SKKN Tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật để giảng dạy bài: thực hiện pháp luật – GDCD 12

SKKN Tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật để giảng dạy bài: thực hiện pháp luật – GDCD 12

 Thứ nhất: Điều 2 luật giáo dục khẳng định: Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng đọc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 Do đó ngành giáo dục có nhiệm vụ quan trọng với sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam trong đó có việc hình thành ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý trong nhân dân. Hoạt động giáo dục pháp luật là một hoạt động giáo dục cụ thể gắn bó hữu cơ với hoạt động giáo dục nói chung. Nội dung giáo dục pháp luật là một phần của nội dung chương trình giáo dục ở các cấp học. Nói cách khác, giáo dục pháp luật là một hoạt động tự thân, thường xuyên của ngành giáo dục. Giáo dục pháp luật không chỉ góp phần ổn định hoạt động của ngành mà còn góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, công tác phổ biến giáo dục pháp luật của ngành cần được tăng cường thường xuyên, liên tục, ở tầm cao hơn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.

 

docx 20 trang thuychi01 13873
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật để giảng dạy bài: thực hiện pháp luật – GDCD 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 3
---------------o0o---------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
“TÍCH HỢP PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT ĐỂ GIẢNG DẠY BÀI: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT – GDCD 12”.
 Người thực hiện: Mai Thị Giang.
 Chức vụ: Giáo viên.
 SKKN thuộc môn: GDCD.
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
 Nội dung
Trang
1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
1
1.2 Mục đích nghiên cứu
2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 
3
1.4 Phương pháp nghiên cứu
3
1.5 Điểm mới của SKKN
3
2. Nội dung SKKN
2.1 Cơ sở lý luận của SKKN
4
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
5
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
2.4 Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục của bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 
16
3. Kết luận, kiến nghị
3.1 Kết luận 
17
3.2 Kiến nghị
18
1. LỜI MỞ ĐẦU.
 1.1. Lý do chọn đề tài: 
 Thứ nhất: Điều 2 luật giáo dục khẳng định: Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng đọc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Do đó ngành giáo dục có nhiệm vụ quan trọng với sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam trong đó có việc hình thành ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý trong nhân dân. Hoạt động giáo dục pháp luật là một hoạt động giáo dục cụ thể gắn bó hữu cơ với hoạt động giáo dục nói chung. Nội dung giáo dục pháp luật là một phần của nội dung chương trình giáo dục ở các cấp học. Nói cách khác, giáo dục pháp luật là một hoạt động tự thân, thường xuyên của ngành giáo dục. Giáo dục pháp luật không chỉ góp phần ổn định hoạt động của ngành mà còn góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, công tác phổ biến giáo dục pháp luật của ngành cần được tăng cường thường xuyên, liên tục, ở tầm cao hơn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.
 Thứ hai: Xu hướng những kẻ phạm tội ở tuổi vị thành niên ngày càng nhiều làm dấy lên những lo lắng, quan ngại trong dư luận xã hội. Có thể nhận thấy, ngoài những nhân tố như: hoàn cảnh, môi trường sống, phương pháp giáo dục của gia đình, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng trên là những khoảng trống chưa được khỏa lấp trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh. Trong chương trình GDCD ở bậc học phổ thông, những kiến thức cơ bản về pháp luật đã được đưa vào giảng dạy hoặc được lồng ghép tích hợp. Mặc dù vậy, do hạn chế về thời lượng, cùng với đó là phương pháp truyền thụ của giáo viên chưa thực sự sinh động, hấp dẫn, những kiến thức pháp luật cần thiết thì còn phổ biến chung chung nên học sinh thường có suy nghĩ rằng lứa tuổi các em chưa phải chịu trách nhiệm pháp lý hoặc có chăng thì chỉ là cảnh cáo. Chính những nhận thức, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, mơ hồ đã dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt, thậm chí là có những hành vi coi thường pháp luật. Chỉ đến khi bị các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý thì mọi sự đã muộn, những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra.
