SKKN Tích hợp nội dung biến đổi khí hậu trong môn địa lý ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên

SKKN Tích hợp nội dung biến đổi khí hậu trong môn địa lý ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu ( BĐKH ) thường đề cập tới với sự thay đổi bất thường của khí hậu, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trên Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.

Với vai trò là một giáo viên giảng dạy địa lý ở Trung tâm GDNN-GDTX , có nhiệm vụ đào tạo ra những công dân hữu dụng, có ích cho đất nước, tôi thấy rằng việc lồng ghép, tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào chương trình giảng dạy ở một số môn học nhất là môn Địa lý là hoàn toàn phù hợp và cần thiết nhằm trang bị cho các em những kiến thức tốt nhất về BĐKH, đồng thời các em cũng chính là các cầu nối thông tin để tuyên truyền đến cộng đồng. Đó là lý do để tôi chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình là: “TÍCH HỢP NỘI DUNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN ĐỊA LÝ Ở TT GDNN- GDTX”

 

doc 21 trang thuychi01 16243
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp nội dung biến đổi khí hậu trong môn địa lý ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRUNG TÂM GDNN-GDTX THIỆU HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI: 
 TÍCH HỢP NỘI DUNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN ĐỊA LÝ Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP-GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN.
 Người thực hiện: Lê Thị Thu Hà
 Chức vụ: Giáo viên
 Môn: Địa lý
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
	 	 Trang
1: Mở đầu 
1.1. Lý do chọn đề tài ..1
1.2. Mục đích nghiên cứu .1 
1.3. Đối tượng nghiên cứu ........2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...2
2: Nội dung 	
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm .2
2.2. Thực trạng về giảng dạy môn Địa lí ở Trung tâm GDNN-GDTX trước khi áp dụng sang kiến kinh nghiệm ..11
2.3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản than, đồng nghiệp và Nhà trường ....7
2.4. Một số nội dung có thể tích hợp giáo dục BĐKH vào môn Địa lí ở Trung tâm GDNN – GDTX 9
3. Kết luận, kiến nghị ....19
3.1. Kết luận ...20
3.2. Kiến nghị..20
	1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu ( BĐKH ) thường đề cập tới với sự thay đổi bất thường của khí hậu, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trên Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Với vai trò là một giáo viên giảng dạy địa lý ở Trung tâm GDNN-GDTX , có nhiệm vụ đào tạo ra những công dân hữu dụng, có ích cho đất nước, tôi thấy rằng việc lồng ghép, tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào chương trình giảng dạy ở một số môn học nhất là môn Địa lý là hoàn toàn phù hợp và cần thiết nhằm trang bị cho các em những kiến thức tốt nhất về BĐKH, đồng thời các em cũng chính là các cầu nối thông tin để tuyên truyền đến cộng đồng. Đó là lý do để tôi chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình là: “TÍCH HỢP NỘI DUNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN ĐỊA LÝ Ở TT GDNN- GDTX”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, tổng hợp các vấn đề về biến đổi khí hậu hiện nay trên thế giới và Việt Nam vào bài giảng môn địa lý nhằm bổ sung kiến thức và nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề về biến đổi khí hậu hiện nay và tương lai của thế giới và Việt Nam.
- Các bài giảng môn địa lý khối 10 và khối 11 ở Trung tâm GDNN-GDTX.
- Học sinh được học môn địa lý tại Trung tâm GDNN-GDTX.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tổng hợp từ các nguồn tài liệu : tạp chí, báo cáo khoa học và các công trình nghiên cứu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
1.4.2. Phương pháp tổng hợp đánh giá
Trên cơ sở phân tích các thông tin, số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, đánh giá.
 2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam: “BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo”.
Sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập niên hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất. 
