SKKN Tính hiệu quả và tính thiết thực trong cách sử dụng các phương pháp giảng dạy môn giáo dục thể chất bậc THPT

SKKN Tính hiệu quả và tính thiết thực trong cách sử dụng các phương pháp giảng dạy môn giáo dục thể chất bậc THPT

 Trong thời đại khoa học đang phát triển, môn học Giáo dục thể chất (GDTC) ở các bậc học nói chung và bậc Trung học phổ thông (THPT) nói riêng là một môn học không thể thiếu. Phương pháp dạy học là một trong những mục tiêu cấp bách. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII – IX, Nghị quyết TW2 của Đảng về giáo dục - Đào tạo và khoa học công nghệ đã khẳng định: “Giáo dục - Đào tạo cùng với khoa học công nghệ phải thực sự quốc sách hàng đầu, chuẩn bị tốt hành lang cho thế hệ trẻ bước vào thế kỷ XXI ”. Dạy học là hoạt động nổi bật, đặc trưng cho hoạt động ở nhà trường, nó phân biệt được hoạt động của nhà trường với các hoạt động khác. Do đó, giáo dục là “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng học tập, làm việc và kéo dài tuổi thọ của con người”.

 Trong những năm qua, qua việc sử dụng các phương pháp dạy học nhằm

nâng cao chất lượng ở THPT có nhiều bài học quý giá, riêng bản thân tôi là

một giáo viên dạy bộ môn Thể dục, tôi luôn luôn trăn trở với bộ môn của mình,

tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp và sách vở chuyên môn để nâng

cao trình độ trong quá trình giảng dạy đạt hiệu quả cao. Và để làm được điều

đó tôi thiết nghĩ mỗi một giáo viên giảng dạy môn Giáo dục thể chất trước

hết phải hiểu rõ về phương pháp mình đang sử dụng nó có phù hợp hay

không, hiệu quả của phương pháp đó như thế nào khi dạy?

 Xuất phát từ lý do đó, tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm là:

“Tính hiệu quả và tính thiết thực trong cách sử dụng các phương pháp

giảng dạy môn giáo dục thể chất bậc THPT” .

 

