SKKN Tiếp cận danh nhân nguyễn mộng tuân trong giờ ngoại khóa văn học

SKKN Tiếp cận danh nhân nguyễn mộng tuân trong giờ ngoại khóa văn học

 Bên cạnh Nguyễn Trãi, một tác giả lớn đã được nhiều nhà nghiên cứu và sưu tầm, dày công khai thác và công bố, thì tác giả cùng thời với ông như Nguyễn Mộng Tuân cũng cần được quan tâm nghiên cứu. Nguyễn Mộng Tuân là kẻ sĩ tham gia trong hàng ngũ nghĩa quân Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Cũng như các bạn đồng liêu (Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên ), Nguyễn Mộng Tuân đã đem hết trí lực phục vụ triều Lê còn non trẻ. Ông không chỉ là nhà chính trị có tầm nhìn xa trông rộng, mà còn là nhà văn xuất sắc.

 Tác phẩm của Nguyễn Mộng Tuân được ghi chép tản mạn ở nhiều tư liệu khác nhau, thậm chí bị thất truyền, như Cúc Pha tập. Nguyễn Mộng Tuân từ trước đến nay ít được các nhà nghiên cứu quan tâm giới thiệu, có chăng chỉ là những dòng sơ lược về tiểu sử và các tài liệu mang tính chất khảo cứu.

 Bản thân đang công tác và giảng dạy tại ngôi trường mang tên Nguyễn Mộng Tuân (Trường THPT Nguyễn Mộng Tuân)- Vì lí do đó, tôi mạnh dạn chia sẻ những kinh nghiệm qua đề tài” Tiếp cận danh nhân Nguyễn Mộng Tuân trong giờ ngoại khóa” nhằm giúp đồng nghiệp và học sinh tiếp cận Nguyễn Mộng Tuân một cách tốt

doc 20 trang thuychi01 7040
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tiếp cận danh nhân nguyễn mộng tuân trong giờ ngoại khóa văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
 Bên cạnh Nguyễn Trãi, một tác giả lớn đã được nhiều nhà nghiên cứu và sưu tầm, dày công khai thác và công bố, thì tác giả cùng thời với ông như Nguyễn Mộng Tuân cũng cần được quan tâm nghiên cứu. Nguyễn Mộng Tuân là kẻ sĩ tham gia trong hàng ngũ nghĩa quân Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Cũng như các bạn đồng liêu (Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên), Nguyễn Mộng Tuân đã đem hết trí lực phục vụ triều Lê còn non trẻ. Ông không chỉ là nhà chính trị có tầm nhìn xa trông rộng, mà còn là nhà văn xuất sắc.
 Tác phẩm của Nguyễn Mộng Tuân được ghi chép tản mạn ở nhiều tư liệu khác nhau, thậm chí bị thất truyền, như Cúc Pha tập. Nguyễn Mộng Tuân từ trước đến nay ít được các nhà nghiên cứu quan tâm giới thiệu, có chăng chỉ là những dòng sơ lược về tiểu sử và các tài liệu mang tính chất khảo cứu.
	 Bản thân đang công tác và giảng dạy tại ngôi trường mang tên Nguyễn Mộng Tuân (Trường THPT Nguyễn Mộng Tuân)- Vì lí do đó, tôi mạnh dạn chia sẻ những kinh nghiệm qua đề tài” Tiếp cận danh nhân Nguyễn Mộng Tuân trong giờ ngoại khóa” nhằm giúp đồng nghiệp và học sinh tiếp cận Nguyễn Mộng Tuân một cách tốt hơn.
2. Mục đích nghiên cứu 
	Tên tuổi Nguyễn Mộng Tuân từ lâu đã được nhắc đến nhiều trong các tư liệu lịch sử và văn chương trung đại. Nhưng để tìm hiểu một cách hệ thống về cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm của ông đến nay chưa được giới khoa học quan tâm đúng mức, có chăng cũng chỉ là sơ lược về tiểu sử.	 
