SKKN Tích hợp một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn vẽ trang trí lớp 6
Hiện nay, ngành Giáo dục và Đào tạo đang nổ lực đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, tạo sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Vì vậy, phương pháp dạy học được xem như là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động học tập nhằm kích thích học sinh phát huy tính tích cực và chủ động lĩnh hội tri thức, đạt được mục tiêu dạy học.
Dạy học mĩ thuật ở trung học cơ sở là góp phần nhằm hình thành và phát triển năng lực cảm thụ thị giác cho học sinh, tạo cho các em có trình độ thẩm mĩ nhất định; Góp phần giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách, làm cho các em có đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, hướng tới giá trị thẩm mĩ trong cuộc sống. Qua đó, giáo dục thẩm mĩ, rèn luyện kĩ năng sống cho các em. Vì thế, giáo viên cần tổ chức các hoạt động dạy học nhằm giúp học sinh tìm kiếm và sáng tạo ra cái đẹp ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Phân môn vẽ trang trí có vị trí quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ với các phân môn khác. Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức và kĩ năng của mĩ thuật như quan sát, tổng hợp, khái quát, tư duy trừu tượng. vào học phân môn vẽ trang trí. Mục đích của vẽ trang trí là giúp học sinh có cách nhìn về bố cục, đường nét, hình mảng, đậm nhạt và màu sắc. Trên cơ sở đó, học sinh có thể tạo ra các họa tiết, các hình trang trí đẹp. Đồng thời các em có sự cảm thụ được vẻ đẹp của các sản phẩm mĩ thuật. Như vậy, đòi hỏi giáo viên khi dạy các bài trang trí cần kết hợp và nâng cao các phương pháp dạy học cũ, vận dụng kết hợp thêm một số phương pháp dạy học tích cực vào trong tiết dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Kết quả của người dạy là kiến thức phải đến, phải vào người học, học sinh phải là người chủ động tiếp nhận kiến thức từ giáo viên. Khi giảng dạy, giáo viên không chỉ quan tâm đến phương pháp dạy mà còn phải chú ý tới phương pháp học của học sinh. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, khiến tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tích hợp một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn vẽ trang trí lớp 6”.
I. MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Hiện nay, ngành Giáo dục và Đào tạo đang nổ lực đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, tạo sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Vì vậy, phương pháp dạy học được xem như là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động học tập nhằm kích thích học sinh phát huy tính tích cực và chủ động lĩnh hội tri thức, đạt được mục tiêu dạy học. Dạy học mĩ thuật ở trung học cơ sở là góp phần nhằm hình thành và phát triển năng lực cảm thụ thị giác cho học sinh, tạo cho các em có trình độ thẩm mĩ nhất định; Góp phần giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách, làm cho các em có đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, hướng tới giá trị thẩm mĩ trong cuộc sống. Qua đó, giáo dục thẩm mĩ, rèn luyện kĩ năng sống cho các em. Vì thế, giáo viên cần tổ chức các hoạt động dạy học nhằm giúp học sinh tìm kiếm và sáng tạo ra cái đẹp ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày. Phân môn vẽ trang trí có vị trí quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ với các phân môn khác. Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức và kĩ năng của mĩ thuật như quan sát, tổng hợp, khái quát, tư duy trừu tượng... vào học phân môn vẽ trang trí. Mục đích của vẽ trang trí là giúp học sinh có cách nhìn về bố cục, đường nét, hình mảng, đậm nhạt và màu sắc. Trên cơ sở đó, học sinh có thể tạo ra các họa tiết, các hình trang trí đẹp. Đồng thời các em có sự cảm thụ được vẻ đẹp của các sản phẩm mĩ thuật. Như vậy, đòi hỏi giáo viên khi dạy các bài trang trí cần kết hợp và nâng cao các phương pháp dạy học cũ, vận dụng kết hợp thêm một số phương pháp dạy học tích cực vào trong tiết dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Kết quả của người dạy là kiến thức phải đến, phải vào người học, học sinh phải là người chủ động tiếp nhận kiến thức từ giáo viên. Khi giảng dạy, giáo viên không chỉ quan tâm đến phương pháp dạy mà còn phải chú ý tới phương pháp học của học sinh. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, khiến tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tích hợp một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn vẽ trang trí lớp 6”. 2. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra các biện pháp tốt nhất để tích hợp các phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn vẽ trang trí ở lớp 6, THCS 3. Đối tượng nghiên cứu: Tích hợp một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn vẽ trang trí cho học sinh lớp 6, trường THCS Nga Thủy 4. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận về dạy học tích cực trong môn mỹ thuật THCS; Đúc rút thực tiễn trong hoạt động dạy học môn Mĩ thuật tại trường THCS Nga Thủy II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: *Mục tiêu của phân môn vẽ trang trí: - Về kiến thức: Giúp các em nắm rõ được mục tiêu của bài trang trí qua phần lý thuyết, phần quan sát nhận xét đó là bài trang trí nào? Về bố cục, cách sắp xếp và màu sắc. Nếu hiểu rõ nội dung kiến thức thì ở phần tiếp theo học sinh sẽ không mấy khó khăn khi thực hành. - Về kĩ năng: Giúp các em hoạt động trí não một cách nhanh nhẹn, có sự tưởng tượng phong phú, và thực hiện được một bài trang trí hoàn chỉnh. - Về thái độ: Giúp các em cảm thấy yêu thích môn mĩ thuật nói chung và vẽ trang trí nói riêng. *Phân môn vẽ trang trí khối 6: 9 tiết/năm - Các bài trang trí cơ bản: trang trí hình vuông, trang trí đường diềm - Các bài trang trí ứng dụng: Chép họa tiết trang trí dân tộc, Kẻ chữ in hoa nét đều, Kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm, Trang trí chiếc khăn để lọ hoa, 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Thuận lợi: - Thực trạng về mặt tích cực của các vấn đề có liên quan đến đề tài: + Theo chương trình sách giáo khoa đổi mới, môn mĩ thuật ở trường trung học cơ sở được biên soạn lại, được xây dựng cụ thể cho từng khối, lớp. Việc thực nghiệm chương trình được tiến hành từng bài trong toàn bộ chương trình môn học. + Hiện nay, phân phối chương trình được soạn lại theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy. + Giáo viên được đào tạo chính quy để đáp ứng nhu cầu của nhà trường. - Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến các vấn đề liên quan với đề tài: Nhà trường đã chú ý quan tâm, kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học, tạo điều kiện để giáo viên và học sinh giảng dạy - học tập có hiệu quả. Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. - Các yếu tố khách quan có ảnh hưởng tích cực đến các vấn đề liên quan với đề tài: Phương tiện dạy và học được trang bị cho từng bài, từng lớp trong sách giáo khoa và sách giáo viên. 2.2. Khó khăn: - Thực trạng về mặt tiêu cực của các vấn đề có liên quan đến đề tài: + Đa số các em bị chi phối bởi môn học chính - phụ. Sự đầu tư cho môn học chính là chủ yếu, môn học phụ thường bị học sinh coi nhẹ. + Học sinh chưa chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp. + Trình độ tiếp thu của học sinh chưa đều. (Một vài em đọc - viết chưa tốt, tiếp thu bài chậm). + Học sinh lớp 6 học mĩ thuật kiến thức chưa có hệ thống. - Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề liên quan với đề tài: Thiếu phương tiện dạy và học: Chưa có phòng cho bộ môn Mĩ thuật; nhà trường chưa trang