SKKN Giáo dục học sinh lớp 6 Trường Trung học cơ sở Đông Ninh nâng cao nhận thức và phát huy giá trị vốn văn hóa dân tộc thông qua một số bài mĩ thuật”

SKKN Giáo dục học sinh lớp 6 Trường Trung học cơ sở Đông Ninh nâng cao nhận thức và phát huy giá trị vốn văn hóa dân tộc thông qua một số bài mĩ thuật”

 Trong xã hội chúng ta ngày nay, giữa bộn bề cuộc sống, sự du nhập của văn hóa nước ngoài thời mở cửa không phải ai cũng lưu tâm đến văn hóa truyền thống dân tộc, đặc biệt là vốn văn hóa cổ truyền. Có nhiều lý do khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là do chưa được định hướng tìm hiểu hoặc không có điều kiện tiếp cận với các giá trị văn hóa đó. Vì vậy không phải ai cũng biết, hiểu vai trò ý nghĩa, giá trị chứ đừng nói đến tự hào, gìn giữ và phát huy vốn văn hóa truyền thống của dân tộc như chúng ta vẫn thường hô hào, cổ xúy.

 “Họa tiết trang trí dân tộc” là một trong những vốn văn hóa như vậy. Họa tiết được vẽ, chạm khắc trên các trên các vật phẩm; các công trình kiến trúc xưa. Là một loại hình nghệ thuật có đời sống riêng, họa tiết trang trí dân tộc được ứng dụng rộng dãi trong đời sống xã hội, họa tiết có mặt ở nhiều nơi, trên các vật phẩm, các công trình và được thể hiện bằng nhiều chất liệu khác nhau . nhưng để giúp học sinh hiểu thấu đáo và nhận ra giá trị đích thực của họa tiết trang trí dân tộc không phải là việc giản đơn, bởi không thể nhận thức đầy đủ về vấn đề nếu chỉ bó hẹp trong phạm vi lý thuyết, thực hành đơn thuần của một bài học trong khoảng thời gian một tiết học mà có được. Việc hướng dẫn, lồng ghép, tổ chức hoạt động giúp học sinh tiếp cận, quan sát, trải nghiệm để từ đó có cảm nhận về vẻ đẹp, giá trị nhệ thuật của “ Vốn cổ”. Các em sẽ có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về vốn văn hóa truyền thống của dân tộc, biết trân trọng, giữ gìn và phát huy vốn văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc mình là điều hết sức cần thiết và là trách nhiệm của nhà trường và đặc biệt là thầy giáo, cô giáo.

Học sinh lớp 6 là đối tượng học sinh đầu cấp, từ cấp Tiểu học sang cấp Trung học cơ sở tuy có đôi chút bỡ ngỡ với yêu cầu của các môn học nói chung và môn Mĩ thuật nói riêng so với bậc Tiểu học việc làm quen với họa tiết trang trí dân dân tộc thông qua một số bài vẽ màu vào họa tiết có sẵn, vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu hoặc chép họa tiết trang trí dân tộc thì ở bậc Trung học cơ sở với tâm thế mới, nhận thức mới đòi hỏi ở mức độ cao hơn, với mong muốn học sinh được tiếp cận, trải nghiệm thực tế cùng họa tiết trang trí dân tộc để từ đó các em có nhận thức đúng về vai trò, vị trí và giá trị của họa tiết trang trí dân tộc trong vốn văn hóa Việt Nam và thế giới nên tôi chọn đề tài "Giáo dục học sinh lớp 6 Trường Trung học cơ sở Đông Ninh nâng cao nhận thức và phát huy giá trị vốn văn hóa dân tộc thông qua một số bài mĩ thuật” làm đề tài nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.

