SKKN Tìm hiểu về muỗi và các bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền để thực hiện buổi ngoại khóa: “Muỗi và các bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền” và làm nguồn tư liệu giảng dạy

SKKN Tìm hiểu về muỗi và các bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền để thực hiện buổi ngoại khóa: “Muỗi và các bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền” và làm nguồn tư liệu giảng dạy

Thực hiện công văn số: 1736/SGDĐT-PC&CTHSSV ngày 09 tháng 10 năm 2012 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục; công văn số: 829/SGDĐT-PC&CTHSSV ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa , về việc thực hiện Công điện số 585/CĐ-TTg ngày 06/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch chân tay miệng và sốt xuất huyết. Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị các đơn vị chỉ đạo và triển khai một số nội dung sau:

 1. Thực hiện nghiêm túc các nội dung trong Công điện số số 585/CĐ-TTg ngày 06/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch chân tay miệng và sốt xuất huyết.

 2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường thực hiện tốt các hành vi về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Giáo dục học sinh làm tốt nhiệm vụ là cầu nối tuyên truyền tích cực giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng về phòng, chống dịch chân tay miệng và sốt xuất huyết.4

.

Vì vậy để góp phần vào việc nâng cao nhận biết, ý thức phòng chống các bệnh truyền nhiễm của học sinh và người dân trong tình hình thực tế hiện nay, tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường THPT thấy cần thiết và tuyên truyền, giáo dục cho học sinh nói chung và học sinh lớp 10 nói riêng khi học Chương III : Virut và bệnh truyền nhiễm – Phần ba : Sinh học vi sinh vật – Sinh học 10 5, 6. Để từ đó các em nắm được một số kiến thức cơ bản về một số bệnh truyền nhiễm đã và đang xảy ra, để từ đó các em có nhận thức sâu sắc về các bênh truyền nhiễm từ đó nâng cao ý thức phòng chống dịch, tuyên truyền cho những người thân trong gia đình và những người xung quanh góp phần vào việc hiểu rõ, ngăn chặn, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm. Bởi vậy, tôi đã tiến hành tìm hiểu về Muỗi và một số bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền để có tư liệu giảng dạy và thực hiện ngoại khóa : “Muỗi và một số bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền”.

 

doc 18 trang thuychi01 13241
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tìm hiểu về muỗi và các bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền để thực hiện buổi ngoại khóa: “Muỗi và các bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền” và làm nguồn tư liệu giảng dạy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Thực hiện công văn số: 1736/SGDĐT-PC&CTHSSV ngày 09 tháng 10 năm 2012 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục; công văn số: 829/SGDĐT-PC&CTHSSV ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa , về việc thực hiện Công điện số 585/CĐ-TTg ngày 06/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch chân tay miệng và sốt xuất huyết. Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị các đơn vị chỉ đạo và triển khai một số nội dung sau:
	1. Thực hiện nghiêm túc các nội dung trong Công điện số số 585/CĐ-TTg ngày 06/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch chân tay miệng và sốt xuất huyết. 
	2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường thực hiện tốt các hành vi về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Giáo dục học sinh làm tốt nhiệm vụ là cầu nối tuyên truyền tích cực giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng về phòng, chống dịch chân tay miệng và sốt xuất huyết.[4]
...
Vì vậy để góp phần vào việc nâng cao nhận biết, ý thức phòng chống các bệnh truyền nhiễm của học sinh và người dân trong tình hình thực tế hiện nay, tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường THPT thấy cần thiết và tuyên truyền, giáo dục cho học sinh nói chung và học sinh lớp 10 nói riêng khi học Chương III : Virut và bệnh truyền nhiễm – Phần ba : Sinh học vi sinh vật – Sinh học 10 [5], [6]. Để từ đó các em nắm được một số kiến thức cơ bản về một số bệnh truyền nhiễm đã và đang xảy ra, để từ đó các em có nhận thức sâu sắc về các bênh truyền nhiễm từ đó nâng cao ý thức phòng chống dịch, tuyên truyền cho những người thân trong gia đình và những người xung quanh góp phần vào việc hiểu rõ, ngăn chặn, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm. Bởi vậy, tôi đã tiến hành tìm hiểu về Muỗi và một số bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền để có tư liệu giảng dạy và thực hiện ngoại khóa : “Muỗi và một số bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua nội dung đề tài nhằm tạo nguồn tư liệu để phục vụ công tác giảng dạy và ngoại khóa. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Muỗi và một số bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Sưu tầm tư liệu
- Thiết kế và giảng dạy một số bài trong chương trình sinh học lớp 10.