	Nguyễn Mộng Tuân là tác giả có đóng góp đáng kể cho văn học Việt Nam Trung đại và có vị trí tương đối quan trọng trong lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV. Tuy nhiên, tên Nguyễn Mộng Tuân còn xa lạ với rất nhiều người.
 3. Đối tượng nghiên cứu 
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Một số đóng góp của Nguyễn Mộng Tuân cho văn học thời Lê sơ.
3.2. Giới hạn của SKKN: Khái quát sáng tác của Nguyễn Mộng Tuân còn để lại, tìm hiểu, xác định những đóng góp của ông.
	4. Phương pháp nghiên cứu
	SKKN vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có các phương pháp chính: Phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh - đối chứng, phương pháp hệ thống.	
	5. Những điểm mới của SKKN
	Đề tài là công trình tìm hiểu, xác định một số đóng góp của Nguyễn Mộng Tuân cho văn học thời Lê sơ với một cái nhìn hệ thống và tương đối toàn diện., dùng làm tư liệu tham khảo cho việc tiếp cận Nguyễn Mộng Tuân.
NỘI DUNG
 TIẾP CẬN DANH NHÂN NGUYỄN MỘNG TUÂN TRONG GIỜ NGOẠI KHÓA
1. Cơ sở lí luận
Tìm hiểu, sưu tầm, giới thiệu và thai thác các giá trị văn hóa quá khứ, trong đó có văn học luôn luôn là việc làm hết sức cần thiết. Chúng ta đi đến hiện đại không thể không xuất phát từ truyền thống và tiếp thu giá trị của truyền thống. Nhiều tác giả, tác phẩm văn học trung đại đã được giới thiệu, nghiên cứu công phu đấy là những thành tựu đáng mừng. Nhưng còn có biết bao nhiêu hiện tượng văn hóa, văn học khác mà chúng cần được biết đến. Nguyễn Mộng Tuân dường như còn xa lạ với nhiều người. 
 Bên cạnh Nguyễn Trãi, một tác giả lớn đã được nhiều nhà nghiên cứu và sưu tầm, dày công khai thác và công bố, thì tác giả cùng thời với ông như Nguyễn Mộng Tuân cũng cần được quan tâm nghiên cứu. Nguyễn Mộng Tuân là kẻ sĩ tham gia trong hàng ngũ nghĩa quân Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Cũng như các bạn đồng liêu (Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên), Nguyễn Mộng Tuân đã đem hết trí lực phục vụ triều Lê còn non trẻ. Ông không chỉ là nhà chính trị có tầm nhìn xa trông rộng, mà còn là nhà văn xuất sắc
2. Thực trạng vấn đề.
	Tên tuổi Nguyễn Mộng Tuân từ lâu đã được nhắc đến nhiều trong các tư liệu lịch sử và văn chương trung đại. Nhưng để tìm hiểu một cách hệ thống về cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm của ông đến nay chưa được giới khoa học quan tâm đúng mức, có chăng cũng chỉ là sơ lược về tiểu sử.
	Có thể tìm thấy Nguyễn Mộng Tuân trong một số tài liệu: 
	Trong Tổng tập văn học Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tác giả Bùi Văn Nguyên có giới thiệu sơ lược về tiểu sử hành trạng của Nguyễn Mộng Tuân. Tập 4 tác giả truyền dịch 8 bài thơ và 4 bài phú.
	Trong công trình Tên tự, tên hiệu của các tác giả Hán Nôm Việt Nam, Trịnh Khắc Mạnh, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, Trịnh Khắc Mạnh cũng cho biết sơ lược về tiểu sử của tác giả Nguyễn Mộng Tuân và có nhắc tới Cúc Pha Tập, nhưng rất tiếc tập thơ đã bị thất truyền.
	Trong Việt Nam sử lược, Nxb Đà Nẵng 2003, Trần Trọng Kim có nhắc đến đóng góp của Nguyễn Mộng Tuân trong công cuộc kháng chiến chống quân Minh.
	Trong Văn chương Nguyễn Trãi, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 1984, Bùi Văn Nguyên nhắc đến công lao của Nguyễn Mộng Tuân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và một số nét tương đồng trong thơ văn của Nguyễn Trãi và Nguyễn Mộng Tuân.