 

doc 27 trang thuychi01 11234
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục học sinh lớp 6 Trường Trung học cơ sở Đông Ninh nâng cao nhận thức và phát huy giá trị vốn văn hóa dân tộc thông qua một số bài mĩ thuật”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Tên đề mục Trang
I - Mở đầu................................................................................................1
1- Lý do chọn đề tài..................................................................................1
2- Mục đích nghiên cứu............................................................................2
3- Đối tượng nghiên cứu...........................................................................3
4- Phạm vi nghiên cứu..............................................................................3
5- Phương pháp nghiên cứu......................................................................3
II - Nội dung.............................................................................................3
1- Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm..............................................3
2- Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..4
3- Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề...........................................5
4- Kết quả đạt được sau khi áp dụng các giải pháp................................18
III- Kết luận và kiến nghị....................................................................19
1- Kết luận...............................................................................................19
2- Kiến nghị.............................................................................................19
Phụ lục.................................................................................................. .20
I- MỞ ĐẦU
1- Lí do chọn đề tài:
 Trong xã hội chúng ta ngày nay, giữa bộn bề cuộc sống, sự du nhập của văn hóa nước ngoài thời mở cửa không phải ai cũng lưu tâm đến văn hóa truyền thống dân tộc, đặc biệt là vốn văn hóa cổ truyền. Có nhiều lý do khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là do chưa được định hướng tìm hiểu hoặc không có điều kiện tiếp cận với các giá trị văn hóa đó. Vì vậy không phải ai cũng biết, hiểu vai trò ý nghĩa, giá trị chứ đừng nói đến tự hào, gìn giữ và phát huy vốn văn hóa truyền thống của dân tộc như chúng ta vẫn thường hô hào, cổ xúy.
 	 “Họa tiết trang trí dân tộc” là một trong những vốn văn hóa như vậy. Họa tiết được vẽ, chạm khắc trên các trên các vật phẩm; các công trình kiến trúc xưa. Là một loại hình nghệ thuật có đời sống riêng, họa tiết trang trí dân tộc được ứng dụng rộng dãi trong đời sống xã hội, họa tiết có mặt ở nhiều nơi, trên các vật phẩm, các công trình và được thể hiện bằng nhiều chất liệu khác nhau. nhưng để giúp học sinh hiểu thấu đáo và nhận ra giá trị đích thực của họa tiết trang trí dân tộc không phải là việc giản đơn, bởi không thể nhận thức đầy đủ về vấn đề nếu chỉ bó hẹp trong phạm vi lý thuyết, thực hành đơn thuần của một bài học trong khoảng thời gian một tiết học mà có được. Việc hướng dẫn, lồng ghép, tổ chức hoạt động giúp học sinh tiếp cận, quan sát, trải nghiệm để từ đó có cảm nhận về vẻ đẹp, giá trị nhệ thuật của “ Vốn cổ”. Các em sẽ có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về vốn văn hóa truyền thống của dân tộc, biết trân trọng, giữ gìn và phát huy vốn văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc mình là điều hết sức cần thiết và là trách nhiệm của nhà trường và đặc biệt là thầy giáo, cô giáo. 
Học sinh lớp 6 là đối tượng học sinh đầu cấp, từ cấp Tiểu học sang cấp Trung học cơ sở tuy có đôi chút bỡ ngỡ với yêu cầu của các môn học nói chung và môn Mĩ thuật nói riêng so với bậc Tiểu học việc làm quen với họa tiết trang trí dân dân tộc thông qua một số bài vẽ màu vào họa tiết có sẵn, vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu hoặc chép họa tiết trang trí dân tộc thì ở bậc Trung học cơ sở với tâm thế mới, nhận thức mới đòi hỏi ở mức độ cao hơn, với mong muốn học sinh được tiếp cận, trải nghiệm thực tế cùng họa tiết trang trí dân tộc để từ đó các em có nhận thức đúng về vai trò, vị trí và giá trị của họa tiết trang trí dân tộc trong vốn văn hóa Việt Nam và thế giới nên tôi chọn đề tài "Giáo dục học sinh lớp 6 Trường Trung học cơ sở Đông Ninh nâng cao nhận thức và phát huy giá trị vốn văn hóa dân tộc thông qua một số bài mĩ thuật” làm đề tài nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm của mình. 
