các giờ học LSĐP để dạy bù, ôn tập... Nguyên nhân, do GV chưa xem việc giảng dạy LSĐP trong dạy học là cần thiết, lúng túng trong xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, thời lượng và mức độ vận dụng vào việc dạy học từng bài cụ thể. 
	Ngoài ra, một phần do nhiều giáo viên không phải là người địa phương nên thiếu hiểu biết về LSĐP. Do đó, không tránh khỏi những khó khăn cho giáo viên trong việc sưu tầm và lựa chọn nội dung, tổ chức cho học sinh học tập những nội dung mang tính địa phương. Đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến chất lượng, hiệu quả dạy - học LSĐP còn thấp. Để các tiết học về LSĐP sôi nổi, có hiệu quả tôi thiết nghĩ mỗi giáo viên phải thay đổi nhận thức, phải chịu khó tìm hiểu, sưu tầm tư liệu, nhân chứng; cần thiết có thể nhờ sự giúp đỡ của đồng nghiệp, nhà trường, chính quyền địa phương trong việc chuẩn bị tư liệu, tổ chức cho học sinh hoạt động ngoại khóa... nhằm phát huy tính sáng tạo và hứng thú học tập cho học sinh.
a.3. Thực trạng về phía học sinh và phụ huynh:
	Xuất phát từ tâm lí học vì mục đích thi cử, học sinh ít mặn mà với môn Lịch sử, đa số học sinh và phụ huynh vẫn xem thường, coi nhẹ môn Lịch sử. Nhất là những tiết học về LSĐP học sinh thường có tâm lí chán nản, học đối phó. Hiện nay với sự phát triển của Internet, các phương tiện truyền thông nếu học sinh chịu khó cập nhật sẽ có thể sẽ bổ sung thêm được nguồn tư liệu về LSĐP nhưng vì đa số các em sinh trưởng trong gia đình thuần nông điều kiện kinh tế còn khó khăn chưa thể mua máy tính, hòa mạng Internet; một số học sinh gia đình có điện thoại thông minh kết nối Internet nhưng các em cũng không có thói quen tìm tòi và đọc các tư liệu giúp ích, bổ sung cho học tập Đây cũng là một khó khăn cho công tác tự học, chuẩn bị bài học từ phía học sinh.
b. Kết quả của thực trạng: 
Theo kết quả thăm dò ý kiến của học sinh đầu năm học 2017 - 2018; năm học 2018 - 2019 với 02 lớp 7/ năm học cho thấy:
STT
Năm học
Lớp
Sĩ số
HS thích học
HS không thích học
SL
%
SL
%
1
2017 - 2018
7A
32
10
31,3
22
68,7
2
2017 - 2018
7B
34
14
41,2
20
58,8
3
2018 - 2019
7A
41
14
34,1
27
65,9
4
2018 - 2019
7B
40
15
37,5
25
62,5
	Kết quả trên khiến cho bản thân tôi và các đồng nghiệp giảng dạy lịch sử trong trường vô cùng trăn trở. 
	Xuất phát từ vai trò của lịch sử địa phương đối với việc giáo dục học sinh, trước những hạn chế và khó khăn trong việc giảng dạy lịch sử địa phương tại các trường THCS hiện nay, bản thân tôi là giáo viên dạy lịch sử tại Trường THCS Hà Long thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Đây chính là quê hương gốc rễ cội nguồn của Hoàng tộc Nguyễn ở Thanh Hóa. Ở đây có nhiều di tích lịch sử được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh, quần thể khu di tích Lăng Miếu Triệu Tường hiện nay gồm các địa điểm nổi tiếng như: Lăng Triệu Tường, Nhà thờ Nguyễn Hữu, Đình Gia Miêu, Đền Quan Hoàng Triệu Tường. Nếu cho học sinh tìm hiểu quan sát thực tế ngay tại quần thể khu di tích trên sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về quê hương Hà Long của mình tại sao được gọi là đất “Quý Hương”, hiểu rõ về lịch sử dân tộc thời Vua Lê - Chúa Trịnh, Nguyễn, hiểu quê hương mình đã sinh ra người con mở đầu cho sự thành lập 9 chúa, 13 đời vua triều Nguyễn, người đã có công mở rộng lãnh thổ cho đất nước về phía Nam; Nắm được kiến trúc xây dựng của ông cha ta về Lăng, Đình, Nhà thờ, Đền Thờ.