2.1.2. Nguyên nhân hình thành biến đổi khí hậu
BĐKH là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao, làm cho Trái Đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái Đất nóng lên. Nhiệt độ trái đất nóng lên tạo ra các biến đổi đối với các vấn đề thời tiết hiện nay. 
a. Hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người làm tăng lượng khí thải 
 BĐKH có nhiều nguyên nhân, trong đó đáng quan tâm và cần hạn chế là nguyên nhân do hoạt động của con người gây ra. Đó là sự tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính. Đặc biệt quan trọng là khí điôxit cacbon (CO2) được tạo thành do sử dụng năng lượng từ nguyên liệu hóa thạch (dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên...), phá rừng và chuyển đổi sử dụng chất thải vào khí quyển.
Đây là những nguyên nhân dẫn đến BĐKH do hoạt động của con người gây nên. 	( 1)
b. Tác động của biến đổi khí hậu
Sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai, cả về tần số và cường độ do BĐKH là mối đe doạ thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tố lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. 
BĐKH sẽ làm cho các thiên tai trở nên ác liệt hơn và có thể trở thành thảm hoạ, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế, xã hội hoặc xoá đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển, trong đó có những thành quả thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Những khu vực được dự tính chịu tác động lớn nhất của các hiện tượng khí hậu cực đoan nói trên là dải ven biển Trung Bộ, vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. 
c. Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực 
BĐKH có tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. BĐKH ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm.
BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập mặn do nước biển dâng, nếu không có các biện pháp ứng phó thích hợp. BĐKH và nông nghiệp là hai qui trình tác động lẫn nhau ở mức toàn cầu. 
d. Tác động của biến đổi khí hậu đến cuộc sống dân cư và vấn đề tái định cư 
BĐKH là nguy cơ gây suy thoái môi trường và suy giảm đa dạng sinh học và sự nhiễu loạn hệ sinh thái sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh mới cho con người. BĐKH làm suy thoái tài nguyên nước ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của nhân dân và hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế. BĐKH còn là nguyên nhân gây nên các biến động về di dân do mất nơi ở, mất đất canh tác hoặc do bệnh tật và nghèo đói. 
e. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, tài nguyên biển
Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, hơn một triệu km2 lãnh hải và trên 3.000 hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển. Những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. BĐKH và nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước , tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven biển. 
f .Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên rừng và hệ sinh thái tự nhiên
BĐKH với sự tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa và nước biển dâng ảnh hưởng đến thảm thực vật rừng và hệ sinh thái rừng theo nhiều chiều hướng khác nhau. Phân bố ranh giới các kiểu rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể dịch chuyển. Sinh thái bị nhiễu loạn dẫn đến nguồn lợi đa dạng sinh học bị cắt giảm, điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của một số đông dân chúng dựa chủ yếu vào nông nghiệp và nguồn lợi tự nhiên.
Hai vùng đồng bằng lớn và đồng bằng ven biển nước ta, trong đó có rừng ngập mặn và hệ thống đất ngập nước rất giàu có về các loài sinh vật, là những hệ sinh thái rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương. 
Hình 1.1 - Tác động giữa BĐKH và suy giảm tài nguyên tự nhiên, KT-XH
Suy giảm chất lượng không khí
Suy giảm ozon tầng bình lưu
Suy giảm sự đa dạng sinh học
Suy giảm trật tự xã hội
Suy giảm tài nguyên đất
Suy giảm tài nguyên nước
Suy giảm tài nguyên rừng
Suy giảm phát triển kinh tế
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
	Nguồn : Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu - Đại học Cần Thơ ( 2)
 2.1.3. Thực trạng về biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam
a. Thực trạng biến đổi khí hậu trên thế giới
Khí hậu biến đổi do Trái Đất bị hâm nóng vì hiệu ứng nhà kính tăng quá mức quân bình tự nhiên khiến các sông băng trên các núi cao và nhất là vùng quanh năm băng giá ở Bắc và Nam Cực tan dần, làm mặt biển dâng cao hơn, tới lúc nào đó sẽ ngập chìm và xoá khỏi bản đồ những hòn đảo và những vùng đất thấp của một số nước. Ngoài ra, thời tiết cũng bị biến loạn, thiên tai xảy ra thường xuyên hơn và với cường độ cao hơn, lụt lội và hạn hán kéo dài hơn, như thực tế một số nước đã cho thấy.  Do BĐKH, đất đai còn bị huỷ hoại vì sa mạc hoá, mặn hoá, xói mòn, ngập chìm - tất cả những triệu chứng này đã bắt đầu hiện rõ - với viễn tượng rất đáng sợ của một hiện tượng "tị nạn môi trường" với Znhững luồng di dân khổng lồ, làm căng thẳng quan hệ giữa các nước.(3)
b. Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam 
Theo số liệu quan trắc của Trung tâm khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu ở Việt Nam có thể thấy rõ qua các biểu hiện đáng lưu ý sau :
* Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951-2000) 
- Nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng lên 0,70C. 
- Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961-2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931-1960) là 0,60C.
- Dự báo nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 30C vào năm 2100.
* Lượng mưa: -Trên từng địa điểm thì xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm trong 9 thập kỷ qua (1911-2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau, có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống.
* Mực nước biển: -Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các trạm Cửa Ông và Hòn Dấu, mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng 20cm phù hợp với xu thế chung của toàn cầu.
- Mực nước biển trung bình trên toàn dải bờ biển Việt Nam có thể dâng lên 1m vào năm 2100.
* Bão: Trong những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn.
	 Ở Việt Nam, những lĩnh vực/đối tượng được đánh giá là dễ bị tổn thương do BĐKH bao gồm : nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khoẻ, nơi cư trú, nhất là ven biển và miền núi 
 Các khu vực dễ bị tổn thương bao gồm dải ven biển (kể cả những đồng bằng, đặc biệt là những vùng hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão, nước dâng do bão, lũ lụt), vùng núi, nhất là những nơi thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất 
c. Biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Hai đồng bằng còn lại là đồng bằng sông Nile (Ai Cập) và đồng bằng sông Hằng (Bangladesh).
Nhìn tổng thể, kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chịu sự tác động trên các mặt. 
- Biến động trong sản xuất: Nếu không có giống mới chịu được mặn, kinh tế lúa và kinh tế vườn sẽ giảm sút ; kinh tế biển sẽ tăng trưởng nhanh nhưng chưa chắc sẽ bù đắp lại hai sự sụt giảm trên ; đầu tư trong lĩnh vực công thương nghiệp càng khó thu hút hơn.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng đã tốn kém càng tốn kém hơn.
- Biến động về phân bố dân cư, đô thị và các trung tâm, cơ sở kinh tế sẽ diễn ra sự dịch chuyển trong nội vùng và ra ngoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
2.2 Thực trạng về giảng dạy môn địa lý ở Trung tâm GDNN-GDTX trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Việc giảng dạy môn địa lý trong các nhà trường nói chung và ở Trung tâm GDNN-GDTX đã và đang có nhiều nội dung được lồng ghép, nhằm làm phong phú thêm bài giảng, cập nhật những kiến thức có liên quan đến môn học đang diễn ra trên thực tế cho học sinh. Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, đã và đang tác động sâu sắc đến cuộc sống của mỗi người dân, ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai của đất nước. Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng và liên quan mật thiết đến các nội dung giảng dạy của môn địa lý, tuy nhiên chưa được chính thức đưa vào chương trình giảng dạy và sách giáo khoa. Việc tích hợp các vấn đề BĐKH vào chương trình giảng dạy đại lý là yêu cầu cấp thiết.