- Dự giờ và trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp; tham khảo các ý kiến, giáo án của đồng nghiệp.
- Nghiên cứu và phân tích nội dung chương trình sinh học cấp THPT.
- Tiến hành dạy thực nghiệm trong bài bệnh truyền nhiễm và miễn dịch ở chương trình sinh học lớp 10.
Tiến hành ngoại khóa với chủ đề “Muỗi và một số bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền”
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Thời gian vừa qua do tác động của sự biến đổi của khí hậu và hậu quả của ô nhiễm môi trường trên thế giới đã làm phát sinh nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm cho con người. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện nay một số loại dịch bệnh do các loại virus gây ra đang tiếp tục là mối lo ngại của nhiều quốc gia và tác động trực tiếp đến sức khỏe con người  như dịch sốt vang da, dịch bệnh Mers-cov, dịch bệnh Ebola, dịch cúm A.. và gần đây nhất là dịch bệnh do virus Zika gây ra.
Dịch bệnh do virut Zika, đây là một bệnh dịch mới nổi, là bệnh truyền nhiễm cấp tính được lan truyền chủ yếu thông qua muỗi Aedes Aegypti nhiễm bệnh (côn trùng trung gian truyền bệnh). Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có Vaccine phòng bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong thời gian từ tháng 01/2007 đến ngày 23/3/2016 đã có  61 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có sự lưu hành hoặc có sự lây truyền vi rút Zika. Gần đây nhất, ngày 31/3/2016 Tổ chức Y tế thế giới chính thức có thông báo nêu rõ quan điểm đồng thuận về việc vi rút Zika có liên quan tới dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.
Tại Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại, thông tin từ Bộ Y tế qua tất cả các kênh giám sát thì tại khu vực Đông Nam Á ghi nhận 7/10 quốc gia có sự lưu hành vi rút Zika. Tại Việt Nam, đến ngày 20/10/2016 đã ghi nhận 09 trường hợp nhiễm vi rút Zika tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Dương và Long An. Ngày 14/10/2016, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế đã ghi nhận 01 trường hợp trẻ 4 tháng tuổi sinh sống tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk có triệu chứng dị tật bẩm sinh nghi mắc chứng đầu nhỏ. Trước đó, đã có ghi nhận trường hợp công dân Úc phát hiện nhiễm vi rút Zika sau khi trở về Úc từ Việt Nam (du lịch qua các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Bình Thuận, Lâm Đồng) trong khoảng thời gian từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3. Ngày 30/3/2016, Bộ Y tế đã nâng mức cảnh báo dịch Zika lên mức 2 nghĩa là có khả năng bệnh Zika đã lưu hành tại Việt Nam để có kế hoạch đáp ứng thích hợp với tình hình dịch.[6]
Trước thông tin và cảnh báo sự lây lan có thể rất mạnh, nhanh chóng do giao lưu quốc tế và nội địa về thương mại, du lịch,  bên cạnh đó côn trùng trung gian (Muỗi A.Aegypti) truyền bệnh đang lưu hành hầu hết ở các địa phương và nhất là trong dịp mùa Hè. Vì vậy với cương vị là TTCM, giáo viên giảng dạy bộ môn sinh học tôi đã chú trọng  công tác thông tin, giáo dục, truyền thông với phương châm lấy phòng bệnh là chính; phổ biến các quy định của pháp luật về phòng chống dịch bệnh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Muỗi không chỉ gây khó chịu, chúng còn lây lan nhiều căn bệnh chết người. Vì thế, muỗi là một trong những loài nguy hiểm nhất trên Trái đất.
Đúng thế, những loài vật nguy hiểm nhất trên trái đất có thể bị chúng ta giết chết bằng một cái đập tay – nhưng nếu chúng cắn chúng ta, chúng có thể đã khiến chúng ta mắc một căn bệnh chết người.
Những bệnh lây truyền qua muỗi và những loài côn trùng "họ muỗi" giết chết hơn một triệu người mỗi năm và lây nhiễm các loại bệnh cho hơn một tỷ người, gây suy nhược, đau, tổn thương não, mù mắt và các ảnh hưởng nghiêm trọng khác.
Hiện nay, một nửa dân số thế giới bị xem là có nguy cơ cao mắc bệnh lây truyền qua các loài bọ hút máu như bọ ve, rận, muỗi. Ngày Ngày Y tế Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo một nguy cơ rất thực tế với khẩu hiệu mạnh mẽ: "Một vết cắn nhỏ, một mối nguy lớn".