doc 22 trang thuychi01 6480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tính hiệu quả và tính thiết thực trong cách sử dụng các phương pháp giảng dạy môn giáo dục thể chất bậc THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT SẦM SƠN
-----***-----
&
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
TÍNH HIỆU QUẢ VÀ TÍNH THIẾT THỰC
TRONG CÁCH SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT BẬC “THPT”
Họ và tên: Phạm Văn Thịnh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Sầm Sơn
Môn: Thể dục
THANH HÓA NĂM 2016
Người thực hiện : Phạm Văn Thịnh
Sầm Sơn 05/2011
MỤC LỤC
1. LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Trong thời đại khoa học đang phát triển, môn học Giáo dục thể chất (GDTC) ở các bậc học nói chung và bậc Trung học phổ thông (THPT) nói riêng là một môn học không thể thiếu. Phương pháp dạy học là một trong những mục tiêu cấp bách. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII – IX, Nghị quyết TW2 của Đảng về giáo dục - Đào tạo và khoa học công nghệ đã khẳng định: “Giáo dục - Đào tạo cùng với khoa học công nghệ phải thực sự quốc sách hàng đầu, chuẩn bị tốt hành lang cho thế hệ trẻ bước vào thế kỷ XXI”. Dạy học là hoạt động nổi bật, đặc trưng cho hoạt động ở nhà trường, nó phân biệt được hoạt động của nhà trường với các hoạt động khác. Do đó, giáo dục là “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng học tập, làm việc và kéo dài tuổi thọ của con người”. 
 Trong những năm qua, qua việc sử dụng các phương pháp dạy học nhằm 
nâng cao chất lượng ở THPT có nhiều bài học quý giá, riêng bản thân tôi là
một giáo viên dạy bộ môn Thể dục, tôi luôn luôn trăn trở với bộ môn của mình, 
tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp và sách vở chuyên môn để nâng
cao trình độ trong quá trình giảng dạy đạt hiệu quả cao. Và để làm được điều
đó tôi thiết nghĩ mỗi một giáo viên giảng dạy môn Giáo dục thể chất trước 
hết phải hiểu rõ về phương pháp mình đang sử dụng nó có phù hợp hay 
không, hiệu quả của phương pháp đó như thế nào khi dạy?
 Xuất phát từ lý do đó, tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm là:
“Tính hiệu quả và tính thiết thực trong cách sử dụng các phương pháp
giảng dạy môn giáo dục thể chất bậc THPT” .
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của GDTC được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mĩ dục và giáo dục lao động, gọi tổng thể là: đức, trí, thể, mĩ, lao động hướng tới một xã hội hoàn thiện và vươn lên một tầm cao mới. Đó chính là mục đích để nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Bản thân luôn đặt giờ dạy có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản lý và giáo dục con người trong xã hội. Việc học tập các bài tập thể dục, các kỹ thuật động tác là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ thể một cách hài hòa, bảo vệ và củng cố sức khỏe, hình thành năng lực chung và chuyên môn. Đồng thời chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường bậc THPT nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: “Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh” .Môn học này góp phần tạo nên sự phát triển toàn diện cho học sinh đào tạo ra những thế hệ trẻ tương lai, đó là những con người “vừa hồng, vừa chuyên”, năng động, sáng tạo, có sức khỏe, có tri thức đưa đất nước ngày càng phát triển và hội nhập với bạn bè quốc tế trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục,trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
 Đúng vậy đối nghiên cứu ở đây là học sinh bậc THPT, với môn Thể dục “sức khỏe là vàng” cho nên sức khỏe là vốn quý của mỗi con người và mỗi quốc gia. Trước khi bước vào ngưỡng cửa Đại học, Cao đẳng và học các ngành nghề khác trong tương lai gần, được trang bị những kiến thức bên trong một thể chất khỏe mạnh là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với lứa tuổi học sinh THPT nói riêng và toàn xã hội nói chung.