   Không ít học sinh khi được hỏi về độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý  cho hành vi vi phạm pháp luật thì các em trả lời rằng “đủ 18 tuổi trở lên”. Hiểu như vậy là hết sức nhầm lẫn, bởi vì theo Điều 18 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”. Cũng tại điểm a, khoản 1, điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính”.Và Điều 12- Bộ Luật hình sự quy định : “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”
     Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì lứa tuổi vị thành niên nói chung và lứa tuổi học sinh THPT nói riêng vẫn phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự. Do đó, việc trang bị những kiến thức, hiểu biết pháp luật cho học sinh ở bậc học này vì thế là rất cần thiết.
    Tuy nhiên, trên thực tế, công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở bậc THPT vẫn chưa mang lại những kết quả như mong muốn. Nhiều kiến thức pháp luật quan trọng, gần gũi với cuộc sống đã được đưa vào chương trình môn Giáo dục công dân lớp 12. Mặc dù vậy, trong suy nghĩ của không ít học sinh hiện nay, Giáo dục công dân vẫn được xem là một “môn phụ” nên không mấy quan tâm, mặn mà.
      Đã có không ít học sinh phải bỏ dở chuyện học hành, thậm chí bị xử lý trước pháp luật bởi những hành vi bột phát, nông nổi bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật, thiếu sự quan tâm giáo dục từ gia đình và những tác động xấu từ xã hội.
  Do đó, giáo dục pháp luật cho học sinh đang là điều rất cần thiết .Việc làm này nhất thiết phải có sự đồng thuận, thống nhất từ gia đình, nhà trường đến cộng đồng nhằm xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, từ đó, ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi học sinh. 
 Chính vì hai lí dotrên nên tôi mạnh dạn đưa nội tích hợp phổ biến pháp luật vào trong các bài học pháp luật nhằm mục đích tăng cường ý thức pháp luật của cán bộ, công nhân viên, học sinh trong nhà trường đảm bảo để mọi thành viên “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
 Qua đó tôi khẳng định lý do lựa chọn vấn đề “ Tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật vào giảng dạy bài: Thực hiện pháp luật – GDCD 12”. Để viết sáng kiến kinh nghiệm là cần thiết.
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
 Tích hợp văn bản pháp luật vào bài Thực hiện pháp luật – GDCD 12 nhằm:
 + Góp phần trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về các văn bản luật.
 + Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh, để học sinh trách hoặc là kiềm chế những việc làm trái pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, củng cố niềm tin ở tính nghiêm minh của pháp luật.
 + Phát triển cho học sinh các kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và xử lí tích cực trong cuộc sống.
 + Kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh nhận thức bài học nhanh hơn, góp phần nâng cao hiệu quả bài học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Bài Thực hiện pháp luật - GDCD 12 
Sáng kiến tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục phổ biến pháp luật cho học sinh. Thông qua bài : Thực hiện pháp luật - GDCD 12. 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
+ Phương pháp thảo luận lớp, nhóm.
+ Phương pháp xử lí tình huống.
+ Phương pháp thuyết trình, giảng giãi.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến.
- Đề tài có ba cái hay và mới như sau:
 +Vấn đề tích hợp trong giáo dục là vấn đề đang được quan tâm, nhưng nhiều người đang lúng túng trong việc tìm cách tích hợp, thiếu kỹ năng và kiến thức thực tiễn nên hiệu quả chưa cao.
 +Vấn đề phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học đang là vấn đề cần được quan tâm sâu sắc, đặc biệt trường THPT Hậu Lộc 3 lại đang đóng trên địa phương thực trạng vi phạm pháp luật đang diễn ra nghiêm trọng là xã Thành Lộc (nơi được xem là đại bản danh buôn bán chó nổi tiếng cả nước) với nhiều tệ nạn như trộm cắp, ma túy, bài bạcvà các xã lân cận quanh khu vực quốc lộ 1A. 