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), muỗi là nguồn truyền nhiễm bệnh nguy hiểm nhất, khiến hàng triệu người chết và hàng trăm triệu người mắc bệnh mỗi năm trên thế giới. "Chúng là sát thủ tồi tệ nhất thế giới", bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Quốc gia về Dị ứng và Truyền nhiễm Mỹ nói với CBS News.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp ở trên thế giới như dịch Ebola, MERS-CoV từ những năm trước đây nhưng năm vừa qua vẫn ghi nhận tại nhiều nước như Tây Phi, Trung Đông.
Dịch cúm trên gia cầm vẫn tồn tại ở nhiều nước châu Âu, và trên toàn thế giới. Riêng dịch cúm A (H7N9) vẫn lưu hành ở Trung Quốc. Đáng chú ý nhất là tình hình dịch bệnh do virus Zika năm qua bùng phát rất mạnh trong năm 2016 gây ra chứng đầu nhỏ ở trẻ em tại một số nước châu Mỹ.[9]
 Việt Nam không nằm ngoài bối cảnh tình hình dịch bệnh chung đó. Bởi hiện nay tình hình đi lại, giao lưu quốc tế giữa Việt Nam và các nước rất phổ biến. Dịch bệnh trong vòng 24 giờ có thể xuất hiện từ quốc gia này tới quốc gia khác.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Muỗi 
Muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae, bộ Hai cánh (Diptera). Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu người và động vật. Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài mm. Đa số có trọng lượng khoảng 2 đến 2,5 mg. Chúng có thể bay với tốc độ 1,5 đến 2,5 km/h.
Muỗi đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta khoảng 170 triệu năm. Họ Culicidae thuộc bộ Diptera và chứa khoảng 2700 loài trong  giống gồm Anopheles, Culex, Psorophora, Ochlerotatus, Aedes, Sabethes, Wyeomyia, Culiseta, Haemagoggus,...
2.3.1.1. Tại sao muỗi nguy hiểm nhất 
Trên toàn cầu, loài vật nguy hiểm nhất mang theo mầm bệnh và gây bệnh truyền nhiễm là muỗi. Sau đây là 11 lý do giải thích vì sao muỗi lại nguy hiểm nhất do trang Business Insider đưa ra:
- Muỗi khiến 40% dân số thế giới có nguy cơ bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết khiến người bệnh rất đau, cảm giác như xương bị gãy. Đó là căn bệnh do muỗi gây ra, có tốc độ lây lan nhanh nhất trên thế giới, với 40% dân số thế giới đang đối mặt với nguy cơ. 
- Muỗi lây lan bệnh sốt vàng da
Mỗi năm có khoảng 200.000 người lây nhiễm bệnh sốt vàng da - và 30.000 tử vong. Đó là một dạng bệnh sốt xuất huyết không có biện pháp điều trị. Sau một thời gian bệnh nặng, hầu hết bệnh nhân hồi phục, nhưng khoảng 15% bị biến chứng độc hại, bắt đầu bị chảy máu trong và rối loạn các cơ quan nội tạng. Khoảng một nửa số bệnh nhân bị biến chứng tử vong.
- Muỗi gây ra bệnh sốt chikungunya
Sốt chikungunya là bệnh do virus chikungunya lây nhiễm qua trung gian của muỗi truyền bệnh. Bệnh tồn tại trên thế giới từ nhiều thế kỷ rồi, nhưng chỉ mới xuất hiện ở châu Mỹ lần đầu tiên vào cuối năm 2013.
- Muỗi biến trường hợp cá biệt thành dịch bệnh
Bất kỳ người nào nhiễm bệnh lây truyền qua muỗi đều có thể mang nó đến một quốc gia khác, và gây ra dịch bệnh nếu họ bị một con muỗi khác cắn – điều này xảy ra rất thường xuyên.
- Muỗi khiến con người cũng mắc các căn bệnh gia cầm
Mặc dù loài virus West Nile chỉ có trên các loài chim, song con người cũng có thể mắc virus này - thường là từ con muỗi đã cắn vào con chim. Hầu hết mọi người không có triệu chứng gì, nhưng có 20% người bị sốt - kèm theo nhức đầu, đau nhức cơ thể, đau khớp, nôn, tiêu chảy, hoặc phát ban.
- Muỗi không công bằng chút nào, một số người hay bị muỗi đốt hơn những người khác?
