SKKN Tìm hiểu về lực ma sát trượt để vận dụng vào việc dạy học và một số ứng dụng của lực ma sát trong đời sống hàng ngày
Vật lí là một môn khoa học liên quan đến rất nhiều hiện tượng trong đời sống hàng ngày. Trong đó, cơ học là nền móng cơ bản của vật lí, là một mảng rộng lớn rất gần gũi với đời sống thực tế.
Các hiện tượng trong vật lí nói chung và các hiện tượng thuộc lĩnh vực cơ học nói riêng luôn diễn ra xung quanh chúng ta hằng ngày, hằng giờ. Có những hiện tượng tưởng chừng dễ hiểu, hiển nhiên, ai cũng biết, nhưng khi đi sâu nghiên cứu thì ta lại gặp muôn vàn khó khăn. Tìm hiểu bản chất các hiện tượng vật lí là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu khám phá thế giới của nhân loại trong mọi thời đại, từ đó, phát huy những mặt tích cực của nó đồng thời hạn chế những tác hại để vận dụng vào đời sống và kĩ thuật sao cho đem lại hiệu quả cao nhất.
Lực ma sát trượt là một trong những hiện tượng rất đỗi quen thuộc với chúng ta nhưng cho đến nay vẫn chưa có được một bức tranh đầy đủ về sự xuất hiện lực ma sát và bản chất lực ma sát vẫn chưa được làm sáng tỏ. Ở SGK phổ thông, loại lực này mới chỉ được xem xét ở mức độ đơn giản. Để phục vụ tốt cho việc giảng dạy sau này về phần lực ma sát, tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu về lực ma sát trượt để vận dụng vào việc dạy học và một số ứng dụng của lực ma sát trong đời sống hàng ngày”.
MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Mục lục 1 1.Mở đầu 2 Lí do chọn đề tài 2 Mục đích nghiên cứu 2 Đối tượng nghiên cứu 2 Phương pháp nghiên cứu 2 Nội dung 3 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 Lực ma sát xuất hiện như thế nào? 3 2.1.2. Phân loại lực ma sát 3 Nguyên nhân sinh ra lực ma sát 3 Hệ số ma sát 4 Một số kiến thức cơ bản về lực ma sát trượt 4 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5 2.3.1. Gợi ý cách dạy học chuyên đề “ Lực ma sát ” theo hướng tăng cường phát huy các năng lực của học sinh 5 2.3.2. Giải thích một số hiện tượng liên quan đến lực ma sát trong thực tế 8 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 11 Kết luận và kiến nghị 13 Kết luận 13 Kiến nghị 13 Tài liệu tham khảo 15 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1.Lí do chọn đề tài Vật lí là một môn khoa học liên quan đến rất nhiều hiện tượng trong đời sống hàng ngày. Trong đó, cơ học là nền móng cơ bản của vật lí, là một mảng rộng lớn rất gần gũi với đời sống thực tế. Các hiện tượng trong vật lí nói chung và các hiện tượng thuộc lĩnh vực cơ học nói riêng luôn diễn ra xung quanh chúng ta hằng ngày, hằng giờ. Có những hiện tượng tưởng chừng dễ hiểu, hiển nhiên, ai cũng biết, nhưng khi đi sâu nghiên cứu thì ta lại gặp muôn vàn khó khăn. Tìm hiểu bản chất các hiện tượng vật lí là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu khám phá thế giới của nhân loại trong mọi thời đại, từ đó, phát huy những mặt tích cực của nó đồng thời hạn chế những tác hại để vận dụng vào đời sống và kĩ thuật sao cho đem lại hiệu quả cao nhất. Lực ma sát trượt là một trong những hiện tượng rất đỗi quen thuộc với chúng ta nhưng cho đến