 Vì vậy với mục đích vừa cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của mục tiêu bài học, vừa giáo dục cho các em các quy định của Pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Giúp các em biết phân biệt cái đúng cái sai, hành xử văn minh để không vi phạm pháp luật. Đồng thời đấu tranh, phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật , biết bảo vệ cái đúng, cái tốt trong xã hội.
 + Việc sử dụng việc giáo dục phổ biến pháp luật sẽ giúp học sinh liên hệ lí thuyết với thực tiễn tránh được sự nhàm chán, nặng nề của môn học. Giúp bài học trở nên sinh động hơn và học sinh học tập tích cực chủ động tham gia vào vào quá trình học tập, có cơ hội phát hiện những vi phạm pháp luật trong đời sống và tìm cách giải quyết vấn đề một cách đọc lập.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
 2.1. Cơ sở lý luận: 
 Cơ sở lý luận của sáng kiến đó là: 
1. Chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo toàn diện của các nhà trường, từ yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngay từ đầu những năm 80, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường. Các Nghị quyết quan trọng của Đảng từ Nghị quyết số 14/TU ngày 11/01/1979 về cải cách giáo dục đến các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V,VI,VII đều đã thể hiện nhất quán chủ trương đó và nhấn mạnh vai trò của phổ biến giáo dục pháp luật trong quá trình xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ V, khẳng định: “ Các cấp uỷ Đảng, các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể phải thường xuyên giải thích pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, đưa việc giáo dục pháp luật vào các trường học, các cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tôn trọng pháp luật”.
 Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII nhấn mạnh : “Coi trọng công tác giáo dục tuyên truyền, giải thích pháp luật, đưa việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường của đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học) của các đoàn thể nhân dân. Cán bộ quản lý các cấp từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật, cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân”.
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ hai (khoá VIII) về “về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000” đã xác định mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay là “xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc”; “coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả nǎng tư duy sáng tạo và nǎng lực thực hành”. Để thực hiện mục tiêu này, một trong những giải pháp được Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ hai (khoá VIII) đề ra là: “Tǎng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng - đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với lứa tuổi và với từng bậc học”.
 Với quan niệm phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là giáo dục pháp luật cho học sinh trong các nhà trường là giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục ý thức công dân, ý thức làm người, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thể chế hoá các Nghị quyết của Đảng, khẳng định vai trò chiến lược của công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
 Chỉ thị số 300/CT về một số công tác trước mắt nhằm tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đã giao nhiệm vụ cho Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đưa môn giáo dục pháp luật vào chương trình giảng dạy tại các trường phổ thông, đại học và trung học chuyên nghiệp trong cả nước.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
- Môn GDCD là môn học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, lối sống của học sinh, giáo dục cho các em những phẩm chất và năng lực cần thiết để trở thành người công dân tốt có ích cho xã hội.
 Tuy nhiên hiện nay dưới tác động của cơ chế thị trường, những tư tưởng lệch lạc, lên lỏi và xâm nhập vào đại bộ phận thanh thiếu niên, một số học sinh tỏ thái độ ngang ngược, hung hăng, có những hành vi không đúng pháp luật như: Bạo lực học đường, đánh người vì những lí do vụn vặt, vi phạm pháp luật giao thông đường bộ như chở 2, chở 3, phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm, quay cóp , gian lận trong thi cử, ngược đãi ông bà , cha mẹ. Đặc biệt nghiêm trong hơn là những hành vi môi giới mại dâm, cướp của, giết người, buôn bán ma túy gây ra nhiều hiểm họa cho gia đình- nhà trường- xã hội.