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Để sử dụng phương pháp dạy học là một vấn đề rất quan trọng, là yêu cầu cấp thiết phù hợp với xu thế phát triển của xã hội góp phần tạo ra những tố chất mới cho nguồn lao động trẻ thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Luật giáo dục ghi rõ về sử dụng và đổi mới phương pháp dạy học “Là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.” Đúng thế, phương pháp dạy học là cách thức của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức điều hành lớp học giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức đạt mục tiêu dạy học. Do đó, vấn đề phương pháp dạy học luôn là yêu cầu cấp thiết là việc làm thường nhật dẫu trong điều kiện dạy học còn khó khăn. Phải nhận thức đúng đắn và quan tâm đúng mức, tiếp cận và thực thi phù hợp với đặc trưng của bộ môn, trong đó môn học Thể dục có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó vừa là một nội dung học tập, vừa là phương tiện rèn luyện sức khỏe, qua đó giáo dục đạo đức, tình cảm, lí trí bền bỉ cho học sinh. Vì vậy, trong một tiết học Thể dục đòi hỏi giáo viên phải là người hướng dẫn tổ chức điều khiển tiết học làm sao cho nó sinh động, sáng tạo, hiệu quả
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (THPT) cơ thể các em đã phát triển tương đối hoàn chỉnh các bộ phận, nhưng vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ lớn chậm dần. Chức năng sinh lý đã tương đối ổn định, khả năng hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể cũng được nâng cao hơn. Đối với các em học sinh THPT sự phát triển theo chiều ngang nhiều hơn, chiều cao vẫn phát triển nhưng hơi chậm. Do đó, trong quá trình giáo dục thể chất (GDTC) giáo viên cần căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và giới tính để có sự phân biệt về tính chất, cường độ, khối lượng tập luyện sao cho đảm bảo sự hợp lý tạo sự phát triển một cách toàn diện, hoàn thiện hình thái, tư thế con người, củng cố sức khỏe và hình thành các kĩ năng, kĩ xảo vận động, để góp phần rèn luyện và hình thành nhân cách. Quá trình phát triển học sinh không thể thiếu tác dụng tích cực của GDTC và thể thao trường học.
 Mặt khác, với sự phát triển mạnh mẽ về hình thái, chức năng, các phẩm chất cá nhân còn phụ thuộc vào điều kiện sống, sử dụng hiệu quả các phương tiện giáo dục thể chất có tốt không. Nhiều công trình khoa học chứng minh, sự thiếu hụt về vận động là hậu quả giảm sút về sức khỏe, sức đề kháng và sự phát triển bình thường của cơ thể học sinh. Chính vì thế GDTC ở trường học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của giai đoạn này, vì nó là sự trang bị sức khỏe, trí tuệ, kĩ thuật lao động và xây dựng bảo vệ tổ quốc. Nên sức khỏe và trí tuệ là vốn quý nhất của mỗi con người và của mỗi quốc gia.
 Giáo dục thể chất là những kiến thức về kỹ năng cơ bản để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, giúp HS giải tỏa những căng thẳng do học tập và thiếu vận đông tạo nên, nó còn cho các em nhận biết về cái hay, cái đẹp và rèn luyện thế hệ trẻ có lối sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, ý thức kỷ luật, tinh thần tập thể. 
 Thực tế trong giảng dạy ở trường THPT Sầm Sơn, tôi luôn trăn trở trong việc lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng nhằm tiến tới mục tiêu tích cực hoá hoạt động học tập, luyện tập của học sinh,hình thành phương pháp tự học, tích cực tự giác, chủ động của học sinh trên con đường nhận thức, chiếm lĩnh tri thức bài học. Hơn nữa, trước yêu cầu đổi mới của Giáo dục - Đào tạo, với lương tâm và trách nhiệm thúc bách bản thân tôi nhiều hơn trong việc thực hiện về cách thức sử dụng phương pháp dạy học bộ môn học. 
 Từ phuơng pháp nghiên cứu cơ sở khoa học để thực hiện tốt các tiết dạythực 
hành đòi hỏi người giáo viên dạy bộ môn Thể dục phải nắm chắc những thức cơ 
bản về khoa học nói chung và bộ môn nói riêng, phải có các kỹ năng, kỹ xảo vận 
động để giảng dạy và biết cách vận dụng chúng vào quá trình giảng dạy Thể dục 
cho học sinh. Muốn chăm sóc giáo dục, bồi dưỡng tài năng trẻ thì đội ngũ giáo 
viên Thể dục trực tiếp giảng dạy ở các tiết chính khoá và các tiết luyện tập bồi 
dưỡng trong huấn luyện hàng tuần và phải nắm vững vàng các kiến thức, có khả 
năng vận động nhất định để thực hiện tốt nhiệm vụ môn học, tiết học lý thuyết, 
học mới, luyện tập. Xuất phát từ nhận thức trên mà thời gian qua giáo viên trong 