Một số người thực sự là nam châm hút muỗi. Muỗi bị hấp dẫn bởi mùi phát ra từ các vi khuẩn sống trên da con người, và một số người toả ra mùi khiến họ đặc biệt hấp dẫn các loài bọ hút máu. Trái với những gì nhiều người nói, ăn tỏi hay sử dụng thuốc chống muỗi tự nhiên đều không hiệu quả.
- Muỗi lây lan cơn sốt Rift Valley, có thể gây mù mắt
Bệnh sốt Rift Valley chủ yếu ảnh hưởng đến động vật, nhưng muỗi có thể lây nhiễm bệnh này cho con người, và nó có những triệu chứng rất khủng khiếp.
- Muỗi có thể khiến người bệnh tàn tật vĩnh viễn
Bệnh giun chỉ bạch huyết, một chứng bệnh nhiệt đới hầu như đã bị lãng quên, là một nguyên nhân hàng đầu của các thương tật vĩnh viễn cho người dân trên toàn thế giới. Hiện nay, có hơn 120 triệu người bị nhiễm bệnh này, và khoảng một phần ba trong số này đang bị biến dạng, mất năng lực vì bệnh.
- Muỗi truyền các bệnh tử vong cho trẻ em
Mặc dù không lây lan giữa người với người, song bệnh viêm não Nhật Bản lại có thể lây từ động vật sang người do muỗi. Bệnh này giết chết khoảng 10.000 người mỗi năm, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. 
- Muỗi lây lan bệnh sốt rét khiến hàng trăm ngàn người tử vong mỗi năm
Từ năm 2000 đến 2012, tỷ lệ tử vong do bệnh sốt rét đã giảm đáng kể - 42% trên toàn cầu. Mặc dù vậy, ước tính riêng trong năm 2012 đã có khoảng 627.000 người chết vì bệnh sốt rét và khoảng 207 triệu người mắc bệnh.
- Muỗi rất khó tiêu diệt hoàn toàn
Nên nhớ, loài muỗi là loài thuộc lớp côn trùng và đã hiện diện trên Trái đất từ rất lâu (cách đây 107 triệu năm), rất khó để tiêu diệt chúng một cách tận gốc. Muỗi không cần nhiều điều kiện để sống. Bất kỳ dụng cụ chứa nước nhỏ - hoặc bất cứ cái gì có thể hứng nước mưa – đều đủ để muỗi sinh sản. Muỗi cũng đang trở nên kháng thuốc với các thuốc diệt thông thường. [2]
2.3.1.2. Sự phát triển và lan rộng các dịch bệnh do muỗi lây truyền
Giới chuyên gia gần dây đã cảnh báo tình trạng nóng lên trên toàn cầu sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho các dịch bệnh do muỗi lây truyền phát triển và lan rộng.
Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh dịch Zika do muỗi vằn Aedes lây truyền đang diễn biến phức tạp tại khu vực Nam Mỹ trong khi châu Âu và Mỹ đang chuẩn bị đối phó trong trường hợp xuất hiện virus Zika trong mùa Hè này.
Theo chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm đến từ Đại học Oxford (Anh) Moritz Kraemer, nhiệt độ tăng cao có thể gây ra nhiều hiểm họa trong đó có tình trạng gia tăng số lượng các loài muỗi. [9]
Các chuyên gia cảnh báo nhiệt độ cao là môi trường tốt để thúc đẩy quá trình sinh sản của loài muỗi, trứng muỗi cũng phát triển và nảy nở nhanh hơn. Cụ thể, ở nhiệt độ 25 độ C, trứng muỗi cần 2 tuần để nở thành con muỗi trong khi chỉ cao hơn 3 độ C tức là 28 độ C thì chỉ trong 10 ngày quá trình này sẽ hoàn tất.
Không những thế, trong điều kiện nhiệt độ cao, quá trình truyền virus từ muỗi sang người cũng nhanh hơn so với khi nhiệt độ thấp, khiến trong một vòng đời một con muỗi mang virus gây bệnh có thể lây lan cho nhiều người hơn, làm gia tăng nguy cơ và số lượng người bị nhiễm virus Zika.
Bên cạnh những điều kiện về thời tiết, đặc thù di chuyển và du lịch khắp nơi của con người cũng đang góp phần khiến các loại bệnh do muỗi lây truyền lây lan nhanh chóng ở phạm vi rộng hơn.
