SKKN Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào Hoạt động Giáo dục Mĩ thuật cho học sinh tại trường Tiểu học
Môi trường là cụm từ hiện đang được đưa ra bàn luận nhiều và trở thành vấn đề cấp bách trong những năm gần đây. Bởi lẽ, môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự tồn tại, phát triển của một đất nước, của cả nhân loại. Đất nước càng phát triển, tham vọng của loài người ngày càng tăng lên. Vì mục đích kinh tế, con người bất chấp mọi hành vi kể cả việc làm tổn hại đến môi trường chỉ để nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên, kiếm lợi nhuận trước mắt. Họ không nhận thức được rằng chính những hành động đó đã đẩy môi trường rơi vào tình trạng như ngày nay hoặc có thể họ biết nhưng không thực sự quan tâm. Để sửa sai, hiện các nhà khoa học, các chuyên gia cùng hàng ngàn hàng triệu người có cùng mối quan tâm đang ngày đêm tìm kiếm và thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế không để môi trường bị ô nhiễm, bị hủy hoại thêm. Liệu những việc làm hiện nay có phải là đã quá muộn khi thiên nhiên đang nổi giận, đang trừng phạt loài người vì sự tham lam, ích kỷ bằng hàng loạt những thiên tai như động đất, sóng thần, lũ lụt.?
Như lời Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, có nghĩa là vì lợi ích lâu dài, chúng ta cần phải tập trung vào con người. Muốn thay đổi được nhận thức sâu sắc về hành vi, cách xử sự sai trái của con người đối với một vấn đề nào đó thì điều quan trọng là thời gian. Bởi quá trình phát triển, hình thành nên nhân cách của con người từ khi còn nhỏ có ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức khi trưởng thành. Vì vậy, giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người, nhất là ở tuổi Tiểu học. Đặc biệt là trẻ 6 – 11 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, về ngôn ngữ, về tình cảm. Có biết bao điều mới lạ, hấp dẫn, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá, cho nên giáo dục Tiểu học đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ.
Giáo dục Tiểu học là ngành học chiếm vị trí quan trọng, mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho việc hình thành và hoàn thiện nhân cách con người, tạo điều kiện cho trẻ lĩnh hội được các kinh nghiệm xã hội, tiếp thu các giá trị truyền thống dân tộc. Vậy việc trang bị kiến thức về môi trường, có thái độ và kĩ năng bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua hoạt động ngoại khóa xây dựng mô hình nhà trường: xanh – sạch – đẹp là rất quan trọng.
Nhận thức được ý nghĩa sâu sắc của vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường đối với học sinh Tiểu học, bên cạnh đó nội dung chương trình Hoạt động Giáo dục Mĩ thuật ở Tiểu học có nhiều thuận lợi trong việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép tích cực với nội dung hoạt động.Với lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “ Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào Hoạt động Giáo dục Mĩ thuật cho học sinh tại trường Tiểu học”.
1 - MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài. Môi trường là cụm từ hiện đang được đưa ra bàn luận nhiều và trở thành vấn đề cấp bách trong những năm gần đây. Bởi lẽ, môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự tồn tại, phát triển của một đất nước, của cả nhân loại. Đất nước càng phát triển, tham vọng của loài người ngày càng tăng lên. Vì mục đích kinh tế, con người bất chấp mọi hành vi kể cả việc làm tổn hại đến môi trường chỉ để nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên, kiếm lợi nhuận trước mắt. Họ không nhận thức được rằng chính những hành động đó đã đẩy môi trường rơi vào tình trạng như ngày nay hoặc có thể họ biết nhưng không thực sự quan tâm. Để sửa sai, hiện các nhà khoa học, các chuyên gia cùng hàng ngàn hàng triệu người có cùng mối quan tâm đang ngày đêm tìm kiếm và thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế không để môi trường bị ô nhiễm, bị hủy hoại thêm. Liệu những việc làm hiện nay có phải là đã quá muộn khi thiên nhiên đang nổi giận, đang trừng phạt loài người vì sự tham lam, ích kỷ bằng hàng loạt những thiên tai như động đất, sóng thần, lũ lụt...? Như lời Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, có nghĩa là vì lợi ích lâu dài, chúng ta cần phải tập trung vào con người. Muốn thay đổi được nhận thức sâu sắc về hành