	Nguyễn Mộng Tuân được giới thiệu trong Từ điển văn học.
	Rất đáng chú ý là đã có một số luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ ít nhiều có đề cấp đến Nguyễn Mộng Tuân. Tuy nhiên khi nhắc đến Nguyễn Mộng Tuân, hầu như các thế hệ học trò, kể cả một số giáo viên và nhân dân địa phương còn mơ hồ về nhân vật lịch sử này. Vì thế, với những vấn đề gợi mở sau sẽ phần nào giúp cho các thế hệ học trò và những người quan tâm có cái nhìn toàn diện hơn về danh nhân xứ Thanh.
2.1. Lịch sử Thời Lê sơ (1428 – 1527) 	
Giai đoạn này là thời kỳ xây dựng lại đất nước sau thời bị nhà Minh đô hộ. Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ nhanh chóng bắt tay vào xây dựng đất nước bị tàn phá qua nhiều năm chiến tranh. Có thể nói, đây là một cuộc cải cách toàn diện, từ chính trị đến kinh tế - tài chính, văn hoá giáo dục, xã hội. Thông qua các cải cách kinh tế - xã hội, chính trị, Hồ Quý Ly dự định xoá bỏ đặc quyền và thế lực của tầng lớp quý tộc Trần, xây dựng một nhà nước quan liêu không đẳng cấp, quyền lực tập trung, để trực tiếp giải quyết những khó khăn trong nước và chống lại các thế lực xâm lược từ bên ngoài. Tuy nhiên, cuộc cải cách có chỗ quá mạnh so với thời đó (chính sách hạn điền), có chỗ chưa thật triệt để (gia nô, nô tì không được giải phóng). Chính sách tiền tệ nhằm thu lại và hạn chế việc sử dụng đồng trong chi dùng hằng ngày, tập trung nguyên vật liệu phục vụ quốc phòng - một nhu cầu bức thiết. Nhưng lưu hành tiền giấy là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với nước ta đương thời, không đáp ứng đúng thực tiễn phát triển còn hạn chế của kinh tế hàng hoá cuối thế kỉ XIV. Cải cách văn hoá, giáo dục có ý nghĩa tiến bộ đầy đủ hơn.
Thế nhưng, ngày 18/11/1406, núp dưới danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ” nhà Minh mang 40 vạn quân sang xâm lược nước ta. Nhà Hồ trước sau chủ trương kiên quyết khởi nghĩa và rất tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Tuy nhiên, cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo đã bị thất bại nhanh chóng.. Với tư tưởng yêu nước, mỗi khi nước ta phản kháng hay vùng lên khởi nghĩa thì lập tức chúng dùng vũ lực đàn áp khốc liệt với nhiều thủ đoạn man rợ. Trước tình hình đó, với truyền thống “yêu nước thương nòi” nhân dân đã vùng lên tiến hành nhiều phong trào đấu tranh vũ trang rộng rãi. Đến với Lam Sơn động chủ không chỉ có những người giỏi võ như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, Nguyễn Chích mà còn có những nhà nho tri thức như Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân... Thời ấy ba ông được ví như tùng - trúc - mai trong bức tranh “đông thiên tam hữu”. Bởi họ có những điểm chung như thi đỗ cùng khoa, làm quan một triều, cùng chung chí hướng, lí tưởng muốn góp sức mình cùng chủ tướng Lê Lợi đuổi kẻ thù chung - giặc Minh. Mặc dù đến với Lam Sơn và Lê Lợi là phải “nếm mật nằm gai” nhưng họ vẫn vui vẻ cam lòng. Trong tâm khảm của mỗi người dân đất Việt luôn in dấu ấn cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mãi gắn liền với tên tuổi bất tử của Lê Lợi, Nguyễn Trãi và những người anh hùng trên đất Lam Sơn.
