SKKN Tích hợp kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai vào giảng dạy chương II và chương III Sinh học lớp 11 THPT
Chưa bao giờ vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) lại được đề cập nhiều như thời điểm này, sự BĐKH toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao, là các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài Việt Nam là 1 trong 4 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Các nhà khoa học dự đoán đến cuối thế kỉ XXI, mực nước biển có thể dâng cao 1m dẫn đến sự xâm thực của nước mặn vào nội địa ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm, nước sinh hoạt cũng như nước và đát sản xuất nông – công nghiệp. Nước biển dâng lên 1m cũng sẽ làm mất 12,2% diện tích đất là nơi cư trú của 23% dân số (17 triệu người) của nước ta. Trong đó khu vực ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng nặng nề của nước biển dâng, riêng đồng bằng sông Cửu Long, dự báo vào năm 2030, khoảng 45% diện tích của khu vực này bị nhiễm mặn cục bộ và gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng do lũ lụt và ngập úng. Nếu không có kế hoạch đối phó, phần lớn diện tích của đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập trắng trng thời gian nhiều năm và thiệt hại ước tính khoảng 17 tỷ USD. BĐKH còn kéo theo dịch bệnh, hiện tại đã xuất hiện hàng loạt các làng ung thư, hạn hán kéo dài, thiên tai
MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG MỤC LỤC 1 I. MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 3 1. Cơ sở lí luận của đề tài 3 2. Thực trạng của đề tài 4 3. Giải quyết vấn đề 5 3.1. Xây dựng nội dung địa chỉ tích hợp... 5 3.2. Biên soạn một số giáo án dạy học tích hợp... 7 3.3. Biên soạn một số câu hỏi kiểm tra đánh giá... 18 4. Hiệu quả của đề tài 20 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21 1. Kết luận 21 2. Kiến nghị 21 I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chưa bao giờ vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) lại được đề cập nhiều như thời điểm này, sự BĐKH toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao, là các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dàiViệt Nam là 1 trong 4 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Các nhà khoa học dự đoán đến cuối thế kỉ XXI, mực nước biển có thể dâng cao 1m dẫn đến sự xâm thực của nước mặn vào nội địa ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm, nước sinh hoạt cũng như nước và đát sản xuất nông – công nghiệp. Nước biển dâng lên 1m cũng sẽ làm mất 12,2% diện tích đất là nơi cư trú của 23% dân số (17 triệu người) của nước ta. Trong đó khu vực ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng nặng nề của nước biển dâng, riêng đồng bằng sông Cửu Long, dự báo vào năm 2030, khoảng 45% diện tích của khu vực này bị nhiễm mặn cục bộ và gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng do lũ lụt và ngập úng. Nếu không có kế hoạch đối phó, phần lớn diện tích của đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập trắng trng thời gian nhiều năm và thiệt hại ước tính khoảng 17 tỷ USD. BĐKH còn kéo theo dịch bệnh, hiện tại đã xuất hiện hàng loạt các làng ung thư, hạn hán kéo dài, thiên tai Vậy thì, Chúng ta cần phải làm gì để ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai? Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực để ứng phó với BĐKH như: tham gia các hoạt động ứng phó BĐKH của khu vực và quốc tế, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH từ năm 2008, Để thực hiện chương trình mục tiêu đó, Bộ trưởng Bộ GD & ĐT đã phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 – 2015 và phê duyệt dự án “Đưa các nội dung ứng phó với BĐKH vào chương trình GD & ĐT giai đoạn 2011 – 2015”. Bộ GD & ĐT đã hoàn tất và xuất bản các tài liệu tham khảo dành cho giáo viên và học sinh về giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai cấp THPT và các tài liệu cụ thể trong từng môn học. Bộ GD & ĐT cũng đã tổ chức các đợt tập huấn cho giáo viên về giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai cho từng môn học. Tuy nhiên, trong các nội dung của các tài liệu và của các đợt tập huấn chỉ mang tính chất khái quát và mang tính định hướng mà chưa có chỉ đạo cụ thể. Tôi mong muốn xây dựng một tài liệu cụ thể và chi tiết hơn về giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai trong bộ môn sinh học. Để giáo dục “ Ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai” cho học sinh ở trường THPT có thể có nhiều cách và kết hợp nhiều hình thức như: tuyên truyền, cổ động, thông qua các cuộc thi nhưng theo tôi một trong những cách hữu hiệu nhất để gắn học sinh vào các hoạt động này một cách có hiệu quả đó là lồng ghép những nội dung về “ Ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai” vào các môn học trong đó có môn sinh học. Sinh học là bộ môn có nhiều liên hệ thực tế rất thuận lợi để lồng ghép, liên hệ nội dung về “ Ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai”. Từ những lý do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài: Tích hợp kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai vào giảng dạy chương II và chương III Sinh học lớp 11 THPT 2. Mục đích nghiên cứu - Xây dựng tài liệu chi tiết về giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai thông qua môn Sinh học lớp 11. - Giúp học sinh nhận thức rõ ràng và đầy đủ về BĐKH, từ đó có những hành động cụ thể để ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai như: sử dụng nước, điện tiết kiệm, trồng nhiều cây xanh, bảo vệ môi trường, tuyên truyền cho mọi người xung quanh hiểu biết về BĐKH 3. Đối tượng nghiên cứu Biến đổi khí hậu và hậu quả mà nó gây ra là rất nghiêm trọng. Đối phó với BĐKH đang là vấn đề nóng của toàn xã hội. Vì vậy, cần tích hợp kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai vào giảng dạy để cho các học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước nhận thức rõ ràng và đầy đủ về BĐKH. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế - Thu thập thông tin - Phương pháp thống kê II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận của đề tài Biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức lớn đối với nhân loại, đã và đang gây ra những biến đổi mạnh mẽ thông qua các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường như nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng cao Trong đó Việt Nam đã và đang phải đương đầu với những biến đổi đang ngày càng gia tăng của những hiện tượng thời tiết này. Theo thông báo quốc gia lần thứ 2 của Bộ tài nguyên và Môi trường kể từ năm 1958 đến năm 2007, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam tăng lên khoảng 0,5 – 0,7 độ C. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn nhiệt độ ở các vùng phía Nam. Cụ thể như năm 2007, nhiệt độ trung bình cả năm tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 – 1940 là 0,8 – 1,3 độ C; cao hơn thập kỷ 1990 – 2000 là 0,4 – 0,5 độ C. Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa trong 50 năm qua đã giảm khoảng 2%, biến đổi lượng mưa có xu hướng cực đoan, đó là tăng trong mùa mưa và giảm mạnh trong mùa khô. Bên cạnh đó, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam cũng giảm rõ rệt trong 2 thập kỷ qua. Các biểu hiện thời tiết dị thường xuất hiện ngày càng nhiều, tiêu biểu như đợt lạnh rét đậm, rét hại như trong tháng 1 năm 2016 ở Bắc Bộ, đã gây thiệt hại lớn về vật nuôi và cây trồng đặc biệt ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Sơn La Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, nó không chỉ cung cấp cái ăn, cái mặc cho nhân dân ta mà hiện nay nông nghiệp còn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, phục vụ nhu cầu tái sản xuất, mở rộng các ngành kinh tế. Hiện nay, nông nghiệp vẫn chiếm khoảng 47% lao động cả nước. Tuy nhiên trước những ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu thì sản xuất nông nghiệp của nước ta đang đứng trước những khó khăn rất lớn. Việc ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai lúc này là vô cùng cấp thiết, cần toàn thể các ngành nghề, trong đó ngành giáo dục đóng một vai trò quan trọng giúp giáo dục cho thế hệ trẻ những kiến thức về BĐKH. Vậy nên rất cần sự lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai vào các môn học. Việc giáo dục kiến thức ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai ngay từ bây giờ cho các em học sinh ở mọi cấp học là rất cần thiết giúp các em nhận thức rõ ràng và đầy đủ về những tác hại của BĐKH và cách phòng, chống thiên tai. Từ đó các em biết vận dụng vào cuộc sống, làm thay đổi những thói quen hàng ngày theo hướng tiết kiệm nặng lượng như là: tiết kiệm điện, tiết kiệm và tái sử dụng