vi, cách xử sự sai trái của con người đối với một vấn đề nào đó thì điều quan trọng là thời gian. Bởi quá trình phát triển, hình thành nên nhân cách của con người từ khi còn nhỏ có ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức khi trưởng thành. Vì vậy, giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người, nhất là ở tuổi Tiểu học. Đặc biệt là trẻ 6 – 11 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, về ngôn ngữ, về tình cảm... Có biết bao điều mới lạ, hấp dẫn, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá, cho nên giáo dục Tiểu học đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ. Giáo dục Tiểu học là ngành học chiếm vị trí quan trọng, mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho việc hình thành và hoàn thiện nhân cách con người, tạo điều kiện cho trẻ lĩnh hội được các kinh nghiệm xã hội, tiếp thu các giá trị truyền thống dân tộc. Vậy việc trang bị kiến thức về môi trường, có thái độ và kĩ năng bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua hoạt động ngoại khóa xây dựng mô hình nhà trường: xanh – sạch – đẹp là rất quan trọng. Nhận thức được ý nghĩa sâu sắc của vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường đối với học sinh Tiểu học, bên cạnh đó nội dung chương trình Hoạt động Giáo dục Mĩ thuật ở Tiểu học có nhiều thuận lợi trong việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép tích cực với nội dung hoạt động.Với lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “ Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào Hoạt động Giáo dục Mĩ thuật cho học sinh tại trường Tiểu học”. 1.2. Mục đích nghiên cứu. -Mục tiêu chung: Góp phần xây dựng nhận thức và ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường cho học sinh ở cấp Tiểu học. -Mục tiêu cụ thể: + Xây dựng nhận thức và ý thức về giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Tiểu học thông qua hoạt động giáo dục Mĩ thuật. + Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Học sinh Tiểu học (Lớp 4 + Lớp 5). + Phạm vi nghiên cứu: Trường TH Hoằng Quý - Hoằng Hóa - Thanh Hóa. 1.4. Nội dung, phương pháp nghiên cứu. * Để đạt được những mục tiêu trên, tôi tiến hành những nội dung sau: + Tìm hiểu hiện trạng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại trường Tiểu học Hoằng Quý - Hoằng Hóa - Thanh Hóa. + Nhận thức của học sinh đối với môi trường. + Lồng ghép chương trình giáo dục bảo vệ môi trường tại trường thông qua hoạt động giáo dục Mĩ thuật. + Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở tiểu học. * Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được áp dụng để nghiên cứu xây dựng và lồng ghép chương trình giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tại khu vực nghiên cứu. Phương pháp điều tra xã hội học: - Quan sát, đánh giá một cách trực quan về môi trường xung quanh, môi trường học tập ở tiểu học. Đồng thời quan sát các hành vi của các em về bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động học tập, vui chơi diễn ra trong trường. - Sử dụng phiếu anket với nội dung đề cập đến khả năng nhận thức và ý thức của học sinh trước và sau khi được học về cách bảo vệ môi trường trong các hoạt động diễn ra thường ngày. Phiếu điều tra được phát cho nhóm đối tượng: giáo viên trong trường vào thời điểm sau khi thực hiện chương trình giáo dục bảo vệ môi trường, nhằm đánh giá sự khác nhau về khả năng nhận thức và hình thành ý thức của các em về bảo vệ môi trường. Phương pháp thực nghiệm: a).Thực hành - trải nghiệm: + Phương pháp dùng trò chơi: Sử dụng các loại trò chơi với các yếu tố chơi phù hợp để kích thích các em tự nguyện, hứng thú hoạt động tích cực giải quyết nhiệm vụ nhận thức, nhiệm vụ giáo dục đặt ra. + Phương pháp luyện tập: Học sinh thực hành lặp đi lặp lại các động tác, lời nói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của giáo viên nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã được thu nhận. b).Trực quan – minh họa (làm mẫu), ví dụ như trình chiếu powerpoint: Xem những tranh ảnh, băng hình có nội dung về môi trường và bảo vệ môi trường cho học sinh quan sát nhằm thu nhận những ấn tượng mới và chính xác hóa những ấn tượng đã có về thiên nhiên, môi trường. Sử dụng phương pháp trực quan là nhằm tạo điều kiện cho học sinh có thể thu nhận được một cách rõ ràng, chính xác những sự vật, hiện tượng xảy ra