nay vẫn chưa có được một bức tranh đầy đủ về sự xuất hiện lực ma sát và bản chất lực ma sát vẫn chưa được làm sáng tỏ. Ở SGK phổ thông, loại lực này mới chỉ được xem xét ở mức độ đơn giản. Để phục vụ tốt cho việc giảng dạy sau này về phần lực ma sát, tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu về lực ma sát trượt để vận dụng vào việc dạy học và một số ứng dụng của lực ma sát trong đời sống hàng ngày”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về bản chất , cơ chế xuất hiện của lực ma sát trượt từ đó vận dụng tốt cho việc dạy và học phần lực ma sát, đồng thời giải thích được một số hiện tượng thực tế hằng ngày liên quan đến lực ma sát. 1.3. Đối tượng nghiên cứu + Kiến thức về lực ma sát nói chung và lực ma sát trượt nói riêng. + Những ứng dụng về lực ma sát trong thực tế đời sống hằng ngày. 1.4. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. + Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1. Lực ma sát xuất hiện như thế nào? Lực ma sát là lực cản xuất hiện giữa hai mặt tiếp xúc giữa hai vật đang chuyển động tương đối hoặc có xu hướng chuyển động tương đối với nhau. Lực ma sát làm chuyển hóa động năng của chuyển động tương đối của các bề mặt thành năng lượng ở dạng khác. Việc chuyển hóa năng lượng thường do va chạm phân tử của hai bề mặt gây ra chuyển động nhiệt hoặc thế năng dự trữ trong biến dạng của bề mặt hay chuyển động của các electron, được tích lũy một phần thành điện năng hay quang năng. Trong đa số trường hợp thực tế, động năng của các bề mặt chủ yếu chuyển hóa thành nhiệt năng. Về bản chất vật lí, lực ma sát xuất hiện giữa các vật thể trong cuộc sống là lực điện từ, một trong các lực cơ bản tự nhiên giữa các nguyên tử, phân tử. Theo quan điểm hiện đại, ma sát là kết quả tương tác của nhiều dạng tương tác phức tạp khác nhau khi có sự tiếp xúc và dịch chuyển hoặc có xu hướng dịch chuyển giữa hai vật thể, trong đó diễn ra các quá trình cơ, lí, hóa, điện Quan hệ giữa các quá trình đó rất phức tạp, phụ thuộc vào tính chất tải, vận tốc trượt, vật liệu và môi trường. 2.1.2. Phân loại lực ma sát Căn cứ vào chuyển động tương đối của hai vật trên bề mặt của nhau, ta có thể chia lực ma sát thành các loại sau: + Ma sát khô: Ma sát trượt và ma sát nghỉ. + Ma sát ướt. + Ma sát lăn. 2.1.3. Nguyên nhân sinh ra lực ma sát Chúng ta biết rằng hai mặt tiếp xúc với nhau luôn có những chỗ gồ ghề, mấp mô nên diện tích tiếp xúc thực sự giữa hai mặt rất bé so với diện tích toàn phần giữa hai mặt. Những nguyên tử, phân tử vật rắn tại phần tiếp xúc thực sự này sẽ tương tác với nhau bằng lực tương tác phân tử (lực điện từ). Muốn cho vật chuyển động được trên mặt vật rắn khác thì cần phải đặt một lực tiếp tuyến với mặt tiếp xúc để thắng lực cản sinh ra do tương tác giữa các phân tử. Lực cản này chính là một trong những nguyên nhân sinh ra ma sát. Ma sát động thường nhỏ hơn ma sát nghỉ cực đại. Tóm lại, nguyên nhân sinh ra lực ma sát là do sự tương tác giữa các phân tử, nguyên tử ở những vùng tiếp xúc thực sự giữa các vật. 2.1.4. Hệ số ma sát Hệ số ma sát không phải là một đại lượng có đơn vị, nó biểu thị