tổ, nhà trường không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy bộ môn, nghiên cứu 
sâu đối tượng học tập trong từng tiết học ở từng khối: 10, 11, 12 để tìm ra giải 
pháp mới nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. 
Mỗi học sinh có thể chất tốt, năng khiếu tốt trong độ tuổi tạo nguồn vận động 
viên cho nhà trường, cho huyện, thị, tỉnh và quốc gia. 
Giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn ở nhà trường phải thấu hiểu và thấm nhuần rằng cách thức sau.
- Sự nhiệt tình, trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề, có sức khoẻ tốt.
- Có trình độ chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo vận dụng các phương pháp dạy học bộ môn cho phù hợp với điều kiện của trường, đối tượng học sinh. 
- Khi học sinh thực hiện các kỹ thuật động tác, các giai đoạn của một kỹ thuật hoàn chỉnh, giáo viên phải quan sát học sinh ngay từ khi công việc chuẩn bị đến thực hiện động tác và kết thúc động tác. 
- Trong quá trình giảng dạy bộ môn phải làm cho học sinh nắm vững những kiến thức đã học ở lớp trước. 
- Học sinh phải có kỹ năng, chịu khó thực hành các bài tập bổ trợ cho từng nội dung bài học. 
- Nâng cao kỹ năng, kỹ xão vận động bộ môn trong giờ học chính khoá. 
- Giáo dục cho các em ý thức luyện tập sức khoẻ ở nơi mình ở, nhân rộng, áp dụng vào luyện tập thể dục buổi sáng. Trong thực tế đổi mới mục tiêu, chương trình giảng dạy cho mọi cấp học đang diễn ra trên quy mô lớn và đi dần vào chiều sâu của từng vấn đề. Từ đó có một đòi hỏi cấp thiết phải sử dụng tốt phương pháp dạy học ở tất cả các nội dung, trong đó phần vận động cơ bản cho học sinh THPT, hiểu và làm tốt trong một tiết thực hành giáo dục thể chất. Trong giảng dạy coi đó là nét đặc trưng “Lấy người học làm trung tâm, phương pháp dạy học mới theo hướng tích cực hóa người học”. Người thầy, cô chỉ giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, chỉ đạo giúp người học chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng, kĩ xão nghề nghiệp bằng nỗ lực của chính mình. Đọc thêm tài liệu, đúc rút kinh nghiệm, tiếp cận tri thức mới hiện đại, tự bố trí thời gian học tập, rèn luyện và suy nghĩ tìm ra phương pháp mới, hình thành luyện tập để nâng cao chất lượng, quá trình tự đào tạo của bản thân.
 Thực hiện công tác Giáo dục thể chất (GDTC) trong nhà trường đang còn nhiều hạn chế nhất định chưa được đề ra. Thực trang này nó có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do nhận thức về nhiệm vụ thể dục thể thao (TDTT) nói chung và GDTC nói riêng của một số cán bộ giáo viên còn thiếu trách nhiệm chưa coi trọng và chú tâm vào công việc giạng dạy, đôi khi còn xem nhẹ công việc giảng dạy của mình, chưa nghiêm túc khi lên lớp, các phương pháp chưa sử dụng tốt làm cho học sinh sự lờn trớn, tạo cho môn học không còn hào hứng, nghiêm túc và đánh mất đi vị trí của môn học. Ở cấp lãnh đạo nhà trường cũng chưa thực sự sát sao quán triệt một cách cụ thể nghiêm túc cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ, còn có sự nể nang, học sinh chưa xác định vai trò, vị trí, nhiệm vụ của môn học, chưa thực sự hào hứng, nhiệt tình.
 Xuất phát từ những thực trạng nói trên, để giảng dạy tốt môn họcThể 
dục tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực nghiệm chọn viết đề tài khoa học trong 
giảng dạy là: “Tính hiệu quả và tính thiết thực trong cách sử dụngcác 
phương pháp giảng dạy môn giáo dục thể chất bậc THPT” . 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 * Thứ nhất. Mang lại tính hiệu quả và tính thiết thực trong phương pháp giảng dạy bậc THPTgồm:
 a. Trang bị hình thành và hoàn thiện cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo vận động cần thiết trong cuộc sống.
Hoàn thiện những kĩ năng, kĩ xảo vận động đã thu nhận ở các giai đoạn trước, làm phong phú kinh nghiệm vận động bằng cách học những động tác cơ bản có trong chương trình phổ thông.
Nắm sâu thêm các điều luật và các kĩ thuật động tác có trong chương trình GDTC ( giáo dục thể chất ) mở rộng vốn kĩ xảo vận động thực dụng trực tiếp và những hoạt động thể thao trong những điều kiện phức tạp khi thi đấu. 