trong môi trường xung quanh của các em. c).Nêu gương – đánh giá: + Nêu gương: Sử dụng các hình thức khen, khuyến khích phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, biểu dương các em là chính, nhưng không lạm dụng. + Đánh giá: Thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn, của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của học sinh. Từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét trong từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể. Không sử dụng các hình thức phạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm – sinh lý của học sinh 1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa và đặc thù chủ đề môn học có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường theo các hình thức sau: - Khai thác trực tiếp: Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về giáo dục bảo vệ môi trường, giúp học sinh hiểu, cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Những hiểu biết về môi trường được học sinh cảm nhận qua các bài học sẽ in sâu vào tâm trí các em. Từ đó, các em sẽ có những chuyển biến về tư tưởng, tình cảm và có những hành động tự giác bảo vệ môi trường. Đây là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua đặc thù của chủ đề đó. - Khai thác gián tiếp: Đối với các bài học không trực tiếp nói về giáo dục bảo vệ môi trường nhưng nội dung có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ trực tiếp với việc giáo dục bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức cho học sinh, khi dạy GV cần có ý thức “tích hợp”, “lồng ghép” bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường. Hình thức này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường, có ý thức tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo để có cách liên hệ thích hợp. Giáo viên cũng cần xác định rõ: Đây là yêu cầu “tích hợp” theo hướng liên tưởng và mở rộng, do vậy phải thật tự nhiên, hài hòa và có mực độ; tránh khuynh hướng liên hệ lan man, sa đà hoặc gượng ép, không phù hợp với đặc thù môn học. - Dạy học trong lớp và ngoài thiên nhiên: Đối với những bài có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục chung thì tiến hành ngoài thiên nhiên sẽ mang lại kết quả cao hơn. Vì trong môi trường thực tế đó các em sẽ có được những cảm xúc thực sự về cảnh quan thiên nhiên, có được những liên tưởng chính xác, chân thực về những vấn đề môi trường và đó cũng chính là nơi các em thể hiện những hành vi thiết thực nhất. Tuy nhiên, do học sinh Tiểu học còn nhỏ, hơn nữa thời gian dành cho việc dạy học nội dung giáo dục bảo vệ môi trường không nhiều nên khó có thể tổ chức cho cả lớp cùng đến tất cả những nơi có vấn đề môi trường. Vì vậy, mà hình thức được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học vẫn là hình thức tổ chức dạy học trong lớp. Để giờ học mang tính thực tiễn và đạt hiệu quả cao, giáo viên có thể giao cho các nhóm hoặc cá nhân nhiệm vụ khám phá các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ngoài giờ học thông qua sách, báo trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc quan sát trực tiếp tại nơi các em sinh sống. Giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ được thực hiện tích hợp trong các tiết học (trong lớp, ngoài lớp) mà còn được giáo dục thông qua các hoạt động khác như: thực hành giữ gìn trường, lớp sạch sẽ; trang trí lớp học đẹp; giáo dục quyền trẻ em và tiếp cận kỹ năng sống,... Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động giáo dục Mĩ thuật được đề cập thông qua các hoạt động giáo dục thẩm mĩ, tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên trong các bức tranh, cảnh đẹp thiên nhiên xung quanh mình và thể hiện cái đẹp đó bằng sự hiểu biết bằng cảm xúc trong các bài vẽ hay sản phẩm tạo hình. Thông qua xem tranh vẽ tranh hay tạo sản phẩm để tìm hiểu cái đẹp mà hình thành cho học sinh thái độ, hành vi thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường. Học sinh có thể tham gia các hoạt động bên ngoài nhà trường để thể hiện hiểu biết, tình cảm của mình về hoạt động giáo dục Mĩ thuật cũng như để tìm hiểu môi trường, bảo vệ môi trường thông qua hoạt động vẽ tranh, tạo hình và các hoạt động xã hội khác. 2 - NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi môi trường. Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại, các bạn có thể thấy khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng. Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang phải đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân huỷ. Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ vậy mà ta không biết gìn giữ và bảo vệ nó. Đến giờ đây khi môi trường đang dần bị xuống cấp con người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường. Một khi con người có những hiểu biết về mối quan hệ nhân quả giữa môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, giữa môi trường và sự tồn tại của xã hội, giữa môi trường và chính cuộc sống của mình thì trong mọi hành động họ sẽ nâng niu và ứng xử thân thiện với môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững. Mọi thành viên trong cộng đồng xã hội đều có quan hệ với nhau và quan hệ trực tiếp với môi trường. Tất cả đều có trách nhiệm trước môi trường. Chính vì vậy, giáo dục là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Khảo sát thực trạng: Cũng như nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với các thách thức về môi trường. Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường sẽ tiếp tục gia tăng, đa dạng sinh học tiếp tục giảm. Biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp nhanh hơn dự báo, tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững của Việt Nam. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là các hoạt động sản xuất của các nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động của các làng nghề. Bên cạnh các khu công nghiệp các làng nghề gây ô nhiễm môi trường thì tại các đô thị lớn tình trạngô nhiễm môi trường cũng ở mức báo động đó là ô nhiễm về nước thải, rác sinh hoạt, rác y tế, không khí, tiếng ồn...còn tại địa phương tình trạng môi trường cũng bị ô nhiễm do sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp hoạt động chưa hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên. Bên cạnh đó, chính sự quan liêu thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại môi trường. Ngoài ra, lượng xe cộ lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí. Hay những vỏ thuốc trừ sâu thuốc diệt cỏ và hơn nữa là sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng " chẳng ăn thua ", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau. Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gộp nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,... tuy nhỏ nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn. Bên cạnh những thực trạng về môi trường mang tầm cỡ quốc gia thì ở tại địa phương nơi các em đang sinh sống vấn đề môi trường cũng cần được sự quan tâm. Đặc biệt là những nơi đông dân cư qua lại như nơi họp chợ, rãnh, cống thoát nước dù đã có đội vệ sinh thường xuyên dọn dẹp xong do ý thức của người dân chưa tự giác đối với cộng đồng, ngoài ra cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu chung của sự phất triển nên môi trường vẫn không đảm bảo... Ngay trong trường học mặc dù nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đã được triển khai rộng rãi; học sinh được nhắc nhở thường xuyên về việc bỏ rác vào thùng, sử dụng điện nước tiết kiệm không lãng phí...Những hoạt động của nhà trường và lời khuyên răn của thầy cô đã phần nào giúp các em có nhận thức ban đầu về bảo vệ môi trường bằng những hành động nhỏ của mình thường ngày. Xong để các em có nhận thức sâu về bảo vệ môi trường, tự giác thực hiện thì vẫn còn nhiều em chưa làm được. 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử thân thiện, văn minh, lịch sự với môi trường. Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ, từ gia đình tới nhà trường, từ trường tiểu học đến những năm học ở trường phổ thông. Giáo dục bảo vệ môi trường là một phương pháp tiếp cận xuyên bộ môn giúp cho mọi người hiểu về môi trường với mục đích hàng đầu là chăm sóc phát triển và có thái độ cam kết, thái độ này sẽ nuôi dưỡng niềm mong ước và năng lực hành động có trách nhiệm trong môi trường.Giáo dục bảo vệ môi trường với học sinh không chỉ là kiến thức mà còn cả tình cảm, thái độ, kỹ năng và hành động xã hội. Như vậy, việc giáo dục bảo vệ môi trường cần phải được tiến hành giáo dục sâu rộng ngay từ tuổi ấu thơ tới tuổi trưởng thành, từ những người làm việc sinh hoạt thường ngày trong cộng đồng tới những người làm công tác chỉ đạo, quản lý, nhà chiến lược kinh tế xã