tỉ số lực ma sát nằm giữa hai vật trên lực tác dụng đồng thời lên chúng. Hệ số ma sát này phụ thuộc vào chất liệu làm nên vật. Hệ số ma sát là một đại lượng mang tính thực nghiệm, nó được xác định ra trong quá trình thực nghiệm chứ không phải trong quá trình tính toán. 2.1.5. Một số kiến thức cơ bản về lực ma sát trượt Trong quá trình nghiên cứu lực ma sát trượt luôn có những khó khăn và không tránh khỏi mắc sai lầm. Thực chất, lực ma sát trượt là một loại lực cơ bản trong tự nhiên. Khi hai vật chuyển động trên bề mặt của nhau, năng lượng bị mất mát do lực ma sát. Khi độ nhám của hai bề mặt tiếp xúc còn đáng kể thì lực ma sát sinh ra do sự móc ngoặc cơ học giữa các đồi chỗ lồi lên của hai mặt tiếp xúc. Khi ấy lực ma sát phụ thuộc vào độ nhám. Độ nhám của hai bề mặt tiếp xúc giảm thì lực ma sát giảm. Tuy nhiên khi độ nhám giảm đến một mức nào đó thì lực ma sát lại tăng lên. Khi ấy, lực ma sát xuất hiện là do lực tương tác phân tử giữa các phân tử của cả hai mặt ở chỗ tiếp xúc thực sự với nhau. Các phép tính toán đều cho thấy cả lực tương tác phân tử này lẫn độ nhám cũng chỉ chịu trách nhiệm một phần về sự xuất hiện của lực ma sát. Trong thực tế, lực ma sát trượt phụ thuộc vào vận tốc mà không phụ thuộc vào nhiệt độ như một số quan niệm trước đây từng nhầm tưởng. Các thí nghiệm về chuyển động của đạn trong nòng súng chứng tỏ rằng khi tốc độ đạn tăng lên, giá trị của lực ma sát bắt đầu giảm nhanh, sau đó giảm chậm dần, và khi tốc độ lớn hơn 100m/s thì lại bắt đầu tăng lên. Nguyên nhân là do ở chỗ tiếp xúc tỏa ra một nhiệt lượng lớn. Với tốc độ đạn bằng 100m/s, nhiệt độ ở chỗ tiếp xúc có thể lên tới vài ngàn độ C, lúc đó giữa các bề mặt sẽ tạo thành một lớp kim loại nóng chảy. Ma sát khô ban đầu trở thành ma sát ướt. Người ta đã chứng minh được với những tốc độ lớn thì lực ma sát ướt tỉ lệ thuận với bình phương tốc độ. Từ đó có thể khẳng định lực ma sát phụ thuộc vào tốc độ của vật. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào áp lực tác dụng lên bề mặt tiếp xúc, bản chất bề mặt tiếp xúc. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT Như Xuân tôi thấy rằng học sinh rất có định kiến với môn vật lý. Đa số các em đều cho rằng môn vật lý rất khó nên ngay từ đầu đã không để ý đến môn này. Thấy vậy , trong một số tiết dạy của mình tôi có lồng ghép các hiện tượng thực tế , dễ hiểu và gần gũi với học sinh thì có một số em có chuyển biến tích cực . Các em đã bắt đầu thay đổi quan niệm của mình. Tuy nhiên, học sinh chỉ thích những câu hỏi dễ , không phải giải thích dài dòng, kết hợp nhiều kiến thức và đặc biệt không thích tính toán, nhất là những bài mang tính hàn lâm dạng nghiên cứu sâu sa. Có em còn nói rằng : Những bài khó đó để cho các nhà bác học làm thôi cô ơi, bọn em sao mà làm được. Tôi nhận thấy học sinh của mình đang hiểu sai mục đích của việc lồng ghép một số hiện tượng thực tế vào dạy học. Đó không chỉ là học trên lớp , học để lấy điểm rồi thôi mà mục đích chính là giúp các em vận dụng vào thực tế để tránh điều có hại và tận dụng những điều có lợi. Chính vì vậy, tôi đã viết ra sáng kiến của mình để sưu tập những tình huống, những hiện tượng thực tế nhằm giải thích một cách ngắn gọn và dễ hiểu để lồng ghép vào bài học . 