Trong lịch sử dân tộc ta, có thể nói thời Lê sơ là một thời kì xán lạn. Sau 5 thập kỉ độc lập và văn hiến nhờ những tướng tài, nhà Hồ có tội để mất nước vào tay nhà Minh. Nhưng rồi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ (1418) đưa tới những chiến thắng vang dội khiến quan quân Minh phải rút về Tàu, nền độc lập dân tộc được khôi phục, một triều đại mới được thành lập. Ánh sáng của tự chủ tự do đươc trở về với đất Việt, với kinh đô cũ Thăng Long được triều Lê sơ cho một tên gọi mới để phân biệt với Lam Kinh ở Thanh Hoá còn gọi là Tây Đô hay Tây Kinh. Ánh sáng bùng lên khi Lam Sơn dấy nghĩa rồi toả chiếu trên toàn cõi đất nước, cũng là ánh sáng của 100 năm văn hiến nhờ sự nghiệp của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh, Phan Phu Tiên, nhờ những thành tựu văn hoá đẹp đẽ như hội Tao Đàn, bản đồ Hồng Đức, luật Hồng Đức.
Nhưng phải nói thêm, rất đáng buồn là vào thời Lê sơ, một hình phạt thuộc loại man rợ nhất mà con người có thể nghĩ ra, gọi là “tru di tam tộc” từ bên Tàu “nhập” vào nước ta như vết nhơ khó rửa. Một số vua Lê sơ hẹp lượng vô nghì, bạc nghĩa, đã sát hại người công thần khai quốc, tiêu biểu là Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Sát... Nguyễn Mộng Tuân dù làm quan nhiều đời vua nhưng cuối cùng cũng không tránh khỏi đại hoạ đó.
2.2. Tình hình chung của văn học thời Lê sơ	
 Về thời kỳ lúc đó, nền đô hộ của nhà Minh không những kìm hãm sự phát triển tự nhiên của xã hội mà còn đe doạ nghiêm trọng vận mệnh cả dân tộc và mọi phẩm giá của con người Việt Nam. Đất nước đứng trước một thử thách hiểm nghèo “giặc Minh ngang ngược muốn đòi đất phong, giả nhân diệt nước, giết hại làm càn, nhân dân Việt Nam gan óc dày đất, con thơ cháu bé mắc phải thảm hoạ giáo mác ngang thây, làng mạc bỏ hoang, xã tắc thành gò, hoặc để thỏ chui, hoặc cho hươu ở, làm bãi cho chim đỗ, làm rừng cho báo nấp” nhà viết sử Ngô Sỹ Liên đã nhận xét như vậy. Núp dưới danh nghĩa “Phù Trần diệt Hồ”, nhà Minh phát động 40 vạn quân sang xâm lược nước ta. Với bộ máy chính sách đàn áp vô cùng dã man, tàn khốc đã khiến đời sống của nhân dân ta vô cùng khổ cực, lầm tha. Truyền thống yêu nước đã được phát huy mạnh mẽ. Không chỉ có những người giỏ võ như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảomà còn có cả những nhà Nho trí thức như Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lí Tử Tấn.
Tình hình xã hội và sự phát triển của giai đoạn đã góp phần quan trọng tạo nên sự phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc cho văn học thời Lê sơ. Đáng tiếc là hiện nay số thơ văn đương thời còn lại rất ít. 
 Văn học thế kỉ XV đã xuất phát từ truyền thống văn hiến ấy. Trong số hơn 80 tác gia mà chúng ta được biết thì nổi bật lên trên hết là Nguyễn Trãi. Các tác gia có tên tuổi khác là Lý Tử Tấn với Chuyết Am thi tập, Pháp Vân Cổ tự kí và nhiều bài phú, Vũ Mộng Nguyên với Vi Khê thi tập, Lý Tử Cấu với Hạ Trai thi tập, Nguyễn Trực với Hu Liêu tập... Ngoài ra Phan Phu Tiên, Trần Thuấn Du, Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh cũng để lại nhiều thơ văn. Văn học thời kì này phản ánh sự trưởng thành của tinh thần dân tộc và vai trò hàng đầu của trí thức dân tộc. Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Cấu... đã sử dụng văn học như một vũ khí chiến đấu cho tư tưởng nhân nghĩa, cho chính sách huệ dân. Lê Thánh Tông, Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Bùi Xương Trạch cũng sử dụng văn học như một công cụ xây dựng chế độ, đề cao vương quyền. Cuối thế kỉ XV, Lê Thánh Tông đã tập hợp các văn thần lập ra Hội Tao đàn mà nhà vua tự xưng là Chánh nguyên súy. Việc sáng tác tiến hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nhà vua thể hiện quan điểm chính thống của Nhà nước. Và chưa bao giờ văn học cung đình lại thịnh hơn dưới triều Lê Thánh Tông.