 Chính vì vậy để thay đổi cách sống, cách ứng xử, suy nghĩ của học sinh thì chúng ta cần phải giáo dục ý thức pháp luật cho các em. Giáo dục cho các em có trách nhiệm với gia đình, nhà trường và xã hội là rất cần thiết. Đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 12 lứa tuổi vừa trẻ con, vừa thể hiện mình là người lớn để các em nắm bắt và xử sự đúng pháp luật, biến các quy tắc xử sự trong cuộc sống thành hành vi hợp pháp của mình, góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển văn minh. 
 - Trường THPT Hậu Lộc 3 là một đơn vị nằm trên vùng Tây Bắc của Huyện Hậu Lộc, đây là vùng mà phần lớn nhân dân có điều kiện kinh tế còn rất khó khăn so với điều kiện kinh tế của nhân dân các vùng khác trong huyện và trong tỉnh. Do vậy ý thức của các tầng lớp nhân dân trong vùng, của học sinh còn nhiều hạn chế đặc biệt là ý thức về thực hiện pháp luật đang ở mức đáng báo động. 
 Địa bàn trường đang đóng là nơi có tình tình trật tự an ninh, an toàn xã hội hết sức phức tạp tiêu biểu là xã Thành Lộc nơi được xem làm đại bản danh buôn chó xuyên quốc gia vì vậy mà tình trạng vi phạm pháp luật cũng diễn ra rất nghiêm trọng. Ở đây có rất nhiều trường hợp vi phạm về trộm cắp tài sản, buôn ma túy, sử dụng ma túy, đánh bạc Chính vì vậy mà nó là vấn đề cần được nghiên cứu để tạo hiệu ứng tốt cho học sinh trong việc thực hiện pháp luật.
 Ngày nay xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng thay đổi và phát triển. Vì vậy yêu cầu xã hội cũng đặt ra cho con người ngày càng tăng cao, bên cạnh năng lực về trí tuệ, tư duy, con người cũng phải có đạo đức. Đặc biệt là việc sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là rất quan trọng. Vì vậy các em cần phải được giáo dục về pháp luật để trở thành những công dân mới vừa hồng vừa chuyên.
Xuất phát từ nhận thức về vai trò, vị trí môn GDCD trong việc thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước; Trên cơ sở nhận thức lí luận khoa học cũng như quá trình tích luỹ kinh nghiệm dạy học bộ môn GDCD ở trường THPT, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “ Tích hợp giáo dục phổ biến pháp luật thông nội dung bài: Thực hiện pháp luật – GDCD 12”. 
 Từ thực tế đó cho chúng ta thấy rằng trong những năm qua việc giảng dạy phần công dân với pháp luật ở lớp 12 trong các trường THPT là chưa cao. Cụ thể là năm học 2017 – 2018 khi chưa đưa sáng kiến “Tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật qua bài Thực hiện pháp luật – GDCD 12”.
 TT
- Em hãy xác định các hành vi vi phạm pháp luật hiện nay?
- Độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí là bao nhiêu?
ý kiến học sinh (%)
Xác định đúng
Xác định 
không đúng
Xác định không rõ
1
12A1
12%
70%
18%
2
12A2
10%
70%
20%
3
12A3
14%
65%
11%
4
12A4
8%
75%
17%
5
12A5
7%
80%
13%
Trước thực trạng trên và qua thực tế dạy học môn GDCD ở trường Trung học phổ thông để góp phần vào việc dạy - học tốt môn GDCD, tôi xin mạnh dạn được đóng góp một số sáng kiến trong việc dạy học môn GDCD trong trường THPT bằng việc : “ Tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật thông qua bài: Thực hiện pháp luật - GDCD 12”.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
 Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức:
 - Giúp cho học sinh nêu được: khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật .
 - Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí, các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí .
2. Về kỹ năng :
 - Nhận biết được hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí đối với hành vi vi phạm
 - Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi .
3. Về thái độ :
- Có ý thức tôn trọng pháp luật; ủng hộ các hành vi đúng và phê phán các hành vi làm trái quy định của pháp luật.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH.