2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Gợi ý cách dạy học chuyên đề “ LỰC MA SÁT ” theo hướng tăng cường phát huy các năng lực của học sinh. I- Mục tiêu : 1.Kiến thức : - Nêu được nguyên nhân của lực ma sát. - Nêu được đặc điểm của lực ma sát nghỉ, ma sát trượt và ma sát lăn. - Viết được công thức tính độ lớn của lực ma sát trượt. - Kể ra được một số tác dụng có lợi và có hại của lực ma sát. 2.Kĩ năng : - Vận dụng được công thức tính lực ma sát trượt để giải được các bài tập đơn giản. - Thiết kế, lắp ráp và tiến hành được các thí nghiệm để khảo sát sự phụ thuộc của lực ma sát nghỉ và ma sát trượt vào các yếu tố. - Xác định được hệ số ma sát trượt bằng thí nghiệm. - Xác định được hệ số ma sát nghỉ cực đại bằng thí nghiệm. - Giải thích được các hiện tượng thực tế trong đời sống liên quan đến lực ma sát. 3.Thái độ : - Biết cách tăng cường tác dụng có lợi và hạn chế tác dụng có hại của lực ma sát. - Hào hứng thực hiện các nhiệm vụ tìm hiểu về lực ma sát và các ứng dụng của nó. 4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh: - Năng lực tự học . - Giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Học hợp tác nhóm. - Thực nghiệm. - Trình bày và trao đổi thông tin. II- Chuẩn bị : 1.Giáo viên : - Thí nghiệm, tranh ảnh. - Các lực kế hoặc quả nặng để hỗ trợ các nhóm xây dựng thí nghiệm. - Phiếu hướng dẫn học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau. 2. Học sinh : - SGK, vở ghi bài, giấy nháp. - Có thể tìm các vật dụng đơn giản để thực hiện thí nghiệm ở nhà (khúc gỗ, tấm kim loại, dây cao su) - Mỗi nhóm hoặc nhiều nhóm 01 bộ thí nghiệm (tùy theo điều kiện của nhà trường). III- Tổ chức các hoạt động của học sinh : 1.Hướng dẫn chung: Chủ đề gồm có chuỗi hoạt động học thiết kế theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: -Từ những tình huống thực tiễn được lựa chọn, qua việc mô tả, trình chiếu video hay làm thí nghiệm, giáo viên tổ chức cho học sinh phát biểu vấn đề nghiên cứu về lực ma sát. -Tiếp đến, thông qua các nhiệm vụ học tập để định hướng các hoạt động nghiên cứu của học sinh( các hoạt động theo phương pháp thực nghiệm: đề xuất, dự đoán, thiết kế phương án thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm và ghi nhận các kết quả để rút ra nhận xét về đặc điểm của lực ma sát nghỉ và ma sát trượt). -Sau đó tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thể chế hóa kiến thức. -Cuối cùng, yêu cầu học sinh tìm hiểu vai trò của lực ma sát trong đời sống, kĩ thuật để đưa ra các khuyến cáo cho các hoạt động hợp lí liên quan đến lực ma sát. 2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động : 2.1.Khởi động : Nhắc lại các kiến thức đã học về lực ma sát ở lớp 8. a) Mục tiêu hoạt động : Từ các tình huống được thực hiện để tạo cho học sinh sự quan tâm đến vấn đề về lực ma sát và đặt được các câu hỏi để tìm hiểu về đặc điểm của các lực ma sát. Nội dung hoạt động : Tạo tình huống xuất phát. -Giáo viên mô tả một tình huống trong đời sống liên quan