 Xét tình hình văn học thế kỉ XV, phải thấy ý thức bảo vệ các di sản văn học dân tộc thể hiện việc làm đáng quý của các nhà tri thức dân tộc từ Nguyễn Trãi đến Vũ Cán. Nguyễn Trãi có sưu tập văn thơ chữ Hán và chữ Nôm đời Trần, đời Hồ. Phan Phu Tiên và Chu Xa tập hợp thơ đời Trần và đầu đời Lê trong Việt âm thi tập. Dương Đức Nhan tập hợp thơ cuối đời Trần, đời Hồ và đầu đời Lê trong Cổ kim thi gia tinh tuyển. Hoàng Đức Lương tập hợp thơ đời Trần và đầu đời Lê trong Trích diễm thi tập, Hoàng Tụy Phu biên soạn Quần hiền phú tập: các sách này tập hợp chiếu, biểu, phú các đời trước và đầu đời Lê. Việc ghi chép và biên soạn những truyện kí như Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi, Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh và Kiều Phú đã góp phần nâng cao ý thức về cốt cách dân tộc ta và khả năng của nhân dân ta. Âm điệu chủ đạo của thời đại đã vang lên của những người đã tham gia phong trào Lam Sơn và đã góp phần chiến thắng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Cấu, v.v... Âm điệu ấy cũng vang lên trong tác phẩm của những người đã kế tiếp nhau trong suốt thế kỉ XV góp phần xây dựng đất nước như Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Cấu, Phan Phu Tiên, Trình Thuấn Du, Lương Thế Vinh, Bùi Xương Trạch, v.v 
Có thể chia văn học thế kỉ XV làm hai thời kì. Văn học nửa đầu thế kỉ nói chung đầy khí thế lạc quan. Đây là văn học của thời kì chiến đấu đuổi giặc cứu nước. Âm điệu anh hùng đã vang dội trong nhiều tác phẩm mà tiêu biểu nhất là những tác phẩm của Nguyễn Trãi. Nửa thứ hai của thế kỉ là thời kì mà nhà Lê củng cố chế độ phong kiến trên cơ sở xây dựng lại đất nước. Văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm nói chung chịu sự chỉ huy chặt chẽ của nhà nước, đứng đầu là Lê Thánh Tông, và được sử dụng về mục đích trên. Tính chất gọi là chính thống của văn học đã hạn chế nội dung và gò bó hình thức văn học. Tuy nhiên, văn học nửa thứ hai của thế kỉ, gắn với sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, vẫn có những tác phẩm không ít giá trị.
Các thể loại văn học chính trong thời kì này gồm thư, phú, chiếu, văn bia, truyện kí. Lực lượng sáng tác thời Lê sơ khá hùng hậu và thành tựu sáng tác cũng rất lớn, để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử văn học thời phong kiến Việt Nam. Nội dung văn học thời kì này khá phong phú, phản ánh đa dạng đời sống chính trị, xã hội. Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, có hàng loạt tập văn thơ nổi tiếng đặc biệt là của Nguyễn Trãi. Văn học thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc. Tuy nhiên ở văn học thời Lê sơ có một bộ phận thơ văn mang đậm tính chất cung đình, chỉ tập trung ca ngợi nhà vua. Phần lớn loại tác phẩm này được viết với lời lẽ trau chuốt, ý tứ cầu kì và tình cảm mang tính chất giả tạo.