Qua tìm hiểu quan sát của bản thân tôi thì tình trạng số đông học sinh ít quan tâm, tìm hiểu về vốn văn hóa dân tộc, bị cuốn theo văn hóa ngoại lai không chỉ là học sinh trường THCS Đông Ninh nói riêng mà của học sinh nói chung, vì vậy việc giáo dục để học sinh hiểu và có nhận thức đúng đắn về vốn văn hóa dân tộc giúp các em hiểu, thêm yêu quí, trân trọng vốn văn hóa quí giá của dân tộc mình và từ đó các em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực góp phần trong việc giữ gìn, phát huy những nét đẹp độc đáo của họa tiết dân tộc. 
Nội dung sáng kiến đã được khá nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Bản thân tôi cũng đã nghiên cứu, trăn trở về vấn đề này để đưa ra một số giải pháp phù hợp với điều kiện tổ chức hoạt động giảng dạy của giáo viên và điều kiện học tập của học sinh. Điểm mới của sáng kiến này là giải quyết một số vấn đề về nhận thức của học sinh hiện nay với vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mà cụ thể ở đây là vốn họa tiết trang trí dân tộc sâu sắc hơn, tác động tích cực đến thái độ của học sinh về việc tiếp thu, kế thừa, phát huy vốn họa tiết cổ làm cơ sở để cảm nhận và sáng tạo cái đẹp mang tính hiện đại, bắt kịp, hòa chungvới su thế chung của thế giới nhưng vẫn mang đậm đà tính dân tộc.
2- Mục đích nghiên cứu
Chúng ta biết rằng, nghệ thuật gồm nhiều loại hình với đặc điểm và ngôn ngữ riêng. Cùng với âm nhạc, kiến trúc, điện ảnh... mĩ thuật góp tiếng nói của mình thúc đẩy xã hội phát triển. làm phong phú thêm thế giới tinh thần của con ngườiNgôn ngữ của mĩ thuật là hình khối, mảng miếng, màu sắc, đường nétchúng hỗ trợ cho nhau để hoàn thành tác phẩm. Trang trí là một bộ môn nghệ thuật mang trọn vẹn đặc điểm loại hình mĩ thuật và đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. 
Xung quanh chúng ta bất kỳ một đồ vật nào cũng được trang trí. Từ những vật nhỏ như quyển sách, quyển vở, cây bút đã có hình dáng màu sắc trang trí khác nhau; đến quần áo, vải vóc, bàn ghế, ấm chén, gạch hoa...các công trình văn hóa (nhà hát, công viên...) thì hình dáng, màu sắc càng muôn vẻ và vô cùng tinh tế...Tất cả những điều đó đều nằm trong lĩnh vực trang trí. Trang trí luôn là một nhu cầu thiết yếu của con người, của xã hội và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống ( Kiến trúc, đô thị trang trí nội thất, trang trí ngoại thất, trang trí ấn loát, trang trí phục trang, trang trí điện ảnh sân khấu...). Bằng tư tưởng tình cảm của nghệ sĩ thông qua ngôn ngữ tạo hình là sử dụng đường nét, màu sắc, hình mảng, bố cục... Mỗi thời đại, trang trí có những đặc điểm và yêu cầu khác nhau, cũng như nhìn nhận cái đẹp của trang trí qua từng thời kì xã hội, tôn giáo cũng có nhiều vẻ riêng biệt. Từ xa xưa trang trí luôn luôn gắn bó với đời sống con người, bất kỳ dân tộc trên thế giới cũng có bản sắc và nét riêng biệt, mang dấu ấn của dân tộc của mình. 