Tập luyện nhiều về kĩ năng nó trở thành những kĩ xảo trong tất cả các môn thể thao. Ví dụ: Trong kĩ thuật đá bóng bằng mu bàn chân đi theo ý của mình phải có sự tập luyện gian khổ tập đi tập lại nhiều lần.
Hình ảnh minh họa kĩ thuât đá mu bàn chân
 b. Trang bị tri thức thích hợp trong lĩnh vực TDTT :
Cung cấp và giúp cho học sinh nắm chắc những tri thức tương ứng với chương trình GDTC trong trường học, đồng thời hoàn chỉnh những hiểu biết về bản chất của môn học, ý nghĩa ứng dụng của các phương tiện, phương pháp vào môn học và quy tắc áp dụng nó trong đời sống cá nhân.
 c. Hình thành và củng cố những thói quen vệ sinh (vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng ).
Nhiệm vụ này đặc biệt có ý nghĩa đối với học sinh THPT, nó tạo cho các em thói quen giữ gìn thân thể và áo quần sạch sẽ, gọn gàn và thói quen vệ sinh nơi tập luyện. Ngoài ra còn giáo dục các em biết làm sạch môi trường xung quanh và nơi công cộng. VD: Vệ sinh sạch sẽ sân tập luyện. 
 *Thứ hai: Tăng cường sức khỏe và phát triển các tố chất thể lực 
 a. Rèn luyện cơ thể nhằm nâng cao sức chống đỡ chung của cơ thể đối với sự tác động của môi trường bên ngoài (nước, không khí, ánh sáng mặt trời)
 Hình ảnh minh họạ nước, không khí, ánh sáng mặt trời
Đối với học sinh THPT việc rèn luyện cơ thể nhằm đảm bảo và tăng cường khả năng chống đỡ và thích nghi với sự biến đổi bất lợi của các yếu tố môi trường thông qua GDTC rất có hiệu quả. Mặt khác thông qua việc sử dụng điều kiện tự nhiên còn được xem như một phương tiện để tôi luyện cơ thể và nâng cao hiệu quả của bài tập thể chất.
 b. Giáo dục tố chất thể lực: 
Giáo dục tố chất thể lực đảm bảo sự phát triển toàn diện các tố chất thể lực nhất là khả năng phối hợp vận động và tốc độ (chủ yếu là năng lực liên quan đến sức bền tốc độ). Ưu tiên tác động đến những năng lực sức mạnh tốc độ riêng lẻ và sức bền ưa khí .
Hình ảnh minh họa sức bền ưa khí
Giáo dục tố chất thể lực đảm bảo sự phát triển toàn diện những năng lực thể chất ở mức cao (tất cả các tố chất thể lực). Có thể đạt tiêu chuẩn cấp bậc VĐV môn thể thao nào đó và đảm bảo có một năng lực vận động chung cần thiết trong đời sống.
 c. Hình thành tư thế hợp lý trong những điều kiện hoạt động khác nhau và điều chỉnh những đặc điểm riêng về hình dáng cơ thể nếu có sự cần thiết.
Đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần hoàn thiện hình thái, chức năng cơ thể mà chúng ta phải quan tâm ngay từ lứa tuổi nhỏ, qua giáo dục thể chất góp phần tạo cho các em có hình dáng đẹp, tư thế tác phong nhanh nhẹn và khắc phục được những ảnh hưởng không tốt về hình thái môi trường. Để giải quyết nhiệm vụ này cần tăng cường sử dụng các bài tập thể dục cơ bản, thể dục thẩm mỹ, thể dục thể hình.
 * Thứ ba: Giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ.
Nhiệm vụ này được xuất phát từ sự liên hệ qua lại giữa GDTC với giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và giáo dục lao động. Đó là các mặt thống nhất được thực hiện ở nhà trường. Ngoài xã hội việc GDTC có nhiệm vụ và xây dựng động cơ đúng đắn về hoạt động TDTT “Nhu cầu và ham thích” hình thành cơ sở đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ. Đây là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình GDTC tạo cho học sinh có được những nhận thức quan trọng, cần thiết từ đó định hướng trong việc học tập, lao động và phục vụ xã hội.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm giải pháp, sử dụng, giải quyết vấn đề.
 * Thực hiện các phương pháp trong giảng dạy bậc THPT như sau.
2.3.1. Đặc điểm cơ bản của phương pháp.
Phương pháp giảng dạy là các hình thức, biện pháp được đặt ra cách thức sử dụng các phương tiện trong quá trình giảng dạy để thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra.
Phương pháp giảng dạy TDTT bao gồm các mặt: phương pháp truyền thụ kiến thức, kĩ năng vận động, phương pháp phát triển tố chất thể lực và các phương pháp giáo dục tư tưởng trong TDTT.
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi hết sức thuận lợi để học tập động tác, các em dễ dàng tiếp thu và hoàn thiện những hình thức vận động phong phú.
Bên cạnh những tiền đề thuận lợi đó, việc học tập động tác của các em lứa tuổi học sinh còn có những khó khăn riêng là: phải đảm bảo tính kế thừa khi tiếp thu kĩ năng, kĩ xảo vận động mới, do các em ít kinh nghiệm vận động nên gặp khó khăn càng lớn.