2.3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Nhà trường là nơi để tuyên truyền, thực hiện giáo dục vì sự phát triển bền vững. Nhà trường cũng là nơi trang bị cho chủ nhân tương lai của đất nước kiến thức về sự biến đổi khí hậu, về khả năng của con người trong cuộc chiến làm giảm thiểu sự biến đổi khí hậu. Nhà trường không chỉ là nơi hình thành kiến thức, thái độ mà còn làm cho các chủ nhân tương lai có những hành vi cụ thể đối với những hành động gây tác hại cho môi trường, cho sự biến đổi khí hậu. Những hành vi ấy ở mức độ thấp có thể chỉ là ý thức tiết kiệm và hành vi tiết kiệm, hành vi chống lại sự xâm hại Trái đất (như việc không sử dụng máy lạnh có chất CFC, sử dụng phương tiện giao thông công cộng để làm giảm lượng thải CO2 vào không khí) ở mức độ cao hơn là việc suy nghĩ, tìm kiếm kĩ thuật thay thế các chất thải làm tăng nhiệt độ bề mặt trái đất.
 Có thể thành lập các câu lạc bộ về sự biến đổi khí hậu, về phát triển bền vững. Xây dựng các website để tuyên truyền, để chia sẻ thông tin về biến đổi khí hậu. Nếu như việc tuyên truyền và thực hiện giáo dục vì sự phát triển bền vững được triển khai rộng rãi ở trường học, thì trong tương lai gần sẽ có những công trình khoa học, những sản phẩm sáng tạo được ra đời do những học sinh, giáo viên Việt Nam nghiên cứu thực hiện 
Sự biến đổi khí hậu có qui mô toàn cầu nhưng hành động để ngăn cản sự biến đội khí hậu ấy đòi hỏi mọi người, mọi quốc gia, mọi vùng và toàn thế giới. Khẩu hiệu “Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương” xem ra phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu không còn là của riêng ai.
Hiện nay, đã có rất nhiều ngành khoa học cùng góp sức chống lại sự biến đổi khí hậu trong đó các trường phổ thông là nơi có thể tuyên truyền một cách tốt nhất những tác động của biến đổi khí hậu.
Với vai trò là một bộ môn khoa học, các giáo viên phổ thông, qua môn học của mình, sẽ giúp cho các em học sinh hiểu được nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Làm cho mỗi công dân tương lai nhận thức được vai trò của chính họ trong cuộc chiến biến đổi khí hậu toàn cầu. May mắn là nhiều bài học địa lý có những nội dung liên quan đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì vậy, các thầy cô giảng dạy địa lý ở trường phổ thông sẽ làm cho mỗi học sinh hiểu rằng chính họ chứ không phải ai khác có thể làm chậm đi sự biến đổi khí hậu toàn cầu, giữ vững cuộc sống của nhân loại – chi phí cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trong lĩnh vực giáo dục là chi phí hiệu quả nhất, kinh tế nhất. 
 	- Bản chất nội dung và những biểu hiện của sự biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu, ở Việt Nam và ở ngay địa phương nơi chúng ta đang sinh sống.
 	- Những hậu quả đã xảy ra và có thể sẽ xảy ra trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong thời gian tiếp theo là có thật, ảnh hưởng rất lớn đến bề mặt Trái đất, nơi con người đang trực tiếp sinh sống. 
- Những tác động của con người trong quá khứ và hiện tại (khai thác tài nguyên, hoạt động sản xuất, đời sống sinh hoạt..) đang là nguy cơ chính làm mất cân bằng sinh thái, làm biến đổi khí hậu.
- Xác định rõ trách nhiệm của mình với vai trò là người giảng dạy và người thực hiện trực tiếp các hoạt động giáo dục học sinh, cần phải có các hành động tích cực nhằm làm giảm các nguy cơ có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
 	- Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi cá nhân, ngoài việc bản thân phải thực hiện tốt, còn có trách nhiệm vận động cộng đồng cùng thực hiện tốt, đồng thời nhắc nhở, ngăn cản khi thấy những biểu hiện vi phạm.
- Hiểu và thấm nhuần phương châm trước khi hành động là: “ Vì sự sống của Trái đất” và “ cuộc sống của nhân loại” trong đó có bản thân mình. 
- Chuẩn bị cho bản thân, gia đình cùng với cộng đồng tâm thế thích ứng để sống chung với biến đổi khí hậu.
+ Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, các cuộc thi, các trò chơi có nội dung gắn với môi trường sống qua những hiểu biết và nhận thức về các biểu hiện gây ô nhiễm, tác hại của ô nhiễm đến cuộc sống hàng ngày.
+ Tổ chức phong trào thi đua về bảo vệ môi trường góp phầm làm giảm thiểu biến đổi khí hậu ( làm sạch lớp học, trường học, tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, gom rác thải, trồng và chăm sóc cây xanh..).
+ Thường xuyên theo dõi kiểm tra, biểu dương kịp thời những gương tốt và xử lý nghiêm khắc những hành vi làm tổn hại đến môi trường.
+ Thành lập các tổ xung kích trong trường, thực hiện tuyên truyền ở địa phương vào dip nghỉ hè, đợt công tác xã hội, ngoài giờ học..đồng thời tham gia vào việc gom rác thải, vệ sinh môi trường.
 	+ Vận động mọi người, mọi tổ chức xã hội thực hiện phong trào trồng cây phủ xanh đồi trọc, phục hồi rừng ngập măn ven biển, trồng cây nơi cư trú; tiết kiệm năng lượng, hạn chế sử dụng nguyên liệu hóa thạch ( than, dầu mỏ, khi đốt..)
+ Thực hiện lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục môi trường ở các môn học: Sinh học, Vật lý, Hóa học, Địa lý, GDCDvới những kiến thức có liên quan dễ nhận biết về tác động của chúng đến môi trường và làm biến đổi khí hậu như: Chất thải rắn, chất thải và ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, vấn đề sử dung đất trong sản xuất, phá rừng, khai thác nước ngầm, xói mòn đất, sử dung thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, sự suy thoái nguồn thủy hải sản, nguy cơ diệt chủng các loại động vật quí hiếm, phát triển các khu công nghiệp trong các thành phố, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông,lưới diện, viễn thông, cấp thoát nước..
2.4. Một số nội dung có thế tích hợp giáo dục BĐKH vào môn địa lý ở TT GDNN-GDTX. (4)
Khối
Tên bài học
Nội dung có thể tích hợp
Mục đích giáo dục
10
Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Bài 11: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất
Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật
Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số
Bài 41, 42: Môi trường và sự phát triển bền vững
Các mùa trong năm
Tác nhân ngoại lực
Khí quyển và các thành phần trong khí quyển
Một số loại gió chính
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên Trái đất
 Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành đất
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật
Biểu hiện, ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
Quy mô dân số và ảnh hưởng dân sô đối với sự phát triển kinh tế xã hôị và môi trường
Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển
 Nhận thức được sự thay đổi của thời tiết và khí hậu trong những năm gần đây. Tìm ra các nguyên nhân của sự thay đổi đó
 Ngoài các nguyên nhân do tự nhiên thì các hoạt động của con người cũng làm cho bề mặt Trái Đất thay đổi. Liên hệ thực tế để tìm dẫn chứng minh họa
 Khi lượng khí CO2 trong khí quyển tăng sẽ làm Trái đất nóng lên do nhiệt độ tăng gây hiệu ứng nhà kính làm ảnh hưởng đến đời sống sinh vật và hoạt động của con người. Yêu cầu học sinh tìm ra các nguyên nhân làm cho lượng CO2 tăng cao trong khí quyển=>Nêu giải pháp khắc phục.
 Tìm hiểu các loại gió tác động trực tiếp đến nước ta. Đặc tính của các loại gió và xu hướng thay đổi trong những năm gần đây. Vùng nào của nước ta sẽ chịu ảnh hưởng nhiều? Nguyên nhân? 
 Nhận thấy được sự thay đổi trong tổng lượng mưa hàng năm của từng địa phương, từng vùng, của các quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Kèm theo mưa là sự gia tăng các hiện tượng dông, lốc 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_noi_dung_bien_doi_khi_hau_trong_mon_dia_ly_o_t.doc