	Với suy nghĩ đó, từ năm học trước 2017 - 2018, tôi không ngừng tìm tòi và áp dụng một số giải pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học LSĐP như dạy học bằng phương pháp dạy học tích hợp liên môn bài khởi nghĩa Bà Triệu (Lớp 6), hình thức tham quan, thực địa tại các cụm di tích ở địa phương (Lớp 7), sử dụng la bàn, các trò chơi lịch sử để dạy về khởi nghĩa Ba Đình (Lớp 8), sử dụng hình thức tham quan chiến khu Ngọc Trạo; nghe nhân chứng lịch sử kể về sự thành lập Đảng bộ xã Hà Long, Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (Lớp 9). Năm học 2018 - 2019 tôi vẫn tiếp tục thực nghiệm, tiến hành các biện pháp trên để giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng các tiết LSĐP. Một trong những biện pháp tôi tiến hành thành công và mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy LSĐP đó là “Tổ chức dạy học lịch sử địa phương Lớp 7 - Tiết 63 bằng hình thức tham quan, thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa”. Chính vì vậy, tôi xin mạnh dạn đưa ra một chút kinh nghiệm nhỏ trong dạy học LSĐP để nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng bộ môn LSĐP nói riêng và bộ môn Lịch sử nói chung. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
a. Các giải pháp thực hiện:
a.1. Lên kế hoạch soạn giảng tiết 63 - LSĐP Lớp 7: Tham quan, thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. 
a.2. Chuẩn bị tư liệu về LSĐP liên quan đến bài học.
a.3. Vận dụng đa dạng hóa các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
b. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
b.1. Lên kế hoạch soạn giảng tiết 63 - LSĐP Lớp 7: Tham quan, thực địa tại quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa bao gồm: 
* Xây dựng mục tiêu kiến thức: GV hướng dẫn HS nắm được:
- Quần thể khu di tích lăng miếu Triệu Tường tọa lạc tại thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, nơi phát tích của 9 chúa, 13 vua triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc tưởng niệm, miếu thờ, đền thờ, nhà thờ của vương triều Nguyễn, được xây dựng với quy mô lớn, có giá trị đặc biệt về kiến trúc và nghệ thuật trang trí điêu khắc. 
- Hướng dẫn học sinh nắm được quần thể khu di tích lịch sử Lăng Miếu Triệu Tường hiện nay gồm có các di tích lịch sử: Lăng Triệu Tường, Nhà thờ Nguyễn Hữu, Đình Gia Miêu, Đền Quan Hoàng Triệu Tường.
- Mỗi một di tích lịch sử học sinh cần nắm được: Địa điểm di tích tọa lạc, kiến trúc xây dựng, di tích thờ ai? Người đó có công trạng gì với quê hương, đất nước.
* Xây dựng kỹ năng rèn luyện cho HS: Qua bài học rèn luyện cho HS kỹ năng sưu tầm tài liệu lịch sử, quan sát, nhận xét, đánh giá, thuyết trình, miêu tả, vẽ tranh về di tích lịch sử, hát chầu văn ca ngợi Quan Hoàng Triệu Tường, kể chuyện lịch sử về Chúa Tiên Nguyễn Hoàng...
* Hình thành thái độ, tình cảm cho HS qua bài học: HS có thái độ tự hào về quê hương của mình. Biết ơn cội nguồn, tổ tiên, ông cha, làng xóm biết ơn các nhân vật lịch sử như Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, quê hương...
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh, quang cảnh, giữ gìn và phát huy các di tích lịch sử trên quê hương Hà Long.
* Xây dựng kế hoạch cụ thể về hình thức, phương pháp tiến hành bài học: Tham quan, thực địa khu di tích Lăng Miếu Triệu Tường đó là:
+ Thời gian tiến hành: 01 buổi vào cuối tháng 3/ 2018; cuối tháng 3/ 2019.