đến lực ma sát: Kể chuyện, mô tả tình huống, xem một video.Ví dụ : Giáo viên mô tả : Một ôtô bị chết máy giữa đường nằm ngang, cần đẩy ôtô vào ven đường để sửa. Một hoặc hai người cố gắng đẩy nhưng ôtô không dịch chuyển. Sau đó nhiều người đẩy thì ôtô mới dịch chuyển được, khi thôi đẩy ôtô lăn thêm được một đoạn rồi mới dừng lại. - Hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức đã học về lực ma sát ở vật lí lớp 8. b) Gợi ý tổ chức dạy học : Dùng kĩ thuật dạy học khăn trải bàn - Có mấy loại lực ma sát? Hãy cho ví dụ về mỗi loại trong đời sống và trong kĩ thuật? - Lực ma sát có lợi hay có hại ? Cho ví dụ. 2.2.Hình thành kiến thức: Tìm hiểu đặc điểm của lực ma sát , các yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn của lực ma sát a) Mục tiêu hoạt động : Học sinh thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu để xác định được đặc điểm về lực ma sát : điểm đặt, phương, chiều của lực ma sát; đưa ra được các dự đoán về độ lớn của lực ma sát, xây dựng được phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm để rút ra được các nhận xét. Nội dung hoạt động : -Học sinh làm việc theo nhóm, đọc sách giáo khoa để xác định các đặc điểm về điểm đặt, phương, chiều của lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt. -Học sinh làm việc theo nhóm để xây dựng phương án thực hành và thực hiện thí nghiệm để tìm hiểu về độ lớn lực ma sát trượt và ma sát nghỉ. Nhóm thảo luận để thực hiện kiểm tra dự đoán và hoàn thành nhiệm vụ học tập theo các bước sau : Bước 1 : Nội dung giả thiết cần kiểm tra. Bước 2: Hệ quả được rút ra để kiểm tra. Bước 3: Thiết kế các dụng cụ và vẽ hình cách bố trí thí nghiệm. Bước 4: Kế hoạch thực hiện thí nghiệm. Bước 5: Tiến hành thí nghiệm và ghi lại các kết quả quan sát được. Bước 6: Nhận xét. -Các nhóm báo cáo kết quả làm việc , trao đổi để rút ra nhận xét chung về đặc điểm của lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt. b) Gợi ý tổ chức hoạt động : - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm để tìm ra đặc điểm về điểm đặt , phương ,chiều của lực ma sát nghỉ và trượt. - Yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập để xây dựng phương án thí nghiệm. - Giáo viên phát dụng cụ cho các nhóm và hỗ trợ các nhóm lắp ráp và thực hiện thí nghiệm khảo sát bằng phương pháp kéo đều trên mặt phẳng nằm ngang. - Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi chép số liệu thí nghiệm và thảo luận nhóm để rút ra các nhận xét. - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận về các đặc điểm của lực ma sát . - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh. - Giáo viên tổng kết, chuẩn hóa kiến thức về đặc điểm lực ma sát. 2.3. Luyện tập : Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập. a) Mục tiêu hoạt động : Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng bài tập cơ bản về lực ma sát. Nội dung hoạt động. Học sinh làm việc nhóm, tóm tắt kiến thức về lực ma sát : có thể dùng bản đồ tư duy hoặc dùng bảng để trình bày. Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng và giải bài tập số 8 SGK b) Gợi ý tổ chức hoạt động : - Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc nhóm, tóm tắt các kiến thức về lực ma sát để trình bày. Gợi ý học sinh dùng bản đồ tư duy hoặc bảng để trình bày nhưng không bắt buộc. - Nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ tổng kết kiến thức. - Học sinh giới thiệu sản phẩm của nhóm trước lớp và thảo luận. - Yêu cầu cả lớp giải nhanh bài tập 8 sách giáo khoa. 3. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng : Tìm hiểu vai trò của lực ma sát đối với đời sống. a) Mục tiêu : - Học sinh tìm hiểu được vai trò của lực ma sát đối với từng lĩnh vực của đời sống ; xây dựng các khuyến cáo cho việc ứng dụng kiến thức về ma sát trong những lĩnh vực nhất định (sinh hoạt , kĩ thuật, giao thông) Nội dung hoạt động : -Tìm hiểu vai trò của lực ma sát trong đời sống. Lấy ví dụ về sự có lợi và có hại của lực ma sát. -Tìm hiểu về ứng dụng những kiến thức về lực ma sát trong đời sống, trong kĩ thuật, trong giao thông. -Xây dựng các khuyến cáo cho việc sử dụng hợp lí các phương tiện , thiết bị có sử dụng ma sát. -Báo cáo kết quả trước lớp. 2.3.2.Giải thích một số hiện tượng liên quan đến lực ma sát trong thực tế Câu 1 : Lực ma sát góp phần giúp các đội chiến thắng trong thi kéo co. Thi kéo co là thi cái gì ? Rất nhiều người sẽ nói là : Tất nhiên là thi xem sức lực đội nào lớn hơn đấy thôi. Trên thực tế thì không đơn giản như vậy. Xét từ nguyên lý cơ học , hai đội tham gia kéo co, lực kéo giữa hai đội không hơn kém là bao nhiêu. Theo định luật 3 Niutơn thì khi A tác dụng lên B một lực thì ngược lại B cũng tác dụng lên A một lực , hai lực này cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn. Có thể thấy là lực kéo giữa hai bên không phải là nhân tố quyết định thắng thua. Vậy cái gì mới là nhân tố quyết định chiến thắng ? + Một là, tay nhất định phải giữ chặt dây thừng, dựa vào lực ma sát giữa tay và dây thừng để ngăn không cho dây tuột khỏi tay. + Hai là, phải làm tăng sự ma sát giữa mặt đất và chân của những người kéo co để chống lại lực kéo của đối phương. Có thể nói, chỉ cần tay nắm chặt dây thừng, lực thực sự khi kéo co đến từ chân của người, tức là lực ma sát giữa bàn chân và mặt đất. Làm sao để tăng lực ma sát đó lên? Trước hết, đi loại giày dưới đế có hoa văn lồi lõm có thể làm gia tăng ma sát. Thêm nữa , trọng lượng cơ thể người kéo co càng nặng thì áp lực lên mặt đất càng lớn, lực ma sát cũng sẽ tăng lên. Người lớn và trẻ con kéo co, người lớn thắng dễ dàng, mấu chốt là ở chỗ người lớn có trọng lượng lớn hơn trẻ con. Tuy nhiên, trong cuộc thi kéo co thực tế, việc thắng thua phụ thuộc rất lớn vào mức độ kĩ xảo của người tham gia.Ví dụ như : Chân cố sức giẫm xuống đất thì trong thời gian ngắn có thể sinh ra áp lực đối với mặt đất vượt quá trọng lượng cơ thể mình. Hoặc ngửa người ra phía sau, dựa vào lực kéo của đối phương để tăng áp lực đối với mặt đấtMục đích đều là tìm mọi cách làm tăng lực ma sát của mặt đất đối với bàn chân để giành thắng lợi của cuộc thi. Câu 2 : Vì sao màu sắc của hai mặt vợt bóng bàn lại khác nhau? Trong bóng bàn, ngoài kĩ thuật cầm vợt của vận động viên có tính quyết