nước sạch, bảo vệ môi trường sống xung quanh,Các em nhận thức đầy đủ về nguyên nhân và hậu quả của BĐKH để biết cách vận dụng trong hoàn cảnh cụ thể. Đây cũng là động lực để các em phấn đấu học tập nghiên cứu khoa học, ứng dụng những thành tựu mới vào cuộc sống. Đặc biệt, mỗi các em học sinh sẽ trở thành những tuyên truyền viên để mọi người thân trong gia đình hiểu biết về BĐKH, từ đó có những hành động cụ thể như: không xả rác bừa bãi, không chặt phá rừng, hạn chế sử dụng hóa chất đọc hại, trồng nhiều cây xanhĐiều này giúp gắn kết cả xã hội cùng đồng lòng vào cuộc chiến ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai. 2. Thực trạng của vấn đề Nội dung chương trình sinh học lớp 11 ít có trong các đề thi tốt nghiệp, thi đại học nên ít được các em học sinh quan tâm chú trọng. Tuy nhiên theo tôi nội dung chương trình sinh học 11 không chỉ rất thực tế mà còn rất thuận lợi để tích hợp kiến thức về ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai. Mà BĐKH đang là đề tài nóng của toàn cầu, nhất là ở Việt Nam chúng ta. Vì thế khi dạy học tích hợp kiến thức về ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai sẽ làm cho các em học sinh thêm phần thích thú và yêu thích môn học hơn. Từ đó giúp trang bị cho các em những kiến thức về BĐKH để các em vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, tôi mong muốn xây dựng tài liệu chi tiết về nội dung chương II và chương III sinh học lớp 11 THPT để giảng dạy cho các em và để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo, cụ thể là tôi giới thiệu các địa chỉ tích hợp, biên soạn các giáo án tích hợp kiến thức về ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai và biện soạn một số câu hỏi theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Bản thân tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm trên lớp và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. 3. Giải quyết vấn đề 3.1. Xây dựng nội dung địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai vào dạy học chương II và chương III sinh học lớp 11 Chương Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung tích hợp Mức độ tích hợp Chương II. Cảm ứng Phần A. cảm ứng ở thực vật Bài 23. Hướng động II. Các kiểu hướng động Tưới nước bón phân hợp lí tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển. Bảo vệ môi trường đất. Trồng cây với mật độ phù hợp. Không lạm dụng các hóa chất độc hại với cây trồng. Hạn chế các chất thải độc hại vào môi trường không khí. Liên hệ Bài 24. Ứng động I. 3. vai trò của ứng động Khả năng biến đổi của thực vật để thích nghi với môi trường là có mức độ. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống ổn định, tránh những tác động mạnh gây ra những thay đổi lớn trong môi trường. Liên hệ Chương II. Cảm ứng Phần B. cảm ứng ở động vật Bài 26. Cảm ứng ở động vật I. Khái niệm cảm ứng ở động vật Các yếu tố trong môi trường sống tác động trực tiếp lên hoạt động sống của động vật, có thể tích cực có thể tiêu cực. Có ý thức giữ cho môi trường sống ổn định, đảm bảo sự phát triển bình thường của động vật, đảm bảo đa dạng sinh học, giữ cân bằng sinh thái. Liên hệ Bài 31, 32. Tập tính của động vật Bài 33. Thực hành VI. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính của động vật vào đời sống sản xuất Biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sống của các loài động vật. Từ đó làm thay đổi tập tính của động vật. Liên hệ Chương III. Sinh trưởng và phát triển Phần A. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Bài 34. Sinh trưởng ở thực vật I.4.b. Các nhân tố bên ngoài Các nhân tố sinh thái như: nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí, ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật. Bón phân tưới nước cho cây hợp lí giúp cây sinh trưởng tốt và không gây ô nhiễm môi trường. Liên hệ Bài 35. Hoocmon thực vật I. Khái niệm Sử dụng hợp lí các loại hoocmon kích thích sinh trưởng và ức chế sinh trưởng tránh lạm dụng sẽ dẫn đến tích lũy trong nông phẩm gây hại cho người và động vật. Liên hệ Bài 36. Phát triển ở thực vật có hoa IV. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng phát triển Sử dụng hoocmon kích thích và ức chế sinh trưởng của hoa, củ, hạt. Tránh làm dư thừa lượng độc tố tích lũy trong nông phẩm. Lồng ghép Tích hợp Phần B. Sinh trưởng và phát triển ở động vật Bài 39. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo) III. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người 1. Cải tạo giống 2. Cải thiện môi trường sống của động vật 3. Cải thiện chất lượng dân số Khi sử dụng các phương pháp cải tạo giống người ta thường sử dụng các phương pháp như: tia phóng xạ, tác nhân gây đột biến, các tia này gây ảnh hưởng tới môi trường. Khi cải thiện môi trường sống để thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi để tăng năng suất khi cung cấp thức ăn cho vật nuôi nên ở mức độ vừa phải không nên cho quá nhiều vì nguồn thức ăn dư thừa có thể là rác thải ra ngoài môi trường. Đây cũng là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. Có ý thức bảo vệ môi trường sống của con người, bảo vệ tầng ozon bằng cách hạn chế các khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Hạn chế hút thuốc và tiến tới không hút thuốc để giảm thiểu khói thuốc vào môi trường sống. Lồng ghép Tích hợp 3.2. Biên soạn một số giáo án dạy học tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai * Giáo án 1: Tiết 23 - Bài 24. ỨNG ĐỘNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này, HS cần phải: 1. Kiến thức: - Phát biểu được khái niệm ứng động. - Phân biệt được các loại ứng động. - So sánh ứng động và hướng động. - Thấy được khả năng biến đổi của thực vật để thấy thích nghi với môi trường là có mức độ. - Hiểu được khả năng biến đổi của thực vật để thích nghi với môi trường là có mức độ. Vì vậy cần giữ môi trường sống ổn định đảm bảo sự phát triển bình thường của thực vật. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. 3. Thái độ - Biết vận dụng các kiến thức về Ứng động vào thực tiễn sản xuất. - Có ý thức giữ cho môi trường sống ổn định, tránh những tác động mạnh gây ra những biến đổi lớn trong môi trường. 4. Những năng lực cần đạt được - Năng lực chung: Năng lực làm việc theo nhóm, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy. - Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, các thuật ngữ chuyên ngành như: chỗ phình, khí khổng II. PHƯƠNG TIỆN 1. Giáo viên -Tranh phóng to hình 24.1, 24.2, 24.3 SGK. - Đoạn phim về các hiện tượng ứng động. 2. Học sinh SGK, đọc trước bài học. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Hoạt động nhóm - Vấn đáp, gợi mở - Biểu diễn tranh ảnh - Dạy học tích hợp IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp học Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ + Hướng động là gì? Các loại hướng động? Tại sao phải bón phân và tưới tiêu hợp lí? + Đặc điểm kích thích và đặc điểm trả lời kích thích trong hướng động? 3. Bài mới Đặt vấn đề: Ở bài trước ta đã tìm hiểu về hướng động, hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với kích thích từ một hướng xác định. Vậy trước tác nhân kích thích không định hướng thì TV phản ứng như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta đi tìm hiểu về ứng động. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm ứng động GV: Yêu cầu HS quan sát hình, nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: + Thế nào là ứng động? cho ví dụ. HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận * Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu ứng động GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: Có mấy kiểu ứng động? Thế nào là ứng động sinh trưởng? HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi + Hiện tượng gì xảy ra khi chạm vào cành cây trinh nữ? + Thế nào là ứng động không sinh trưởng? Lấy ví dụ? HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi + Ứng động có vai trò gì đối với đời sống của thực vật? HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận GV Liên hệ giáo dục BĐKH: + Khi môi trường thay đổi mạnh, bất thường TV có thích nghi để tồn tại được không? HS: Khả năng thay đổi của TV để thích nghi với môi trường là có giới hạn, khi môi trường biến đổi bất thường TV có thể kém phát triển, nghiêm trọng có thể chết. GV KL: Vậy chúng ta cần bảo vệ môi trường sống ổn định, tránh những thay đổi lớn trong môi trường để bảo vệ TV. I. KHÁI NIỆM ỨNG ĐỘNG + Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. + Các loại ứng động: quang ứng động, hoá ứng động, nhiệt ứng động, điện ứng động, ứng động tổn thương. II. CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG 1. Ứng động sinh trưởng - Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động trong đó các tế bào ở 2 phía đối diện nhau của cơ quan có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của kích thích không định hướng. - Ví dụ: SGK 2. Ứng động không sinh trưởng - Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào. - Ví dụ: SGK. - Nguyên nhân gây ra sự vận động cụp lá của cây trinh nữ khi va chạm: do sức trương của nửa dưới của các chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào những mô lân cận. - Nguyên của sự đóng mở của khí khổng: Do sự biến động hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng 3. Vai trò của ứng động Trả lời các kích thích không định hướng đảm bảo sự tồn tại của thực vật. 4. Củng cố: + Ứng động là gì? đặc điểm kích thích trong ứng động? + Có bao nhiêu loại ứng động? Cơ sở phân loại? + So sánh hưóng động và ứng động? 5. Bài tập về nhà: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK cuối bài học. - Chuẩn bị bài thực hành * Giáo án 2 B. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT Bài 26. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này, HS cần phải: 1. Kiến thức + Trình bày được khái niệm cảm ứng ở động vật. + So sánh cảm ứng ở thực vật và cảm ứng ở động vật. + Trình bày được cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh. + Mô tả được cấu tạo của hệ thần kinh dạng lưới và khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới. + Mô tả được cấu tạo của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. + Tích lũy thêm những hiểu biết về BĐKH (môi trường sống không ổn định làm ảnh hưởng đến sự phát triển không bình thường của động vật đảm bảo đa dạng sinh học, giữ cân bằng sinh thái) 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh và tổng hợp. 3. Thái độ Vận dụng giải thích các hiện tượng thực tế. Có ý thức bảo vệ môi trường sống ổn định để động vật phát triển bình thường, đảm bảo đa dạng sinh học, giữ cân bằng sinh thái. 4. Những năng lực cần đạt được - Năng lực chung: Năng lực quan sát tranh, Năng lực làm việc theo nhóm, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy. - Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, các thuật ngữ chuyên ngành như: thủy tức, thần kinh dạng chuỗi hạch II. PHƯƠNG TIỆN 1. Giáo viên: Tranh vẽ hình vẽ 26.1, 26.2. SGK phóng to 2. Học sinh: SGK, đọc trước bài học. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Vấn đáp – tìm tòi - Thảo luận nhóm - Dạy học tích hợp IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ + Thế nào là ứng động và hướng động? + Sự giống và khác nhau giữa hướng động và ứng động? 3. Bài mới * Đặt vấn đề: Chúng ta đã tìm hiểu về cảm ứng ở thực vật, vậy cảm ứng ở động vật có gì giống và khác với cảm ứng ở thực vật? Chúng ta đi tìm hiểu về cảm ứng ở động vật. Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về cảm ứng ở động vật GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi + Thế nào là cảm ứng ở động vật? Cho ví dụ + Các khâu của cung phản xạ? HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận * Liên hệ ứng phó BĐKH: Nếu môi trường sống không ổn định có ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật không? HS: Có. Nếu môi trường biến đổi nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động sống của động vật GV nhận xét - KL * Hoạt động 2: Tìm hiểu cảm ứng ở các nhóm động vật có tổ chức thần kinh GV: Động vật chưa có tổ chức thần kinh trả lời kích thích như thế nào? HS: trả lời GV: Nhận xét, bổ sung – kl GV: + Khi kích thích tại một điểm trên cơ thể thủy tức nó phản ứng lại kích thích như thế nào? + Phản ứng của thủy tức có phải là phản xạ không? Tại sao? HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận GV: + Hệ thần kinh chuỗi hạch có ở những động vật nào? + Động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch phản ứng lại kích thích của môi trường như thế nào? + Tại sao HTK dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích? + Việc hình thành đầu và hạch não có lợi như thế nào đối với sinh vật? HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, bổ sung → kết luận I. KHÁI NIỆM VỀ CẢM ỨNG ĐỘNG VẬT - Cảm ứng ở động vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng với kích thích từ môi trường sống, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. - Cảm ứng ở độn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_tich_hop_kien_thuc_ung_pho_voi_bien_doi_khi_hau_va_phon.doc