+ Hình thức tiến hành: ngoại khóa: tổ chức tham quan, thực địa tại quần thể khu di tích Lăng Miếu Triệu Tường.
+ Thành phần tham gia tham quan, thực địa: GV, HS (học sinh của 02 lớp 7)
Tổng phụ trách đội của nhà trường, đại diện cha mẹ học sinh, đại diện ban văn hóa xã, đại diện BGH nhà trường.
- Sau khi xây dựng kế hoạch cụ thể cho bài học tiết 63 - LSĐP Lớp 7 GV báo cáo kế hoạch xin thực hiện tiết ngoại khóa, thực địa trên cho Ban Giám Hiệu, bộ phận chuyên môn, tổ chuyên môn nhà trường ở đầu học kỳ II của năm học. Được phép của BGH nhà trường, tổ chuyên môn, GV liên hệ với Ban văn hóa xã xin phép bộ phận phụ trách các di tích để có thể tiến hành tham quan, ngoại khóa theo thời gian đã được nhà trường bố trí vào một buổi chiều (thứ 5) cuối tháng 3/ 2018, 3/2019.
b.2. Chuẩn bị tư liệu về LSĐP liên quan đến bài học:
	Để có một giờ học lịch sử địa phương đạt hiệu quả, đòi hỏi cả GV và HS phải chuẩn bị chu đáo về tư liệu LSĐP. Đây là một việc làm cần thiết do tài liệu về LSĐP nghèo nàn, nguồn cung cấp thông tin ít... Muốn công việc chuẩn bị tư liệu đạt hiệu quả như mong muốn thì:
* Đối với giáo viên: 
	- Ngay từ đầu năm học cần lên kế hoạch soạn giảng cho bài học LSĐP, sau đó căn cứ vào mục tiêu bài học để tìm tư liệu, sách báo viết về di tích lịch sử, thông qua các đồng chí lãnh đạo địa phương, ban văn hóa xã; gặp gỡ nhân chứng lịch sử.. để tìm hiểu thêm về di tích sẽ tiến hành cho HS tham quan, tìm hiểu; GV có thể tìm đọc các bài viết về di tích lịch sử của xã Hà Long trên mạng Internet
Để có nguồn tư liệu phục vụ cho bài học ngoài việc tự tìm hiểu GV còn giao nhiệm vụ tìm hiểu và sưu tầm tài liệu cho HS như sau: 
+ GV chia học sinh của 02 lớp: thành 02 nhóm/ lớp (tổng 04 nhóm) ; giao các yêu cầu cần chuẩn bị cho các nhóm về tiết học LSĐP (thời gian chuẩn bị: trước khi tiến hành bài học 02 tháng) đó là: 
Nhóm 1: ((Lớp 7A) do lớp trưởng đồng thời làm nhóm trưởng, thư ký là một HS viết chữ đẹp trong nhóm đảm nhận): Tìm hiểu di tích Lăng Triệu Tường.
Lăng Triệu Tường được xây dựng vào năm nào? Do ai xây dựng, địa điểm Lăng, Lăng thờ ai? Vì sao người đó được thờ tại Lăng? Các em sẽ làm gì để bảo tồn, gìn giữ và phát huy di tích lịch sử? Em hãy viết bài giới thiệu về di tích lịch sử theo yêu cầu đã nêu trên. Vẽ tranh về Lăng Triệu Tường.
Nhóm 2: ((Lớp 7A) do lớp phó học tập làm nhóm trưởng, thư ký là một HS viết chữ đẹp trong nhóm đảm nhận) Tìm hiểu về di tích Đình Gia Miêu. Đình Gia Miêu được xây dựng vào thời gian nào? địa điểm của Đình? Xây dựng nhằm mục đích gì? Đình thờ ai? Vì sao người đó được thờ tại Đình? Các em sẽ làm gì để bảo tồn, gìn giữ và phát huy di tích lịch sử Đình Gia Miêu? Em hãy viết bài giới thiệu về di tích lịch sử theo yêu cầu đã nêu trên.