2.3.1.3. Muỗi là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam
Việt Nam là nước có khí hậu đặc biệt, thay đổi liên tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại côn trùng phát triển sinh sôi. Đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi liên tục, nóng lạnh thất thường, tạo điều kiện về khí hậu để trở thành một môi trường sống lý tưởng của các loại côn trùng gây hại như muỗi, mối
Các sinh vật trung gia truyền bệnh [9]
Các loại côn trùng nói chung hay loài muỗi nói riêng là nguyên nhân gây ra truyền nhiễm, lây lan các dịch bệnh nguy hiểm cho con người như sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng, giun chỉ, bạch huyết, viêm não Nhật Bản, da phơi nhiễm Muỗi cái hút máu người và và động vật bị bệnh sẽ mang theo virus và các loại ký sinh truyền cho mọi người và động vật khác bị chúng đốt.
2.3.1.4. Tác hại của muỗi gây ra cho thế giới
Người ta ước tính muỗi đã lây lan các bệnh truyền nhiễm cho khoảng 70 triệu người hàng năm trên thế giới gây ra cái chết cho hàng triệu người. Ở châu Âu, và các nước phát triển như Mỹ, Nga, Canada, Nhật Bản   thì việc muỗi không còn là vấn đề lớn nhưng vẫn có thể gây ra một vài trường hợp chết người hàng năm. Còn ở những nơi chậm phát triển thì muỗi là một trong những nguyên nhân gây ra các dịch bệnh làm chết hàng triệu người nhất là ở Châu Phi. Lịch sử đã từng ghi nhận, trước khi việc lan truyền bệnh của muỗi được kiểm soát, muỗi gây ra hàng chục triệu cái chết trên khắp các châu lục và hàng triệu ca lây nhiễm bệnh. Người ta cũng chứng minh được rằng muỗi là trung gian lây truyền bệnh sốt vàng da và bệnh sốt rét từ người sang người đầu tiên ở Cuba sau đó lan sang kênh đào Panama vào đầu thập niên 1900. Hiện nay, nhiều loại bệnh cũng được lan truyền qua muỗi.
Muỗi Anopheles mang ký sinh trùng sốt rét Plasmodium. Trên thế giới, bệnh sốt rét hiện đang dẫn đầu về số ca tử vong, nhất là đối với trẻ em dưới 5 tuổi, với khoảng 5,3 triệu người chết mỗi năm. Hầu hết các loài muỗi đều mang ký sinh trùng giun chỉ, loại ký sinh trùng gây nên biến dạng trên cơ thể (phổ biến là bệnh chân voi) thông qua việc gây sưng phồng lớn một vài bộ phận trên cơ thể. Trên thế giới có khoảng 40 triệu người đang sống tàn phế do ký sinh trùng giun chỉ gây ra. Các bệnh do virus gây ra như sốt vàng da và dịch hạch được lan truyền chủ yếu bởi loài muỗi Aedes aegypti. [9]
2.3.1.5. Vì sao muỗi đốt không lây truyền HIV, nhưng truyền bệnh số xuất huyết ?
Các nhà khoa học đã chỉ ra, muỗi không phải là những "chiếc kim tiêm biết bay" nên không thể lây nhiễm virus HIV sang cho người. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), căn bệnh HIV/AIDS đã giết chết khoảng 1,6 triệu người mỗi năm. Con đường lây bệnh của căn bệnh thế kỷ này chủ yếu là do qua đường tình dục - quan hệ tình dục không được bảo vệ, đường máu - sử dụng chung kim tiêm bẩn, truyền máu... Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc liệu muỗi hút máu người bệnh rồi "đốt" chúng ta thì có khiến ta bị lây nhiễm virus HIV được không?
Mới đây, trang Business Insider đưa tin, các nhà khoa học và Joe Conlon - cựu nhà côn trùng học và cố vấn kỹ thuật của Hiệp hội Phòng chống muỗi của Mỹ khẳng định: "Đó không hoàn toàn là câu hỏi thiếu tính căn cứ. Nhưng loài muỗi không thể truyền virus HIV được". Conlon giải thích rằng, trước hết, khi con muỗi đốt bạn, nó đã hút máu vào trong ruột của nó. Tại đây, axit trong dạ dày của muỗi đã tiêu diệt virus HIV. Bên cạnh đó, trước khi hút máu, muỗi tiết nước bọt có chất chống đông để giúp cho nó hút máu dễ dàng hơn. Tuyến nước bọt và tuyến hút máu nằm tách biệt nhau trong vòi của muỗi. Tuyến hút máu có cấu trúc phức tạp và nhìn chung nó không giống như một ống kim tiêm. Nói đơn giản, muỗi tiết nước bọt theo đường riêng và hút máu theo đường riêng. Kết quả là, máu được hút theo hướng duy nhất và không bị bơm ngược vào máu của người bị đốt. Do đó, ngay cả khi con muỗi mang virus từ người nhiễm HIV thì máu sẽ không bao giờ thoát khỏi tuyến nước bọt để vào máu của bạn.