định ra thì tác dụng của cái vợt cũng rất quan trọng. Đối với vận động viên bóng bàn, cái vợt cũng giống như vũ khí của người chiến sĩ. Theo đà phát triển không ngừng của phong trào bóng bàn thế giới, các lối đánh và kĩ thuật cũng đang được sáng tạo không ngừng, các chủng loại vợt bóng bàn cũng ngày một nhiều lên. Thuở ban đầu, đánh bóng bàn đều dùng vợt gỗ. Vợt làm bằng gỗ thiếu lực đàn hồi và lực ma sát, tốc độ đánh bóng rất chậm, chỉ là đẩy qua đẩy lại, khi ngẫu nhiên thấy bóng lên cao thì vụt mạnh một cái. Về sau xuất hiện vợt cao su. Trên mặt cao su phân bổ đầy những hạt nhỏ nhỏ, mềm mềm. Khi vợt tiếp xúc với bóng, không phải chỉ có một điểm tiếp xúc như vợt gỗ, mà là một mặt cong. Điều đó mở rộng diện tích tiếp xúc giữa vợt và bóng, làm tăng lực ma sát đối với bóng. Khi vụt bóng, có thể làm cho bóng bị xoáy, bay theo đường cánh cung, nâng cao kĩ thuật đánh bóng. Năm 1952, sự xuất hiện của vợt xốp đã làm cho kĩ thuật đánh bóng phát triển thêm một bước. Vì bọt xốp rất mềm mại, bên trong chứa đầy lỗ khí nhỏ xíu nên có tính đàn hồi rất cao. Khi vụt bóng, quả bóng tiếp xúc với bọt xốp, dưới tác dụng của lực đàn hồi, tốc độ ra bóng nhanh hơn, lực mạnh hơn. Song, vợt đơn thuần dùng bọt xốp, do lực ma sát không đủ, khó khống chế tính chuẩn xác của bóng và khó sinh ra bóng xoáy. Thế là có người nghĩ ra một cách làm hay : dán một màng cao su có hạt rải đều không dày quá 2mm lên trên lớp bọt xốp, lại vừa có tính bám dính điều khiển bóng của cao su. Việc dán cao su lên mặt xốp cũng đáng được chú ý. Có cái dán thuận (hạt cao su ở ngoài), có cái dán nghịch (hạt cao su ở trong). Điều đó liên quan tới đặc tính vật lý của hai loại vợt khác nhau, cùng với yêu cầu khác nhau của vận động viên về vợt. Ví dụ như : Vận động viên chơi kiểu tấn công nhanh thì chọn loại vợt dán thuận kết hợp với bọt xốp. Vì lực phản đàn hồi của vợt dán thuận mạnh hơn vợt dán ngược, hạt của nó nằm ở ngoài, mặt tiếp xúc của cao su với bóng nhỏ, thời gian dừng lại ngắn, tốc độ ra bóng nhanh, có lợi cho việc tăng nhanh tốc độ tấn công và sức mạnh của vận động viên. Còn vợt cao su dán ngược kết hợp với bọt xốp thì càng thích hợp cho việc đánh bóng theo đường vòng cung và cắt bóng của vận động viên. Bóng đường vòng cung xoáy lên trên, cắt bóng xoáy xuống dưới. Hai lối đánh này đều nhấn mạnh vào việc phát huy bóng xoáy. Cao su dán ngược thì các hạt ở bên trong, bề mặt của nó rất có tính bám dính. Khi đánh bóng, diện tích tiếp xúc giữa mặt vợt và bóng lớn, lực ma sát sinh ra đối với bóng cũng khá lớn, càng có lợi cho đặc điểm phát huy bóng xoáy. Đồng thời, vì giữa mặt cao su và lớp bọt xốp có thêm một lớp hạt cao su, giữa các hạt này có nhiều khe trống, khi vợt tiếp xúc với bóng thì vợt bị lõm vào trong càng nhiều, diện tích tiếp xúc giữa vợt và bóng càng lớn, lực ma sát tăng lên và vận động viên có điều kiện để tạo bóng xoáy nhiều hơn. Trên chiếc vợt bóng bàn nho nhỏ mà có bao điều để khám phá, học hỏi. Tuy nhiên tại sao hai mặt vợt lại có hai màu khác
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tim_hieu_ve_luc_ma_sat_truot_de_van_dung_vao_viec_day_h.docx