Nhóm 3: ((Lớp 7B) do lớp trưởng đồng thời làm nhóm trưởng, thư ký là một HS viết chữ đẹp trong nhóm đảm nhận): Tìm hiểu di tích Nhà thờ Nguyễn Hữu.
Nhà thờ Nguyễn Hữu xây dựng vào thời gian nào? Địa điểm xây nhà thờ? Xây dựng nhằm mục đích gì? Nhà thờ, thờ những ai? Vì sao những người đó được thờ tại nhà thờ Nguyễn Hữu? Các em sẽ làm gì để bảo tồn, gìn giữ và phát huy di tích lịch sử? Em hãy viết bài giới thiệu về di tích lịch sử theo yêu cầu đã nêu. Nhóm em đã có những việc làm làm gì để bảo tồn và phát huy di tích lịch sử Nhà thờ Nguyễn Hữu.
Nhóm 4: ((Lớp 7B) do lớp phó học tập làm nhóm trưởng, thư ký là một HS viết chữ đẹp trong nhóm đảm nhận): Tìm hiểu di tích Đền thờ Quan Hoàng Triệu Tường.
Đền thờ Quan Hoàng Triệu Tường xây dựng vào thời gian nào? Địa điểm xây đền thờ? Xây dựng nhằm mục đích gì? Đền thờ, thờ những ai? Vì sao những người đó được thờ tại Đền thờ Quan Hoàng Triệu Tường? Các em sẽ làm gì để bảo tồn, gìn giữ và phát huy di tích lịch sử? Em hãy viết bài giới thiệu về di tích lịch sử theo yêu cầu đã nêu bằng tiếng Anh. Nhóm em đã có những việc làm làm gì để bảo tồn và phát huy di tích lịch sử Đền thờ Quan Hoàng Triệu Tường. Sưu tầm và hát một đoạn chầu văn về Quan Hoàng Triệu Tường.
* Đối với HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV trước đó khoảng 2 tháng bằng việc tự tham khảo sách báo mượn được trên ban văn hóa xã Hà Long, Internet, có thể nhờ ông bà, bố mẹ giới thiệu về nhân chứng lịch sử, quản lí các khu di tích để tìm hiểu về di tích theo những yêu cầu giáo viên đã giao cho từng nhóm.
	Dựa vào kết quả sưu tầm, chuẩn bị trước tư liệu, HS các nhóm sẽ chuẩn bị bài giới thiệu về di tích mình phụ trách tìm hiểu. Trước 2 tuần tiến hành bài học tại các di tích nhóm trưởng các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu, trình bày bài viết về di tích mình phụ trách cho GV bộ môn duyệt sau đó khi bài học được tiến hành tại các di tích, đại diện nhóm sẽ đứng ra thuyết trình và giới thiệu về di tích đó như yêu cầu GV đã ra. 
b.3. Vận dụng đa dạng hóa các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
Để tiến hành tiết dạy tham quan, thực địa quần thể khu di tích Lăng Miếu Triệu Tường - Tiết 63 - LSĐP Lớp 7 GV đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực vào trong bài học đó là: Tổ chức dạy học tham quan, thực địa di tích lịch sử; Tổ chức HS làm việc theo nhóm để tìm hiểu về từng di tích lịch sử thuộc quần thể khu di tích Lăng Miếu Triệu Tường như kế hoạch soạn giảng đã đưa ra.
- GV sử dụng câu hỏi gợi mở để hướng dẫn HS tìm hiểu về khu di tích lịch sử như: em đã biết gì về quần thể khu di tích Lăng Miếu Triệu Tường? Khu di tích Lăng Miếu Triệu Tường hiện nay gồm các di tích lịch sử nào?Các di tích lịch sử đó được xây dựng tại địa điểm nào của xã Hà Long? Kiến trúc của di tích lịch sử, di tích đó được xây dựng nhằm mục đích gì? Thờ ai? Vì sao người đó

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_day_hoc_lich_su_dia_phuong_lop_7_tiet_63_bang_h.doc