bị đủ đồ dùng dạy học cho bộ môn; Học sinh thiếu sự chuẩn bị đồ dùng học tập (Đa số các em chỉ đem giấy A4, bút chì). - Các yếu tố khách quan có ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề liên quan với đề tài: Một số em hoàn cảnh gia đình khó khăn, gia đình chưa chú ý quan tâm đến việc học tập của các em. *Các số liệu thống kê trước và sau khi thực hiện đề tài: (ở 3 lớp: 6A, 6B, 6C với 102 học sinh): STT Một số nội dung khảo sát Số liệu trước (102 HS) Số liệu sau (101 HS) SL (học sinh) TL (%) SL (học sinh) TL (%) 1 Học sinh có nhận thức đúng về phân môn vẽ trang trí. 77 75.5 88 87.1 2 Yếu tố nào khiến các em thích học vẽ trang trí: - Tranh ảnh đẹp - Cách giới thiệu bài hay - Được điểm cao 31 30 41 30.4 29.4 40.2 44 32 25 43.6 31.7 24.7 3 Học vẽ trang trí có khó không: a, Có b, Không 65 37 63.7 36.3 42 59 41.6 58.4 4 Số học sinh nhận thức được vẽ trang trí có liên quan đến cuộc sống hàng ngày. 61 59.8 92 91.1 5 Học sinh chú ý làm bài vẽ trang trí ở lớp. a, Có b, Không 57 45 55.9 44.1 77 24 76.2 23.8 6 Học sinh chú ý dành thời gian làm bài trang trí ở nhà? Thời gian 30 phút. Thời gian 45 phút Thời gian 60 phút 34 38 30 33.3 37.3 29.4 38 29 34 37.6 28.7 33.7 7 Một số yếu tố khiến học sinh không chú ý làm bài trang trí ở lớp: Thiều đồ dùng. Không vẽ cách điệu được họa tiết trang trí. Thời gian ở lớp không đủ. 33 35 34 32.4 34.3 33.3 26 22 53 25.7 21.8 52.5 3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 3.1. Sự cần thiết phải vận dụng nhiều phương pháp dạy học. Đặc trưng của phương pháp dạy học là tính hướng đích của nó. Phương pháp dạy học tự nó có chức năng phương tiện. Phương pháp dạy học cũng gắn liền với tính kế hoạch và tính liên tục của hoạt động, hành động, thao tác vì vậy có thể cấu trúc hóa được. Phương pháp dạy học có mối quan hệ chặt chẽ với các thành tố của quá trình dạy học: Phương pháp và mục tiêu; Phương pháp và nội dung; Phương pháp và phương tiện dạy học; Phương pháp và đánh giá kết quả. Đổi mới phương pháp dạy học không thể không tính tới những quan hệ này. 3.2. Tích hợp một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn vẽ trang trí lớp 6: *Phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp quan sát: Dạy mĩ thuật thường dạy trên đồ dùng dạy học. Dạy học bằng đồ dùng trực quan giúp học sinh lĩnh hội tri thức nhanh, nhớ lâu và hứng thú hơn. Đồ dùng dạy học còn phản ánh mức độ kiến thức của bài học và trình độ của học sinh. Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học xem như giáo viên đã chuẩn bị tốt nội dung bài học. Giáo viên cần nghiên cứu bài dạy, tự tìm và thiết kế đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung. Phân loại đồ dùng hợp lí; Hình thức đồ dùng to vừa phải, dễ thấy, có trọng tâm và đẹp; Trình bày đồ dùng dạy học cần rõ ràng, khoa học; Kết hợp giữa trình bày lí thuyết với giới thiệu trực quan đúng lúc. Phương pháp quan sát thường được áp dụng trong Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các bài vẽ trang trí của học sinh, giáo viên và họa sĩ. Cuối tiết học, giáo viên cùng học sinh quan sát bài làm của bản thân các em để củng cố kiến thức và rút kinh nghiệm cho các bài học sau. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cần đối chiếu, so sánh để rút ra nhận xét đúng, chuẩn xác. Quan sát từ bao quát đến chi tiết: từ cái chung, cái tổng quát rồi mới đến cái riêng, cái chi tiết. Cách quan sát này giúp người vẽ không sa vào chi tiết vụn vặt mà tập trung vào hình mảng, đậm nhạt chính của đối tượng. Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cách quan sát, phân tích các bài vẽ về: bố cục, đường nét, màu sắc, để học sinh có được phương pháp quan sát tốt, kĩ năng quan sát mọi vật xung quanh để nắm bắt được đặc điểm, có trí nhớ tưởng tượng được phong phú, làm tăng xúc cảm thẩm mĩ. Thông qua quan sát, nhận xét góp phần hình thành thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh. Phương pháp trực quan và phương pháp quan sát có một vai trò quan trọng đối với phân môn vẽ trang trí, giáo viên sử dụng phương pháp này trong dạy học học sinh được quan sát tìm hiểu đối tượng, tìm ra vẻ đẹp của đối tượng từ đó có tính chọn lọc tạo điều kiện cho bài vẽ trang trí đẹp hơn. Học sinh củng có thể quan sát những sản phẩm mĩ thuật ứng dụng, những bài trang trí cơ bản đến phức tạp, để có cách nhận xét, đánh giá, cảm nhận được tính thẩm mĩ. Từ đó, học sinh biết vận dụng vào làm bài vẽ trang trí. *Kết hợp các phương pháp vấn đáp, gợi mở, phân tích: Phương pháp gợi mở thường được thực hiện khi dạy lí thuyết và hướng dẫn thực hành. Phương pháp này có hiệu quả cao khi sử dụng dạy học phân môn vẽ trang trí. Phương pháp vấn đáp thường được sử dụng trong hoạt động 1: Quan sát nhận xét; Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. Sử dụng phương pháp này, giáo viên dùng các câu hỏi để học sinh suy nghĩ và trả lời về nội dung bài học. Câu hỏi cần rõ, sát nội dung, gợi cho học sinh suy nghĩ trước và dự đoán nội dung mà giáo viên sẽ giảng, các em không bị động trong quá trình tiếp thu kiến thức. Thông qua phương pháp vấn đáp, học sinh có thể trao đổi ý kiến với nhau và đi đến ý kiến thống nhất. Kết hợp tốt các phương pháp này giúp cho giáo viên có thể tìm hiểu được mức độ tiếp thu bài học của học sinh, biết được kiến thức lĩnh hội của học sinh để có sự điều chỉnh hoặc bổ sung kịp thời. Khi nhận xét câu trả lời của học sinh cần rõ ràng, mạch lạc, sát nội dung. Tùy theo nội dung bài dạy, câu hỏi, câu trả lời mà giáo viên nhận xét, củng cố cho phù hợp. Tùy theo loại bài, nội dung bài dạy mà giáo viên đặt câu hỏi thích hợp, đan xen sao cho nhịp điệu tạo không khí học tập sôi nổi, tránh đơn điệu, tẻ nhạt. Khi dạy, giáo viên cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp nêu vấn đề và phương pháp vấn đáp, gợi mở. Lời giảng đan xen với câu hỏi, tạo cho học sinh chủ động suy nghĩ - dự đoán - chờ đợi thông tin mới. Học sinh Nghe - Nghĩ - So sánh - Phân tích - Nhận xét - Tổng hợp. *Phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp phân tích: Các bài vẽ trang trí thường không nặng nề về lí thuyết mà yêu cầu của phân môn này là phải giúp cho các em ghi nhớ và khắc sâu kiến thức. Vì vậy, phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp phân tích là một giải pháp thiết yếu trong việc giảng dạy. Tuy giáo viên và học sinh không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp sản phẩm mà thông qua tranh ảnh, bài vẽ trang trí và kết hợp với lời phân tích của giáo viên sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng. *Phương pháp làm việc theo nhóm kết hợp với phương pháp luyện tập thực hành tạo ra sản phẩm: Phân môn vẽ trang trí phần thực hành là hoạt động chính của tiết học, lí thuyết dựa trên trên cơ sở của bài thực hành và giáo viên nhận ra được kết quả của tiết dạy. Học vẽ trang trí, học sinh được làm nhiều bài tập. Các bài tập có thể trùng lặp nội dung, yêu cầu, cách tiến hành, song mỗi bài học sinh phải tự tìm ra cách vẽ khác nhau: về bố cục, họa tiết, cách xử lí màu đậm nhạt Bài vẽ trang trí thường thể hiện rõ sự tưởng tượng, sáng tạo ở sự khái quát hóa đối tượng theo cách vẽ trang trí mảng bẹt, bố cục theo cách sắp xếp: Đăng đối, đối xứng, nhắc lại, xen kẽ. Hình mảng, đường nét, màu sắc được cách điệu. Trong khi hướng dẫn học sinh làm bài, giáo viên cần chú ý tìm ra những thiếu sót về: Bố cục, họa tiết, màu vẽ. Từ đó gợi ý cho học sinh suy nghĩ, tìm ra cách sửa chữa, điều chỉnh tùy theo khả năng của mình. Giáo viên cân có kế hoạch làm việc với từng nhóm đối tượng học sinh. Mỗi loại học sinh giáo viên có yêu cầu, gợi ý, khích lệ riêng và bổ sung khác nhau để các em hoàn thành bài vẽ bằng khả năng của minh. Sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm, giáo viên phát huy được tính tích cực chủ động, mọi học sinh đều được tham gia học tập. Giáo viên giao bài tập cho từng nhóm học sinh thực hành. Làm việc theo nhóm tạo điều kiện cho học sinh tích cực tham gia vào quá trình nhận thức, giúp các em tự giác học tập hơn. Học sinh có tinh thần tập thể, ý kiến thống nhất trong công việc chung, đồng thời hình thành ở các em phương pháp làm việc khoa học. Qua đó, hình thành và phát triển khả năng tư duy, phân tích ở học sinh. Để thực hiện tốt hai phương pháp này trong phân môn vẽ trang trí, giáo viên cần hình thành ở học sinh các kĩ năng: Tư duy tạo hình; Vẽ hình, chỉnh hình; Vẽ đậm nhạt và vẽ màu; Vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Kết hợp hai phương pháp này, giáo viên có thể thực hiện ở phần thực hành. Giáo viên nêu yêu cầu và cho học sinh thực hành theo nhóm tạo ra sản phẩm. Tùy theo yêu cầu và nội dung của từng loại bài và từng thởi điểm cụ thể mà giáo viên vận dụng hai phương pháp này cho phù hợp và có hiệu quả. *Phương pháp vận dụng bản đồ tư duy kết hợp với phương pháp trực quan: Bản đồ tư duy còn gọi sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề ... Bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc và chữ viết. Cơ chế Bản đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh màu sắc với các mạng lưới liên tưởng, giúp bộ não con người nhớ lâu hơn, hiểu sâu hơn và in đậm những điều mà do chính mình suy nghĩ ra, huy động tối đa tiềm năng của não bộ giúp học sinh học tập một cách tích cực hơn. Kết hợp tốt giữa hai phương pháp này sẽ giúp tích cực cho hoạt động học tập của bản thân học sinh, tạo điều kiện phát huy tính tự học của học sinh. Học sinh được thể hiện ý tưởng của mình, phát biểu quan điểm của bản thân , được tham gia vào quá trình học tập tự chiếm lĩnh các tri thức. *Phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm: Kết hợp hai phương pháp này sẽ phát huy được tính tích cực chủ động, mọi học sinh đều được tham gia học tập. Giáo viên treo tranh hoặc trình chiếu hình ảnh, giao câu hỏi trong phiếu học tập cho từng nhóm học sinh thảo luận. Học sinh có tinh thần tập thể, ý kiến thống nhất trong công việc chung, đồng thời hình thành ở các em phương pháp làm việc khoa học. Làm việc theo nhóm tạo điều kiện cho học sinh tích cực tham gia vào quá trình nhận thức, giúp các em tự giác học tập hơn. Qua đó, học sinh được góp ý, trao đổi, tranh luận, là cơ sở tốt cho sự hình thành và phát triển khả năng tư duy, phân tích ở học sinh. Đồ dùng trực quan giúp học sinh lĩnh hội tri thức nhanh, nhớ lâu và hứng thú hơn. *Phương pháp liên hệ với thực tiễn cuộc sống và phương pháp nêu vấn đề: Liên hệ thực tiễn cuộc sống sẽ làm cho sự hiểu biết của học sinh sâu sắc thêm, giờ học trở nên hấp dẫn hơn. Học đi đôi với hành. Lí luận gắn liền với thực tiễn. Phương pháp nêu vấn đề là một trong những phương pháp dạy học theo phương pháp tích cực. Giáo viên hoặc học sinh đưa ra một vấn đề chung cho các nhóm hoặc các thành viên thảo luận để đi đến thống nhất, kết luận chung. Từ một vấn đề được đặt ra, học sinh được tham gia thảo luận và trình bày ý kiến của mình. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài dạy để tìm ra mối liên hệ của các môn học và thực tiễn cuộc sống với môn mĩ thuật. Đồng thời chắt lọc được lượng thông tin nêu vấn đề làm cho kiến thức bài học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Làm cho học sinh cảm thấy kiến thức của môn mĩ thuật phần nào đã có ở những môn học và có phần ở trong cuộc sống hàng ngày, không xa lạ mà gần gũi cần thiết cho học tập, sinh hoạt và trong cuộc sống hàng ngày. *Phương pháp kiểm tra, phân tích, đánh giá kết quả học tập của học sinh: Mục tiêu của môn mĩ thuật là giáo dục thị hiếu thẩm mĩ, giúp học sinh nhận ra cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, thưởng thức và tạo ra cái đẹp trong bài vẽ, trong cuộc sống hàng ngày. Khi đánh giá kết quả học tập, giáo viên không nên quá phụ thuộc vào kết quả của bài vẽ; Vì một số học sinh hiểu và cảm thụ được cái đẹp nhưng khó mà thể hiện ra bài vẽ theo ý muốn. Đích đến của việc dạy mĩ thuật ở trường trung học cơ sở là đào tạo ra nhiều người biết thưởng thức cái đẹp. Việc đánh giá kết quả bài học của học sinh cần được tính từ khi xác định mục tiêu của bài học và thiết kế bài học nhằm giúp giáo viên phân tích, đánh giá kết quả học tập của học sinh; Kịp thời nắm được thông tin ngược chiều để điều chỉnh hoạt động dạy và học cho phù hợp. 3.3. Biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: *Sử dụng một số biện pháp gây hứng thú học tập: - Tạo không khí học tập tốt để học sinh háo hức chờ đón bài học. - Tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, tìm hiểu những vấn đề mà giáo viên giảng giải. - Tổ chức cho học sinh tham gia vào quá trình nhận thức một cách tự giác. Kết hợp trò chơi trong một số tiết dạy. - Động viên, khuyến khích nhằm giúp học sinh làm bài bằng khả năng và cảm xúc riêng. - Nâng cao tính tích cực, ứng dụng của trang trí trong học tập. - Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. - Ra đề hợp lý, kiến thức có trọng tâm. Kiểm tra đánh giá khách quan, công bằng, đúng đắn và có hiệu quả. 3.4. Một số giải pháp cho từng bài dạy: *Dạy bài Chép họa tiết trang trí dân tộc: - Kết hợp phương pháp Vấn đáp - Gợi mở - Phân tích. Ví dụ: Giáo viên có thể đặt câu hỏi: “Họa tiết trang trí thường là những hình gì?” Giáo viên gợi mở là những hình vẽ em vừa quan sát, giáo viên phân tích để học sinh hiểu nội dung bài học hay “Thế nào là đơn giản, cách điệu?” *Dạy bài Cách sắp xếp (bố cục) trong trang trí: - Kết hợp phương pháp Trực quan – Phân tích: Ví dụ: Hướng dẫn học sinh sắp xếp hình mảng, đường nét tạo nên bố cục chặt chẽ. + Cần tránh những bố cục lỏng lẽo, nặng nề do cách sắp xếp hình mảng không hợp lí. Lỏng lẻo Chặt chẽ Hợp lí Lỏng lẻo Nặng nề + Không nên dùng nét viền đều nhau, tạo nên sự khô cứng trong trang trí. Nét viền khô cứng Hiệu quả của việc tô nền + Họa tiết cần phù hợp với nội dung và mang tính trang trí, họa tiết vẽ đơn giản, cách điệu; tránh vẽ nét viền khô cứng. + Những bố cục lỏng lẻo cần tránh: + Những bố cục nên làm: - Kết hợp phương pháp Vấn đáp - Gợi mở - Phân tích: Ví dụ: “Theo cô, cách sắp xếp hình mảng của bài này chưa cân đối (các hình mảng chưa có trọng tâm, xô lệch ). Em điều chỉnh lại được không?” Hay “Bài vẽ này chưa hợp lí về bố cục, hình vẽ, màu sắc” Hoặc “Em thử tìm xem bài vẽ của mình còn chỗ nào chưa hợp lí?, còn sửa được nữa không? Em có thể vẽ khác được không, thử xem nào?” *Dạy bài Màu sắc: - Kết hợp phương pháp trực quan - Bản đồ tư duy: + Giáo viên giới thiệu và hướng dẫn học sinh cách thể hiện sơ đồ tư duy. - Kết hợp phương pháp liên hệ với thực tiễn cuộc sống - Nêu vấn đề: + Giáo viên có thể đặt câu hỏi: “Màu sắc do đâu mà có?”; “Em hãy gọi tên các màu có ở xung quanh ta”? Hay “Em hãy nêu các màu ở cỏ cây, hoa trái” *Dạy bài Màu sắc trong trang trí: - Kết hợp phương pháp làm việc theo nhóm và phương pháp thực hành tạo ra sản phẩm: + Giáo viên nêu yêu cầu nội dung phần thực hành, chia nhóm thảo luận tìm và chọn màu hoàn thành bài vẽ trang trí hình vuông. - Kết hợp phương pháp Vấn dáp - Gợi mở - Phân tích: + Giáo viên đặt câu hỏi: “Làm thế nào để bài vẽ có màu sắc đẹp?”... Học sinh suy nghĩ trả lời – Giáo viên gợi mở ý hướng dẫn học sinh hiểu và ghi nhớ kiến th
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_mot_so_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_vao_day_ph.doc