 Nguyễn Trãi được xem là tác gia quan trọng hàng đầu của văn học thời Lê sơ với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập Mộng Tuân cũng là một ngôi sao sáng đương thời với nhiều tác phẩm thơ và phú có giá trị. Tác phẩm tiêu biểu của ông có Hạ thừa chỉ Ức Trai tân cư, Chí Linh sơn phú
 Vào nửa sau thế kỉ XIV, cùng với sự suy thoái của nhà Trần, xuất hiện những nhà thơ Trần Nguyên Đán, Chu An, Nguyễn Phi Khanhvới những bài thấm đượm tình thương yêu nhân dân, thông cảm với cuộc sống khổ cực của nhân dân. Thời Lý - Trần cũng để lại nhiều văn bia dài, nhiều bài phú lưu loát, đẹp đẽ như Đông Hồ bút, Trảm xà kiếm, Ngọc tỉnh liên, Thiên Hưng trấn. Với ý thức dân tộc sâu sắc, nhân dân Đại Việt đã xây dựng được một nền văn học phong phú.
2.3. Vị trí Nguyễn Mộng Tuân trong văn học thời Lê sơ
2.3.1. Cuộc đời, con người và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Mộng Tuân
2.3.1.1. Cuộc đời, con người
Theo Đăng khoa lục thì Vũ Mộng Nguyên là tên gọi khác của Nguyễn Mộng Tuân sau khi ông thi đỗ. Trong Đại Việt lịch triều đăng khoa lục, phần phụ chép đời Hồ Quý Ly ghi rõ: "Vũ Mộng Nguyên người làng Viên Khê, năm 21 tuổi sau khi thi đỗ liền đổi tên thành Nguyễn Mộng Tuân. Ông làm quan bản triều (triều Lê) đến chức Thượng khinh xa úy, Tả Nạp ngôn, Trung thư lệnh, hiệu Cúc Pha, đương thời hiệu là Minh Phủ." 
Có tài liệu cho rằng: "Nguyễn Mộng Tuân là một tên khác của Vũ Mộng Nguyên. Ông người làng Viên Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, đậu Thái học sinh niên hiệu Thánh Nguyên Canh Thìn (1400) cùng Nguyễn Trãi. Ông có tên hiệu là Cúc Pha, làm quan dưới triều Lê".
Một số tài liệu khác chép Nguyễn Mộng Tuân và Vũ Mộng Nguyên là 2 người khác nhau. Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn chép Nguyễn Mộng Tuân tự là Văn Nhược, hiệu là Cúc Pha, người làng Đông Sơn xứ Thanh Hoá. Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích ghi Nguyễn Mộng Tuân, tự là Văn Nhược, người làng Phủ Lí, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay là xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) và ghi Vũ Mộng Nguyên tên tự là Vi Khê, hiệu là Lạn Kha, người Đông Sơn, huyện Tiên Du, đậu thái học sinh khoa Thánh Nguyên nguyên niên. Thế nhưng tìm hiểu kĩ về thơ văn của hai ông có thấy thơ của hai ông xướng hoạ với nhau (Tặng tế tửu Vũ công chí sỹ). Có thể tài liệu Đăng khoa lục đã chép tiểu sử của hai ông có sự nhầm lẫn. Bởi có những điểm tương đồng ở hai ông đó là cùng sống một thời đại, cùng thi đỗ Thái học sinh một khoa Thánh Nguyên thứ nhất, và quê quán của họ đều có hai chữ Đông Sơn. Thật ra Nguyễn Mộng Tuân người Đông Sơn- Thanh Hoá, còn Vũ Mộng Nguyên người làng Đông Sơn, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Nhà thờ của Vũ Mộng Nguyên hiện nay vẫn còn ở Tiên Du, Bắc Ninh).
 Theo gia phả dòng họ, ông sinh năm 1380, đỗ Thái học sinh năm Canh Thìn, niên hiệu Thánh Nguyên thứ nhất (1400) vừa mới lên ngôi, công việc triều đình còn rất phức tạp nhưng việc đầu tiên Hồ Quý Ly làm là cho mở khoa thi Thái học sinh, lấy đỗ 26 người. Khoa thi này rất nổi tiếng và được các bậc danh nho đương thời dự thi khá đông, biểu hiện sự chấp nhận triều đại nhà Hồ của tầng lớp tri thức. Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân và các vị thái học sinh khác là những nhà đại nho trụ cột cho triều đình đương đại và các triều đại sau.