Nhìn vào lịch sử mĩ thuật Việt Nam chúng ta thấy thể hiện rõ nhất ở các hoa văn, họa tiết trong các vật dụng (trống đồng, mũi tên, thuyền bè, cán dao, thố cẩm..), trên các đình chùa lăng tẩm (hoa văn trên bia đá, họa tiết ở trống đồng, họa tiết rồng phượng, họa tiết trên các kèo cột..). Đặc trưng riêng có nhất của trang trí đó là họa tiết. Có tiếp thu và ít nhiều ảnh hưởng của một số nền văn hóa trên thế giới tuy nhiên “Họa tiết dân tộc Việt” luôn mang nét độc đáo riêng không thể lẫn lộn; đó là kho tàng văn hóa quí báu mà ông cha đã để lại cho con cháu. Việc tìm hiểu, trân trọng, bảo tồn, kế thừa và phát huy “Họa tiết dân tộc” có ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức và tình cảm của học sinh, bởi học sinh Trung học cơ sở là độ tuổi đang ở ngưỡng mới mang tính bản lề của sự hình thành phát triển nhân cách, những kiến thức tiếp thu được trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, ghi chép sẽ giúp các em có sự quan tâm, nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó có thái độ ứng xử trách nhiệm hơn với vốn văn hóa dân tộc bằng niềm tự hào, nghĩa vụ và sự rung cảm riêng của các em. 
3- Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh lớp 6A, 6B (81 HS) 
Trường T.H.C.S Đông Ninh, Đông Sơn, Thanh Hóa
4. Phạm vi nghiên cứu
- Thông qua tự điều tra và qua bạn bè đồng nghiệp, nhóm học sinh khối lớp 6 trường THCS Đông Ninh và một số trường bạn lân cận trong khu vực huyện Đông Sơn bản thân tôi nhận thấy đa số các em học sinh không chú ý đến vốn họa tiết dân tộc hoặc có hiểu biết rất mơ hồ về vốn văn hóa quý báu này, mặc dù đã được làm quen qua các bài vẽ màu vào hình họa tiết có sẵn hay chép họa tiết dân tộc từ ở bậc tiểu học. Đây là vấn đề khá rộng đòi hỏi phải có quá trình và phương pháp đồng bộ, dài hơi thì mới có kết quả như mong đợi, nên bản thân tôi chỉ đưa ra một số giải pháp nhỏ nhằm khuyến khích học sinh được tìm hiểu qua thực tế, trải nghiệm trực tiếp với vốn họa tiết cổ của dân tộc để từ đó "Giáo dục học sinh lớp 6 Trường Trung học cơ sở Đông Ninh nâng cao nhận thức và phát huy giá trị vốn văn hóa dân tộc thông qua một số bài mĩ thuật”
5- Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 - Phương pháp quan sát 
 - Phương pháp điều tra
 - Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
 - Phương pháp nghiên cứu lịch sử
 - phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
 - Phương pháp sử lý thông tin bằng thống kê và biểu đồ
 - Phương pháp luyện tập thực hành
 - Phương pháp dạy học tích hợp 
 II – NỘI DUNG
1 - Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Giáo dục học sinh hiểu biết về vốn văn hóa của đất nước thông qua các họa tiết dân tộc góp phần bồi đắp cho học sinh lòng tự hào dân tộc, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống, khơi dậy sự tự tôn, tình yêu quê hương đất nước, lòng say mê khám phá cái đẹp và trân trọng sự sáng tạo, giúp các em dần hoàn thiện nhân cách sống. Môn Mĩ thuật bậc THCS được soạn theo từng chủ đề gắn với đời sống thiết thực hàng ngày của học sinh và hướng tới nội dung chương trình mới của Bộ giáo dục, học sinh không chỉ tập trung vào những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà rèn các kỹ năng thực hành vận dụng, phối hợp nhiều lĩnh vực khác nhau ở nhiều nội dung giáo dục như kỹ năng sống, kỹ năng cứng (kiến thức), kỹ năng mềm (thái độ, hành, hành vi ứng xử).Trong quá trình dạy học của đề tài này, tôi đã định hướng cho học sinh không chỉ đơn thuần là học cách quan sát, vẽ lại các họa tiết trang trí mà khuyến khích học sinh tìm hiểu, cảm nhận nét tài hoa, sự khéo léo của các nghệ nhân dân gian được thể hiện qua vốn họa tiết trang trí dân tộc ở các giai đoạn lịch sử của dân tộc, qua đó khơi gợi lòng yêu quý, trân trọng và tự hào về vốn văn hóa của dân tộc Việt Nam. Việc học sinh chủ động tìm hiểu trải nghiệm thực tế phù hợp với xu thế đổi quan điểm dạy học của thế giới mà theo định hướng của UNESCO gồm có 5 trụ cột đó là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình và học để hòa nhập với thế giới”. Và phù hợp với Nghị quyết 29 TW Đảng “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” và Nghị quyết 88 của Quốc hội về “Đổi mới sách giáo khoa”.