hội. “Giáo dục bảo vệ môi trường là dạy người học biết cách ứng xử và hành động vì môi trường. Vì vậy, cần tận dụng các phương thức hợp tác giữa người dạy và người học, giữa nhà trường với xã hội trong quá trình giáo dục. Các nghiên cứu tâm lí - giáo dục đã chứng minh khả năng hiểu các mối quan hệ qua lại và sự phụ thuộc trong thiên nhiên của học sinh tiểu học. Sự hiểu biết các mối quan hệ khác nhau trong thiên nhiên góp phần phát triển trí tuệ, phát triển năng lực phân tích trong hoàn cảnh sinh thái của học sinh. Các yếu tố của sự tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên có ý nghĩa to lớn trong giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. Trước hết đó là việc cho các em làm quen với các hoạt động thực tiễn khác nhau của con người trong thiên nhiên, hoạt động bảo vệ môi trường ( bảo vệ các động vật quý hiếm; bảo vệ giữ gìn cây, con, hoa quả; giữ gìn và bảo vệ các nguồn nước...); làm quen với các cảnh đẹp trong thiên nhiên, các di tích văn hoá - lịch sử, viện bảo tàng, đồng thời hướng sự chú ý của học sinh đến các tác động tốt cũng như không tốt của con người đối với thiên nhiên, những khó khăn về môi trường nơi mà các bạn đang sống ( bụi, tiếng ồn, nước bị ô nhiễm...). Một trong những biểu hiện quan trọng của thái độ quan tâm đến thiên nhiên là mong muốn tham gia vào việc chăm sóc vật nuôi, cây trồng. Trong khi chăm sóc chúng, học sinh hiểu được các nhu cầu của động - thực vật ( thức ăn, nước, ánh sáng, không khí, độ ẩm...). Trong lao động, các em vui sướng vì được giúp cho vật nuôi, cây trồng lớn lên và phát triển. Học sinh tiểu học cần được tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như: trồng cây, thu dọn rác, chăm sóc và bảo vệ động, thực vật. Sự tham gia vào các hoạt động chung giữa các cơ sở như trường học tạo cho các bạn cơ hội hợp tác với những bạn cùng tuổi trong hoạt động bảo vệ môi trường. Những cảm xúc thẩm mĩ (tốt - xấu; thiện - ác; đẹp - xấu) phù hợp với lứa tuổi tiểu học. Do đó, trong giáo dục Mĩ thuật cho học sinh cần phải chú ý đến các khía cạnh thẩm mĩ và đạo đức. Cái đẹp và tình cảm, đạo đức cao đẹp trong quan hệ với môi trường là các mặt không tách rời nhau. Phát triển cảm xúc thẩm mĩ trong quan hệ với thiên nhiên liên quan chặt chẽ với phát triển trí tuệ. Các nhà tâm lí - giáo dục đã chỉ ra rằng không có cảm xúc thẩm mĩ trong khi tri giác thiên nhiên thì không thể có nhận thức bản chất của các hiện tượng thiên nhiên và không thể tiếp nhận chúng một cách trọn vẹn. Do đó cần phải cho học sinh làm quen với các quy tắc giữ gìn, bảo vệ môi trường, giáo dục các bạn biết sử dụng và tận dụng các tài nguyên thiên nhiên, không gây đau đớn cho con vật, cây cối, không phá hỏng sự trọn vẹn của thiên nhiên và các điều kiện sống của động, thực vật. Trên cơ sở đó, học sinh sẽ dần dần nắm được hệ thống các kĩ năng hành động và các quy tắc hành vi trong môi trường. Giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học nhằm: - Làm cho học sinh bước đầu biết và hiểu: Các thành phần môi trường gồm đất, nước, không khí, ánh sáng, động vật, thực vật và quan hệ giữa chúng; mối quan hệ giữa con người và các thành phần môi trường; ô nhiễm môi trường; biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh (nhà ở, trường học, thôn xóm, phố ...) - Học sinh bước đầu có khả năng: Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây, làm cho môi trường xanh – sạch – đẹp), sống hòa hợp, gần gũi, thân thiện với tự nhiên. Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác. Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, đất nước. Thân thiện với môi trường, quan tâm đến môi trường xung quanh. Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình lâu dài, cần được bắt đầu từ mẫu giáo và được tiếp tục ở cấp phổ thông cũng như trong cuộc sống sau này. Để chuyển tải được nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tới học sinh một cách hiệu quả cần lựa chọn các phương pháp giáo dục phải xuất phát từ quan điểm tiếp cận trong giáo dục bảo vệ môi trường. Đó là giáo dục về môi trường, giáo dục trong môi trường và giáo dục vì môi trường. - Giáo dục về môi trường: Nhằm trang bị những hiểu biết, kiến thức của bộ môn khoa học về môi trường, những hiểu biết về tá
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_noi_dung_giao_duc_bao_ve_moi_truong_vao_hoat_d.doc