 Như vậy theo nhiều nguồn tài liệu khác nhau, ta có thể khẳng định Nguyễn Mộng Tuân và Vũ Mộng Nguyên là hai tác giả khác nhau. Nguyễn Mộng Tuân, tự Văn Nhược, hiệu Cúc Pha, không rõ năm sinh năm mất, quê ở xóm Chằm, làng Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông đỗ Thái học sinh kỳ thi năm Canh Thìn (1400), tháng 8 mùa thu, đời nhà Hồ, với đầu đề bài thi là “Linh Kim Tàng Phú” hỏi về chuyện Hán Cao tổ (Lưu Bang bên Trung Quốc) có cái kho chứa gươm. Khi khởi nghĩa Lam Sơn, ông tìm đến Lê Lợi và được Lê Lợi tin dùng. Sau đại thắng quân Minh ngày 15 tháng 4 năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế. Nguyễn Mộng Tuân được phong tước Á Hầu giữ chức Khu Mật Đại Sử. Đến thời Lê Thái Tông (1434-1442), ông giữ chức Trung thư lệnh và Đô úy. Sang đời Lê Nhân Tông (1442-1459), ông giữ chức Tả nạp ngôn, Thượng Khinh Xa Đô Úy, Tri quân dân Bắc đạo, Nguyễn Mộng Tuân cùng với Lê Thụ đi đánh Chiêm Thành, thắng lợi trở về được ban tước Vinh Lộc đại phu.
 Nguyễn Mộng Tuân tham gia giám khảo các kỳ thi Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442), Nguyễn Mộng Tuân từng tiếp các đoàn sứ bộ của các nước, đặc biệt ông còn được mời vào dạy vua học ở tòa Kinh Diên, và từng giữ chức Tế Tửu (hiệu trưởng) Quốc Tử Giám, được vua trọng ban cho lễ ưu đãi tuổi già. Nguyễn Mộng Tuân vừa là danh nho, vừa là một võ tướng, vừa là nhà chính trị có tầm nhìn xa, trông rộng. Đây là một trong những trường hợp ít thấy đối với một khai quốc công thần đời Lê. Nguyễn Mộng Tuân là người cương trực, khẳng khái vì lợi ích của nhân dân và quốc gia đại sự. Nhưng cuối đời Nguyễn Mộng Tuân vẫn không tránh được hậu họa. Cuối đời Nguyễn Mộng Tuân bị hậu hoạ do sự kiện thanh trừng của nhà Lê “thỏ chết, cung treo” nên dòng họ Nguyễn Mộng Tuân đã chạy từ làng Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn đền Phủ Lí, nay là xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Hiện nay nhà thờ Nguyễn Mộng Tuân ở nơi đây.
 Là nhà nho xuất thân bằng con đường cử nghiệp, ông còn là người giàu lòng yêu nước. Đỗ cao và được trọng dụng dưới vương triều Hồ chưa được bao lâu thì giặc Minh đã đem quân xâm lược. Dưới ách cai trị tàn bạo hà khắc của giặc Minh, với tấm lòng đầy nghĩa khí ông không thể ngồi yên nhìn nỗi thống khổ của người dân. Sau khi được tin Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi giặc Minh cứu nước, ông tìm đến vùng đất Lam Sơn xin tham gia khởi nghĩa và là một trong những người có mặt từ thuở ban đầu của nghĩa quân Lam Sơn được Lê Lợi tin dùng. Ông là người tích cực ủng hộ chủ trương và quan điểm tâm công của Nguyễn Trãi và minh chủ Lê Lợi. Suốt mười năm kháng chiến chống quân Minh, Nguyễn Mộng Tuân là một văn thần luôn được trọng dụng, nhiều năm nằm trong bộ tham mưu của Lê Lợi. 
Năm Canh Tuất (1430), Năm thứ ba sau hoà bình

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tiep_can_danh_nhan_nguyen_mong_tuan_trong_gio_ngoai_kho.doc
  • docBia SKKN chuan.doc