2.3.1.6. Các loại muỗi truyền bệnh cho người
Nhỏ bé nhưng nguy hiểm. Muỗi có thể truyền rất nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Ths. BS Nguyễn Trung Cấp (Phó trưởng khoa cấp cứu– Bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương) cho biết, muỗi là tác nhân lây truyền rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Một loại muỗi có thể truyền nhiều bệnh. Dưới đây là một số loại muỗi phổ biến, đều đã xuất hiện ở ở nước ta, gây ra nhiều đợt dịch lớn.
1. Muỗi Culex
Muỗi Culex truyền virut gây bệnh viêm não Nhật bản B và truyền bệnh giun chỉ.
Muỗi Culex có màu nâu, rất to, bay chậm và đốt rất đau. Cung quăng của muỗi này thường sinh trưởng và phát triển ở những vùng nước bẩn, ao bèo
Muỗi Culex [9]. 
2. Muỗi Aedes:
 Muỗi Aedes truyền virut sốt xuất huyết và virut Zika.
Muỗi Aedes có hình dạng nhỏ, bay rất nhanh. Muỗi có những vằn trắng đen hoặc nâu đen( tạo thành khoang đen khoang trắng hoặc khoang đen khoang nâu tren cơ thể). Loại muỗi này thường hoạt động vào tầm chạng vạng tối hoặc sáng sớm. Thậm chí ở những nơi ánh sáng yếu thì muỗi này hoạt động cả ngày. Cung quăng của muỗi Aedes thường sinh sôi ở những vũng nước sạch và chỉ cần một lượng nước nhỏ để sinh sôi. Cung quăng của loại muỗi này có thể xuất hiện ở những nơi chứa nước mưa đọng như mảnh bát vỡ, lốp xe,Thậm chí nước trong lọ hoa cũng có thể là nơi để cung quăng sinh trưởng và  phát triển.
Muỗi Aedes [9]
3. Muỗi Anophen:
Muỗi Anophen lây truyền bệnh sốt rét. Cách nhận biết muỗi Anophen rất đơn giản: khi đậu, muỗi Anophen thường chúc đầu xuống dưới, tạo thành một góc khoảng từ 50 đến 90 độ so với bề mặt đốt.
Muỗi Anophen hoạt động mạnh nhất vào buổi tối.
Cung quăng của muỗi này thường sinh sôi mạnh nhất ở những dòng nước chảy và sạch, ví dụ như suối.
Muỗi Anophen [9]
Đây là 3 loại muỗi truyền bệnh chính tại Việt Nam. Ba loại muỗi này mang những đặc điểm nhận dạng và tập tính khác nhau. Ngoài ra, ở nước ngoài còn có một số loại muỗi truyền bệnh khác như muỗi cát (gây ra bệnh sốt vàng ở Châu Phi và khu vực Trung cận Đông).
2.3.1.7. Đặc điểm sinh thái của muỗi
Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng, các vùng ẩm ướt. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.
Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.
Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu. Muỗi cái cần hút thêm máu để có nguồn protein để sản sinh ra trứng. Thức ăn bình thường của muỗi là nhựa cây và hoa quả, không chứa đủ protein cho muỗi cái. Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu, và chỉ ăn nhựa cây và hoa quả. Cũng có một nhánh muỗi, tên là Toxorhynchites, không hút máu.
Muỗi cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt. Chúng đặc biệt nhạy cảm với cacbon điôxit trong hơi thở động vật và một số mùi trong mồ hôi. Một số người, ví dụ nam giới, béo và thuộc nhóm máu O, hấ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tim_hieu_ve_muoi_va_cac_benh_truyen_nhiem_do_muoi_truye.doc
  • docBÌA.doc
  • docMục lục.doc
  • docPhụ lục 1.doc
  • docPhụ lục 2.doc
  • docPhụ lục 3.doc
  • docPhụ lục 4.doc
  • docPhụ lục 5.doc
  • docPhụ lục 6.doc
  • docPhụ lục 7.doc
  • docPhụ lục 8.doc
  • docPhụ lục 9.doc
  • docTài liệu tham khảo.doc