2.3.2. Các phương pháp lên lớp trong giảng dạy.
 a. Phương pháp thuyết trình.
Hình minh họa giáo viên giảng lí thuyết trên lớp
 Là phương pháp giáo viên thường dùng lời nói để truyền đạt, thông báo, trình bày những tri thức cho học sinh một cách có hệ thống. Phương pháp thuyết trình được sử dụng phổ biến khi giảng tài liệu học tập mới hoặc trình bày làm sáng tỏ vấn đề phức tạp Lời nói luôn kết hợp với các phương tiện khác như đọc tài liệu, trình bày tranh ảnh, bản vẽ, đồ vật minh họa.
 * Trong thuyết trình có các dạng:
 - Giảng thuật: Là phương pháp thuyết trình có chứa các yếu tố trần thuật hoặc miêu tả, sử dụng để giảng dạy các quan điểm, nguyên tắc, tình huống. 
 - Giảng giải: Là giáo viên dùng những luận cứ, những sự kiện, những số liệu để giải thích, chứng minh, làm sáng tỏ các vấn đề, các nguyên tắc vv giảng giải chứa các yếu tố suy luận và phán đoán, có nhiều khả năng phát huy tính tích cực, phát huy tính thông minh, sáng tạo của học sinh.
 - Diễn giải: Là giáo viên đặt vấn đề, phân tích và kết luận, dẫn dắt một cách liên tục cho học sinh nhận thức vấn đề “nội dung” mà giáo viên cần truyền đạt cho học sinh.
 b. Phương pháp vấn đáp.
Là phương pháp hỏi - đáp giữa giáo viên và học sinh, nhằm sáng tỏ những vấn đề mới, tìm ra những trí thức mới, rút ra những kết luận, phương pháp này có ưu điểm phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh, bồi dưỡng năng lực bằng lời nói, tạo ra không khí học tập sôi nổi, giúp giáo viên thu được những thông tin ngược từ phía học sinh, để điều chỉnh cho phù hợp tiết học.
Hình minh họa giáo viên hỏi vấn đáp học sinh
Trong phương pháp vấn đáp có các dạng sau:
 + Vấn đáp gợi mở.
 + Vấn đáp củng cố.
 + Vấn đáp tổng kết.
 + Vấn đáp kiểm tra.
 c. Phương pháp trực quan.
Là phương pháp giáo viên tác động vào mọi giác quan của học sinh, giúp một cách học và tìm hiểu nhanh chóng.
 Trong Phương pháp trực quan các dạng sau:
 - Quan sát: Là phương pháp nhận thức cảm tính tích cực. Được sử dụng trong giảng dạy để học sinh rút ra những nhận xét, những kết luận có cơ sở thực tiễn, quan sát của học sinh được giáo viên tổ chức và hướng dẫn để giảng bài mới, khi học thực hành, luyện tập, ôn tập.
 - Trình bày trực quan: Là phương pháp có sử dụng đến phương tiện trực quan những động tác mẫu.
 Hình minh họa GV làm mẫu động tác
Phương pháp trực quan dùng đến động tác mẫu để trình bày thực hiện động tác, giáo viên làm 3 bước (bước 1 làm nhanh; bước 2 làm chậm có phân tích từng động tác; bước 3 làm tổng hợp ) học sinh khái quát, nhận biết rõ ý nghĩa của từng động tác kỹ thuật.
 d. Phương pháp thảo luận.
Thảo luận là sự trao đổi giữa giáo viên với học sinh và học sinh với học sinh, theo thứ tự các vấn đề, nội dung bài học, phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh, tạo ra niềm say mê tự giác, củng cố kiến thức đã có, tiếp thu và nhận biết nội dung mới, tìm tòi sáng tạo xung quanh, các vấn đề, nội dung giáo viên truyền đạt.
 Hình minh họa khi thảo luận. 
Phương pháp này được sử dụng khi giảng lý thuyết, nhằm nhấn mạnh nôi dung trọng tâm, kiến thức mới, giảng dạy phần thực hành tìm ra cái đúng, cái sai cùng chỉnh sửa.
 e. Phương pháp luyện tập.
 - Luyện tập lặp đi lặp lại nhiều lần, những hành động nhất định nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết, qua đó củng cố kiến thức, thuần thục động tác kỹ thuật.
 Phương pháp luyện tập bao gồm : 
 - Luyện tập từng người tự nghiên cứu: phương pháp này học sinh tự tư duy lại những kiến thức đã học, tìm tòi nhớ lại và tự luyện tập, giúp nhận thức, nhớ lâu, vận dụng linh hoạt sau này.
 Hình minh họa tập luyện theo từng người, nhóm.
 - Luyện tập theo nhóm: là từ 4 đến 5 học sinh cùng luyện tập động tác, giúp cho nhau thấy sai sót để khắc phục, người tiếp thu nhanh giúp đỡ người chậm hơn. 
 	 Hình minh họa tập luyện theo từng người, nhóm.
 i. Phương pháp ôn luyện. 	
Giúp học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xão, phát huy tính cực,độc lập

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tinh_hieu_qua_va_tinh_thiet_thuc_trong_cach_su_dung_cac.doc