2-Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a) Thực trạng chung:
Chúng ta đang sống trong xã hội với nền khoa học kỹ thuật phát triển từng ngày từng giờ vậy nên, sự giao thoa giữa các nền văn hóa của các dân tộc là điều tất yếu, đòi hỏi mỗi người cần có nhận thức đúng đắn về việc tiếp nhận và giữ gìn bản sắc riêng trong thời kỳ tiếp cận và hội nhập với văn hóa thế giới. Cùng với các môn học như Ngữ văn, Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lí môn Mĩ thuật cũng âm thầm góp sức giúp học sinh nhận thức đúng đắn về giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Môn mĩ thuật bậc THCS (cụ thể là phân môn trang trí) được soạn theo từng chủ đề gắn với những nhu cầu thực tế của học sinh như học tập, sinh hoạt, ứng dụng vào thực tế cuộc sống và hướng tới nội dung chương trình mới của Bộ giáo dục, tuy nhiên vẫn chỉ dừng lại ở mức độ làm quen với kiến thức và những kỹ năng cơ bản về trang trí và chủ yếu vẫn là hướng dẫn nhiều về kiến thức, kỹ năng ở từng bài đơn lẻ chưa chú trọng nhiều đến thái độ của đối với họa tiết trang trí và đặc biệt là họa tiết trang trí dân tộc, cách khai thác, ứng dụng “ vốn cổ” quí báu ấy vào các bài trang trí. Với thời lượng 40 – 45 phút/ 1tiết / 1tuần với từng bài đơn lẻ, thời gian gián đoạn giữa các tiết học kéo dài không có sự liên kết nên dẫn đến thực tế học sinh không chú tâm, ít hứng thú trong khi học, thêm vào đó là quan niệm môn chính - môn phụ từ cả lý do khách quan và chủ quan tác động trực tiếp lên ý thức học tập của học sinh.
b)Thực trạng trường Trung học cơ sở Đông Ninh: 
Những năm trước đây trường Trung học cơ sở Đông Ninh chưa có giáo viên mĩ thuật chính thức, giáo viên giảng dạy môn mĩ thuật thường là hợp đồng có thời hạn. Điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của môn học như phòng học, đồ dùng học tập, giáo cụ trực quan. Lãnh đạo nhà trường và không ít giáo viên dạy các môn học khác ít nhiều vẫn có thái độ kì thị, xem nhẹ môn mĩ thuật, học sinh chưa thật sự hứng thú với môn học... 
Năm học 2014- 2015 tôi được phân công về giảng dạy môn mĩ thuật, dù hết sức cố gắng nhưng kết quả vẫn không thật sự đạt được như mong muốn. đặc biệt là phân môn trang trí. Trong các bài thực hành trang trí đa số học sinh vẫn phụ thuộc vào họa tiết trong sách giáo khoa, hoặc họa tiết do giáo viên gợi ý, khả năng tạo họa tiết rất hạn chế và chậm. Không quan tâm lắm đến họa tiết trang trí. Qua theo dõi, điều tra thực tế chất lượng kết quả khảo sát như sau:
Lớp
Sĩ số
Tiêu chí đánh giá
Vẽ, chép được họa tiết trang trí
Biết cách sắp xếp họa tiết khi thực hành trang trí
Biết lựa chọn và ứng dụng họa tiết trang trí dân tộc vào bài
Nêu được cảm nhận khi quan sát họa tiết trang trí dân tộc
Đ¹t ®Çy ®ñ c¸c chøng cø cña ph©n m«n trang trÝ
Sĩ số
 %
Sĩ số
%
Sĩ số
%
Sĩ số
%
Sĩ số
%
6A
40
20
~50%
18
~45%
16
~40%
14
~35%
17
~42%
6B
41
17
~41%
15
~36%
15
~36%
12
~29%
16
~82%
Từ kết quả khảo sát trên bản thân tôi đã trăn trở, nghiên cứu một số giải pháp và mạnh dạn áp dụng cụ thể như sau.