 - Năng lực hợp tác, năng lực tư duy phê phán, năng lực nhận thức thực tiễn
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
 - Thảo luận lớp, nhóm
 - Xử lí tình huống 
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - Sgk lớp 12.
 - Hiến pháp năm 2013. Luật phòng chống ma túy. Bộ luật hình sự
 - Truyện đọc, tình huống pháp luật liên quan đến bài học
 - Máy chiếu projecter,Giấy A0, A4, bút dạ, băng dính
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 
 1. Giới thiệu bài: Giáo viên chiếu 1 vài hiện tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, buôn bán ma túy. 
 Nước thải chưa qua xử lí gây ô nhimễ môi trường. 
   Bộ công an phá đường dây 300 kg ma túy từ tam giác vàng vào Việt Nam.
Sau đó GV đặt câu hỏi cho học sinh:
1, Em hãy phân tích tác hại, hậu quả của các vi phạm đó.
2, Hành vi vi phạm đó được xử lí như thế nào? Kết quả của việc xử lí đó có tác dụng gì? 
 => Từ đó dẫn dắt học sinh thấy được sự cần thiết phải tìm hiểu một số nội dung Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực buôn bán ma túy và bảo vệ môi trường tương ứng với nội dung bài.
2. Dạy bài mới.
Hoạt động 1 : Thảo luận lớp để tìm hiểu khái niệm thực hiện pháp luật.
 * Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được khái niệm thực hiện pháp luật.
 * Cách tiến hành:
 Bước 1: Giáo viên sử dụng máy chiếu Projector cho học sinh xem một số hình ảnh về việc cá nhân, tổ chức không thực hiện pháp luật về Luật phòng chống buôn lậu, Luật giao thông đường bộ. 
 Lực lượng hải quan, công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện và xử lí buôn lậu thuốc lá
 Học sinh tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm.
 Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình ảnh và đặt câu hỏi.
 Hỏi: Em có đồng tình với những việc làm đó hay không? Tại sao.
 - HS thảo luận lớp về các hình ảnh đó.
 - GV ghi tóm tắt ý kiến của học sinh lên bảng.
 - GV nêu tiếp câu hỏi: Em hiểu thế nào là thực hiện pháp luật?
 - HS thảo lậu trả lời.
GV: Kết luận.
 Trước hết giáo viên giới thiệu: Khoản 2 Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định rõ: “ Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách”; Luật phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại.
 - Không đồng tình với những việc làm trên.
 - Vì: 
 + Làm như vậy là không tuân Pháp luật phòng chống buôn lậu, pháp luật giao thông đường bộ.
 + Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không buôn bán hàng giả, hàng lậu là quy định ai cũng phải tôn trọng và thực hiện để đề phòng những trường hợp bất ngờ va chạm với ai đó nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân, cho người khác, cũng như không buôn bán hàng giả, lậu để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, tăng ngân sách cho nhà nước và để rèn thói quen nghiêm túc thực hiện pháp luật.
 Kết luận: Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm để tìm hiểu các hình thức thực hiện pháp luật.
* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được các hình thức thực hiện pháp luật, điểm giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật .
 * Cách tiến hành:
 Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi, chia lớp thành 5 nhóm thảo luận( 2phút).
 Nhóm 3: Công dân tìm hiểu Luật phòng chống buôn lậu, thuế môn bài, thuế tiêu thu đặc biệt là hình thức nào trong các hình thức thực hiện pháp luật? VD.
 Nhóm 2: Công dân kinh doanh phải nạp thuế là hình thức nào trong các hình thức thực hiện pháp luật? VD.
 Nhóm 3: Công dân không buôn bán hàng giả, hàng quốc cấm là hình thức nào trong các hình thức thực hiện pháp luật? VD.
 Nhóm 4: Cơ sở sản xuất kinh doanh thải chất thải xuống sông bị thanh tra xử phạt là

Tài liệu đính kèm:

  • docxtich_hop_pho_bien_giao_duc_phap_luat_de_giang_day_bai_thuc_h.docx