3 - Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
a) Lựa chọn các bài có nội dung phù hợp tạo thành chuỗi liên kết để có thể triển khai lồng ghép:
Trong quá trình giảng dạy thực tế bản thân tôi đã chọn các bài: 
Bài 1: Chép họa tiết trang trí dân tộc
Bài 2: Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại
Bài 9: Sơ lược về mĩ thuật thời Lý
Bài 10: Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lý
Bài 14: Trang trí đường diềm 
Bài 18: Trang trí hình vuông trong chương trình mĩ thuật lớp 6 để lồng ghép và hướng dẫn học sinh tìm hiểu ghi chép về vốn họa tiết trang trí dân tộc. Với các yêu cầu của các bài học, học sinh được tự khám phá, tìm hiểu và trải nghiệm. Một mặt giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trong học tập cũng như trong cuộc sống ; mặt khác giúp các em hiểu hơn về vốn họa tiết trang trí cổ của dân tộc để từ đó có thái độ trân trọng, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa quí báu của cha ông. 
b) Lựa chọn các phương tiện, thiết bị dạy – học:
*Sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. 
 	Ngày nay, công nghệ thông tin là một lĩnh vực vô cùng quan trọng góp phần làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội hiện đại. Trong dạy học cũng vậy, đặc biệt là với bộ môn mĩ thuật (Quan sát – cảm nhận – phân tích – diễn tả) là môn nghệ thuật của thị giác nên việc chọn tư liệu sử dụng trình chiếu để học sinh quan sát sẽ nâng cao hiệu quả giờ dạy, tư liệu minh họa cho bài học có rất nhiều trên internet. Ứng dụng công nghệ thông tin, dùng máy chiếu hiển thị những kiến thức, tranh ảnh phục vụ cho bài học sẽ giúp học sinh dễ nhận biết, dễ nhớ các bước vẽ, cách sắp xếp bố cục... làm tăng hiệu quả học tập; hơn thế, nó còn tạo ra môi trường học tập sinh động mà trong đó người học đóng vai trò là chủ thể, người học được hoạt động thực sự với phương tiện. Điều đó sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian để truyền đạt thông tin và có thời gian để tổ chức cho học sinh thực hành nhiều hơn. Trước tiên, giáo viên phải tìm hiểu nội dung bài dạy, tiếp đó sẽ thu thập nguồn tư liệu thông tin sử dụng minh họa bài dạy trên internet.
Ví dụ: Bài 9 - Sơ lược về mĩ thuật thời Lý(1010-1225) . Tuy rằng kênh hình trong sách giáo khoa ở bài này khá nhiều nhưng nhỏ, nhìn không rõ nét. Trong khi đó trên internet các hình ảnh về mĩ thuật thời Lý chính xác to, rõ đẹp đẽ chỉ cách bài học một cái nhấp chuột, Giáo viên sưu tầm những hình ảnh cần cho bài dạy sau đó xây dựng kịch bản cho bài giảng dựa trên giáo án word, chúng ta sẽ sắp xếp kiến thức theo trình tự và thêm hình minh họa vào. Sử dụng nó như một bảng phụ nhưng sẽ đem lại hiệu quả cao so với cách dạy truyền thống. Đặc biệt, chúng ta phải rèn luyện kỹ năng thể hiện kịch bản hay nói cách khác là thể hiện bài dạy, rèn luyện kỹ năng liên kết giữa nội dung bài dạy và trình chiếu kiến thức. 
*Lên kế hoạch chuẩn bị chi tiết cho giáo viên và học sinh
+ Đối với GV:
-Lập kế hoạch dạy - học có tính liên kết giữa các bài học: Ngoài việc lập kế hoạch dạy học theo đúng chuyên môn, giáo viên chủ động nghiên cứu đưa ra kế hoạch lồng ghép, liên kết nội dung của các bài thành một hệ thống (cụm bài) có khả năng hỗ trợ, bổ sung cho nhau trên một mạch chính đó là :
- Đề cao giá trị của họa tiết truyền thống dân tộc.
- Chú trọng để học sinh được thực hành, trải nghiệm, phát biểu hoặc viết thu hoạch về những họa tiết trang trí đã được tiếp cận.
- Áp dụng Kỹ năng kiến thức học được vào sáng tạo họa tiết và các bài tập trang trí cơ bản trong quá trình học tập.
Ví dụ: 
Bài 2 - Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại 
* Giới thiệu bài: Những họa tiết các em đã được tiếp xúc, làm quen và ghi chép ở bài trước chính là những hình vẽ mà ông cha ta đã ghi lại về cuộc sống sinh hoạt thường ngày, trong lao động , vui chơi, tranh đấu nhưng rất mực tài hoa được lưu lại trên các hiện vật mà hôm nay chúng ta sẽ được quan sát và tìm hiểu
* Hoạt Động 1: Giới thiệu đôi nét về bối cảnh xã hội thời cổ dại 
* Hoạt Động 2: Tìm hiểu về mĩ thuât Việt Nam thời cổ dại .
 - Ngoài việc tiến hành tổ chức cho hoạt động học cho học sinh tìm hiểu trong SGK, giáo viên trình chiếu thêm những hình ảnh sưu tầm về mĩ thuật thời cổ đại để học sinh quan sát và nhận xét
 - Yêu cầu học sinh quan sát, so sánh tìm ra những họa tiết gần giống với những họa tiết đã được chép ở bài trước.
* Hoạt Động 3: Nhận xét đánh giá
* Dặn dò, giao bài tập:
- Sưu tầm những hình ảnh về mĩ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại
- Sưu tầm hình ảnh về trống đồng và vẽ lại một vài họa tiết trên mặt trống mà em yêu thích vào giấy a4
 Hoặc với Bài 10: Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lý
- Hoa văn, họa tiết tiêu biểu của mĩ thuật thời Lý là gì?
- So sánh với họa tiết thời cổ đại để tìm ra nét tương đồng và khác biệt?...
- Đảm bảo tính khoa học trong việc lập KHBH:
 	Trong thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành trong KHBH word phải đảm bảo tính khoa học tạo sự kết nối chặt chẽ với bài giảng trình chiếu Power point. Bản thân họa tiết đã hết sức khoa học, khoa học về tỷ lệ (cân đối, hài hòa); về hình thức sắp xếp( Đăng đối, xen kẽ hay nhắc lại... )Vì vậy chúng ta thấy họa tiết không chỉ có đẹp mà còn hết sức khoa học. Việc tổ chức các hoạt động cho học sinh bao giờ cũng được tính ở mức vừa sức, như vậy học sinh sẽ tiếp thu được một cách thoải mái phù hợp với khả năng nhận thức của các em. Giáo viên phải nắm vững đối tượng để truyền thụ kiến thức phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh. Một số giáo viên ít chú trọng đến sự tiếp thu của học sinh, giảng lí thuyết liên miên, trình bày nhiều kiến thức, sử dụng nhiều ngôn từ khó hiểu khiến bài giảng không đạt yêu cầu. Ngược lại, nhiều giáo viên biết định mức kiến thức cơ bản, truyền thụ có trọng tâm, coi trọng khâu thực hành đã đem lại kết quả tốt đẹp. 
- Lập KHDH chi tiết cho từng bài: 
Ví dụ: 
 KHDH – Tiết 1 
 CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC 
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
 - Hs bước đầu biết cách tiến hành bố cục bài vẽ trang trí.
 - Hs nhận ra vẻ đẹp của các họa tiết dân tộc miền núi và họa tiết cổ dân tộc.
 - Hs hiểu được vẻ đẹp trong đường nét của họa tiết trang trí dân tộc cổ.
 - Hs nhận biết được vẻ đẹp 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_hoc_sinh_lop_6_truong_trung_hoc_co_so_dong_nin.doc